Ta mot nguoi than cua em hoac mot nguoi trong gia dinh em (viet ca bai co dung mo bai truc tiep hoac gian tiep,than bai va ket bai mo rong hoac khong mo rong)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vào khoảng 5h30 chiều ngày 10/12/1914, một vụ nổ long trời lở đất đã xảy ra ở West Orange, New Jersey, Mỹ. 10 tòa nhà bên trong nhà máy của nhà phát minh huyền thoại Thomas Edison, chiếm hơn một nửa khu vực này, đã bị nhấn chìm trong biển lửa.
Có khoảng 6-8 đội cứu hỏa đến tiếp cận hiện trường vụ nổ, nhưng ngọn lửa từ hỏa ngục được tiếp sức bởi khối hóa chất khủng khiếp đã nhanh chóng nuốt trọn tất cả.
Theo một bài viết trên tờ Reader’s Digest năm 1961 mà tác giả chính là Charles – con trai của Edison kể lại: Vào thời điểm đó, khi Charles chết lặng nhìn ngọn lửa phá hủy công sức của cha mình, Edison đã bình thản bước về phía cậu. Bằng một giọng trẻ con, Edison đã nói với cậu con trai 24 tuổi của ông rằng, “Hãy đi gọi mẹ của con và tất cả bạn bè của bà ấy. Họ sẽ không bao giờ nhìn thấy ngọn lửa lớn cỡ này một lần nào nữa”. Khi Charles phản đối, Edison nói: “Không sao đâu. Chúng ta chỉ vừa trút bỏ lượng lớn rác mà thôi”.
Sau đó, tại hiện trường đám cháy, câu nói của Thomas Edison đã được tờ New York Times trích dẫn lại, “Dù tôi đã 67 tuổi rồi, nhưng tôi sẽ bắt đầu tất cả lại vào ngày mai”. Ông nói với các phóng viên rằng ông đã mệt lử sau khi sự hỗn loạn được kiểm soát, nhưng ông sẽ vẫn giữ lời và ngay lập tức bắt tay xây dựng lại ngay vào sáng hôm sau mà không sa thải bất cứ nhân viên nào của mình.
Edison có bất cứ phản ứng nào khác không? Trong cuốn sách mới“The Obstacle Is the Way: The Timeless Art of Turning Trials into Triumph” tác giả Ryan Holiday nói rằng không hề có. Chắc chắn Edison có quyền khóc lóc, gào thét trong tức giận, hay tự nhốt mình trong nhà với trạng thái trầm cảm. Thay vào đó, ông đặt nụ cười lên môi và nói với con trai rằng, hãy thưởng ngoạn cảnh tượng đó.
“Để làm nên những điều tuyệt vời, chúng ta cần phải có khả năng chịu đựng những bi kịch và thất bại”, Holiday viết. “Chúng ta phải yêu những gì mình đang làm và tất cả những gì nó đòi hỏi, cả tốt và xấu. Chúng ta phải học cách tìm thấy niềm vui dù có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa”.
Sau khi khảo sát thiệt hại, Edison xác định được số tài sản ông đã mất lên đến 919.788 USD (tương đương 23 triệu USD hiện nay), theo ghi chép của Matthew Josephson. Ngọn lửa đã thiêu rụi các ghi chép và tài liệu gốc vô giá hàng năm. Khoản tiền bảo hiểm mà nhà máy nhận được chỉ đền bù khoảng 1/3 tổng thiệt hại.
Nhưng chỉ 3 tuần sau đó, với một khoản vay lớn từ người bạn của mình Henry Ford, Edison đã xây dựng lại và vận hành một phần của nhà máy. Các công nhân của ông đã làm việc 2 ca và tập trung với năng suất cao hơn bao giờ hết. Edison và nhóm của mình đã tạo ra gần 10 triệu USD doanh thu vào năm sau đó.
Câu chuyện của Edison là một minh chứng hùng hồn của chủ nghĩa khắc kỷ. Holiday giải thích rằng người theo chủ nghĩa khắc kỷ không phải là kẻ vô cảm hay trốn tránh cảm xúc. Họ là những người thực hiện việc kiểm soát cảm xúc của mình bằng cách chấp nhận những thế lực nằm ngoài tầm kiểm soát của họ.
