K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

CK
Cô Khánh Linh
Giáo viên VIP
6 tháng 6 2023

Giá trị của tài nguyên sinh vật biển nước ta:

- Đối với kinh tế: là nguyên liệu để phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, xuất khẩu thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. Không những vậy, thuỷ sản còn là mặt hàng hấp dẫn đối với thị trường nội địa.

- Đối với văn hoá, thường đi đôi với du lịch: việc phát triển các khu bảo tồn các loài sinh vật biển quý hiếm, các hoạt động du lịch lặn biển, ngắm san hô,... sẽ góp phần phát triển du lịch, đồng thời quảng bá đến thị trường sự đa dạng, giàu có của tài nguyên biển Việt Nam. Điều đó tạo nên văn hoá vùng biển ở từng vùng miền.

- Đối với môi trường sinh thái: tài nguyên sinh vật biển góp phần giúp cân bằng sinh thái môi trường biển.

CK
Cô Khánh Linh
Giáo viên VIP
6 tháng 6 2023

1. Sự khác biệt giữa động vật đới nóng và động vật đới lạnh.

 Sự khác nhau rõ rệt nhất có thể thấy ở tập tính của động vật:

- Động vật đới nóng thường hoạt động vào ban đêm (đối với môi trường hoang mạc) để tránh nắng nóng, chúng cũng có khả năng nhảy cao và xa để tránh tiếp xúc nhiều với mặt cát.

- Động vật đới lạnh thường có tập tính ngủ đông để tránh giá rét vào màu đông và dự trữ mỡ dày sưởi ấm cơ thể.

2. Dân cư thưa thớt ở các vùng do sự không thuận lợi về các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư:

- Ở vùng hoang mạc: nhiệt độ quá nóng, con người khó thích nghi, khó phát triển kinh tế.

- Ở vùng hải đảo: quá xa đất liền, các hoạt động liên lạc, trao đổi đến đất liền mất nhiều thời gian, tài nguyên khai thác khó khăn, nơi ở không ổn định (thường phải sống trên thuyền, bè).

3. 

a. Có 6 nhân tố hình thành đất gồm: đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian và con người.

b. Sinh vật là nhân tố quan trọng nhất trong quá trình hình thành đất. Nó tạo nên chất mùn cho đất hay độ phì của đất. Độ phì là đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt đất với đá.

4. 

- Đất bao gồm thành phần hữu cơ và thành phần vô cơ.

- Thành phần hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng quan trọng vì nó cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết do cây sinh trưởng và phát triển. Nếu không có chất hữu cơ, cây sẽ chết.

1 tháng 5 2023

Một số loại đất như: đất kiềm, đất chua có chứa tính Axit, Bazơ không thể để trồng cây được nên cần phải cải tạo đất. Cải tạo đất để khai thác tiềm năng của đất, bắt đất phải làm ra lương thực, thực phẩm, nguyên vật liệu, của cải, để nuôi sống và phục vụ con người.

30 tháng 4 2023

Do Phần lớn diện tích Châu Đại Dương là hoang mạc hoặc bán hoang mạc. Úc là lục địa bằng phẳng với đất đai già cỗi và kém màu mỡ nhất và cũng là lục địa có người ở khô cằn nhất. Chỉ có dải đất vùng Đông Nam và Tây Nam là có khí hậu ôn hòa. Đây là lý do phần đông dân cư của Úc sống tập trung ở bờ biển Đông Nam và Tây Nam dẫn đến dân cư phân bố không đều.

30 tháng 4 2023

- Cách thức để con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc.
Cách thức để con người khai thác:
+ Khu vực ốc đảo: trồng cây ăn quả (cam, chanh,...), chà là và 1 số cây lương thực (lúa mạch,...) trên những mảnh ruộng nhỏ.
+ Chăn nuôi gia súc (dê, lạc đà,...) dưới hình thức du mục.
+ Nhờ tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu, nhiều mỏ dầu khí lớn, các mỏ khoáng sản và các túi nước ngầm được phát hiện => đem lại nguồn thu lớn.
Bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc:
Các nước trong khu vực đã có nhiều biện pháp như hợp tác để thành lập “vành đai xanh” chống hoang mạc hóa,...

29 tháng 4 2023

1. Sử dụng phân bón hữu cơ

2. Xử lí rác đúng cách(ko đốt rác)

3 Hạn chế tối đa việc phun thuốc trừ sâu, trừ cỏ

4. Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ tài nguyên đất

-tái chế các loại rác thải

-hạn chế sử dụng các đồ dùng bằng nhựa,ni lông.vứt rác đúng nơi quy định

-hạn chế sử dụng phân bón hóa học ,tăng cường sử dụng phân hữu cơ

-trồng cây xanh chống xói mòn đất

29 tháng 4 2023

+Ở đới lạnh là các loài động vật ngủ đông hay di cư theo mùa như gấu trắng, ngỗng trời,... 

+Ở đới nóng có các loài động vật chịu nóng và khô hạn như bọ cạp, rắn, lạc đà,..