K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 11 2019

kham khảo

Nói không với rác thải nhựa

vào thống kê 

hc tốt 

Rác thải nhựa đang là vấn đề nhức nhối mang tính toàn cầu. Cùng chung nỗ lực của các nước trên thế giới, Việt Nam đã và đang tích cực hành động mạnh mẽ, đề xuất các sáng kiến và tham gia các cơ chế hợp tác toàn cầu, khu vực để giải quyết vấn đề rác thải nhựa, đặc biệt trong bối cảnh tác động, ảnh hưởng của rác thải nhựa ngày càng gia tăng.

Nhưng để “Nói không với rác thải nhựa” lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng và mang lại hiệu quả cao nhất, phải bắt đầu từ ý thức của mỗi người dân.

Bài làm

Một trong những hệ quả của xã hội hiện đại đó là ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường hiện nay trở nên nghiêm trọng như vậy một phần là do hành động xã rác bừa bãi của con người.

Xả rác bừa bãi là hiện tượng vô cùng nhức nhối trong xã hội ngày nay. Nó xảy ra ở khắp mọi nơi, trong công viên, vỉa hè hay thậm chí là ở những di tích lịch sử, khu danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Ở nông thôn, ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những bãi rác nằm ngổn ngang bên vệ đường, bốc mùi hôi thối và ngập tràn ruồi bọ. Những con sông, con mương vốn trong xanh bỗng thấy có những túi ni lông nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Còn ở thành phố thì sao? Người ta ăn xong một que kem, cái kẹo, uống xong một chai nước thì tiện tay vứt luôn xuống vỉa hè hay lòng đường. Các hàng quán, cơ sở sản xuất không được quản lí chặt chẽ nên lén lút vứt rác xuống cống, rãnh, ao, hồ. Thậm chí, ở một số điểm du lịch, mặc dù đã có biển cấm xả rác, khách du lịch vẫn thản nhiên vứt luôn vỏ kẹo, chai nước xuống, biện hộ rằng mình “lỡ tay”, ỷ lại vào những người làm công tác dọn dẹp, vệ sinh.

Chỉ một hành động thiếu ý thức nhưng lại kéo theo những hậu quả vô cùng nặng nề. Rác không được xử lí sẽ bốc mùi, chất độc hại đó bay vào không khí, ngấm vào đất, nước làm hủy hoại môi trường ở nơi đó. Rác tồn đọng còn làm tắc cống rãnh, ao hồ, gây ngập úng vào mùa mưa lũ, gây mất cảnh quan đô thị. Những bãi rác cũng là nơi trú ẩn của nhiều loài ruồi, muỗi, sinh vật kí sinh, tiềm tàng khả năng lây bệnh cho con người. Hơn nữa, hành động xã rác bừa bãi thể hiện một con người thiếu văn hóa, thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. Một người vô ý thức cũng kéo theo những người khác có hành vi tương tự.

Hành động xả rác bừa bãi bắt nguồn từ sự thiếu ý thức của chính bản thân con người. Họ không hiểu hết những hậu quả mà xả rác bừa bãi gây ra, đồng thời ỷ lại vào những người có nhiệm vụ dọn dẹp, vệ sinh môi trường. Ở nông thôn, đó còn là vì thiếu cơ sở xử lí rác thải, dẫn đến những bãi rác tự phát không có sự cho phép của chính quyền.

Để chung tay xây dựng một môi trường xanh- sạch- đẹp, chúng ta hãy cùng ngăn ngừa việc xả rác bừa bãi. Mỗi người hãy tự ý thức về hành vi của mình, bỏ rác đúng nơi quy định, đồng thời nhắc nhở nếu thấy người nào có ý định xả rác bừa bãi. Các tổ chức, cơ quan chính quyền cần tuyên truyền cho mọi người hiểu về hậu quả của xả rác bừa bãi cũng như ô nhiễm môi trường, thường xuyên vận động người dân tham gia các chiến dịch bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh làng xóm. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần đầu tư xây dựng những khu xử lí rác thải tân tiến, hiện đại, có đội thu gom để rác không còn tập trung một chỗ. Rác thải nên được phân loại để tái chế, làm phân bón cho cây xanh, hạn chế tối đa việc thải ra môi trường. Đối với những hộ chăn nuôi, làm hầm bio gas là một cách hữu ích để tận dụng chất thải động vật, đồng thời không gây ô nhiễm môi trường.

Vứt rác bừa bãi là một hành động vô ý thức đáng bị phê phán và lên án. Vì thế, để cải thiện môi trường sống xung quanh chúng ta, mỗi người hãy tự tạo lập ý thức vứt rác đúng nơi quy định, cùng nhau xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại, không còn rác thải.

