K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 1 2021

Vì 1 đơn vị cộng thêm 1 đơn vị bằng 2 dơn vị

27 tháng 1 2021

bạn hỏi thế này thì chịu

1,Lên mạng

2,Nhắn cho mình, mình dạy bạn giải nhé :P

26 tháng 1 2021

Có nhiều cách tiếp cận để giải một khối Rubik 3x3 với mức độ khó khác nhau, nhưng nhìn chung, mọi người đều công nhận rằng phương pháp dưới đây là dễ học nhất. Trong bài viết này, H2 Rubik sẽ chỉ cho bạn cách để giải khối Rubik bằng phương pháp layer-by-layer 7 bước dành cho người mới bắt đầu.

cách chơi rubik 3x3 dễ hiểu nhất

Nội dung chính bài viết[Ẩn]

Rubik là gì

Ký hiệu Rubik 3x3

Các bước chính để giải Rubik 3x3

I. Cách xếp Rubik tầng 1

Bước 1: Tạo dấu thập trắng trên đỉnh 

Bước 2: Ghép các viên góc trắng để hoàn thiện tầng 1

II. Cách xếp Rubik tầng 2

Bước 3: Ghép 4 viên cạnh còn lại để hoàn thiện tầng 2

III. Cách xếp Rubik tầng 3

Bước 4: Tạo dấu thập vàng trên đỉnh

Bước 5: Định hướng cho viên cạnh

Bước 6: Định hướng cho viên góc

Bước 7: Hoàn thiện góc

Kết luận

Rubik là gì

Khối lập phương Rubik (hay đơn giản là Rubik) là một món đồ chơi giải đố dạng cơ học được giáo sư kiến trúc người Hungary tên Erno Rubik phát minh vào năm 1974. Chúng ta thường gọi sai trò chơi này là Robic, Rubic hay Rubix.

Khối Rubik 3x3 bao gồm 6 mặt như chúng ta đã biết, mỗi mặt có 9 ô vuông và được ghép lại từ 27 khối lập phương nhỏ hơn. Thông thường, Rubik được sơn phủ 6 loại màu cơ bản, đó là: trắng, vàng, đỏ, cam, xanh lá và xanh dương. Trò chơi được bắt đầu bằng việc xáo trộn (scramble) tất cả vị trí ở mỗi mặt, tức là các màu sẽ sen kẽ nhau. Bạn chỉ hoàn thành nó khi mà mỗi mặt đều là một màu đồng nhất.

Ký hiệu Rubik 3x3

Để bắt đầu, bạn buộc phải đọc và học thuộc các ký hiệu Rubik 3x3 cơ bản sau:

  • F (Front): mặt trước
  • R (Right): mặt bên phải
  • L (Left): mặt bên trái
  • U (Up): mặt trên
  • D (Down): mặt dưới

Xoay theo chiều kim đồng hồ: FRLUD.
Xoay ngược chiều kim đồng hồ: F' ,R', L'U'D'.

=> Tóm lại là xoay ngược chiều kim đồng hồ sẽ có dấu phẩy cạnh chữ cái.

ký hiệu rubik

Ký hiệu Rubik 3x3 các viên gócviên cạnhviên trung tâm.

ký hiệu rubik 2

Các bước chính để giải Rubik 3x3

cách lắp rubik 3x3 7 bước

I. Cách xếp Rubik tầng 1

Bước 1: Tạo dấu thập trắng trên đỉnh 

Bước 1: dấu thập trắng

Bước đầu tiên cũng là bước đơn giản nhất, đó là tạo dấu thập trắng trên đỉnh của khối Rubik. Bạn chọn màu nào để bắt đầu cũng được, nhưng trong bài hướng dẫn cho người mới này, chúng ta sẽ bắt đầu với mặt trắng trước.

Tôi khuyến khích các bạn thử cố gắng giải tầng đầu tiên mà không cần đọc hướng dẫn bên dưới. Lý do là để bạn có thể hiểu được cơ chế hoạt động của khối Rubik, qua đó chuẩn bị tốt hơn cho các bước sau. Bước này không quá khó vì bạn chưa cần để ý quá nhiều các chi tiết khác. 

Mục tiêu là tạo một dấu thập trắng ở mặt trên và phải chú ý tới màu sắc của các viên trung tâm cạnh bên. Cố gắng không làm xáo trộn các cạnh đã giải quyết xong nhé.

Ví dụ 

Cách chơi Rubik 3x3 dễ hiểu nhất cho người mới - tạo dấu thập trắng.

