Có 1 cô gái đứng giữa đường đông người cởi áo.Hỏi tại sao ko ai để ý? (đừng nghĩ bậy nha) =)))
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
cô giáo cho ôn phần nào thì ôn phần đấy,hỏi câu ngớ ngẩn thế e trai
Bài làm
~ Tự làm. ~
Mùa thu là một mùa khiến bao người ta say ngất ngây vì mùa này rất ấm áp, nó chan hòa giữa của mùa hè và mừa đông. Mùa thu đẹp nhất là khi ở trên dòng sông Hương.
Từ xa nhìn lại, dòng sông Hương giống như một dải lụa đào mềm mại vắt ngang qua thành phố Huế. Sông Hương được mệnh danh là dòng sông thơ mộng và trữ tình, quả thật là vậy bởi mùa thu nào trên sông Hương cũng mang một vẻ đẹp khác biệt.
Mùa hè qua đi nhường chỗ cho mùa thu bước đến. Những buổi chiều mùa thu chúng ta rất dễ bắt gặp hình ảnh những cô sinh viên trong bộ áo dài trắng cùng những chiếc nón dạo bước xung quanh bờ sông. Trong ánh hoàng hôn rực rỡ, hình ảnh những cô gái cứ như thục như mơ làm say đắm biết bao người. Mùa này, lá của những cây bóng mát bao quanh hồ đã bắt đầu chuyển sang màu vàng cam tuyệt đẹp. Những chiều mùa thu đứng trên cây cầu bắc ngang sông Hương mà nhìn xuống mặt nước lấp lánh ánh hoàng hôn chúng ta sẽ cảm nhận được rõ hơn vẻ đẹp của song sông này. Bạn đã từng một lần ngồi trên chiếc thuyền Rồng lững lờ trôi mà lắng nghe những bài dân ca đậm đà bản sắc do những nhạc công trẻ tuổi biểu diễn, hay lặng lẽ ngắm nhìn ánh trăng bàng bạc trên mặt nước sóng sánh? Em chắc chắn bất cứ ai cũng sẽ đắm chìm trong cái không gian thơ mộng khoáng đạt ấy, nghe văng vẳng từ xa tiếng chuông chùa Thiên Mụ hoặc có thể lơ đãng ngắm ngọn tháp Phước Duyên. Dòng sông Hương ở Huế được mệnh danh là dòng sông của thơ ca nhạc họa, là nguồn cảm hứng cho các họa sĩ, nhà văn, nhà thơ sáng tác ra những bài thơ, bài ca ca ngợi vẻ đẹp nơi đây.
Sông Hương là con sông đẹp và vô cùng thơ mộng, là dòng sông mà ai đã từng một lần chiêm ngưỡng thì mãi mãi sẽ không bao giờ có thể quên. Em cũng vậy, hình ảnh dòng sông Hương cùng vẻ đẹp của nó vẫn luôn in sâu trong tâm trí em từ bây giờ cho đến mãi về sau.
# Học tốt #
Một ngày bận rộn, hối hả sắp qua đi. Ánh nắng chiều đang nhạt dần trên xóm nhỏ quen thuộc, rải nhẹ trên mặt sông lấp lánh. Những bộn bề, lo âu của cuộc sống, những âm thanh ồn ào, náo nhiệt dường như lắng lại dưới dòng sông quê tĩnh lặng. Cảnh hoàng hôn trên sông quê em thật đẹp.
Mặt trời đang từ từ khuất bóng sau lũy tre làng, để lại cả một khoảng trời đỏ rực. Những đám mây điệu đà khoác lên mình chiếc áo rực rỡ dạo chơi cùng gió. Những tia nắng ấm áp cuối ngày nhẹ nhàng đáp xuống cảnh vật, vuốt nhẹ trên mặt sông trông lấp lánh, đẹp đến lạ kì. Dòng sông quê tĩnh lặng, làn nước trong veo in bóng mây trời tạo nên một bức tranh sơn mài tuyệt đẹp. Bên bờ những bãi bồi, nương dâu xanh mướt đang đung đưa trong gió. Nàng tre yêu kiều thả dáng, soi mình xuống dòng nước chải mái tóc xanh rờn. Thi thoảng những chiếc lá tre già theo làn gió mát rượi đậu nhẹ xuống mặt nước, trôi dạt theo dòng, trông xa như những chiếc thuyền nhỏ. Bên dòng sông ấy, con đường quê lại đang tấp nập người qua lại. Những em học sinh mới tan học đang tung tăng trở về. Các bà, các mẹ đi chợ chiều về, những bác nông dân đi làm đồng về, cười nói vui vẻ xua đi những mệt mỏi của một ngày làm việc cực nhọc.
