K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 1 2020

Tìm một số ca dao, dân ca, tục ngữ Hải Phòng

  • Hải Phòng có bến Sáu Kho. Có sông Tam Bạc, có lò Xi măng.
  • Đứng trên đỉnh núi ta thề Không giết được giặc, không về Núi Voi.
  • Thuốc lào Vĩnh Bảo. Chồng hút, vợ say. ...
  • Dù ai buôn đâu, bán đâu. Mùng chín tháng tám chọi trâu thì về ...
  • Sấm động biển Đồ sơn. ...
  • Nhất cao là núi U Bò ...
  • Chín con theo mẹ ròng ròng.
  • #Châu's ngốc
29 tháng 1 2020
  1. Hải Phòng có bến Sáu Kho
    Có sông Tam Bạc, có lò Xi măng
  2. Đứng trên đỉnh núi ta thề
    Không giết được giặc, không về Núi Voi
  3. Thuốc lào Vĩnh Bảo
    Chồng hút, vợ say
    Thằng con châm đóm
    Lăn quay ra giường
  4. Dù ai buôn đâu, bán đâu
    Mùng chín tháng tám chọi trâu thì về
    Dù ai bận rộn trăm nghề
    Mùng chín tháng tám nhớ về chọi trâu
  5. Sấm động biển Đồ sơn
    Vác nồi rang thóc
    Sấm động bên sóc
    đổ thóc ra phơi
  6. Nhất cao là núi U Bò
    Nhất đông chợ Giá, nhất to sông Rừng
     
  7. Chín con theo mẹ ròng ròng.
    Còn một con út nẩy lòng bất nhân
     
  8. Đầu Mè, đuôi Úc
    Giữa khúc Nụ Đăng (Tiên Lãng)
  9. My Sơn bắc ngật văn chương bút
    Triều thủy nam hồi phú quí nguyên
     
  10. Sâu nhất là sông Bạch Đằng
    Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan
  11. Cá rô đầm Sét
    Nước mắm Vạn Vân
    Cam Đồng Dụ
    Cau Văn Ú
    Vú Đồ Sơn
  12. Ai về thăm xóm Lò Nồi 
    Mà xem cái bát sáng ngời nước men 
  13. Đứng trên đỉnh núi ta thề 
    Không giết hết giặc, không về núi Voi 
  14. Hỡi cô thắt dải lưng xanh 
    Có về Tiên Lãng với anh thì về 
    Tiên Lãng sông nước bốn bề 
    Có nghề trồng thuốc, có nghề chiếu gon 
  15. Giếng Tiên Đôi vừa lành vừa mát 
    Đường Tiên Đôi gạch lát đễ đi 
29 tháng 1 2020

Uống nước nhớ nguồn 

Đói cho sạch , rách cho thơm 

Học ăn , học gói , học nói , học mở

Lên thác xuống ghềnh 

Hok tốt

# owe

29 tháng 1 2020

Ở nước ta, cảnh xô đẩy, chen lấn tại các nơi công cộng như sân bay, nhà ga, bến tàu và nhiều môi trường khác là khá phổ biến, khiến nhiều người khó chịu. Đã có rất nhiều người lên án gay gắt hành vi này nhưng có vẻ nhưng chen lấn, xen ngang vẫn tồn tại và trở thành “Nét văn hóa” của người Việt Nam.

Ở nước ngoài, việc phải xếp hàng mọi lúc, mọi nơi trong tất cả các lĩnh vực là điều dĩ nhiên, không có gì phải bàn cãi. Sau vụ thảm họa kép xẩy ra năm 2012 tại Nhật Bản, hẳn chúng ta ai cũng xúc động trước hình ảnh những hàng người kiên nhẫn xếp hàng, chờ đợi đến lượt mình được nhận khẩu phần cứu trợ trong thời khắc khó khăn và thiếu thốn nhất. Vì sao như vậy? Bởi họ tin tưởng, biết chắc chắn phần họ mong đợi sẽ đến và họ yên tâm xếp hàng. Họ có lòng tin vào việc xếp hàng.

Ai trong chúng ta đi qua thời bao cấp, đều đã quen với việc phải xếp hàng. Từ việc mua lương thực thực phẩm, trở thành biên chế chính thức tại các cơ quan nhà nước, đến việc nhập hộ khẩu vào thành phố đều phải xếp hàng tuần tự và theo tiêu chuẩn đặt ra. Thế tại sao bây giờ người Việt chúng ta không còn xếp hàng nữa?

Nếu nói rằng: Do ý thức của người Việt Nam chúng ta kém, không kiên nhẫn xếp hàng e là chưa chính xác. Tôi thấy người Việt Nam khi ra nước ngoài đều xếp hàng và kiên nhẫn chờ đợi đến lượt mình theo trật tự của nước sở tại. Tôi cũng không ít lần chứng kiến người nước ngoài ở Việt Nam lái xe máy phóng vèo vèo, vượt đèn đỏ, chen lấn còn khỏe hơn người Việt.

