K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

MẮT GIẾC ĐỎ HOE (VÕ QUẢNG) 5. Những câu văn sau cho thấy đặc điểm nào của truyện đồng thoại (có nhân vật chính là các loài vật)? Cua giương càng đi hàng ngang. Tôm vung râu nhảy tanh tách. Nòng Nọc ngọ nguậy cải đuôi nhọn hoắt. Lươn, Chạch vừa lê vừa uốn ẻo. 6. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ nổi bật trong các câu văn sau: Nhờ vậy Rô và Giếc được biết ở...
Đọc tiếp

MẮT GIẾC ĐỎ HOE (VÕ QUẢNG)

5. Những câu văn sau cho thấy đặc điểm nào của truyện đồng thoại (có nhân vật chính là các loài vật)?

Cua giương càng đi hàng ngang. Tôm vung râu nhảy tanh tách. Nòng Nọc ngọ nguậy cải đuôi nhọn hoắt. Lươn, Chạch vừa lê vừa uốn ẻo.

6. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ nổi bật trong các câu văn sau:

Nhờ vậy Rô và Giếc được biết ở trong hồ, ngoài các loài cỏ vây, còn có loài có càng, có râu, loài có vỏ, có mai, loài có chân, có đốt. Rô và Giếc luyện năm môn cơ bản: vượt cạn, trườn mình, nhảy cao, rúc bùn, húc cọc.

8. Hãy thay chủ ngữ trong các câu sau bằng một chủ ngữ khác đã được mở rộng thành phần để thể hiện được đầy đủ hơn thông tin về các nhân vật: - Giếc cứ bị tụt lại sau. - Cua giương càng đi hàng ngang.

Giúp tớ với ạ! Tớ đang cần gấp lắm í <3

0
31 tháng 1 2023

Tính từ (Kết hợp hạn chế) (Bay) lúc lên cao lúc xuống thấp, chao liệng một cách mềm mại. Cánh cò bay lả trên sông.

Nhớ tick cho chj nhs em

2 tháng 2 2023

Nghĩa của từ bay là một hành động bay lúc cao lúc xuống thấp ,bay một cách mềm mại .

Nếu đúng thì tick cho c nha

31 tháng 1 2023

30% của 143,8 là

`143,8xx30:100=43,14`

19 tháng 7 2023

B = 3 x 3 x 3 x ... x 3 ( có 2025 chữ số 3 )

Tận cùng của tích trên là bao nhiêu?

31 tháng 1 2023

Dàn ý cho bạn nhé.

Mở đoạn:

- Giới thiệu người thân ấy.

Thân đoạn:

- Miêu tả:

+ Ngoại hình.

+ Dáng vẻ.

+ Giọng nói.

+ Tính cách.

+ Công việc.

- Giới thiệu kỉ niệm (một việc nào đó) của em với người thân:

+ Lần em bị bạn bè bắt nạt, người thân đó bảo vệ em ntn.

+ Lần em bị điểm kém, bị mọi người xa lánh, người thân đó an ủi em ra sao?

Kết đoạn:

- Tình cảm của em dành cho người đó.

(Dấu ngoặc kép là đoạn đối thoại của em và người thân đó trong khúc kể kỉ niệm nhé).

31 tháng 1 2023

Trong gia đình, anh trai là người mà tôi thân thiết nhất. Còn nhớ lúc bé, một lần tôi bị các bạn trong xóm bắt nạt. Lúc đó, tôi chỉ biết chạy về nhà ngồi một góc và khóc lóc. Anh trai liền đến hỏi han, còn giúp tôi “trả thù” nhóm bạn. Từ đó, anh đã trở thành một điểm tựa vững chắc của tôi. Tuổi thơ của tôi thật hạnh phúc khi được trải qua cùng với anh trai. Những khi rảnh rỗi, anh thường đưa tôi đi ra đồng thả diều, câu cá, bắt ếch… Anh còn dạy tôi học võ nữa. Anh bảo con gái phải biết tự bảo vệ bản thân mình. Biết bao nhiêu là kỉ niệm đẹp đẽ như vừa mới xảy ra thôi. Những năm anh học đại học, phải xa nhà thường xuyên, tôi thấy rất nhớ anh. Những lúc anh nấu cơm dỗ tôi ăn khi tôi bị ốm còn bố mẹ bận công chuyện, những lần anh giảng bài cho tôi khi gặp phải bài toán hóc búa… Những kỉ niệm thật đẹp biết bao! Tôi rất yêu quý anh trai của mình.

