K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài thơ "Mây và Sóng" của Rabindranath Tagore đã vẽ nên một thế giới tưởng tượng đầy màu sắc và diệu kỳ, khơi gợi trong em những cảm xúc vô cùng phong phú. Hình ảnh những người sống trên mây và trong sóng hiện lên thật sinh động, hấp dẫn. Họ là những người vô tư, hồn nhiên, chỉ biết đến vui chơi, ca hát và khám phá thế giới xung quanh. Qua lời mời gọi của họ, em cảm nhận được niềm khao khát tự do, muốn được thoát khỏi những ràng buộc của cuộc sống thực tại để hòa mình vào thiên nhiên rộng lớn. Tuy nhiên, em cũng nhận ra rằng tình yêu thương mẹ là điều thiêng liêng và quan trọng nhất. Em không thể bỏ mẹ để đi theo những người sống trên mây hay trong sóng. Em muốn ở bên mẹ, chơi đùa cùng mẹ và che chở cho mẹ. Trò chơi "Mẹ là trăng, con là mây" và "Mẹ là bờ biển, con là sóng" là những sáng tạo đầy ý nghĩa của em. Những trò chơi này thể hiện tình yêu thương gắn bó giữa em và mẹ, đồng thời cũng thể hiện trí tưởng tượng phong phú và tâm hồn thơ ngây của tuổi thơ. Bài thơ "Mây và Sóng" đã cho em thấy được vẻ đẹp của thế giới xung quanh và tầm quan trọng của tình cảm gia đình. Em yêu thích bài thơ này và sẽ luôn trân trọng những khoảnh khắc được ở bên mẹ.

BT
Bùi Thị Hiên
Giáo viên
19 tháng 3 2024

Em có thể tham khảo bài viết:

Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Tác giả đã xây dựng những cuộc trò chuyện vô cùng thú vị, hấp dẫn. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Niềm hạnh phúc của em là được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Từ đó, chúng ta đã hiểu hơn về tình cảm mẫu tử đẹp đẽ.

18 tháng 3 2024

bài thơ con là

 

BT
Bùi Thị Hiên
Giáo viên
19 tháng 3 2024

Em có thể đưa bài thơ ra nhé. 

18 tháng 3 2024

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Gia đình là tế bào của xã hội”. Thật vậy, đó là nơi nuôi dưỡng, chở che cho mỗi chúng ta từ khi còn bé cho đến lúc lớn, nó luôn ở bên cạnh ta, nâng niu che chở cho mỗi chúng ta. Gia đình là nơi nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi người. Tất cả chúng ta ngồi đây ai cũng đã, đang và sẽ có một gia đình mà chắc rằng nó sẽ không bao giờ được như tôi mơ ước.

Trong quá khứ, tôi đã từng có một gia đình, nơi đã nuôi dưỡng, che chở cho tôi từ lúc mới lọt lòng. Tôi sống trong tình yêu thương, đùm bọc của bố mẹ. Tôi sống, sống trong sự quan tâm, sống trong sự chở che. Rồi dần dần, càng ngày tôi càng núp trong một cái bóng, cái bóng của chính tôi. Chẳng có gì tôi phải đụng tay đến, tôi chẳng được làm những gì mà mình thích. Tất cả phải theo ý bố mẹ.

Bố vẫn thường dạy tôi về cách sống, cách làm người. Nhưng thử hỏi đã bao giờ tôi được làm chính tôi. Tôi luôn tự tạo cho mình một cái vỏ bọc để che giấu đi con người thực sự của mình. Mọi người thấy tôi hay cười nhưng có ai biết, đó chỉ là những nụ cười giả tạo mà tôi cố gắng để che giấu đi nỗi đau của chính bản thân mình. Tôi đã từng ghét chính cuộc sống đó. Nhiều lần, tôi đã cố gắng để thoát ra khỏi cái vỏ bọc ấy. Nhưng rồi, tôi lại càng tiến sâu hơn.

Một ngày nọ, tôi phát hiện ra, bố tôi, người mà luôn che chở, dạy bảo cho tôi lại là một người, một người mà tôi khinh bỉ. Đúng là cha nào con ấy. Tôi tự tạo vỏ bọc cho mình để che giấu con người thật của tôi. Bố tôi cũng thế, ông đã tạo ra cho mình một cái vỏ bọc thật hoàn hảo để che giấu con người mình, lừa gạt tất cả, và cả tôi.

Tôi sống vì cái gì? Gia đình ư? Nhiều lúc tôi đã dẫm đạp lên nó. Tôi tự tách mình khỏi gia đình, và tách ra khỏi chính bản thân tôi. Tôi hoàn toàn là một con người khác.

Nhiều lúc chán cuộc sống giả tạo đó, tôi đã tìm, tìm đến một nơi, một nơi mà ở đó không có sự giả dối, và hơn cả, tôi được làm chính tôi: THẾ GIỚI ẢO. Dẫu biết rằng, tất cả chỉ là ảo, nhưng những gì tôi có thật gấp trăm nghìn lần cái thế giới mà tôi sống.

Ở đó, có người mà tôi yêu, có sự quan tâm, có tất cả những thứ mà thế giới thật đã có, hoặc không có. Tôi đã tìm lại được tiếng cười, cười một cách thật tự nhiên. Có những buổi offline làm tôi nhớ mãi…

Một phút xa nhau vạn phút nhớ
Một lần gặp gỡ vạn lần mơ.

