K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi: Bài đọc: (Xuý Vân vốn được cha mẹ sắp đặt gả cho Kim Nham, một học trò nghèo. Sau khi cưới, Kim Nham lên kinh dùi mài kinh sử; Xuý Vân buồn bã trong cảnh đợi chờ. Xuý Vân bị Trần  Phương - một gã nhà giàu phong tình tán tỉnh, xui nàng giả điên để thoát khỏi Kim Nham. Xuý Vân nghe theo.) XUÝ VÂN: […] Chị em ơi! Ra đây có phải xưng danh,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:

Bài đọc:

(Xuý Vân vốn được cha mẹ sắp đặt gả cho Kim Nham, một học trò nghèo. Sau khi cưới, Kim Nham lên kinh dùi mài kinh sử; Xuý Vân buồn bã trong cảnh đợi chờ. Xuý Vân bị Trần  Phương - một gã nhà giàu phong tình tán tỉnh, xui nàng giả điên để thoát khỏi Kim Nham. Xuý Vân nghe theo.)

XUÝ VÂN: […]

Chị em ơi!

Ra đây có phải xưng danh, không nào?

(Đế(1)) Không xưng danh ai biết là ai?

XUÝ VÂN:

Bước chân vào, tôi thưa rằng vậy,

Chẳng giấu gì Xuý Vân là tôi.

Tuy dại dột, tài cao vô giá,

Thiên hạ đồn rằng tôi hát hay đã lạ,

Ai cũng gọi là cô ả Xuý Vân.

Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương,

 Nên đến nỗi điên cuồng rồ dại.

(Hát điệu con gà rừng(2)):

Con gà rừng, con gà rừng ăn lẫn với công,

Đắng cay chẳng có chịu được, ức!

Mà để láng giềng ai hay?

Bông bông dắt, bông bông díu,

Xa xa lắc, xa xa líu,

Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên(3),

Chờ cho bông lúa chín vàng,

Để anh đi gặt, để nàng mang cơm.

Bông bông dắt, bông bông díu,

Xa xa lắc, xa xa líu,

Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên.

(Tiếng trống nhịp nổi lên, Xuý Vân múa điệu bắt nhện, xe tơ, dệt cửi. Múa xong, Xuý Vân hát lên rồi cười và hát điệu sa lệch(4)…)

 (Trích Xuý Vân giả dại, chèo Kim Nham, Theo Tư liệu tham khảo văn học Việt  Nam, tập một – Văn học dân gian, BÙI VĂN NGUYÊN – ĐỖ BÌNH TRỊ chọn lọc, chú thích, giới thiệu, NXB Giáo dục, 1975) 

Chú giải:

(1) Đế: nói chêm vào lời của diễn viên trên sân khấu chèo (người nói là khán giả hoặc các diễn viên khác đứng sau sân khấu đối đáp với các diễn viên trên sân khấu).

(2) Điệu con gà rừng: một điệu hát chèo, thường được dùng khi muốn diễn tả nỗi niềm  đắng cay, bực tức của nhân vật.

(3) Xuân huyên: cha mẹ (xuân: một loại cây to, sống lâu, được dùng để chỉ người cha;  huyên: một loài cây lá nhỏ, dài, thường ví với mẹ).

(4) Điệu sa lệch: một điệu hát chèo, thường được dùng khi cần thể hiện tâm trạng lưu  luyến, nhớ thương hay ai oán.

Câu 1. Chỉ ra các chỉ dẫn sân khấu có trong đoạn trích trên.

Câu 2. Trong lời xưng danh, Xuý Vân kể điều gì về bản thân? Qua đoạn xưng danh, có thể  nhận ra những đặc điểm gì của sân khấu chèo?

Câu 3. Những câu hát sau cho thấy ước mơ gì của Xuý Vân?

     "Chờ cho bông lúa chín vàng,

     Để anh đi gặt, để nàng mang cơm."