Hoàng hôn buông xuống cũng là lúc một ngày làm việc của người dân quê em kết thúc. Thế nhưng trên dòng sông quê nhịp sống bấy giờ mới bắt đầu. Những chiếc thuyền nhỏ bơi dọc con sông thả lưới bắt cá. Đâu đó vang vọng tiếng hò dô kéo lưới như một khúc ca hùng tráng làm cho dòng sông yên tĩnh trở nên nhộn nhịp hơn lúc nào hết. Những con cá tươi ngon mắc đầy lưới báo hiệu một buổi đánh bắt bội thu. Bên bờ sông có mấy cô, mấy chị đang giặt giũ chiếu chăn. Tiếng đập nước rộn rã vui tai, những bọt nước lăn tăn làm đám mây in hình dưới sông vỡ ra thành những mảnh nhỏ như chiếc kẹo bông.
Sông quê gắn với tuổi thơ mỗi người dân quê em với biết bao kỉ niệm đặc biệt là vào buổi hoàng hôn. Đó là những buổi đùa nghịch trên bãi bồi ven sông, đắp cát thành lâu đài hay những hình thù kì quái. Đó là những buổi rủ nhau đi mò ốc sau giờ học. Những con ốc to nấu cùng với nải chuối xanh đã trở thành một hương vị mà tận sau này cũng khó có thể quên. Hay chăng đó là những ngày hè nóng nực bơi lội dưới sông cùng lũ bạn. Dòng sông hiền hòa, mát lành nhẹ nhàng ôm ấp chúng em vào lòng như người mẹ hiền dịu. Tiếng cười đùa vui vẻ vang vọng khoảng trời đỏ rực hòa vào kí ức tuổi thơ.
Cảnh hoàng hôn trên sông quê em thật thanh bình, yên tĩnh. Nó như một khoảnh khắc kì diệu, một món quà tuyệt đẹp mà thiên nhiên đã trao tặng cho người dân quê em, trở thành một mảnh ghép của thời ấu thơ đi theo mỗi người tới con đường mai sau.
bạn vào trang web kitudacbiet.com.vn là có kí tự đặc biệt nhé
Bài làm :
1. Em hãy dựa vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ lục bát ở chú thích để nhận dạng thể thơ của đoạn thơ được trích, dịch trong Bài ca Côn Sơn về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần.
Trả lời:
Thể thơ của đoạn thơ được trích dịch trong bài Bài ca Côn Sơn là lục bát.
- Số câu: không hạn chế, nhưng tối thiểu phải có hai câu, một câu 6 đứng trước và một câu 8 đứng sau.
- Số chữ: một cặp lục bát (6 – 8) có 14 chữ.
- Hiệp vần: vần chân và vần lưng.
+ Chữ thứ 6 của câu sáu hiệp với chữ thứ 6 của câu 8 (vần lưng).
+ Chữ thứ 8 của câu tám hiệp với chữ thứ 6 của câu 6 (vần chân).
- Tất cả những hiệp vần đều thanh bằng.
2. Em hãy đếm trong đoạn thơ có mấy từ ta và trả lời các câu hỏi:
a. Nhân vật ta là ai?
b. Hình ảnh và tâm hồn của nhân vật ta hiện lên trong đoạn thơ như thế nào?
c. Tiếng suối chảy rì rầm được ví với tiếng đàn cầm. Đá rêu phơi được ví với chiếu êm. Cách ví von đó giúp em cảm nhận được gì về nhân vật ta?