# Học tốt #

4 tháng 11 2019

Nguồn : Mạng

 DÀN Ý:
I. Mở bài:giới thiệu sự việc, vấn đề (kể về chuyện đời thường)
Ví dụ: ( kể về bác hàng xóm)
Nhà em ở một vùng quê nhỏ đầy tình yêu thương và quý mến. ở xóm em mọi người luôn luôn quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau. Trong xóm em thích nhất là chú Tùng, chú Tùng rất vui tính và giỏi giang.
II. Thân bài: kể về chuyện đời thường ( kể về bác hàng xóm)
1. Kể khái quát về bác hàng xóm

  • Bác Tùng năm nay 44 tuổi
  • Bác tùng là hàng xóm của nhà em
  • Bác sống trong khu phố em đang ở

2. Kể chi tiết về bác hàng xóm
a. Kể về ngoại hình của bác hàng xóm

  • Bác Tùng có mái tóc đen nhưng có điểm vài sợi bạc
  • Bác có cái bụng to
  • Bác có gương mặt phúc hậu
  • Đôi mắt của bác long lanh
  • Bác có hàm râu rậm
  • Bác hay mặc đồ công nhân
  • Bác Tùng thường đi dép lào

b. Kể tính tình của bác hàng xóm

  • Bác rất thân thiện và hay giúp đỡ mọi ngươi
  • Bác luôn đối xử tốt với con cháu
  • Bác được nhiều người yêu thương va quý trọng
  • Bác rất độ lượng và thân thiện

c. Kể vê những việc làm của bác

  • Bác thường đi vận động bà con làm việc tốt
  • Bác đi quyên góp để ủng hộ những người nghèp
  • Bác luôn giúp đỡ mọi người và bà con xung quanh

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chuyện đời thường

~ Gió ~ 

Báo thẳng là báo ko cong

Báo ko cong là bóng ko cao

Bóng ko cao là bóng lùn 

Bóng lùn là bún lòng 

Vậy ông ăn bún lòng

môn j bạn

lớp mấy

mik đưa 1 số cái đề này nếu đúng thì k ko đúng lớp thì khỏi cũng đc

vật lý lớp 7
Đề bài

Câu 1. Một vật như thế nào (điều kiện về vật) thì mắt ta mới có thể nhìn thấy nó?

Chọn câu trả lời sai.

A. Vật phát ra ánh sáng.

B. Vật phải được chiếu sáng.

C. Vật không phát sáng mà cũng không được chiếu sáng.

D. Vật phải đủ lớn và cách mắt không quá xa.

Câu 2. Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?

A. Mặt Trời.                                       

B. Mặt Trăng.

C. Ngọn nến đang cháy.                             

D. Cục than gỗ đang nóng đỏ.

Câu 3. Phát biểu nào dưới đây sai?

A. Trong thực tế có tồn tại những tia sáng riêng lẻ.

B. Trong thực tế không bao giờ nhìn thấv một tia sáng riêng lẻ.

C. Ánh sáng được phát ra dưới dạng các chùm sáng.

D. Ta chỉ nhìn thấy chùm sáng gồm rất nhiều tia sáng hợp thành.

Câu 4. Chùm ánh sáng chiểu ra từ một cây đèn pin là chùm tia:

A. song song.

B. hội tụ.

C. phân kì.

D. không song song, hội tụ hay phân kì.

Câu 5. Bóng tối là

A. chỗ không có ánh sáng chiếu tới.

B. một phần trên màn chắn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

C. vùng tối sau vật cản.

D. phần có màu đen trên màn.

Câu 6. Một nguồn sáng điểm (nguồn sáng rất nhỏ) chiếu vào một vật chắn sáng. Phía sau vật là

A. vùng tối.

B. vùng nửa tối.

C. cả vùng tối lẫn vùng nửa tối.

D. vùng tối và vùng nửa tối xen kẽ lẫn nhau.

Câu 7. Chọn các từ thích hợp điền vào chỗ trống của câu dưới đây:

Gương soi thường dùng có mặt gương là

A.mặt phẳng.   

B. nhẵn bóng 

C. mặt tạo ra ảnh.

D. một mặt phẳng, nhẵn bóng.

Câu 8. Chiếu một tia tới lên một gương phẳng. Biết góc phản xạ i' = 30°. Góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ là:

A. 30°.   B. 45°.   C. 60°.    D. 15°.

Câu 9. Nếu tia sáng tới hợp với gương phẳng một góc 45° thì tia phản xạ hợp với tia tới một góc:

A. 30°.     B. 45°.       C. 60°.      D. 90°.

Câu 10. Nhận xét nào dưới đây là sai khi so sánh tác dụng của gương phẳng với một tấm kính phẳng?

A. Gương phẳng và tấm kính phẳng đều tạo được ảnh của vật đặt trước chúng.


 
B. Ta không thể thấy được các vật ở phía bên kia tấm kính.

C. Nhìn vào gương phẳng ta không thể thấy được các vật ở phía sau của gương.

D. Nhìn vào tấm kính ta thấy được vật ở phía sau nó.

Câu 11. Đối với gương phẳng, vùng quan sát được

 A. không phụ thuộc vào vị trí đặt mắt.

B. không phụ thuộc vào vị trí đặt gương.

C. phụ thuộc vào số lượng vật nằm trước gương.

D. phụ thuộc vào vị trí đặt mắt và gương.

Câu 12. Tìm cụm từ thích hợp điền vào chồ trống.

Gương cầu lồi có mặt phản xạ là mặt…………………..      

A. ngoài của một phần mặt cầu.       

B. trong của một phần cua mặt cầu.           

C. cong.             

D. lồi.

Câu 13. Nếu nhìn vào gương thấy ánh nhỏ hơn vật thì kết luận đó là:

A. gương phẳng      B. gương cầu lồi

C. gương cầu lõm   D. Tất cả đều đúng

Câu 14. Để quan sát ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm thì mắt ta đặt ở đâu?