Holiday sử dụng định nghĩa của nhà triết học kiêm nhà văn Nassim Nicholas Taleb để mô tả một người khắc kỷ: Họ là những người “biến nỗi sợ hãi thành sự thận trọng, nỗi đau thành sự biến đổi, lỗi lầm thành sự khởi đầu, và ham muốn thành sự cam kết”.
Nếu bạn chọn cách buồn bã hay giận dữ khi đối mặt với mất mát và thất bại, tốt thôi, Holiday nói, nhưng chỉ khi nó là những chuyện vặt vãnh. Còn khi thảm họa tấn công, bạn phải chấp nhận rằng nó đã xảy ra và bạn không thể thay đổi được quá khứ. Tìm kiếm các cơ hội để vượt qua thách thức mới giúp bạn mạnh mẽ hơn.
Edison không chỉ làm chủ cảm xúc của mình mà còn thấm nhuần tư tưởng này đến các nhân viên. Sau khi ngọn lửa được khống chế, vị Phó chủ tịch kiêm tổng giám đốc công ty A.H. Wilson đã nói với tạp chí Times: “Chỉ có một việc duy nhất phải làm, đó là nhảy vào trong đó và xây dựng lại”.
Các bạn ạ, tuổi thơ chúng ta ai cũng gắn liền với những đồ chơi quen thuộc như búp bê, gấu bông, lật đật,…. Mỗi người đều có sở thích riêng về đồ chơi. Với tôi, món đồ chơi mà tôi thích nhất đó là chú gấu bông đấy.
Lần ấy, bố đi công tác về tặng tôi một món quà trong chiếc hộp kín. Tôi rất hồi hộp không biết đó là gì. Khi mở hộp ra tôi reo lên vì sung sướng: "Ôi, chú gấu bông dễ thương quá!” Đó là một chú gấu nhồi bông mà tôi ước mơ bấy lâu. Chú ta có bộ lông trắng mịn và mượt như nhung, khi sờ tay vào ta có cảm giác như đang sờ vào tấm vải lụa mềm và mát rượi. Gấu ta khoác một chiếc áo màu đỏ tươi có điểm vài hạt cườm lấp la lấp lánh. Cái đầu chú tròn tròn như trái bưởi, đôi tai cũng tròn tròn vểnh lên trông thật là ngộ nghĩnh! Đôi mắt chú đen láy, tròn xoe như hạt nhãn. Thân hình chú ôm rất vừa tay nên tôi thường ôm chú ta mỗi khi đi ngủ.
Những lúc ấy, bốn cái chân mập ú na ú nu của chú cứ dang ra như thể đòi tôi âu yếm vậy. Miệng chú nhỏ nhắn và đỏ hồng trông thật đáng yêu. Trên cổ chú là chiếc nơ màu đỏ được thắt hình con bướm trông yêu ơi là yêu. Mỗi tối học bài xong tôi lại dành thời gian để chơi với gấu bông. Tôi đặt cho cái tên là Daddy. Mỗi khi tôi ôm chú vào lòng và thơm lên đôi má mịn màng của Daddy trông chú ta có vẻ thích thú lắm.
Bây giờ tôi đã lớn và có nhiều thứ đồ chơi khác nhưng Daddy vẫn là người bạn thân thiết nhất của tôi. Tôi luôn giữ gìn chú cẩn thận vì đó là món quà bố tặng tôi: người luôn muốn con mình được vui vẻ và thoải mái.
Tham khảo
Ngày đó em chưa đủ lớn để hỏi tại sao mẹ lại tặng hai con lật đật cho em nữa. Sau này mẹ mới bảo rằng ngày đó em giống như con lật đật, tròn tròn, đáng yêu, hay chạy nhảy, tự ngã lên và tự đứng dậy.
Hai con lật đật của em là một đôi nên có màu sắc giống nhau, chỉ có kích cỡ khác nhau. Mẹ bảo một con là mẹ và một con là con. Con lật đất phải mẹ cao hơn lật đật con một cái đầu. Thực ra hình dáng lật đật giống như số 8, vòng trên bé hơn vòng dưới. Cái đầu của lật đật và thân đều là hình tròn. Nhưng cái đầu nhỏ hơn cái thân một chút để tạo nên sự cân xứng.