Trả lời:
Trong đoạn thơ có năm từ ta.
a) Nhân vật ta là Nguyễn Trãi thi sĩ.
b) Từ việc nghe tiếng suối mà tưởng như tiếng đàn, ngồi trên đá tưởng như ngồi chiếu êm, nằm dưới bóng mát mà ngâm thơ nhàn. Qua những việc đó, nhân vật ta hiện lên với tư cách một con người thảnh thơi, đang thả mình vào cảnh trí Côn Sơn: một Nguyễn Trãi rất mực thi sĩ.
c) Tiếng suối chảy đước tác giả ví với tiếng đàn, rêu trên đá được ví với chiếu êm, cách ví von này cho thấy tác giả là người giàu tình cảm với thiên nhiên, coi thiên nhiên như những người tri kỉ. Cách miêu tả ấy cũng cho thấy đây là một người nghệ sĩ tinh tế, giàu trí tưởng tượng.
3. Cùng với hình ảnh của nhân vật ta, cảnh tượng Côn Sơn được gợi tả bằng những chi tiết nào? Nhận xét về cảnh tượng Côn Sơn.
Trả lời:
Cùng với hình ảnh của nhân vật ta, cảnh tượng Côn Sơn được miêu với các chi tiết: có suối chảy rì rầm, có bàn đá rêu phơi, có rừng trú: xanh, có bóng mát. Côn Sơn đúng là một cảnh trí thiên nhiên khoáng đạt, thanh tĩnh.
4. Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh nhân vật ta ngâm thơ nhàn trong bóng râm mát của trúc bóng râm? Từ đó, em thử hình dung thi sĩ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn là con người như thế nào?
Trả lời:
Nhân vật ta ngâm thơ nhàn trong màu xanh mát của bóng trúc râm. Hình ảnh đó cho thấy một sự giao hòa tuyệt đối giữa con người với cảnh vật. Từ sự giao hòa đó, ta thấy Nguyễn Trãi vừa là một con người có nhân cách thanh cao, vừa là một con người có tâm hồn thi sĩ. Tất cả dựa trên một triết lí sâu xa: con người và thiên nhiên là một.
5. Hãy chỉ ra hiện tượng dùng điệp từ trong đoạn thơ và phân tích tác dụng của điệp từ đối với việc tạo nên giọng điệu của đoạn thơ.
Trả lời:
- Điệp từ trong đoạn thơ: Côn Sơn : điệp 2 lần; ta: điệp 5 lần; trong: điệp 3 lần; có: điệp 2 lần.
- Tác dụng:
+ Thể hiện sự phong phú đa dạng của cảnh.
+ Niềm say đắm của người ngắm cảnh.
+ Tạo nên tiết tấu nhịp nhàng của bài thơ.
LUYỆN TẬP
1. Cách ví von tiếng suối của Nguyền Trãi trong hai câu thơ “Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” và của Hồ Chí Minh trong câu thơ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” (Cảnh khuya) có gì giống và khác nhau?
Trả lời:
So sánh cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi trong hai câu thơ "Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” và của Hồ Chí Minh trong câu thơ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa", ta thấy có những điểm sau:
- Cách ví von đó, cả hai đều là sản phẩm của những tâm hồn thi sĩ, những tâm hồn có khả năng hòa nhập với thiên nhiên.
- Tuy có khác nhau, một ví tiếng suối với tiếng đàn, một ví tiếng suối với tiếng hát, nhưng tiếng đàn hay tiếng hát cũng đều là âm nhạc cả. Cho nên cách đón nhận tiếng suối cả hai xem như giống nhau.
2. Học thuộc lòng đoạn trích Bài ca Côn Sơn.
Câu 1 (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Bài thơ viết theo thể lục bát : tối thiểu có một cặp câu 6(lục)-8(bát). Cách hiệp vần: tiếng cuối của câu sáu vần với tiếng thứ sáu của câu tám, tiếng cuối của câu tám lại vần với tiếng cuối của câu sáu.
