K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(4.0 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản. Câu 2. Tìm những từ ngữ cho thấy thái độ của người đi đường với người đàn bà bán ngô nướng. Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong khổ thơ:  Người đi qua thờ ơ Hay rẻ rúng cầm lên vứt xuống Những tờ bạc lẻ đè lên mùi thơm Người đàn bà bán dần từng mảnh đời mình...
Đọc tiếp

(4.0 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.

Câu 2. Tìm những từ ngữ cho thấy thái độ của người đi đường với người đàn bà bán ngô nướng.

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong khổ thơ: 

Người đi qua thờ ơ
Hay rẻ rúng cầm lên vứt xuống
Những tờ bạc lẻ đè lên mùi thơm
Người đàn bà bán dần từng mảnh đời mình nuôi con

Câu 4. Trình bày mạch cảm xúc của bài thơ. 

Câu 5. Nêu một thông điệp anh/chị rút ra sau khi đọc bài thơ và lí giải. 

Bài đọc:

         Những người đàn bà bán ngô nướng

Những người đàn bà bán ngô nướng
Bày số phận mình bên đường
Những nhem nhuốc bên ngoài che dấu
Bao ngọt lành, nóng hổi bên trong

Người đi qua thờ ơ
Hay rẻ rúng cầm lên vứt xuống
Những tờ bạc lẻ đè lên mùi thơm
Người đàn bà bán dần từng mảnh đời mình nuôi con

Tôi ngồi xuống hai bàn tay ấp ủ
Một tuổi thơ lam lũ ruộng bùn
Cắn vào kí ức
Từng hạt ngô rơi
         Những kỉ niệm lon ton
Những hạt ngô - những giọt lệ của mẹ
Những mắt tròn xoe đói khát em thơ
Không dám cắn nữa
            áp bắp ngô lên má
Hình như là nồng ráp ổ rơm?
Hình như là bờ vai cha mằn mặn
Che gió mùa, ấp ủ… nửa đêm…
Người bán Ngô thổi hồng bếp lửa
Xoay những mảnh đời dù cháy vẫn còn thơm!

         (Nguyễn Đức Hạnh, trích Khoảng lặng, NXB Đại học Thái Nguyên, 2016, tr.107-108)

0
1. Ý nghĩa của Dế lửa đối với Lợi:………………………………………………………… 2. Nhận xét về tính cách các nhân vật: - Lợi: ………………… ………………………………………….....……..…………...……… - Các bạn: ……………… …………………………………………..………......……...……… - Thầy giáo: ……………………...
Đọc tiếp

1. Ý nghĩa của Dế lửa đối với Lợi:…………………………………………………………
2. Nhận xét về tính cách các nhân vật:
- Lợi: ………………… ………………………………………….....……..…………...………
- Các bạn: ……………… …………………………………………..………......……...………
- Thầy giáo: …………………… ……………………………………………………..….……
3. Dế lửa là nhân vật gây chia rẽ Lợi và các bạn hay là nhân vật khiến họ xích lại gần nhau hơn? Hãy nêu một số chi tiết để chứng minh.
- Ban đầu ………………………………………………………………. …......………………
-Sau cái chết của dế lửa:
……………………………………………………………………………………………..………........………..
4. Từ việc tìm hiểu các nội dung trên, hãy cho biết, để tìm hiểu tính cách của các nhân vật trong truyện ta căn cứ vào những yếu tố nào?
(1)Ngôn ngữ của nhân vật (2)……………………………..….………………………………………….............………… (3)………………………………………………………………………………............……… (4)……………………………………………………………………………............…………


0
(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản. Câu 2. Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh gợi tả âm thanh trong văn bản. Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ: Tôi cựa mình như búp non mở lá.  Câu 4. Nhận xét tâm trạng của nhân vật trữ tình khi nghe âm thanh Tiếng bánh xe trâu lặng lẽ và và tiếng gọi, tiếng...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.

Câu 2. Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh gợi tả âm thanh trong văn bản.

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ: Tôi cựa mình như búp non mở lá. 

Câu 4. Nhận xét tâm trạng của nhân vật trữ tình khi nghe âm thanh Tiếng bánh xe trâu lặng lẽ và và tiếng gọi, tiếng cười khúc khích lúc ban mai. 

Câu 5. Trình bày một thông điệp ý nghĩa mà anh/chị rút ra từ văn bản và lí giải (khoảng 5 - 7 dòng). 

Bài đọc:

                                  BAN MAI

                                                (Nguyễn Quang Thiều) 

Bóng tối đêm dần sáng như một con mèo nhung khổng lồ 
bước đi uyển chuyển
Cái đuôi mềm của nó chạm vào tôi làm tôi tỉnh giấc
Tôi cựa mình như búp non mở lá
Ý nghĩ mỉm cười trong vắt trước ban mai

Những xôn xao lùa qua hơi ẩm
Vọng về từ cánh đồng rộng lớn mờ sương
Tiếng bánh xe trâu lặng lẽ qua đêm
Chất đầy hương cỏ tươi lăn về nơi hừng sáng

Ơi… ơi…ơi, những con đường thân thuộc
Như những ngón tay người yêu lùa mãi vào chân tóc
Ai gọi đấy, ai đang cười khúc khích
Tôi lách mình qua khe cửa, ơi… ơi…

Người nông dân bế tôi lên và đặt vào thùng xe
Dưới vành nón của người cất lên trầm trầm giọng hát
Như tiếng lúa khô chảy vào trong cót
Như đất ấm trào lên trong lóe sáng lưỡi cày

Chiếc bánh xe trâu một nửa đã qua đêm
Một nửa thùng cỏ tươi còn trong bóng tối
Và sau tiếng huầy ơ như tiếng người chợt thức 
Những ngọn ban mai mơn mởn rướn mình

                      (Sự mất ngủ của lửa, Nguyễn Quang Thiều, NXB Hội nhà văn, 2015, tr. 13 - 14)​

0