Bước 2: Ghép các viên góc trắng để hoàn thiện tầng 1

Hoàn thiện tầng một không phải là vấn đề gì quá to tát. Cũng giống như trong bước trước, ghép các viên góc trắng có thể dễ dàng được hoàn thành bởi một người bình thường, bằng cách tự nghiệm chỉ sau một thời gian ngắn làm quen. Bước thứ hai này chưa yêu cầu học thuộc các công thức, bạn chỉ cần áp dụng một vài hoán vị ngắn mà thậm chí không cần phải nhớ.

Ví dụ về thủ thuật "dấu góc"

Mục tiêu là sắp xếp lại tất cả viên góc chứa màu trắng để hoàn thành tầng một. Tôi sẽ dùng ảnh dưới đây làm ví dụ:

Bước 2: ghép các góc trắng

Để lắp được góc trắng về đúng vị trí, hãy xem mẹo “dấu góc” trong ảnh dưới đây.

Ví dụ 1

Cách chơi Rubik 3x3 dễ hiểu nhất cho người mới - ghép các góc trắng để hoàn thiện tầng 1.

Định hướng nốt 3 viên góc chứa màu trắng còn lại dựa vào hướng dẫn trên. 

II. Cách xếp Rubik tầng 2

Bước 3: Ghép 4 viên cạnh còn lại để hoàn thiện tầng 2

Trước đó, chúng ta có thể tự nghiệm mà không cần bất kỳ công thức nào. Nhưng trong bước 3 này, bạn buộc phải học hai công thức để đưa viên cạnh ở tầng 3 xuống tầng 2 mà không làm hỏng mặt trắng đã hoàn thiện. 

Giờ thì hãy lật ngược khối Rubik lại để phù hợp cho cách giải của bước này, sau đó xoay tầng trên cùng để viên cạnh khớp với ảnh bên dưới. Có hai công thức xoay rubik 3x3 tầng 2 cần sử dụng, gọi là: thuật toán trái và thuật toán phải.

Bước 3: ghép cạnh còn lại để hoàn thiện tầng 2

Cách chơi Rubik 3x3 dễ hiểu nhất cho người mới - đưa viên cạnh từ tầng 3 xuống tầng 2.

III. Cách xếp Rubik tầng 3

Bước 4: Tạo dấu thập vàng trên đỉnh

Cho đến bây giờ, chúng ta đã giải quyết xong hai tầng dưới cùng và chỉ còn lại tầng 3 mà thôi (thở phào nhẹ nhõm). Trong bước 4 của hướng dẫn này, chúng ta sẽ muốn tạo một dấu thập vàng trên đỉnh khối Rubik. Không có vấn đề gì nếu các viên cạnh chưa khớp với tâm của các cạnh bên, đó sẽ là bước sau.

=> Có một công thức ngắn chúng ta phải sử dụng, đó là: F R U R' U' F'.

bước 4: tạo dấu cộng vàng trên đỉnh

Trong trường hợp "dấu chấm", bạn sẽ phải thực hiện công thức trên ba lần. Khi có hình "chữ L" thì là hai lần và "đường thẳng" là một lần.

Ngoài ra, còn có một công thức giúp bạn chuyển thẳng từ "chữ L" lên "dấu thập" luôn nếu bạn muốn nhanh hơn một chút. Còn không thì học một công thức ở trên là đủ.

=> Công thức chuyển từ "chữ L" lên "dấu thập": và F U R U' R' F'.

lối tắt

Cách chơi Rubik 3x3 dễ hiểu nhất cho người mới - tạo dấu thập vàng trên đỉnh.

Bước 5: Định hướng cho viên cạnh

Sau khi tạo được dấu thập vàng trên đỉnh khối Rubik, bạn cần định hướng lại các viên cạnh chứa màu vàng, làm sao cho chúng khớp với màu của các viên trung tâm cạnh bên. Trong bước này, chúng ta sẽ học thêm một công thức nữa, nó giúp hoán vị hai viên cạnh ở vị trí UF (trên-trước mặt) và UL (trên-bên trái) cho nhau.

=> Sử dụng công thức này tối đa hai lần là bạn đã hoàn thiện xong bước 5: R U R' U R U2 R' U.

Ví dụ

Tôi sẽ tráo đổi 2 cặp cạnh (xanh dương, vàng) và (đỏ, vàng) cho nhau. Cách làm tương tự đối với cặp cạnh còn lại.