Hai con lật đật đều có màu xanh da trời, nhìn rất dịu mắt. Trên gương mặt của lật đật có hai con mắt to và tròn, long lanh như đang nhìn em âu yếm. Cái môi chúm chím màu đỏ nhìn rất dễ thương. Lật đật ít khi mà đứng một chỗ, vì nó không có chân. Lúc ở nguyên một chỗ thì lật đật lắc lư bên này sang bên kia để lấy sự cân bằng. Mặc dù em có xô ngã lật đật thì nó vẫn tự đứng lên được. Đó là đặc điểm riêng có của đồ chơi lật đật.
Những lúc buồn, em thương mang hai con lật đật ra và chơi. Cứ chốc chốc xô nó ngõ rồi thích thú nhìn nó tự đứng lên. Lúc ấy mọi nỗi buồn trong em đều tan biến đi đâu mất vì có hai người bạn thân thiết này bên cạnh.
Lật lật được để trên nóc tủ cao để mỗi lần ngồi học em có thể ngắm nhìn để lấy cảm hứng học bài. Nhiều lúc đi ngủ em cũng ôm lật đật vào lòng và ngủ ngon lành.
Em rất yêu thích hai con lật đật này. Em sẽ giữ nó mãi để làm món quà kỉ niệm của mẹ, cho tuổi thơ.
Tả một đồ chơi mà em thích – Tả con gấu
Em không may mắn như các bạn được cha mẹ mua rất nhiều đồ chơi mới và đẹp, em chỉ có mỗi chú gấu bông tên là Gấu Đen. Thế nhưng em rất yêu mến chú, chú là cả gia tài của em.
Gấu Đen vốn không phải của em, chú trước kia là của chị họ em, chị ấy thấy em không có đồ chơi nên đã tặng nó cho em. Em đặt tên cho chú là Gấu Đen vì chú có bộ lông xám đen, bộ lông giúp chú trông như một con gấu thật trong rừng. Chú khá to và dài, chú chỉ thấp hơn em một cái đầu và bụng chú mập mạp khiến em ôm mỏi cả tay. Em thích nhất là cái đầu tròn lẵn của chú ấy. Cái đầu tròn như một quả bóng có gắn thêm đôi mắt rất to và đen. Gấu Đen của em chẳng bao giờ nhắm mắt vì chú luôn bên cạnh để bảo vệ em. Cái mũi hểnh cong cong như quả chuối làm gương mặt chú trông rất đáng yêu. Chú gấu của em có hai lỗ tai bé xíu như lỗ tai của chú chuột nhắt ngộ nghĩnh. Gấu Đen rất thích ngồi, em đặt gấu ngồi tựa trên ghế, gấu đưa hai tay tròn trịa ra ôm lấy em, hai chân của chú ấy cũng tròn và to hơn cả chân em. Gấu Đen về sống với em cũng được gần 2 năm, mặc dù gấu không còn mới nữa nhưng em lúc nào cũng giữ chú thật sạch sẽ. Em lấy một cái áo thật đẹp ngày xưa em mặc để mặc cho chú những ngày mưa lạnh. Mỗi lần đi học về, em thích nhất là ôm chú vào lòng, chú mềm mại giống như vòng tay của mẹ em và ấm áp như lúc mẹ ôm em. Tối nào học bài, Gấu Đen cũng thức cùng em, gấu ngồi bên cạnh em, em đi ngủ, gấu cũng ngủ cùng em. Mẹ không sinh thêm em bé, vì thế em coi bé gấu như em út. Những buổi trưa em thường đặt gấu lên võng rồi giả vờ hát ầu ơ ru em ngủ.
Bây giờ em không còn buồn phiền và đòi mẹ mua cho đồ chơi nữa vì em đã có Gấu Đen. Gấu Đen không chỉ là món đồ chơi mà em yêu thích, chú ấy còn là người bạn tốt của em. Em cảm ơn chị đã tặng cho em món quà ý nghĩa này.
Tả một đồ chơi mà em thích – Rô bốt chiến đấu
Sinh nhật của em là ngày 1 tháng 6. Đó cũng là ngày Quốc tế Thiếu nhi. Ngày sinh năm nay, em nhận được món quà vô cùng thích thú: một rô bốt chiến đấu.