: Anh trai liền đến hỏi han, còn giúp tôi “trả thù” nhóm bạn. Từ đó, anh đã trở thành một điểm tựa vững chắc của tôi.
30 tháng 1 2023

Nhân vật cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của An-đéc-xen là một cô bé thật đáng thương. Cô bé nhà nghèo, mồ côi mẹ từ khi bà em mất, em phải sống cùng với người cha hay đánh đập, mắng nhiếc, chửi rủa. Em sống ở trên gác xép mái nhà lạnh lẽo và tối tăm. Em phải đi bán diêm để kiếm sống qua ngày. Trong một đêm giao thừa, một cô bé đầu trần, chân đất, bụng đói dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày hôm đó em không bán được bao diêm nào. Ngay cả có người nhìn thấy em rao hàng cũng không ai mua một cái và không ném cho em một đồng nào. Em ngồi nép trong một xó tường trong giá rét, nếu em không bán được bao diêm nào thì em sẽ bị cha mắng. Vì vậy em chẳng dám về nhà. Giữa trời giá rét đó em chỉ có một ước mơ duy nhất là có cuộc sống trước đây khi bà và mẹ em còn sống. Ước mơ chính đáng đó cũng là ước mơ chung của bao đứa trẻ bất hạnh khác. Nhưng thương thay, em đã đạt được hạnh phúc đó, khi em cùng bà lên thiên đường. Em hạnh phúc trước khi chết. Đôi má ửng hồng cùng nụ cười trên môi như chứng minh rằng em ra đi thật hạnh phúc. Cái chết của em đã tố cáo xã hội bất công vô cảm. Qua đó tác giả muốn khẳng định và tố cáo xã hội đương thời tàn nhẫn thiếu tình thương đối với những trẻ em nghèo.

16 tháng 3 2023

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                       Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                   ....., ngày.... tháng....năm....

                     BẢN TƯỜNG TRÌNH

   Về việc em chứng kiến một vụ bắt nạt ở trường học

        Kính gửi : Ban giám hiệu nhà trường và các thầy cô giáo.

        Em tên là ....., học sinh lớp....., Trường THCS...., sau đây em xin trình bày với thầy cô và ban giám hiệu nhà trường 1 việc như sau:

      Viết nội dung mình chứng kiến vào đây.

Ví dụ: vào sáng thứ tư, trong lúc rachowi em có tình cờ bắt gặp 1 vụ bắt nạt giữa các anh lớp lớn với 1 em lớp 6 . Lúc đầu, các anh ấy có các hành vi như chửi bới, dọa nạt em lớp 6, khiến em ấy sợ hãi và lo lắng. Em và các bạn lớp khác ra xem nhưng không thể can ngăn được vì các anh ấy quá khỏe. Về sau chúng em và 1 số bạn khác nữa đi đến văn phòng nơi các thầy cô đang ngồi ở đó để cho thầy cô biết.

       Em xin cam đoan điều em vưa tường trình là đúng sự thật. Em mong thầy cô giáo sẽ sử phạt nghiêm khắc đối với những học sinh bắt nạt. Em xin cảm ơn ạ !

                                             Người viết tường trình 

                                                (Kí tên)

                                             ..................

29 tháng 1 2023

Vừa rồi,trường chúng em tổ chức đi cắm trại.Mọi người trong lớp ai ai cũng vui mừng vì trường em chỉ tổ chức 3 năm một lần.Mọi chuyện xảy ra tốt đẹp,chỉ khi đến ngày cắm trại vào hôm Chủ Nhật .Hôm ấy,lúc chúng em người thì cầm ô,người cầm lều,người cầm truyện cầm báo,..ra vào tấp nập thì ôi thôi,mây đen,xám kịt kéo tới.Một tiếng đùng vang lên.Tiếng sấm nổi lên đùng đùng.Rồi mưa tơi.Mưa rơi to lắm,đến nỗi ai ai cũng chỉ nép vào dưới mái hiên,mái nhà.Thật là một ngày xui xẻo biết bao...