Bước 5: định hướng cạnh

Cách chơi Rubik 3x3 dễ hiểu nhất cho người mới - định hướng viên cạnh vàng.

Bước 6: Định hướng cho viên góc

Chỉ còn các viên góc chứa màu vàng ở tầng 3 là chưa được giải quyết. Việc đầu tiên bạn cần làm là tìm một viên góc đã ở "đúng vị trí" (khớp với màu 3 viên trung tâm). Sau đó giữ khối Rubik trong tay với cái góc "đúng vị trí" kia ở phía trước-phải-trên và thực hiện công thức bên dưới.

Bước 6: định hướng góc

Mục đích của công thức này sẽ là hoán vị ba góc còn lại cho chuẩn. Nếu không có viên góc nào ở "đúng vị trí", bạn cũng có thể sử dụng công thức dưới để có được một viên.

=> Công thức hoán vị góc: U R U' L' U R' U' L.

Ví dụ 

Trong hình dưới, viên góc (vàng, xanh lá, đỏ) đã ở đúng vị trí. Hãy lặp lại công thức: U R U' L' U R' U' L.

Ví dụ 2

Cách chơi Rubik 3x3 dễ hiểu nhất cho người mới - hoán vị góc.

Bước 7: Hoàn thiện góc

Yayyy. Cuối cùng chúng ta đã đến bước cuối của "Cách chơi rubik 3x3 dễ hiểu nhất cho người mới". Công việc sẽ là hoàn thành các góc màu vàng và bước này có lẽ là khó hiểu nhất, hãy bình tĩnh, từ từ, tự tin là chiến thắng.

Đầu tiên hãy giữ khối lập phương trong tay với góc chưa được hoàn thiện ở vị trí trước-phải-trên, sau đó thực hiện công thức dưới đây nhiều lần (nói là nhiều nhưng chỉ hai hoặc bốn lần mà thôi) cho đến khi viên góc đó được hoàn thiện. Nó sẽ trông giống như bạn làm rối tung toàn bộ khối Rubik lên nhưng đừng lo lắng. 

Bước 7: hoàn thiện góc

Khi đã xong được một góc, bạn hãy xoay tầng trên cùng (U hoặc U') để di chuyển một viên góc chưa được hoàn thiện về vị trí trước-phải trên và lặp lại công thức R’ D’ R D nhiều lần. Cứ làm như vậy là bạn sẽ hoàn thành khối Rubik.

Ví dụ 3

* Lưu ý: Một số bạn làm rối Rubik của mình ngay trong bước cuối vì lý do là các bạn đã bỏ qua việc xoay D ngay khi nhìn thấy viên góc đã được hoàn thiện. Một lý do khác là không xoay tầng trên sau khi xong một viên góc. Hãy chắc chắn rằng bạn làm đúng, đủ công thức R’ D’ R D và xoay tầng trên cùng để đưa viên góc chưa hoàn thiện về vị trí trước-phải-trên như tôi đã nói.

13 tháng 1 2021

Bạn không hài lòng về điều gì ? Vì sao bạn lại không hài lòng về điều  đó ? 

13 tháng 1 2021

Bạn gặp chuyện gì đó không vui sao ? Hay là bạn đã đánh mất một thứ gì đó ?

12 tháng 1 2021

có mik này

ko mà bn hỏi lm j thế

3 tháng 1 2021

VIÊTS SAI RỒI

3 tháng 1 2021

I - GHI NHỚ VỀ TỪ LOẠI:

- Dựa vào sự giống nhau về đặc điểm ngữ pháp, các từ được phân ra thành từng loại, gọi là từ loại.

- Từ loại là các loại từ có chung đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa khái quát.

- Các từ loại cơ bản của Tiếng Việt gồm: Danh từ, động từ, tính từ, đại từ (lớp 5). Ngoài ra, còn có 1 số từ loại khác như: Quan hệ từ (học ở lớp 5), số từ, phụ từ, tình thái từ,...(không học ở tiểu học).

II - GHI NHỚ VỀ DANH TỪ - ĐỘNG TỪ - TÍNH TỪ:

1. Danh từ (DT): DT là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị)

V.D:

- DT chỉ hiện tượng: mưa, nắng, sấm, chớp,...

- DT chỉ khái niệm: đạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,...

- DT chỉ đơn vị: Ông, vị (vị giám đốc), cô (cô Tấm), cái, bức, tấm,... ; mét, lít, ki-lô-gam,... ; nắm, mớ, đàn,...

Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết, người ta phân chia thành 2 loại: DT riêng và DT chung.

+ Danh từ riêng: là tên riêng của một sự vật (tên người, tên địa phương, tên địa danh,...)

+ Danh từ chung: là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật). DT chung có thể chia thành 2 loại:

- DT cụ thể: là DT chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió, mưa,...).

- DT trừu tượng: là các DT chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan (cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,...).

Các DT chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp 4 chính là các loại nhỏ của DT chung.

==> DT chỉ hiện tượng:

Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như: mưa, nắng, sấm, chớp, động đất,... và hiện tượng xã hội như: chiến tranh, đói nghèo, áp bức,...DT chỉ hiện tượng là DT biểu thị các hiện tượng tự nhiên (cơn mưa, ánh nắng, tia chớp,...) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đói nghèo,...) nói trên.

==> DT chỉ khái niệm:

Chính là loại DT có ý nghĩa trừu tượng (DT trừu tượng - đã nêu ở trên). Đây là loại DT không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể ,mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như: tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ,cuộc sống, ý thức , tinh thần, mục đích, phương châm,chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn,… Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không “vật chất hoá”, cụ thể hoá được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe,...

==> DT chỉ đơn vị:

Hiểu theo nghĩa rộng, DT chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa, vào phạm vi sử dụng, có thể chia DT chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau :

- DT chỉ đơn vị tự nhiên: Các DT này chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là DT chỉ loại. Đó là các từ: con, cái, chiếc; cục, mẩu, miếng; ngôi, tấm, bức; tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn, sợi,...

- DT chỉ đơn vị đo lường: Các DT này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu,...VD: lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít sải, gang,...

- DT chỉ đơn vị tập thể: Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể, tổ hợp. Đó là các từ: bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn, dãy, bó,...

- DT chỉ đơn vị thời gian: Các từ như: giây, phút, giờ, tuần, tháng, mùa vụ, buổi,...

- DT chỉ đơn vị hành chính, tổ chức: xóm, thôn, xã, huyện, nước, nhóm, tổ, lớp, trường, tiểu đội, ban, ngành,...

* Cụm DT:

- DT có thể kết hợp với các từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ chỉ định ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm DT. Cụm DT là loại tổ hợp từ do DT và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.

Trong cụm DT, các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho DT các ý nghĩa về số và lượng. Các phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà DT biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong gian hay thời gian.

2. Động từ (ĐT): ĐT là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

V.D: - Đi, chạy, nhảy,... (ĐT chỉ hoạt động)

- Vui, buồn, giận, ... (ĐT chỉ trạng thái)

* Mấy lưu ý về ĐT chỉ trạng thái:

- Đặc điểm ngữ pháp nổi bật nhất của ĐT chỉ trạng thái là: nếu như ĐT chỉ hoạt động, hành động có thể kết hợp với từ xong ở phía sau (ăn xong, đọc xong ,...) thì ĐT chỉ trạng thái không kết hợp với xong ở phía sau (không nói: còn xong, hết xong, kính trọng xong, ...). Trong TV có một số loại ĐT chỉ trạng thái sau :

+ ĐT chỉ trạng thái tồn tại (hoặc trạng thái không tồn tại): còn, hết, có,...

+ ĐT chỉ trạng thái biến hoá: thành, hoá,...

+ ĐT chỉ trạng thái tiếp thụ: được, bị, phải, chịu,...

+ ĐT chỉ trạng thái so sánh: bằng, thua, hơn, là,...

- Một số “nội ĐT” sau đây cũng được coi là ĐT chỉ trạng thái: nằm, ngồi, ngủ, thức, nghỉ ngơi, suy nghĩ, đi, đứng, lăn, lê, vui, buồn, hồi hộp, băn khoăn, lo lắng,… Các từ này có một số đặc điểm sau:

+ Một số từ vừa được coi là ĐT chỉ hành động, lại vừa được coi là ĐT chỉ trạng thái.

+ Một số từ chuyển nghĩa thì được coi là ĐT chỉ trạng thái (trạng thái tồn tại).

VD: Bác đã đi rồi sao Bác ơi! (Tố Hữu)

Anh ấy đứng tuổi rồi.