A. Trước mặt phản xạ và nhìn vào gương sao cho chùm tia phản xạ lọt vào mắt.


 
B. Ở đâu cũng được nhưng phải nhìn vào mặt phản xạ của gương.

C. Ở trước gương.

D. Ở trước gương và nhìn vào vật.

Câu 15. Chọn câu trả lời đầy đủ nhất.

Gương cầu lõm có thể tạo ra:

A .ảnh ảo, lớn hơn vật.

B. ảnh thật.

C. ảnh ảo lớn hơn vật khi vật đặt gần sát gương, ảnh thật khi vật ở xa gương.

D. ảnh hứng được trên màn chắn.

Câu 16. Tia sáng tới gương phẳng hợp với tia phản xạ một góc 88°. Hỏi góc tới có giá trị bao nhiêu?

A. 44°    B. 46°    C. 88°    D. 2°

Câu 17. Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn gọi là ảnh ảo.

B. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng hứng được trên màn gọi là ảnh ảo.

C. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có thể trực tiếp sờ được.

D. Ảnh của vật do gương phẳng tạo ra là một nguồn sáng.

Câu 18. Chùm tia tới song song gặp gương cầu lồi, có chùm tia phản xạ là chùm sáng

A. song song       B. phân kì.          

C. hội tụ.             D. bất kì.

Câu 19. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống của câu sau đây:

Gương………..có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ song song.

A. cầu lõm          B. nào cũng đều  

C. cầu lồi            D. phẳng

Câu 20. Chùm sáng nào dưới dây là chùm sáng phân kì (Hình 5)?

A .Hình a.          B. Hình c.           

C. Hình b.          D. Hình d.

bài này bạn vô thống kê hỏi đáp của mik để coi ảnh

anh 1 tiết

I. Choose the best answer (3 pts)

1. How far is it.............. your house............ school?

a. at/ to                b. and/ to            c. from/ to

2. This is......... new classmate

a. we                     b. our             c. us

3............... is your family name, Hoa?

a. who                  b. what            c. who

4. She lives................ her aunt and uncle

a. with                   b. at                c. and

5. Who is the girl................ to Mrs Lien?

a. Talks                 b. talking          c. talk

6. Where....... she from?

a. Does                  b. is                 c. will

7. What's your.............. of birth?

a. Day                  b. daily             c. date

8................ you be free next Sunday morning?

a. will                    b. are             c. will be

9. What....... lovely living room!

a. an                     b. the            c. a

10. What.......... awful day!

a. the                      b. an             c. a

11. This building is........... than that one

a. bigger                b. big                c. biggest

12. He................... to the post office tomorrow.

a. will go                 b. go                 c. goes

II. Supply the correct tense for the verbs in brackets (1. 5pts)

13. I (walk)........................ to school every day.

14. He (live)....................... in the countryside.

15. (Be).................... there a telephone on the table?

16. Lan and Nga (be).................... in classs 7A.

17. They (meet).................................. us tomorrow.

18. Does she (work)...................... in a hospital?

III. Make sentences from the words or the phrases provided (2 pts)

19. your/ is/ number/ what/telephone?

.................................................................

20. speak/ can/?/ I/ Van/ to/ please.

..............................................................

21. you/ free/ morning/ be/ will/ tomorrow?

.....................................................................

22. what/ expensive/ an/ dress!

...........................................

IV. Read the passage then check true or false sentence (2 pts)

Lan is 12 years old now. she will be 13 on her next birthday, May 25th. She will have a party for her birthday. She will invite some of her friends. She lives at 24 Ly Thuong Kiet Street. The party will be at her home. It will start at five o'clock in the evening and finish at nine.

23. Lan is 13 now

24. She will be 12 on her next birthday

25. The party will be at her school

26. She will not invite any friends

27. The party will start at five in the evening

28. It will finish at nine

V. Listen and fill in the missing words (1. 5pts)

Hoa is a (29)............ student in class 7C. She is from Quang Tri and her family still lives (30)................. She lives with her aunt in Hue. Hoa (31)................ lots of friends in Quang Tri. But she doesn't have any friends in Hue. many things are different. Her new school is (32)................ than her old school. Her new school is (33).............. beautiful (34)............ her old school.

Đề kiểm tra 1 tiết môn tiếng Anh lớp 7 số 2
Câu 1. Em hãy cho dạng đúng của động từ trong ngoặc ở mỗi câu sau. (20đ)

1. Mr Thanh...................... (be) a doctor. He.................. (work) in a hospital in the city center. Every day he.....................(catch) the bus to work.

2. What your sister....................... (do) now?

- She.................. (cook) dinner in the kitchen.

3. We.................. (not go) camping next week. We........................(visit) the museum.

4. Miss Van is a journalist. She (not write) for Lao Dong Newspaper.

She................. (write) for Nhan Dan Newspaper.

5. I'd .................. (join) your club.

Câu 2. Em hãy chọn một từ mà phần gạch chân có cách phát âm khác so với những từ còn lại. (10đ)

Ví dụ: a. name         b. happy        c. late      d. date

Trả lời: b. happy

1. a. great          b. beautiful        c. Teacher       d. means

2. a. wet             b. better           c. rest         d. pretty

3. a. horrible         b. hour             c. house       d. here

4. a. party           b. lovely           c. sky          d. empty

5. a. stove           b. moment          c. sometime    d. close

Câu 3. Em hãy điền một từ thích hợp vào mỗi chỗ trống trong đoạn văn sau. (20đ)

California is the................... (1) famous state the USA. It isn't............... (2) biggest state; that Alaska. But it.................... (3) the largest population and it's certainly the most important state................... (4) the US economy. It's richer................. (5) most countries in the world. The coast has........................ (6) of the best climates in the USA;....................... (7) is warmer and dryer than most places. Some people would also....................... (8) it's the most beautiful! But California has some............................ (9); Losangeles has one of the worst crime rates.................... (10) any US city.