Tại một phòng khám bệnh, khi tất cả mọi người đang chờ đợi đến lượt mình được thăm khám thì bỗng nhiên có một người khoác áo blus trắng, dẫn theo một người bệnh đi thẳng vào phòng khám khỏi cần phải xếp hàng chờ gọi tên mặc cho nhiều con mắt ngỡ ngàng nhìn họ.

Có một nhân viên đang làm việc ở sở nọ than phiền rằng: Họ đã nhiều năm công tác theo hình thức ký hợp đồng có thời hạn, làm việc hết mình và yên tâm chờ đợi sẽ đến lượt được vào biên chế chính thức theo quy định. Nhưng đùng một cái, tiêu chuẩn “Công chức nhà nước” đã không đến được với họ mà tự nhiên rơi vào một nhân viên mới vào chưa được bao lâu. Nghe nói người này cháu của “Chú Hai”. Đã và đang còn rất nhiều trường hợp xen ngang chiếm chỗ tương tự như vậy xẩy ra.

Không thay đổi được, xã hội đành chấp nhận cho sự “xen ngang” tồn tại trong cuộc sống như một tất yếu. Chen lấn thay thế cho xếp hàng và lâu dần tiến lên đến tầm “Chạy”. Vậy đâu là nguyên nhân của hiện tượng này? Rõ ràng có một phần do ý thức của một bộ phận dân chúng còn lạc hậu, nhưng có lẽ chủ yếu do quản lý xã hội của chúng ta còn thiếu tính công khai, minh bạch. Thêm vào đó là nạn tham nhũng, nạn “con ông cháu cha”…đã xói mòn và triệt tiêu sự công bằng của xã hội và cơ hội của mọi người. Điều đó làm cho mọi người mất dần lòng tin. Và vì thế khiến cho việc xếp hàng gần như không tồn tại trong tư duy người Việt nữa.

Vì vậy, việc xếp hàng trong xã hội không thể có được nếu chỉ kêu gọi thay đổi ý thức và nếp sống của người dân mà quan trọng nhất là phải bắt đầu từ cách quản lý xã hội của thể chế. Phải minh bạch công khai, tạo sự cạnh tranh lành mạnh và chia đều cơ hội cho tất cả mọi người. Sự công bằng phải luôn được thực thi trong tất cả các lĩnh vực của xã hội. Nếu có được điều đó chắc chắn niềm tin sẽ trở lại với mọi người và mọi người sẽ gương mẫu xếp hàng để xây dựng một nếp sống văn minh.

#Châu's ngốc

lập dàn ý ???

28 tháng 1 2020

Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không k "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

28 tháng 1 2020

hay lắm Sơn ơi

28 tháng 1 2020

Bài tập Tết của bạn à ? Chứ học kì 2 thì không có viết cái này nữa :/

28 tháng 1 2020

trả lời:

https://thuthuat.taimienphi.vn/cam-nhan-bai-tho-qua-deo-ngang-cua-ba-huyen-thanh-quan-39237n.aspx

bạn vào link trên và tham khảo làm bài 

học tốt

nếu bạn mong mọi người đừng chép mạng thì mình mong bạn đừng có hỏi.

28 tháng 1 2020

mình njowf mọi người giúp mình cái nha

Bài 1, Tìm biện pháp tu từ và nêu tác dụng của hai khổ thơ đầu và cuối bài tiếng gà trưa:Trên đường hành quân xa                                             Cháu chiến đấu hôm nayDừng chân bên xóm nhỏ                                                Vì lòng yêu Tổ quốcTiếng gà ai nhảy ổ:                                                          Vì xóm làng...
Đọc tiếp

Bài 1, Tìm biện pháp tu từ và nêu tác dụng của hai khổ thơ đầu và cuối bài tiếng gà trưa:

Trên đường hành quân xa                                             Cháu chiến đấu hôm nay
Dừng chân bên xóm nhỏ                                                Vì lòng yêu Tổ quốc
Tiếng gà ai nhảy ổ:                                                          Vì xóm làng thân thuộc  
“Cục … cục tác cục ta”                                                   Bà ơi, cũng vì bà      
Nghe xao động nắng trưa                                               Vì tiếng gà cục tác
Nghe bàn chân đỡ mỏi                                                    Ổ trứng hồng tuổi thơ.     
Nghe gọi về tuổi thơ..........                                       
    

Bài 2, cho các câu tục ngữ ca dao sau:

                           "Uống nước nhớ nguồn"

                            "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"

                           "Thương nhau như thể thương thân"

         "Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng"

                           "Lá lành đùm lá rách"

a, Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của  từng câu tực ngữ, nêu nội dung của từng câu tục ngữ.

b,Tìm những ví dụ cụ thể, thể hiện nội dung đó  trong xã hội.(của  từng câu tực ngữ)

c,những câu tực ngữ ấy có ý nghĩa gì?

d,Bài học rút ra từ từng câu tực ngữ

 

 

 

 

 

 

1
27 tháng 1 2020

Bài 1: Ở khổ 1 tác giả sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ " Nghe "  nhấn mạnh  thêm phần gần gũi của mình đối với những kỉ niệm xưa.

Ở khố cuối tác giả cũng sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ " vì " để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.