+ Một số từ mang đặc điểm ngữ pháp của TT (kết hợp được với các từ chỉ mức độ )

- Các "ngoại ĐT” sau đây cũng được coi là ĐT chỉ trạng thái ( trạng thái tâm lí ): yêu, ghét , kính trọng, chán, thèm, hiểu,...Các từ này mang đặc điểm ngữ pháp của TT, có tính chất trung gian giữa ĐT và TT.

- Có một số ĐT chỉ hành động dược sử dụng như một ĐT chỉ trạng thái.

VD: Trên tường treo một bức tranh.

Dưới gốc cây có buộc một con ngựa.

- ĐT chỉ trạng thái mang một số đặc điểm về ngữ pháp và ngữ nghĩa giống như TT. Vì vậy, chúng có thể làm vị ngữ trong câu kể: Ai thế nào?

* Xem thêm về ĐT nội động và ĐT ngoại động:

- ĐT nội động :Là những ĐT hướng vào người làm chủ hoạt động (ngồi, ngủ, đứng,... ). ĐT nội động không có khả năng có bổ ngữ chỉ đối tượng trực tiếp mà phải có quan hệ từ.

V.D1: Bố mẹ rất lo lắng cho tôi

ĐT nội động Q.H.T Bổ ngữ

- ĐT ngoại động: là những ĐT hướng đến người khác, vật khác (xây, phá, đập, cắt,...). ĐT ngoại động có khả năng có bổ ngữ chỉ đối tượng trực tiếp.

V.D2: Bố mẹ rất thương yêu tôi.

ĐT ngoại động Bổ ngữ

- Để phân biệt ĐT nội động và ĐT ngoại động, ta đặt câu hỏi: ai ? cái gì ? đằng sau ĐT. Nếu có thể dùng 1 bổ ngữ trả lời trực tiếp mà không cần quan hệ từ thì đó là ĐT ngoại động (V.D2), nếu không được thì đó là ĐT nội động (V.D 1)

Hỏi: yêu thương ai? > yêu thương tôi.

Lo lắng cho ai ? > lo lắng cho tôi.( không thể hỏi: lo lắng ai ?)

* Cụm ĐT:

- ĐT thường kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh (ở phía trước) và một số từ ngữ khác để tạo thành cụm ĐT. Cụm ĐT là loại tổ hợp từ do ĐT với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều ĐT phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm ĐT mới trọn nghĩa.

Trong cụm ĐT, các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho ĐT các ý nghĩa: quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự ;sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động; sự khẳng định hoặc phủ định hành động,...Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho ĐT các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện và cách thức hành động.

3. Tính từ (TT): TT là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của vật, hoạt động, trạng thái,...

* Có 2 loại TT đáng chú ý là:

- TT chỉ tính chất chung không có mức độ (xanh, tím, sâu, vắng,...)

- TT chỉ tính chất có xác định mức độ (mức độ cao nhất) (xanh lè, tím ngắt, sâu hoắm, vắng tanh,...)

* Phân biệt từ chỉ đặc điểm, từ chỉ tính chất, từ chỉ trạng thái:

- Từ chỉ đặc điểm:

Đặc điểm là nét riêng biệt, là vẻ riêng của một một sự vật nào đó ( có thể là người, con vật, đồ vât, cây cối,...). Đặc điểm của một vật chủ yếu là đặc điểm bên ngoài (ngoại hình ) mà ta có thể nhận biết trực tiếp qua mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi,... Đó là các nét riêng , vẻ riêng về màu sắc , hình khối, hình dáng, âm thanh,...của sự vật . Đặc điểm của một vật cũng có thể là đặc điểm bên trong mà qua quan sát,suy luận, khái quát,...ta mới có thể nhận biết được. Đó là các đặc điểm về tính tình, tâm lí, tính cách của một người, độ bền, giá trị của một đồ vật...

Từ chỉ đặc điểm là từ biểu thị các đặc điểm của sự vật, hiện tượng như đã nêu ở trên.

VD: + Từ chỉ đặc điểm bên ngoài: Cao, thấp, rộng, hẹp, xanh, đỏ,...

+ Từ chỉ đặc điểm bên trong: tốt, ngoan, chăm chỉ, bền bỉ,...

- Từ chỉ tính chất:

Tính chất cũng là đặc điểm riêng của sự vật, hiện tượng (bao gồm cả những hiện tượng xã hội, những hiện tượng trong cuộc sống,...), nhưng thiên về đặc điểm bên trong, ta không quan sát trực tiếp được, mà phải qua quá trình quan sát, suy luận, phân tích, tổng hợp ta mới có thể nhân biết được. Do đó, từ chỉ tính chất cũng là từ biểu thị những đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng.