Câu 4. Em hãy đăt câu hỏi phần gạch chân ở mỗi câu sau. (10đ)

1. The party wil start at seven o'clock in the morning.

..................................................................

2. I'm talking to Mrs. Nga.

.....................................................................

3. It's five kilometers from our house to the mountain.

......................................................................

4. Her family name is Tran.

...........................................................................

5. They live at 83 Son Tay Street.

.............................................................................

Câu 5. Em hãy cho đúng dạng của tính từ so sánh trong ngoặc.(20đ)

1. Minh is.......................... student in our class. (good)

2. July is.......................... than August. (hot)

3. What's.......................... day in your life? (happy)

4. These bags are....................... than those ones. (expensive)

5. That is............................ armchair I have. (comfortable)

6. Is Vietnam.......................... than Bristain? (large)

7. Living in the city is.................... than living in the countryside. (noisy)

8. What..................... moustain in Viet Nam? (high)

9. That move is..................... tan this one. (boring)

10. Who is...................... Teacher in your school? (young)

Câu 6. Em hãy viết lại mỗi câu sau bắt đầu bằng từ gợi ý sao cho nghĩa câu không đổi. (20đ)

Ví dụ: 0. My house is bigger than your house.

Your house is smaller than my house.

1. The black car is cheaper than the red car.

The red car.............................................................................

2. There is a sink, a tud and a shower in the bathroom.

The bathroom..........................................................................

3. No one in the group is taller than Trung.

Trung..................................................................................

4. Do you have a better refrigerator than this?

Is this...................................................................................

5. My house is the oldest house on the street.

No house...............................................................................

lịch sử

Câu 1: (3,5 điểm)

Tổ chức quân đội của nhà Trần như thế nào? Phương sách xây dựng quân đội thời Trần có gì giống và khác nhau so với thời Lý?

Câu 2: (2,5 điểm)

Nhà Trần đã làm gì để phục hồi và phát triển kinh tế? Tác dụng của nó đối với sự phát triển của đất nước dưới thời Trần?

Câu 3: (4 điểm)

Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên. Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có gì giống và khác so với hai lần trước?


 
Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm 2018 trường THCS Nguyễn Du
Nội dung

Điểm

Câu 1: Tổ chứcquân đội của nhà Trần:

-Quân đội gồm có cấm quân và quân ở các lộ, ở làng xã có hương binh. Ngoài ra còn có quân của các vương hầu.

-Quân đội được tuyển theo chính sách: “ngụ binh ư nông; quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”.

-Học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ.

-Bố trí tướng giỏi, quân đông ở vùng hiểm yếu, nhất là biên giới phía Bắc.

*Phương sách xây dựng quân đội thời Trần giống và khác nhau so với thời Lý là:

-Giống nhau: Cùng thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”

-Khác nhau:

+Quân đội thời Trần chia thành hai loại: Cấm quân và quân ở các lộ. Cấm quân bảo vệ kinh thành, triều đình và vua.Chính binh đóng ở các lộ đồng bằng, phiên binh đóng ở các lộ miền núi, hương binh đóng ở làng xã. Khi có chiến tranh, còn có quân đội của các vương hầu.

+Quân đội nhà Trần được xây dựng theo chủ trương “quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”.

+Quân đội thời Lý chỉ được phân chia thành hai loại: cấm quân và quân địa phương.

0,5

0,5

0,25

0,25

0,5

1,5

0,5

0,5

Câu 2: Nhà Trần phục hồi và phát triển kinh tế:

- Về nông nghiệp: Đẩy mạnh công cuộc khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích sản xuất, đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh; đặt các chức quan trông coi nông nghiệp; nông dân được nhà nước quan tâm nên tích cực cày cấy.

- Thủ công nghiệp: Các xưởng thủ công nhà nước sản xuất đồ gốm, dệt, chế tạo vũ khí. Ở làng xã, nghề thủ công được chú trọng.

- Thương nghiệp: Nhà nước có nhiều chính sách phát triển nội thương và ngoại thương như lập chợ ở các địa phương, phát triển các cảng biển (Vân Đồn, Hội Thống . . .)

* Tác dụng: Kinh tế được nhanh chóng phục hồi và phát triển, tạo điều kiện thuận lợi để củng cố quốc phòng an ninh đất nước; nhân dân thêm tin tưởng vào nhà Trần.

0,5

0,5

0,5

1

Câu 3: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên.

*Nguyên nhân thắng lợi:

- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước . . .

- Nhà Trần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến.

-Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội.

- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần.

* Ý nghĩa:

- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại việt của đế chế Mông-Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc.

- Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược.

- Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự, để lại nhiều bài học cho đời sau trong cuộc đấu tranh chống xâm lược.

*Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có gì giống và khác so với hai lần trước:

+Giống:Tránh thế giặc mạnh lúc đầu, ta chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ để phản công tiêu diệt giặc, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”.

+Khác: Lần này tập trung tiêu diệt đoàn thuyền chở lương thực của Trương Văn Hổ để quân Mông-Nguyên không có lương thảo nuôi quân, dồn chúng vào thế bị động khó khăn.