Lạ thật, tôi đã từng mơ về một hạnh phúc được sống trong một gia đình thật, nhưng không ngờ đó chỉ là ẢO… Nhưng không sao, có lẽ đối với tôi đó cũng là một cái gì đó, một thứ gì đó thật khác biệt…

Thật lạ, hôm nay, ngày tôi viết bài văn này cũng là ngày kỉ niệm, ngày chúng tôi gặp nhau trong một gia đình (ẢO). Nhưng tôi đang cố gắng gìn giữ một cái gì đó, dù biết nó chỉ là ẢO và lời nói có thể là giả tạo nhưng ít ra có còn hơn không. Hơn cả, tôi được làm chính tôi. Tương lai, một ngày nào đó tôi cũng sẽ có một gia đình. Gia đình đó sẽ như thế nào đây?

Gia đình. Không biết đối với các bạn, đó là gì? Nhưng đối với tôi, nó là một cái gì đó mà có lẽ cả đời này tôi cũng chẳng bao giờ với tới được.

Tham khảo ạ.

19 tháng 3 2024

Trong truyện "Ếch Ngồi Đáy Giếng", nhân vật con ếch được đặc trưng bằng những đặc điểm tích cực và tiêu cực, qua đó tạo nên sự phong phú và sâu sắc của tác phẩm.

Ở khía cạnh tích cực, con ếch được mô tả là một sinh vật thông minh, linh hoạt và quyết đoán. Trong tình huống khó khăn của việc rơi vào giếng, con ếch không chấp nhận số phận và không ngừng tìm cách để tự cứu mình. Sự khéo léo và quyết tâm của con ếch được thể hiện qua việc nó sử dụng bộ não và sức mạnh cơ bắp để leo lên từng viên đá để cuối cùng có thể thoát ra khỏi cái chỗ chết chóc đó.

Tuy nhiên, con ếch cũng mang trong mình những đặc điểm tiêu cực như sự tự mãn và ngạo mạn. Trong lúc rơi vào giếng, con ếch tỏ ra kiêu căng và không chấp nhận sự giúp đỡ từ người khác, coi thường và phủ nhận lời giúp đỡ của các loài khác như chuột và rắn. Sự kiêu căng này khiến con ếch gặp phải nhiều khó khăn hơn trong việc tự giải thoát.

Tóm lại, nhân vật con ếch trong truyện "Ếch Ngồi Đáy Giếng" là một hình tượng phong phú và đa chiều, kết hợp giữa những phẩm chất tốt và xấu để tạo ra một nhân vật đầy sức hút và ý nghĩa trong tác phẩm.

     
Đọc câu chuyện sau: CON LỪA VÀ BÁC NÔNG DÂN   Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì… Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện sau:

CON LỪA VÀ BÁC NÔNG DÂN

  Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì… Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình.

Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.

                      (Con lừa và bác nông dân. Truyen Dan Gian.Com.)

Thực hiện các yêu cầu:

      Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên ?

Câu 2:Câu chuyện Con lừa và bác nông dân được kể theo ngôi thứ mấy ?

Câu 3 : Trong câu chuyện, con lừa đã rơi vào hoàn cảnh (tình huống) nào ?

Câu 4 : Vì sao bác nông dân quyết định không cứu chú lừa ?

Câu 5 : Theo em, những “xẻng đất” trong văn bản tượng trưng cho điều gì ?

Câu 6 : Chỉ ra trạng ngữ trong câu: “Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng”.

Câu 7: Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất từ câu chuyện trên? Viết thành đoạn văn ( khoảng 5-7 câu)

1
17 tháng 3 2024

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là kể một câu chuyện truyền miệng, sử dụng ngôn từ đơn giản và hình ảnh sinh động để truyền đạt thông điệp.

Câu 2: Câu chuyện Con lừa và bác nông dân được kể theo ngôi thứ ba

Câu 3: Trong câu chuyện, con lừa đã rơi vào hoàn cảnh bị mắc kẹt trong cái giếng sau khi sẩy chân

Câu 4: Bác nông dân quyết định không cứu con lừa vì ông cảm thấy con lừa đã già, và việc cứu nó không có ích lợi gì khi cái giếng cũng cần được lấp lại.

Câu 5: Trong văn bản, "xẻng đất" tượng trưng cho những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống mà con lừa phải vượt qua để tự giải thoát.

Câu 6: Trạng ngữ trong câu "Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng" là "một ngày nọ" và "của một ông chủ trang trại".

Câu 7: Bài học mà tôi tâm đắc nhất từ câu chuyện này là sự quyết tâm và khả năng tự giải quyết vấn đề của con lừa. Dù đối diện với khó khăn và bất lợi, nhưng nó không từ bỏ và tìm cách vượt qua mọi trở ngại. Điều này nhắc nhở chúng ta rằng, trong cuộc sống, chúng ta cũng cần phải kiên nhẫn, quyết tâm và sáng tạo để vượt qua mọi thách thức.

   
24 tháng 3 2024

ahihi

 

24 tháng 3 2024

1+1×1÷1=1

17 tháng 3 2024

vì mãi ko trả lời được

20 tháng 3 2024

hảo hán