Câu 4. Thực tế cuộc sống của Xuý Vân trong gia đình chồng như thế nào? Những câu hát nào  diễn tả điều đó?

Câu 5. Qua đoạn trích, em thử lí giải nguyên nhân vì sao Xuý Vân lại "Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương"? 

Câu 6. Theo em, Xuý Vân đáng thương hay đáng trách? Hãy câu trả lời trong đoạn văn ngắn  (khoảng 3 – 5 câu).

Câu 7. Nếu nhân vật Xuý Vân sống ở thời hiện đại, theo em, nàng có thể chọn cách giải thoát  cho bi kịch của bản thân như thế nào?

 

1
18 tháng 12 2023

câu1: 

-Các chỉ dẫn sân khấu (nói lệch; vỉa; hát quả giang; đế)

câu2:

-Xúy Vân kể về bản thân: Cô là người có tài cao, hát hay nhưng vì say đắm Trần Phương mà đã phụ tình Kim Nham để rồi kết cục trở thành người điên dại.

-

Đặc điểm của sân khấu chèo thể hiện qua đoạn xưng danh của Xúy Vân:

- Xưng danh: nhân vật tự giới thiệu bản thân.

- Sự tương tác: nhân vật không diễn thao thao bất tuyệt mà có sự tương tác với khán giả thông qua các câu hỏi tu từ, lời tự sự.

 

 

 

13 tháng 12 2022

Trong một khu vườn xoan nọ, khi nắng thu còn đang vương vít trong hơi thở của đất trời, vạn vật đang sinh sôi nảy nở, cuộc sống sinh hoạt của những loài nhỏ bé lại bắt đầu. 

         Tiếng gáy rộn ràng của những chú gà trống trên ổ rơm như một chiếc chìa khóa màu nhiệm mở ra chiếc hộp đựng muôn ngàn ánh sáng. Những tia nắng đầu ngày xuất hiện nhanh chóng xóa đi dấu vết còn sót lại của màn đêm qua, khoác lên vạn vật tấm áo vàng rực rỡ sóng sánh như mật ong. Những giọt sương đêm còn luyến tiếc rời bỏ ngàn lá xanh rơi lốp bốp trên nền đất ẩm. Tất cả giống như đang mở một đại tiệc hoành tráng chào đón ngày mới lên. 

       Nàng nắng thu tinh nghịch ghé thăm vườn xoan nhỏ. Bằng thuốc nhuộm màu nhiệm của mình, mặt ao trong vườn loang loáng ánh sáng đỏ cam, khiến mấy chú cá tò mò mà ngoi lên ngắm nghía. Nào là cô cá trê non, nào là cá rô ron đều đang tung tăng chiếc vây son của mình khuấy động mặt nước cùng chị gió heo may. Nhưng khác với những chú cá trong ao đang nô đùa cùng mẹ thiên nhiên, chú ếch con vẫn đang ngồi miệt mài học bài trong hố bom kề vườn xoan. Hai mắt to và tròn của chú đang tập trung hoàn toàn vào cuốn sách ở trước mặt. Những chú cá khi vừa thấy ếch xuất hiện liền cất tiếng hỏi: 

Ôi, ếch ơi xuống chơi với tụi mình đi. Có mấy khi thời tiết đẹp và nhiều trò vui như thế này đâu. Xuống đây đi kẻo phí cơ hội trời cho nào. 

Ếch nghe thấy lời mời gọi của những chú cá liền lắc đầu từ chối:

Thôi, mọi người chơi đi mình còn phải ôn bài nữa. Chơi thì vẫn còn hôm khác nhưng nếu mình không học hôm nay thì sẽ không thể hiểu bài của ngày mai. Tính chất của việc học là càng để lâu càng khó nên hôm nay mình phải học ngay thôi các bạn ạ. Hẹn các bạn dịp khác nhé. 