- Chủ động bố trí trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt thuyền chiến của giặc.

Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Lịch sử lớp 7 trường THCS Nguyễn Du năm 2017
I. Trắc nghiệm (5 đ ): khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất

Câu 1. Người đầu tiên đi vòng quanh trái đất là:

A. Cri- xtôp Cô –lôm- bô  B. Ma- gien -lăng      C. Va –xcô đờ Ga- ma  D. Đi- a- xơ

Câu 2. Nước ta thời Đinh -Tiền Lê có tên là:

A. Văn Lang           B. Đại Việt            C. Âu Lạc           D. Đại Cồ việt

Câu 3. Bộ luật “Hình Thư” là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta ra đời dưới triều:

A. Ngô               B. Đinh               C. Lý                D. Tiền Lê

Câu 4. Quân đội thời Lý có đặc điểm là:

A. Gồm 2 bộ phận, tổ chức theo chế độ “Ngụ binh ư nông”, có quân bộ và quân thuỷ.

B. Có hai bộ phận: Cấm quân và quân địa phương.

C. Có 4 binh chủng, tổ chức theo chế độ “Ngụ binh ư nông”

D. Chọn thanh niên khoẻ mạnh từ 18 tuổi

Câu 5. Xã hội phong kiến Phương Đông có các giai cấp cơ bản là:

A. Lãnh chúa và nông nô

B. Địa chủ và nông dân lĩnh canh

C. Địa chủ và nông nô

D. Lãnh chúa và nông dân lĩnh canh.

Câu 6. Vạn lý trường thành của Trung Quốc được xây dựng dưới triều :

A. Nhà Tần            B. Nhà Hán            C. Nhà Đường         D. Nhà Nguyên

Câu 7. Thành Đại La được Lý Công Uẩn đổi là thành:

A. Hà Nội             B. Phú Xuân           C. Thăng Long        D. Đông Quan

Câu 8. Người sản xuất chính trong lãnh địa là:

A. Nô lệ               B. Nông nô             C. Nông dân tá điền    D. Địa chủ

Câu 9: Tôn giáo nào giữ vai trò quan trọng trong quá trình thống nhất vương quốc Ma-ga-đa?

A. Ấn Độ giáo          B. Phật giáo            C. Hồi giáo           D. Thiên chúa giáo.

Câu 10. Lý Công Uẩn dời đô về Đại La vì :

A. Đây là nơi hội tụ quan yếu của bốn phương

B. Đây là một vùng đất rộng và bằng phẳng

C. Muôn vật nơi đây đều hết sức tươi tốt, phồn vinh

D. Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu 11. Xã hội phong kiến Phương Tây hình thành vào:

A. Thế kỷ III TCN        B. Thế kỷ V TCN          C. Thế kỷ V          D. Thế kỉ III

Câu 12. Năm 1007 Lý thường Kiệt đã chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách:

A. Chớp lấy thời cơ tiêu diệt toàn bộ quân Tống.

B. Đánh quân Tống đến sát biên giới.

C. Tạm ngưng chiến để quân Tống rút về nước.

D. Chủ động giảng hoà, quân Tống rút về nước.

Câu 13: Ghép các mốc thời gian ở cột A cho phù hợp với các sự kiện ở cột B

A

B

1. Năm 1009

2. Năm 1042

3. Năm 968

4. Năm 979

a. Lê Hoàn lên ngôi vua

b. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua

c. Lý Công Uẩn lên ngôi vua nhà Lý thành lập

d. Ban hành luật hình thư

II. Tự luận (5 đ)

Câu 1 (1,5đ): Nhà Đinh đã làm gì để xây dựng đất nước?

Câu 2 (3,5đ): Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy?

địa lý


I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi câu chọn một phương án trả lời đúng

Câu 1. Sự bùng nổ dân số từ những năm 50 của thế kỉ XX diễn ra ở các nước thuộc


A. châu Á, châu Phi và Mĩ la Tinh

C. Bắc Mĩ và châu Đại Dương

B. châu Mĩ, châu Âu

D. châu Âu, châu Mĩ


Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không đúng với môi trường nhiệt đới?

A. Càng xa xích đạo, lượng mưa càng tăng.

B. Càng xa xích đạo, thực vật càng thưa.

C. Càng gần chí tuyến, biên độ nhiệt càng lớn.

D. Trong năm có hai lần nhiệt độ tăng cao vào lúc Mặt Trời đi qua thiên đỉnh.

Câu 3. Để nhận biết sự khác nhau giữa các chủng tộc người ta căn cứ vào

A. chỉ số thông minh.    B. cấu tạo cơ thể.

C. hình thái bên ngoài.   D. tình trạng sức khoẻ.

Câu 4. Vị trí của đới nóng


A.nằm giữa hai vòng cực Bắc Và Nam.

B.nằm ở khoảng giữa hai chí tuyến Bắc và Nam.

C.nằm ở hai bên đường xích đạo.

D.nằm giữa chí tuyến và xích đạo.


Câu 5. Lúa nước là cây lương thực quan trọng ở vùng nào?


A.Vùng Xích đạo ẩm.

B.Các đồng bằng nhiệt đới.

C.Các đồng bằng vùng nhiệt đới gió mùa.

D.Hai bên đường Xích đạo.


