nhà văn pháp ana-tôn prăng-xơ từng nói đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người qua bài thơ quê hương của tế hanh em hãy làm sáng tổ ý kiến trên MAI MIK PHẢI NỘP RÙI TRÊN GOOGLE TRA MÃI KO RA BÀI NÀY :((((((
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
+) Tạo sự hứng thú, tò mò của học sinh bằng cách đặt học sinh vào các tình huống cần giải quyết, đặc biệt là qua các trải nghiệm thực tiễn phù hợp với khả năng của học sinh.
+) Năng lực của mỗi học sinh là khác nhau, nên chương trình phù hợp với mỗi học sinh là rất quan trọng để tạo sự hứng thú. Điều này có thể đạt được thông qua dạy học bằng phương pháp khu biệt hóa, cá nhân hóa.
Mk chỉ nghĩ dc nhiêu đây thoy ah
Số đó trừ đi 40 thì được kết quả là 60
Số đó là:
60 + 40 = 100
Đáp số: 100
1. Nếu chiếc xe bị hỏng thì em mang đi sửa.
2. Nếu em được học sinh giỏi thì em ăn Tết sẽ ngon.
1. Nếu em học giỏi thì bố mẹ sẽ vui
2. Nếu em ốm thì ko đi học được
Dàn bài cho bạn nhé.
Mở bài:
- Giới thiệu bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh
Mẫu: Nhà văn Pháp Ana- tôn Prăng - xơ từng nói: "Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người". Và những câu thơ trong "Quê hương" của nhà văn Tế Hanh đã làm cho em gặp được một tâm hồn người.
Thân bài:
- Nội dung bài thơ ?
- Phân tích:
+ Khổ 1:
-> Mở đầu bài thơ, tác giả giới thiệu ngay quê hương của mình:
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
--> Làm người đọc biết được quê hương của tác giả, đó là ở cạnh biển và người dân ở đây làm nghề đánh bắt thủy sản.
---> BPTT nhân hóa (nước bao vây): thể hiện lên sự sinh động của những thứ gắn liền với tuổi thơ tác giả, làm cho câu thơ trở nên gợi hình và tất nhiên qua đó ta thấy được một tâm hồn yêu thương của tác giả.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:
---> Đề cập đến thời gian, miêu tả lên một khung cảnh đẹp rực rỡ từ tâm hồn nghệ thuật yêu cái đẹp của chính tác giả.
---> Sau đó dẫn đến một hoạt cảnh đẹp đẽ: dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
=> Ta thấy được cái tài dùng từ của một nhà thơ, Người dùng từ "bơi" vừa gần gũi với biển, vừa gần gũi với hoạt động của chiếc thuyền.
+ Khổ 2:
-> Tác giả bắt đầu miêu tả chi tiết chiếc thuyền như sau:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
--> Hình ảnh chiếc thuyền được tả rõ ràng hơn cho thấy sự nhung nhớ cực độ của tác giả dành cho quê hương, bởi phải nhớ đến mức nào thì con người mới có thể tả lại như đang nhìn chứ.
---> BPTT: so sánh làm cho câu thơ càng thêm giàu tính gợi hình hơn. Thêm vào đó, sự nhân hóa xen kẽ "hăng" càng tô đậm hơn một tinh thần mạnh mẽ của vật "thuyền, của người dân.
---> BPTT: nhân hóa được thể hiện rõ hơn qua "phăng mái chèo mạnh mẽ" càng đưa ra nhiều những tính cách về chiếc thuyền, từ vật nói đến con người.
=> Cảm xúc mãnh liệt của tác giả được đặt vào hình ảnh chiếc thuyền, nó mạnh mẽ như ngư dân nơi đây.
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
--> Dường như để làm chi tiết hơn sức mạnh của chiếc thuyền, tác giả còn miêu tả thêm: cánh buồm trương ra.
---> BPTT: so sánh (cánh buồm to như mảnh hồn làng) làm cho ta hình dung đến một hoạt cảnh đẹp đẽ, hơn thế còn ẩn dụ đến linh hồn/ nền kinh tế chính của làng đem về những miếng ăn, hơi sống cho làng.
---> Để thể hiện tài thơ của mình, tác giả cho vào thêm bptt nhân hóa làm rõ sự căng phồng của cánh buồm (rướn thân trắng bao la thâu góp gió)
+ Khổ 3:
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe”,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
--> Những cảnh sinh động trong tâm hồn tác giả lại trở về, người nhớ rõ: khi mọi người đánh cá trở về, bến đỗ ồn ào và khắp dân tấp nập đón mọi người.
--> Tác giả thay cảm xúc, thay nỗi nhớ của mình viết xuống lời cảm ơn dành cho thiên nhiên: trờ, biển cả.
---> Người tiếp tục tả thêm bởi hình ảnh đấy thân thuộc, người nhớ rõ: những chú cá bạc tươi ngon đẹp đẽ.
+ Khổ 4:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
--> Sau khi nhớ lại hoạt cảnh mọi người trở về, tác giả nối tiếp làn gió tâm hồn mình đưa vào cái đẹp của người dân lao động:
---> Người tả thân hình: làn da ngăm, thân hình nồng thở (tức vừa mạnh mẽ, vừa có mùi biển)
---> BPTT: nhân hóa được đưa ra (thuyền im bến mệt mỏi về nằm, nghe..) làm cho chiếc thuyền càng thêm gợi hình động, gợi cảm xúc cho người đọc một luồng cảm giác như thể chiếc thuyền là người bạn thân thuộc nhất.
+ Khổ 5:
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
-> Sau khi nói ra hết những tâm hồn tương nhớ vấn vương về quê hương, tác giả trở về cảm xúc của bản thân và nói ra những lời chân thực hơn bao giờ.
--> Tác giả nhớ rõ, và để thể hiện thì bptt liệt kê được sử dụng: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi. Phải nhung nhớ, phải có một tâm hồn yêu thương quê hương đến chừng nào thì người mới tả được như thế.
--> Sau cùng, một lời chân thành tận đáy lòng được Người phát ra: Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.
---> Tình cảm của một người con nhớ quê được thể hiện qua từng câu thơ tưởng chừng như biết nói.
Kết bài:
- Tổng kết.
Mẫu: Khép lại, bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh đã cho em nhìn nhận được một tâm hồn da diết với nỗi nhớ quê rất chân thực.