Rô bốt của dì em gửi tặng, nó vượt qua gần năm trăm cây số, từ miền Trung cát trắng, theo đường bưu điện và đến kịp tay em vào ngày sinh. Rô bốt mặc áo giáp, cao tám mươi phân, toàn thân làm bằng nhựa cứng tốt với hai màu xanh dương và xám bạc. Đầu rô bốt to bằng trái cam, đeo mặt nạ hình hột xoài. Cánh tay,chân rô bốt cuồn cuộn bắp thịt. Mồi tay rô bốt cầm một súng máy. Rô bốt mặc áo màu xám bạc có huy hiệu ngôi sao vàng. Chân rô bốt đi giầy đế rất to, vững vàng. Rô bốt hoạt động bằng pin, có nút điều khiển ở sau lưng. Khi em bấm nút khởi động, rô bốt tiến lên phía trước, hai tay đưa súng máy lên cao. Từ nòngsúng máy, ánh sáng lóe như tia lừa điện màu xanh đỏ, đèn vàng ở ngôi sao giữa ngực lấp lánh. Mỗi bước đi của rô bốt nhịp nhàng với tiếng “sè sè chiu chiu" của súng máy. Sau mặt nạ bạc, đôi mắt rô bốt sáng đòn màu xanh dương nhấp nháy từng hồi rất đẹp. Rô bốt tiến lên theo đường thẳng, nó không tự mình đổi hướng được. Điều này làm em hơi buồn, nhưng mẹ nói rô bốt đổi hướng được rất đắt tiền, dì đã rất yêu em mà gửi cho em một chiến binh rô bốt to, rất oách rồi. Em không chơi rô bốt thường xuyên. Mỗi khi có bạn đến, em mới đem ra cùng chơi hay dùng rô bốt đê dỗ em trai em cho nó đừng quấy mẹ. Sau mỗi lần chơi như thế, em đặt rô bốt cẩn thận vào tủ kính, để bày cho đẹp và giữ gìn rô bốt được mới lâu.
Em rất vui có chiến binh rô bốt khổng lồ này. Rô bốt giúp em vui sau những giờ học mệt mỏi, còn giúp em chơi với em trai để mẹ làm việc. Bảo rô bốt bảo vệ em mắt em trai em tròn xoe nhìn em rất chăm chú, đáng yêu làm sao. Em gửi thư cảm ơn dì về món quà dì tặng. Em giữ gìn rô bốt cẩn thận, để dành cho em trai của em chơi nữa.
Ngày xửa ngày xưa, trong khu rừng nọ, có một con Cáo già tinh ranh, độc ác. Nó thường nghĩ ra đủ mưu mẹo để lừa những con vật nhẹ dạ, cả tin, biến thành mồi ngon cho nó.
Sáng hôm ấy, trên đường đi kiếm ăn, Cáo nhác trông thấy chú Gà Trống có cái mào đỏ chót rung rinh, bộ lông bóng mượt, đôi chân vàng rực bám chắc vào cành cây. Chú Gà Trống đang mê mải gáy vang, chào đón Mặt trời, báo hiệu cho tất cả muông thú trong rừng biết một ngày mới đã bắt đầu.
Cáo ta thèm chảy dãi. Nó nghĩ bụng: “Chà ! Thịt chú Gà Trống kia chắc là ngon tuyệt! Mình phải dụ cho Gà Trống xuống đất thì mới vồ được!”. Cáo ngoác mồm cười rồi đon đả ngỏ lời:
- Kìa! Xin chào anh bạn quý mến của tôi! Mời anh xuống đây nghe tôi báo tin vui này: Từ giờ trở đi, muôn loài sống trong rừng sẽ kết thành bè bạn. Tôi sung sướng lắm nên muốn báo cho bạn hữu xa gần đều biết. Nào! Gà Trống ! Xin đừng e ngại, hãy xuống nhanh để tôi hôn bạn, bày tỏ tình thân ái!
Nãy giờ, Gà Trống vẫn yên lặng nghe Cáo dụ dỗ nhưng trong lòng thì chẳng lạ gì trò lừa bịp của Cáo. Muốn doạ cho Cáo sợ, Gà Trống nhanh trí bảo:
- Cảm ơn anh Cáo đã có lòng tốt! Từ nay trở đi, Gà và Cáo chung sống hoà bình với nhau thì quả là chẳng có tin mừng nào hơn! Ô kìa! Tôi thấy có hai anh chó săn đang chạy lại phía này. Chắc là họ cũng vội vàng đi loan tin vui như anh vậy!