Cô cá trê ron nghe ếch đáp không khỏi cất lời khen ngợi:

Ếch con đúng là ngoan nhất nhà. Không ham chơi, chăm chỉ học hành. Các cháu cũng phải học tập tinh thần ấy từ ếch con nhé.

Những chú cá đồng loạt đáp:

Vâng ạ. 

   Chú ếch tập trung học bài chẳng mấy chốc đã xong hết. Chú tự nhủ với mình: “Chà, cuối cùng cũng xong rồi. Giờ đi hát cùng họa mi thôi”. Ếch nhanh chóng đến nhà của cô họa mi. Cô đang dạy những chú chim non hót những khúc hát vui tai. Chú liền cất tiếng hỏi:

Cô chim họa mi ơi, cháu có thể thi hát cùng mọi người được không ạ? 

Cô họa mi niềm nở trả lời:

Tất nhiên rồi cháu. Chúng ta cùng đồng ca bài hát này nha. 

Tiếng hát của ếch con cùng họa mi vang vọng khắp khu vườn. Chú chim ri cùng cô cá rô phi nhận ra ngay giọng hát của ếch con vui thích trí cười khì.  

        Mọi ngóc ngách trong khu vườn xoan được bao bọc trong không khí hạnh phúc. Cuộc sống sinh hoạt của những loài động vật này không hề nhàm chán mà hoàn toàn là niềm vui được tạo ra từ những hành động nhỏ bé nhất. 

 

13 tháng 12 2022

Câu thơ làm em liên tưởng đến câu thành ngữ "Trâu bảy năm vẫn nhớ chuồng". Câu thành ngữ này có nghĩa người xa quê dù ai đi chăng nữa vẫn luôn nặng lòng với quê hương mình- nơi chôn rau cắt rốn nâng bước cho sự trưởng thành

13 tháng 12 2022

Xuân qua én cũng đi qua
Niềm vui ở lại với ta suốt đời
Công thành danh toại rạng ngời
Gia đình êm ấm ơn trời riêng ban

Đâu là hạnh phúc thế gian
Có cha có mẹ muôn vàn yêu thương
Con cái hiếu thảo bốn phương
Vui lòng cha mẹ vượt tường khổ đau

Hạnh phúc ơi đến mau mau
Và luôn ở lại cho nhau tiếng cười
Gia đình là lộc bởi trời
Con cái là lộc trong người mẹ cha.

12 tháng 12 2022

Hai tiếng “gia đình” vang lên gợi biết bao niềm thiêng liêng, yêu mến. Gia đình là mái nhà nơi cha mẹ dựng xây bằng tình yêu thương nhau nồng cháy, từ tình yêu thắm thiết ấy, những đứa con đẹp đẽ, ngoan hiền cất tiếng khóc chào đời trong niềm vui khôn xiết của cả cha và mẹ. Bởi vậy, gia đình là nơi gắn kết chúng ta bằng sợi dây ruột thịt vô cùng thiêng liêng. Là nơi bắt nguồn những tình cảm vô cùng cao đẹp: tình vợ chồng, tĩnh mẫu tử, tình phụ tử, tình anh chị em…Chân thành, thiêng liêng, sâu nặng nhất. Minh chứng cho những tình cảm đó không chỉ có những cảm xúc cá nhân của mỗi chúng ta dành cho người thân trong gia đình mà còn có dòng sông văn học tuôn chảy bao đời nay cũng lấy đó làm đề tài bất diệt. 

12 tháng 12 2022

Mỗi người sinh ra đều có quê hương. Đó là thứ tình cảm thật đáng trân trọng, tự hào biết bao.

Trước hết, tình yêu quê hương là tình cảm yêu mến và gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật, con người thuộc về nơi chúng ta sinh ra và lớn lên. Tình yêu quê hương luôn gắn liền với yêu đất nước. Trong trái tim mỗi con người, không phân biệt màu da, sắc tộc hay tôn giáo đều sẽ luôn tồn tại tình cảm đẹp đẽ này. Đặc biệt với dân tộc Việt Nam thì đó là một truyền thống tốt đẹp, quý giá.