Câu 6. Dân cư thế giới tập trung chủ yếu ở đồng bằng và ven biển do đây là nơi


A.sinh sống đầu tiên của con người.

B.khí hậu nóng ẩm quanh năm.

C.sản xuất nông nghiệp phát triển.

D.có điều kiện sinh sống và giao thông thuận lợi.


Câu 7. Khu vực có mật độ dân số cao nhất thế giới là


A.Nam Âu.

C.Đông Á và Đông Nam Á.

B.Tây Phi.

D.Tây và Trung Âu.


Câu 8. Môi trường Xích đạo ẩm có giới hạn


       A.hai bên Xích đạo.

       C.từ Xích đạo đến 50 Bắc.

B. từ Xích đạo đến 50 Nam.

D.từ 50 Bắc đến 50 Nam.


Câu 9. Đới nóng là nơi tập trung


  A.một nửa dân số thế giới.

B.gần một nửa dân số thế giới.

C.hơn một nửa dân số thế giới.

D.2/3 dân số thế giới.


Câu 10. Hiện nay, châu lục có nhiều siêu đô thị từ 8 triệu dân trở lên nhất là


A.châu Âu.

C.châu Mĩ.

B.châu Á.

D.châu Phi.


Câu 11. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến quá trình đô thị hóa ở đới nóng là


A.di dân tự do.

C.công nghiệp phát triển.

B.thiên tai.

D.bùng nổ dân số.


Câu 12. Tên các thảm thực vật từ Xích đạo đến chí tuyến của môi trường nhiệt đới là

A.hoang mạc- bán hoang mạc- rừng thưa- xavan.

B.Rừng thưa- xavan- bán hoang mạc- hoang mạc.

C.Xavan- bán hoang mạc- hoang mạc- rừng thưa.

D.Rừng thưa- hoang mạc- bán hoang mạc- xavan.

II. Tự luận (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). So sánh những điểm khác nhau cơ bản giữa quần cư nông thôn với quần cư đô thị.

Câu 2 (2,0 điểm). Phân tích mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên, môi trường ở đới nóng.

Câu 3 (3,0 điểm) Quan sát lược đồ các kiểu môi trường trong đới nóng em hãy cho biết Việt Nam nằm trong kiểu môi trường nào ? trình bày vị trí và đặc điểm tự nhiên cơ bản của kiểu môi trường đó.

mik chỉ gửi nhiêu đó còn lại thì bạn tự tìm

3 tháng 11 2019

Câu 1 :

Đặc điểm

Trùng kiết lị

Trùng sốt rết

Cấu tạo

- Có chân giả ngắn

- Không có không bào

- Kích thước lớn hơn hồng cầu

- Không có bộ phận di chuyển

- Không có các không bào

- Kích thước nhỏ hơn hồng cầu

Dinh dưỡng

- Nuốt hồng cầu

- Trao đổi chất qua màng tế bào

- Lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu

- Thực hiện trao đổi chất qua màng tế bào

Phát triển

- Trong môi trường " kết bào xác " vào ruột người " chui ra khỏi bàoxác " bám vào thành ruột gây nên các vết loét

- Trong tuyến nước bọt của muỗi Anophen "máu người " chui vào hồng cầu sống và sinh sản phá hủy hồng cầu

Sinh sản

- Phân ra nhiều cơ thể mới

- Phân ra nhiều cơ thể mới

bạn dragon ơi bạn mới tl 1 câu nên chưa thể k bạn đc 

2 tháng 11 2019

Thạch Sanh là một người có nguồn gốc xuất thân cao quý:Chàng là Thái Tử con của Ngọc Hoàng được sai xuống đầu thai.Và được sinh ra trong 1 gia đình nông dân nghèo đã cao tuổi mà chưa có con.Thạch Sanh đã nhiều lần lập chiến công hiển hách , thu được nhiều chiến lợi phẩm quý : Chàng đã chém chằn tinh giúp dân và lấy được bộ cung tên vàng ở chỗ nó.Chàng còn bắn đại bàng cứu được công chúa cho nhà Vua,chàng còn cứu Thái Tử con vua Thủy Tề ở dưới nước và được tặng 1 cây đàn kì diệu để đánh đuổi quân của 18 nước chư hầu.Vì những chiến công đó nên Thạch Sanh được cưới công chúa làm phò mã và được vua truyền ngôi.

TL :

Thạch Sanh là một người có nguồn gốc xuất thân cao quý:Chàng là Thái Tử con của Ngọc Hoàng được sai xuống đầu thai.Và được sinh ra trong 1 gia đình nông dân nghèo đã cao tuổi mà chưa có con.Thạch Sanh đã nhiều lần lập chiến công hiển hách , thu được nhiều chiến lợi phẩm quý : Chàng đã chém chằn tinh giúp dân và lấy được bộ cung tên vàng ở chỗ nó.Chàng còn bắn đại bàng cứu được công chúa cho nhà Vua,chàng còn cứu Thái Tử con vua Thủy Tề ở dưới nước và được tặng 1 cây đàn kì diệu để đánh đuổi quân của 18 nước chư hầu.Vì những chiến công đó nên Thạch Sanh được cưới công chúa làm phò mã và được vua truyền ngôi.

Tôi là một cậu bé tám tuổi, vốn hay được mọi người trong làng gọi là em bé thông minh. Một hôm, khi đang phụ giúp cha đập đất làm ruộng, tôi bỗng thấy có một viên quan ăn mặc cao sang từ đâu cưỡi ngựa đi tới. Khi đến gần, viên quan ấy mới cất tiếng hỏi:

- Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?