Câu 2 (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Đoạn thơ có năm từ ta :
a. Nhân vật ta là nhà thơ.
b. Hình ảnh và tâm hồn nhân vật ta : người yêu và hòa hợp với thiên nhiên, một thi sĩ có tâm hồn phóng khoáng, nhân cách thanh cao.
c. Cách ví von cho thấy tâm hồn yêu thiên nhiên của nhân vật ta. Đồng thời thể hiện sự tinh tế, óc tưởng tượng của người thi sĩ.
Câu 3 (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Cảnh tượng Côn Sơn rất đẹp tựa tranh, nên thơ, khoáng đạt, êm đềm, thanh tĩnh qua các chi tiết “suối chảy rì rầm”, “đá rêu phơi”, “thông mọc như nêm”, “trúc bóng râm”, đặc biệt là có người thi sĩ “ngâm thơ nhàn”.
Câu 4* (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Hình ảnh ta ngâm thơ nhàn trong màu xanh mát của trúc bóng râm cũng chính là chân dung thi sĩ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn. Hình ảnh của những bậc thánh nhân quân tử thường thấy trong thơ văn xưa, an nhàn hòa hợp với thiên nhiên, như người tiên cõi phàm trần.
Câu 5 (trang 81 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Hiện tượng điệp nhiều lần điệp từ trong đoạn thơ : Côn Sơn – 2 lần, ta – 5 lần, như – 3 lần, có – 2 lần.
- Tác dụng điệp từ với việc tạo nên giọng điệu đoạn thơ : nổi bật nhân vật và vẻ đẹp thiên nhiên, tạo giọng điệu êm ái, du dương và uyển chuyển cho câu thơ
Trong bài thơ Bánh trôi nước, bằng cách ẩn dụ sinh động là chiếc bánh trôi, người nữ sĩ tài hoa Hồ Xuân Hương đã vẽ nên vẻ đẹp trong trắng, son sắt của người phụ nữ và thể hiện sự cảm thông với thân phận của họ trong xã hội phong kiến đầy bất công. Nét đẹp trong trắng ấy đã được thể hiện qua câu:
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn".
Rồi hai câu sau là số phận trớ trêu và phụ thuộc của người phụ nữ. Ở đây, câu tục ngữ :
"Bảy nổi ba chìm"
đã được sử dụng rất tài tình nhằm khắc họa thân phận ấy với câu thơ:
Bảy nổi ba chìm với nước non".
Không chỉ có cuộc đời lênh đênh, họ còn phụ thuộc vào người khác, khi mà:
"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".
Nhưng dù có cuộc đời bất công và lênh đênh đến thế, họ vẫn mang trong mình "tấm lòng son", tấm lòng thủy chung son sắt của người phụ nữ Việt:
"Mà em vẫn giữ tấm lòng son".
Bài thơ cho ta hiểu thêm về người phụ nữ trong xã hội phong kiến và tài năng thơ phú của Hồ Xuân Hương.
Giống nhau: đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc,tâm trạng của chủ thể trữ tình
Khác nhau:
- Trong bài Bạn Đến Chơi nhà của Nguyễn Khuyến:
+ ta: tác giả (Nguyễn Khuyến)
+ ta: khách (bạn)
=> quan hệ gắn bó hòa hợp. Chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.
- Trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:
+ ta: đều chỉ tác giả (Bà Huyện Thanh Quan)
=> tâm trạng buồn, cô đơn. Chỉ một người, một tâm trạng.
a) "Hay"
-Bộ phim này hay quá!
-Tôi nhớ anh lắm, anh có hay?
-Cậu thấy tớ mặc váy hay quần thì đẹp hơn?
-Mình hay ngủ quên lắm!
Hok tốt nha^^
1. Thân chính có dạng hình trụ, trên thân lại có nhiều cành.
2. Trên đỉnh của thân chính và cành có chồi ngọn.
3. Dọc thân và cành có chồi nách, ở kẽ lá là chồi ngọn.
4. Thân thì mọc cành, còn cành thì mọc chồi ngọn.
nhìn con ma nơ canh lm j , mỏi mắt
TL :
Vì cô ta cởi áo khoác
.Hoặc và cô ta cởi áo mưa
Chúc bn hok tốt ~