Biểu hiện của tình yêu quê hương được thể hiện qua những hành động cụ thể. Từ trong quá khứ, các vị anh hùng lãnh đạo nhân dân chống lại kẻ thù phương Bắc xâm lược như Bà Trưng, Bà Triệu, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Lợi…Đến hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc. Nhiều chàng trai, cô ngại đã không ngại hy sinh tuổi thanh xuân, không ngại gian khổ hiểm nguy để cầm súng xông pha ra tiền tuyền đánh giặc, giành lại độc lập cho đất nước. Những người ở hậu phương không ngừng tăng gia sản xuất để cung cấp lương thực thực phẩm cho tiền tuyến. Đến thời bình, tình yêu quê hương gắn liền với tình yêu mến người thân trong gia đình, tình làng nghĩa xóm. Hay là sự gắn bó với làng quê nơi mình sinh ra (bờ tre, ngọn dừa, cánh đồng lúa chín...). Cùng lòng tự hào dân tộc qua các áng thơ văn ngợi ca tinh thần ngoan cường của dân tộc. Sống trong hòa bình nhưng chúng ta không quên đi quá khứ của dân tộc. Các bảo tàng lưu giữ những kỷ vật khắc ghi chiến công của các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập, tự do cho dân tộc. Sự phấn đấu quên mình của mỗi cá nhân biết học tập, lao động để làm giàu đẹp thêm cho quê hương đất nước. Sự bảo vệ, gìn giữ các nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc. Cả ý chí quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy… Biểu hiện của tình yêu quê hương đất nước vô cùng phong phú.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, tình yêu quê hương là một tình cảm đẹp đẽ. Mỗi người cần trân trọng, giữ gìn để thứ tình cảm đó tồn tại vĩnh cửu.

12 tháng 12 2022

xã đức phong hoặc trà bồng nha!

 

12 tháng 12 2022

từ Hán Việt: tiền phong

từ địa phương: mắ

đặt câu :Mắ và em đi tham gia báo tiền phong.

CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
12 tháng 12 2022

Câu này sửa 1 chút thành "Má và em đi tham gia giải chạy việt dã do báo Tiền phong tổ chức." thì sẽ đầy đủ thành phần câu hơn con nhé!

12 tháng 12 2022

Câu chuyện Cậu bé chăn cừu sẽ giúp các bé hiểu được hậu quả nặng nề của việc cậu bé nói dối. Thông qua câu chuyện, cha mẹ nên giúp trẻ nhớ rằng trung thực là một đức tính rất cần thiết trong cuộc sống, nếu là một người luôn trung thực, thật thà thì sẽ được mọi người xung quanh yêu mến và quý trọng. Còn trong cuộc sống hằng ngày, sự gian dối dù với bất cứ việc gì, trong hoàn cảnh nào cũng đều rất đáng ghét, làm cho người khác sẽ không bao giờ dám tin tưởng mình như việc người dân làng không tin lời cậu bé chăn cừu vậy. Vì vậy, các bé luôn rất cần sự thật thà, trung thực.

12 tháng 12 2022

Qua câu chuyện giúp ta hiểu được hậu quả nặng nề của việc cậu bé nói dối. Thông qua câu chuyện, hãy nhớ rằng trung thực là một đức tính rất cần thiết trong cuộc sống, nếu là một người luôn trung thực, thật thà thì sẽ được mọi người xung quanh yêu mến và quý trọng. Còn trong cuộc sống hằng ngày, sự gian dối dù với bất cứ việc gì, trong hoàn cảnh nào cũng đều rất đáng ghét, làm cho người khác sẽ không bao giờ dám tin tưởng mình như việc người dân làng không tin lời cậu bé chăn cừu vậy. Bài học rút ra là kẻ nói dối thường đánh mất lòng tin ở người khác và không được tôn trọng; Nói dối là một tính xấu, chúng ta cần tránh.