Cha tôi chưa biết trả lời thế nào, tôi nhanh miệng hỏi vặn lại quan rằng:

- Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời được ngựa của ông đi một ngày được mấy bước tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.

Viên quan nghe tôi hỏi lại như thế thì lộ ra vẻ sửng sốt. Sau đó ông ta mỉm cười có vẻ mừng rỡ hỏi tên họ làng xã quê quán của hai cha con tôi rồi phi ngựa một mạch đi. Không lâu sau đó, đột nhiên vua sai ban cho làng tôi ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.

Khi nhận được lệnh vua thì dân làng tôi ai nấy đều tưng hửng và lo lắng không hiểu thế là thế nào. Tôi nghe rõ ngọn ngành đầu đuôi câu chuyện, cha cả ngày đều liên tục thở dài, thấy vậy tôi bèn bảo cha:

- Chả mấy khi được lộc vua ban, bố cứ thưa với làng làm thịt hai trâu và đồ hai thúng gạo nếp để mọi người ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một trâu và một thúng gạo, ta sẽ xin làng làm phí tổn cho bố con ta trẩy kinh lo việc đó.

Cha tôi sửng sốt nhưng tôi quả quyết:

- Cha cứ mặc con lo liệu, thế nào cũng xong xuôi mọi việc.

Ngày hôm sau, cha tôi vội ra đình trình bày câu chuyện. Cả làng nghe nói ban đầu vô cùng ngờ vực, bắt cha con tôi phải làm giấy cam đoan, mới dám ngả trâu đánh chén.

Sau đó mấy hôm, hai cha con tôi khăn gói tìm đường tiến kinh. Đến hoàng cung, tôi bảo cha đứng ở ngoài, còn mình thì lẻn vào sân rồng khóc um lên. Vua sai lính điệu tôi vào, phán hỏi nguyên do

- Tâu đức vua tôi đá mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con cho có bạn, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cha con cho con được nhờ.
Nghe nói, vua và các triều thần đều bật cười. Vua phán:

– Muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho bố mày, chứ bố mày là giống đực, làm sao mà đẻ được!

Thấy mọi chuyện đều đúng như dự đoán, tôi tươi tỉnh đáp:

- Thế sao làng chúng con lại có lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được kia chứ!

Vua cười bảo:

- Ta thử đấy thôi mà! Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra thịt mà ăn với nhau à?

- Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp, biết là lộc của đức vua, cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.

Vua và đình thần gật gù rồi sai người đưa hai cha con tôi đi sắp xếp chỗ ăn ở. Qua hôm sau, bỗng có sứ nhà vua mang tới cho một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Nhanh chóng suy nghĩ, tôi liền bảo cha lấy cho mình một cái kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo:
– Phiền ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.
Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con tôi vào, ban thưởng rất hậu.

Một hôm, triều đình bỗng mời sứ thần ra ở công quán nơi tôi và cha ăn ở. Và khi nghe nói xâu chỉ vào vỏ ốc, tôi bèn chỉ cho cách dung con kiến càng để phá giải câu đố. Quả nhiên cách ấy hiệu nghiệm trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng. Rồi sau đó, vua phong cho tôi làm Trạng nguyên. Vua lại sai xây dinh thự ở một bên hoàng cung cho tôi ở, để tiện hỏi han.

