Những đặc sắc nghệ
thuật của văn bản
Nội dung chủ đề đặt
ra trong bài thơ?
Ý nghĩa bài học rút ra từ bài thơ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đây là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
Truyện “Sự tích Hồ Gươm” thuộc thể loại nào?
A. Truyền thuyết về người anh hùng.
B. Truyền thuyết về thời kì dựng nước.
C. Truyền thuyết về địa danh.
Đáp án: Cả A và C .
- Hok T -
Trả lời :
Suy nghĩ: Em cho rằng
+ Dế Mèn không phải là kẻ độc ác.
+ Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Dế Choắt là do tính tình kiêu căng, tự mãn và xốc nổi của Dế Mèn chứ không phải Dế Mèn cố ý hại chết, gây hiểu lầm cho Cốc.
+Sau khi Dế choắt chết, Dế Mèn cũng đã rất ân hận và dằn vặt bản thân.
~ HT ~
dế mèn ko phải là kẻ ác kẻ xấu vì dế mèn đang trong độ tuổi thanh niên muốn chứng tỏ mình nên đã làm những việc xấu như quát mấy chị cào cào , đá mấy anh Gọng Vó , việc làm tai hại nhất là đã trêu mụ Cốc khiến cho Dế Choắt phải chết , từ sau cái chết của Dế Choắt ,
Dế Mèn đã bỏ thói kiêu căng và sống chan hòa với mọi người
Tôi yêu quê hương tôi như yêu mẹ, yêu cha. Quê hương chính là một phần máu thịt của tôi, bởi vậy mà khi nhắc về quê hương lòng tôi không khỏi bồi hồi, xao xuyến. Dù tất ít khi có cơ hội được về thăm quê nhưng mỗi chuyến về quê đều khiến tôi cảm thấy yêu thương và hạnh phúc đến lạ .
Tôi còn nhớ đó là mùa hè năm tôi lớp 4, được ngoại lên dẫn về quê chơi. Thôn quê của tôi có dòng sông nhỏ trôi lững lờ, có cánh đồng lúa chín vàng nặng trĩu hạt. Thôn quê tôi có con đường làng rợp bóng tre xanh, có cây đa nơi đình làng đầu ngõ. Và thôn quê tôi có cánh chim non, cánh cò trắng bay nghiêng trên vòm trời khi chiều xuống. Tất cả đều thật đẹp biết bao. Hồn quê đẹp là thế nhưng tình quê còn đẹp hơn, nó ăn sâu vào trong nếp nghĩ, nếp sống của người dân nơi đây.
Tôi trở về trong vòng tay yêu thương của ngoại và sự chào đón của cô dì chú bác, những người hàng xóm và lũ trẻ con trong xóm nữa. Cô Năm hỏi han gia đình, khen tôi dạo này lớn phổng ra, xinh đáo để. Dì Mai thì bảo mẹ Lan nuôi khéo thật, mới đó mà sắp thành thiếu nữ, rồi mọi người hỏi thăm công việc của bà mẹ, kể cho tôi nghe chuyện chị Hai con cậu Tuấn vừa đậu thạc sĩ, bé Hà con dì Lan sắp vào lớp một,...những cuộc chuyện trò cứ thế rôm rả khắp nhà, ai cũng chào đón và chăm sóc khiến tôi cảm giác mình như một người rất đặc biệt vậy.
Đến sớm mai, tôi được dịp dậy sớm cùng bà ra vườn. Giờ đây tôi mới có thời gian ngắm nhìn kỹ ngôi nhà yêu quý của bà. Ngôi nhà cấp bốn khá khang trang được sơn màu xanh nước biển, mái ngói đỏ tươi, sân nhà rộng rãi và sạch sẽ. Trong khu vườn đầy những rau xanh mướt và những hàng trái cây bưởi, xoài và ổi. Hương quả chín thơm lừng hoà trong hương hoa ổi được gió nhẹ mang đi thoang thoảng vô cùng dễ chịu. Bầy chim hót lanh lảnh trên bụi tre cuối vườn hoà thêm vào thiên nhiên khúc nhạc đầy sôi động. Một vài bác nông dân ra đồng từ sớm để tránh cái nắng oi bức của trưa hè. Tôi cùng bà tưới nước cho rau rồi tranh thủ hái một ít để đem vào nâu cánh cho bữa trưa. Hai bà cháu vừa làm vừa kể chuyện thật vui vẻ.
Mấy trẻ hàng xóm tranh thủ qua chơi với tôi, chúng tôi chơi trò đuổi bắt, bắn bi,...chơi với lũ bạn thật tuyệt, lâu rồi tôi mới có được cảm giác thoải mái như vậy. Rồi khi chiều về, chúng tôi ra đồng để mò ốc, đó là công việc thú vị hấp dẫn tôi nhất. Quanh những bờ mương, ruộng lúa, chúng tôi lần theo, bắt những chú ốc đang mải mê ngủ quên mang về. Lũ trẻ chúng tôi thích thú trước nồi ốc thơm lừng mùi chanh sả, vừa ăn vừa kể chuyện ở trường, ở lớp cho nhau nghe.
Mới đó mà đã hơn một tuần ở lại quê, tôi phải tạm biệt mọi người lên thành phố. Dù thời gian nghỉ hè còn nhiều nhưng tôi phải lên để còn giúp mẹ chăm em, dọn dẹp nhà cửa. Mọi người chia tay nhau trong sự lưu luyến khôn nguôi, cô dì gửi người con gà, người thì chục quả trứng ,ít long đỗ biểu gia đình. Thế đấy, những món quà chẳng có gì là to tát, bình dị mà ấm áp tình quê. Bởi thế mà dù đi đâu, tôi có bao giờ quên được quê hương mình.
Của văn bản nào vật bạn