VD: Tốt, xấu, ngoan, hư, nặng, nhẹ, sâu sắc, nông cạn, suôn sẻ, hiệu quả, thiết thực,...

Như vậy, đối với HS tiểu học, khi phân biệt (một cách tương đối) từ chỉ đặc điểm và từ chỉ tính chất, GV có thể tạm thời cho rằng: Từ chỉ đặc điểm thiên về nêu các đặc điểm bên ngoài, còn từ chỉ tính chất thiên về nêu các đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng. Một quy ước mang tính sư phạm như vậy được coi là hợp lí và giúp HS tránh được những thắc mắc không cần thiết trong quá trình học tập.

- Từ chỉ trạng thái:

Trạng thái là tình trạng của một sự vật hoặc một con người, tồn tại trong một thời gian nào đó. Từ chỉ trạng thái là từ chỉ trạng thái tồn tại của sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan.

VD: Trời đang đứng gió.

Người bệnh đang hôn mê.

Cảnh vật yên tĩnh quá.

Mặt trời toả ánh nắng rực rỡ.

Xét về mặt từ loại, từ chỉ trạng thái có thể là ĐT, có thể là TT hoặc mang đặc điểm của cả ĐT và TT (từ trung gian), song theo như định hướng trong nội dung chương trình SGK, ở cấp tiểu học, chúng ta thống nhất chỉ xếp chúng vào nhóm ĐT để HS dễ phân biệt.

* Cụm TT: Tính từ có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ như : rất, hơi, lắm, quá, cực kì, vô cùng,... để tạo tạo thành cụm tính từ (khả năng kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh (như ĐT) ngay trước nó là rất hạn chế )

Trong cụm TT, các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm, tính chất, sự khẳng định hay phủ định. Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị vị trí, sự so sánh, mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất.

4. Cách phân biệt các DT, ĐT, TT dễ lẫn lộn:

Để phân biệt các DT, ĐT, TT dễ lẫn lộn, ta thường dùng các phép liên kết (kết hợp) với các phụ từ.

a - Danh từ:

- Có khả năng kết hợp với các từ chỉ số lượng như: mọi, một, hai, ba, những, các,... ở phía trước (những tình cảm, những khái niệm, những lúc, những nỗi đau,...)

- DT kết hợp được với các từ chỉ định: này, kia, ấy, nọ, đó,... ở phía sau (hôm ấy, trận đấu này, tư tưởng đó,... )

- DT có khả năng tạo câu hỏi với từ nghi vấn “nào” đi sau (lợi ích nào? chỗ nào? Khi nào?...)

- Các ĐT và TT đi kèm: sự, cuộc, nỗi, niềm, cái,... ở phía trước thì tạo thành một DT mới (sự hi sinh, cuộc đấu tranh, nỗi nhớ, niềm vui,...)

- Chức năng ngữ pháp thay đổi cũng cũng dẫn đến sự thay đổi về thể loại:

V.D: Sạch sẽ là mẹ sức khoẻ. (sạch sẽ (TT) đã trở thành DT)

b - Động từ:

- Có khả năng kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh: hãy, đừng, chớ,... ở phía trước (hãy nhớ, đừng băn khoăn, chớ hồi hộp,...)

- Có thể tạo câu hỏi bằng cách đặt sau chúng từ bao giờ hoặc bao lâu (TT không có khả năng này) (đến bao giờ? Chờ bao lâu?...)

c - Tính từ:

- Có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ như: rất, hơi, lắm, quá, cực kì, vô cùng,... (rất tốt, đẹp lắm,...)

Lưu ý: Các ĐT chỉ cảm xúc (trạng thái) như: yêu, ghét, xúc động,... cũng kết hợp được với các từ: rất, hơi, lắm,.... Vì vậy, khi còn băn khoăn một từ nào đó là ĐT hay TT thì nên cho thử kết hợp với hãy, đừng, chớ,... Nếu kết hợp được thì đó là ĐT.

27 tháng 12 2020

Dưới biển :))

27 tháng 12 2020

benh vien

29 tháng 11 2020

đăng kí rồi nha

29 tháng 11 2020

Rất hay

Đăng kí luôn

11 tháng 11 2020

kết bạn với mình nhé

5 tháng 11 2020

vươn thở đúng ko

5 tháng 11 2020

đó là bài ...

26 tháng 1 2021

hihihi

dẹp đi cho bớt ngứa tai