Nghe thấy thế, Cáo hồn bay phách lạc, quắp đuôi, co cẳng chạy biến. Gà Trống khoái chí cười khì:
- Rõ là phường gian dối, hèn nhát! Ngữ ấy thì làm gì được ai!
Trong gia đình, vì em là con út nên ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.
Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Mẹ em may và thêu rất đẹp, đặc biệt là may áo dài, thường ngày mẹ hay mặc bộ đồ bộ gọn gàng, khi đi dạy học mẹ mặc những bộ áo dài cũng do mẹ tự may trông thật duyên dáng, sang trọng.
Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ giao cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo… Còn ba thì phụ mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thỉnh thoảng mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến mẹ luôn đón tiếp nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Sáng mẹ là người thức dậy sớm để chuẩn bị thức ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Buổi tối, mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em, sau đó mẹ ngồi chấm bài, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết lên lớp ngày mai ở trường… Mẹ rất nhân hậu, hiền từ, khi lên lớp mẹ xem học trò như các con của mình, cũng dìu dắt thương yêu hết mực nên mẹ được rất nhiều học sinh yêu mến. Khi em phạm lỗi, mẹ chỉ nhắc nhỡ chứ không mắng và cũng chưa đánh em bao giờ.
Mẹ em thật đáng quí, em luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ. Mỗi khi được mẹ ôm ấp, nằm trong lòng mẹ em cảm thấy thật ấm áp. Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em… Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!
Tấm lòng của mẹ là biển cả bao la đối với con, và con hiểu rằng không có ai thương con hơn mẹ. Ôi, mẹ kính yêu của con. Con yêu mẹ hơn tất cả mọi thứ trên cõi đời này và vì mẹ chính là mẹ của con. “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ….
Từ nhỏ, em đã sống với bà ngoại vì bố mẹ em đi làm xa nhà, bà là người luôn yêu thương và dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho em.
Bà em đã gần 70 tuổi. Dáng bà cao và tóc vẫn còn đen lắm. Bà luôn quan tâm đến em từ bữa ăn đến giấc ngủ. Sáng nào bà cũng dạy sớm chuẩn bị bữa sáng cho em, hôm thì cơm rang, hôm lại xôi hoặc bánh mì. Buổi trưa, bà lại nấu ăn chờ em đi học về.
Bà ngoại em là người rất nghiêm khắc. Bà luôn nhắc em phải đi học và ăn ngủ đúng giờ, giờ nào làm việc ấy. Có những lúc em đi xin bà đi chơi nhưng về muộn, bà nhắc nhở em và yêu cầu em viết bản kiểm điểm sau đó đọc cho bà nghe. Bà không bao giờ mắng hay nói nặng lời với em, bà bảo em là con gái nên chỉ cần bà nói nhẹ là phải biết nghe lời. Có những lúc em được điểm kém, bà giận lắm, bà bảo em phải luôn cố gắng học để bố mẹ ở xa yên tâm làm việc. Cuộc sống tuy thiếu thốn tình cảm của bố mẹ, nhưng bù lại em lại nhận được tình yêu thương chăm sóc của bà ngoại, điều đó làm cho em cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Những buổi chiều cuối tuần, được nghỉ học, em lại giúp bà công việc gia đình như dọn dẹp nhà cửa, rửa bát và nhổ tóc sâu cho bà. Buổi tối hai bà cháu cùng xem phim, và bà lại kể cho em nghe về lịch sử và có rất nhiều những kỉ niệm trong quá khứ của bà. Bà là người dạy em tất cả mọi điều trong cuộc sống từ nết ăn, nết ở sao cho vừa lòng mọi người. Chính vì điều này nên dù ở trên trường hay ở nhà, em vẫn luôn được mọi người khen là con ngoan, trò giỏi. Mỗi lần đi họp phụ huynh cho em, bà vui lắm, vì thành tích học tập của em luôn đứng nhất, nhì lớp. Khi về tới nhà, bà thường gọi điện báo tin cho bố mẹ em biết về kết quả học tập của em, và bố mẹ lại khen ngợi em.
Em luôn trân trọng và biết ơn bà ngoại của em, bởi bà là người đã vất vả nuôi dạy em nên người. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để bà và bố mẹ luôn cảm thấy hài lòng và tự hào về em.