2 tháng 11 2019

Nguồn : Mạng 

Ngày xưa, nhà vua lệnh cho một viên quan đi dò la khắp cả nước xem nước ta có người tài nào hay không. Viên quan nhận lệnh bèn đi khắp cả nước, đi đến đâu viên quan cũng đặt ra những câu hỏi oái oăm để thử thách mọi người với mong muốn giúp vua tìm người tài. Nhưng dù đã tốn rất nhiều công sức nhưng viên quan vẫn chưa tìm được người nào thật sự tài giỏi.
Một hôm, ta cùng cha đang làm đồng, cha ta đánh trâu cày, còn ta đập đất thì viên quan nọ nhìn thấy, liền hỏi cha ta:
- Này ông lão, trâu của ông một ngày cày được mấy đường?
Trước câu hỏi bất ngờ, cha ta không biết phải trả lời thế nào. Ta liền đáp lại viên quan:
- Tôi hỏi ông câu này trước nhé. Nếu ông trả lời được ngựa của ông một ngày đi được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu nhà tôi một ngày cày được mấy đường.
Bị ta hỏi vặn lại, viên quan vô cùng sửng sốt không biết đáp sao cho ổn. Chợt mắt ông lóe lên đầy phấn khởi, ông hỏi rõ họ tên, quê quán của cha con ta rồi nhanh chóng lên ngựa trở về kinh thành.
Ít lâu sau, làng ta được nhà vua ban cho ba thúng gạo nếp và ba con trâu đực, lệnh cho làng ta phải nuôi ba con trâu sao cho chúng đẻ được chín con trâu khác và hẹn năm sau phải nộp đủ số lượng, nếu không cả làng sẽ phải chịu tội.
Người dân làng tôi khi biết tin, ai cũng lấy làm lo sợ, sửng sốt, không biết làm sao cho ổn. Bao nhiêu cuộc họp làng, ý kiến được đưa ra nhưng vẫn không tìm được cách giải quyết ổn thỏa. Ai cũng cho đây là một tai họa. Mấy ngày sau thì chuyện đến tai tôi. Biết là nhà vua muốn thử mình, tôi liền bảo với cha:
- Chẳng mấy khi được nhà vua ban lộc, cha cứ bảo dân làng làm thịt hai con trâu, đồ hai thúng gạo nếp để cả làng đánh chén một bữa cho thỏa thích. Còn một con trâu và một thúng gạo, ta xin làng làm phí cho cha con ta trẩy kinh lo liệu việc này.
Cha tôi mới đầu nghe cũng còn ngần ngại, nhưng trước sự tự tin, quyết tâm của tôi, cha tôi, cha tôi đành ra thưa chuyện với dân làng. Mọi người nghe xong cũng thấy hoang mang, bắt hai cha con tôi làm giấy cam đoan, rồi mới dám mổ trâu ăn thịt.
Mấy ngày sau, hai cha con tôi khăn gói lên đường vào kinh. Khi đến cổng hoàng cung, tôi bảo cha đứng đợi ở ngoài, còn mình thì nhân lúc lính canh không để ý, tôi liền lẻn vào sân rồng, khóc um lên. Vua quan trong triều nghe thấy, liền ra hỏi:
- Thằng bé kia là ai? Sao lại đến đây mà khóc?
Tôi liền giả vờ mếu máo:
- Tâu bệ hạ, mẹ con mất sớm, vậy mà cha con không chịu đẻ em bé để con có bạn chơi cùng. Vì thế con mới khóc. Mong bệ hạ hãy hạ lệnh để cha con đẻ con cho con được nhờ.
Vua nghe thế liền bật cười:
- Thằng bé này hay nhỉ. Ngươi muốn có em thì phải kiếm vợ mới cho cha mày, chứ cha mày là giống đực, làm sao mà đẻ con được.
Tôi nghe vua nói thế, liền đáp:
- Vậy sao vua lại lệnh cho làng con nuôi ba con trâu đực để đẻ ra chín con trâu con. Giống đự thì làm sao mà đẻ được.
Nhà vua nghe vậy, biết là bị lừa, liền tươi tỉnh đáp:
- Ta thử nhà ngươi đấy mà. Thế làng ngươi không biết đường mà mổ trâu đánh chén với nhau à?
- Tâu, làng con biết là lộc vua ban, nên đã làm thịt, nấu cơm đánh chén với nhau rồi ạ.
Vua cùng các triều thần đều gật gù khen ta thông minh. Nhưng nhà vua vẫn tiếp tục thử ta. Hôm sau, khi hai cha con ta đang dùng bữa tại công quán thì vua sai một viên quan mang đến một con chim sẻ, lệnh cho ta phải làm ra được ba mâm cỗ. Ta liền đưa cho viên quan một cây kim và bảo:
- Xin ông về tâu với vua, rèn cho tôi cây kim này thành một con dao bén để tôi làm thịt chim.
Vua nghe xong mới tâm phục khẩu phục, gọi cha con ta ra ban thưởng rất hậu.
Bấy giờ, có nước láng giềng lúc nào cũng lăm le xâm lược đất nước ta. Họ cử viên viên sứ giả sang thăm dò xem nước ta có nhân tài nào không. Viên sứ giả đến mang theo một con ốc vặn dài, rỗng hai đầu và một sợi chỉ mảnh, đố các quan trong triều làm thế nào để xâu được sợi chỉ qua ruột ốc. Các quan làm đủ mọi cách: người thì dùng miệng hút, người bôi sáp vào sợi chỉ cho cứng để dễ xâu. Nhưng tất cả đều vô hiệu. Vua bèn mời sứ giả ở lại cung nghỉ ngơi vài ngày, kéo dài thời gian cho người đi hỏi ý kiến ta. Viên quan đến gặp ta đúng lúc ta đang chơi đùa cùng lũ trẻ sau nhà. Nghe chuyện, ta liền hát một câu:
- “ Tang tính tang! Tính tình tang
Bắt con kiến càng, buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng,
Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang.
Tang tình tang! Tính tình tang!”
Sau đó ta bảo với quan viên:
- Không cần ta phải vào cung đâu, ông cứ làm theo những gì ta vừa bảo là được.
Viên quan mừng rỡ quay về bẩm báo lên nhà vua. Vua cho người làm theo lời cậu bé. Quả nhiên con kiến đã mang sợi chỉ xuyên qua vỏ ốc trước cặp mắt thán phục của sứ giả láng giềng. Sau đó, nhà vua liền gọi hai cha con ta vào cung, phong làm trạng nguyên, còn sai người xây dinh thự ngay trong hoàng cung cho ta ở để tiện hỏi han.
Giờ đây, ta đã trở thành một thân cận bên nhà vua. Có vấn đề gì liên quan đến đất nước, vua đều bàn bạc cùng ta để đưa ra quyết định đúng đắn. Nhờ trí thông minh của mình, ta đã đẩy lùi được khát vọng xâm lăng của nước láng giềng. Hi vọng với trí thông minh của mình, ta sẽ cống hiến cho thêm được nhiều điều cho đất nước, cho nhân dân.

~ Gió ~ 

ko viết luật cho bạn đăng miết ak

mún thì nói với mấy đứa trong trường 

đừng nói ở đây mất trật tự lắm nha

cs 1 bạn của mik vì olm này nói tục quá nhiều nên đã bỏ nick