30 tháng 1 2023

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thanh Hóa, ngày … tháng … năm …

BẢN TƯỜNG TRÌNH
Về việc khởi xướng một cuộc dã ngoại với sự tham gia của nhiều bạn trong lớp khi chưa xin phép gia đình, thầy, cô chủ nhiệm và nhà trường

Kính gửi: Giáo viên chủ nhiệm lớp 7G - cô Cẩm Vân cùng Ban giám hiệu Trường trung học cơ sở Sông Trí

Em tên là: Phạm Quốc Hưng, học sinh lớp 7G Trường trung học cơ sở Sông Trí

Em xin phép tường trình về một sự việc như sau:

Vào chiều ngày 19 tháng 12 năm 2022, sau khi kết thúc môn thi cuối cùng, em và các bạn cùng lớp đã cùng tập trung ở lớp học để trò chuyện. Lúc ấy, mọi người đều rất vui vẻ vì vừa thi xong, lại háo hức vì sắp đến Tết. Thế nên, em đã ngẫu hứng đề nghị cả lớp cùng nhau có một chuyến picnic để đón năm mới và giải tỏa những căng thẳng của kì thi vừa qua. Em gợi ý về việc sau khi ăn xong, thì mọi người cùng nhau tổ chức trò chơi như chương trình cắm trại vậy. Các bạn trong lớp đều nhanh chóng hưởng ứng đề nghị ấy. Một số bạn thì còn băn khoăn vì chưa xin phép giáo viên mà đã tổ chức một hoạt động tập thể như thế. Tuy nhiên, vì quá phấn khích nên em bỏ qua những nghi ngại ấy, và ra sức thuyết phục các bạn cùng tham gia với mình. Thế nên, cuối cùng, chuyến picnic đã có 32 bạn trên 35 bạn của cả lớp.

Em xin cam đoan những điều trên đều đúng với sự thật đã diễn ra. Hiện nay, em đã nhận thức được sai lầm của bản thân khi tự ý tổ chức đi dã ngoại của lớp mình như vậy. Em sẽ tự kiểm điểm bản thân, và xin hứa sẽ không bao giờ tái phạm nữa.

Người viết tường trình

Hưng

Phạm Quốc Hưng

Tham khảo : 

Để chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, nhà trường tổ chức cuộc gặp gỡ, nói chuyện giữa các chú cựu chiến binh tham gia kháng chiến chống Mỹ với học sinh chúng tôi. Đó là một buổi nói chuyện đầy xúc động. Với tôi, cuộc gặp gỡ này càng đặc biệt hơn, bởi vì tôi được vinh dự đại diện cho các bạn học sinh phát biểu những suy nghĩ về tình cảm và trách nhiệm của thế hệ sau với thế hệ cha anh đi trước.

Tôi đã có mặt tại trường từ sáng sớm. Sao tôi thấy hồi hộp quá! Sân trường hôm nay được trang hoàng thật rực rỡ. Phía khán đài, tấm phông xanh nổi bật lên hàng chữ trắng: “Chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12/1944 – 22/12/2009”. Bên dưới là dòng chữ in nghiêng: “Gặp gỡ với những chứng nhân lịch sử”. Dường như một bầu không khí thiêng liêng và vô cùng trang trọng đang bao trùm cả sân trường.

Đúng 7 giờ 30 phút, buổi lễ chính thức được bắt đầu. Tất cả các học sinh đều mặc đồng phục, xếp hàng ngay ngắn. Trên khán đài, thầy hiệu trưởng cùng các thầy cô giáo đã có mặt đông đủ. Cả trường bỗng vang lên tiếng vỗ tay giòn giã. Toàn thể học sinh đứng dậy để chào đón một đoàn khách đặc biệt. Đó là các chú bộ đội, những người trực tiếp tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Sau nghi thức lễ chào cờ, thấy hiệu trưởng đọc bài diễn văn chào mừng ngày 22/12. Cả sân trường im lặng lắng nghe. Thỉnh thoảng, từng tràng vỗ tay nồng nhiệt vang lên, góp phần làm cho buổi lễ thêm phần sôi nổi. Giây phút chờ đợi rồi cũng tới. Một sĩ quan quân đội trong bộ quân phục màu xanh lá cây bước lên trò chuyện với toàn trường. Gương mặt chú kiên nghị và đôn hậu. Giọng nói của chú ấm áp và thân tình. Chú ôn lại những kí ức hào hùng của thế hệ các chú trong cuộc kháng chiến của dân tộc. Có lẽ phần thú vị nhất mà chúng tôi được nghe là những kỉ niệm có thật và xúc động vô cùng giữa thời chiến.

- Với chú, kỉ niệm sâu sắc nhất là trong lúc tham gia chiến dịch ở Nam Lào. Đó là một đêm mưa tầm tã. Đơn vị chú trên đường hành quân qua cánh đồng thì bị địch phát hiện và bắn phá dữ dội. Chú bị thương và lạc đơn vị. Do mất máu quá nhiều nên chú ngất đi. Tỉnh dậy, chú thấy mình nằm trên chiếc chõng tre. Bên cạnh là một bà má với nét mặt lo lắng, đang ngồi chườm khăn lên trán chú. Má đã tận tình chăm sóc chú cho đến khi chú hồi phục trở lại.

Chú im lặng một lúc rồi xúc động nói tiếp:

- Sau này chú mới biết má cũng có con tham gia quân giải phóng và đã hi sinh. Má xem các chú bộ đội như con của mình, luôn chăm sóc các chú rất tận tình. Mấy năm sau, trở lại ngôi làng xưa, chú không còn được gặp má nữa. Má đã mất cách đó không lâu do tuổi già sức yếu.

Mắt chú như nhòa đi. Giọng chú nghẹn ngào, xúc động. Cả trường cũng im lặng hồi lâu.

Sau đó, chúng tôi đã hỏi các chú rất nhiều điều chúng tôi băn khoăn về thời chiến. Các bạn trong lớp tôi rất sôi nổi và hào hứng khi được đối thoại với các chú. Qua đó, chúng tôi đã hiểu hơn rất nhiều về những con người của thế hệ trước, về cuộc kháng chiến gian khổ nhưng hào hùng của dân tộc, về những mất mát đau thương mà cả dân tộc ta đã phải trải qua.

Cuối cùng, tôi thay mặt cho các bạn học sinh đứng lên phát biểu suy nghĩ của mình. Dù rất xúc động và hồi hộp, tôi vẫn nhận thấy ánh mắt khích lệ mà các thầy cô giáo và các bạn cùng lớp dành cho tôi. Điều đó đã giúp tôi thêm tự tin để bước lên, phát biểu bằng chính cảm xúc đang dâng trào trong tôi.

- Thưa các bác, các chú!

Chúng cháu là thế hệ may mắn được sinh ra khi đất nước đã hòa bình, thống nhất. Tuy nhiên, qua buổi gặp gỡ và trò chuyện hôm nay, chúng cháu đã phần nào biết được sự gian khổ và mất mát hi sinh của những người đi trước. Hiểu được điều ấy, chúng cháu càng khâm phục, ngưỡng mộ và tự hào về thế hệ cha anh. Chúng cháu càng trân trọng những giá trị của cuộc sống tự do mà chúng cháu đang được hưởng. Chúng cháu xin hứa sẽ chăm chỉ học tập để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. Cuối cùng, cháu xin thay mặt các bạn học sinh, kính chúc các bác, các chú và gia quyến luôn khỏe mạnh và hạnh phúc. Chúc các bác, các chú có một ngày 22/12 thật vui vẻ và ý nghĩa.

Tôi kết thúc bài phát biểu của mình trong tiếng vỗ tay ủng hộ của các bạn trong trường. Trong tôi dâng lên một niềm tự hào về dân tộc mình, về thế hệ cha anh đi trước của mình. Tôi tự hứa với lòng mình phải sống sao cho thật xứng đáng là con cháu của đất nước Việt Nam anh hùng.