Gạch chân dưới những từ ghép cấu tạo theo công thức "bánh + x" nêu cách chế biến bánh:
bánh rán, bánh nếp, bánh dẻo, bánh nướng, bánh gối, bánh tôm, bánh tráng, bánh tẻ, bánh nhúng, bánh gai, bánh xốp, bánh hấp, bánh khoai, bánh khúc.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mỗi năm vào kì nghỉ hè, em lại được bố mẹ cho về quê chơi. Điều mà em thích nhất trong những ngày ấy, chính là lại được ngắm khung cảnh buổi chiều tuyệt đẹp ở chốn làng quê. Quê em là một vùng nông thôn thanh bình. Khi em về, thì ở quê đã bước vào mùa gặt. Dưới cái nắng của buổi chiều, cả cánh đồng lúa chín vàng, như đang phát sáng lên. Hơi nóng của ánh nắng, cùng những cơn gió thổi qua, làm không khí ngập tràn mùi hương của lúa chín. Một bên cánh đồng đã được gặt xong, còn trơ những gốc rạ. Thỉnh thoảng lại có những chú chim sà xuống, ríu rít mổ những hạt thóc còn sót lại. Phía bên kia, không khí lao động nô nức, rộn ràng. Các chú, các bác, các cô, các dì nông dân đội nón, cầm liềm gặt thoăn thoắt. Những chiếc máy tuốt lúa kêu xình xịch, xình xịch nhịp nhàng. Những dòng suối thóc tuôn ra ào ào như thác đổ. Vàng óng dưới ánh mặt trời như những hạt vàng do người nông dân tạo nên. Tiếng cười nói rôm rả, vui sướng của những người nông dân át cả tiếng máy nổ. Trên khuôn mặt ai cũng đầy vẻ sung sướng, hạnh phúc khi có một mùa bội thu. Thế là, mọi người cứ miệt mài với công việc, chẳng mấy chốc mà chiều dần về cuối. Ánh nắng trở nên nhạt dần đi. Không khí cũng mát dịu hơn, những cơn gió cũng không còn bỏng rát nữa. Không khí dễ chịu hơn nhiều. Những người nông dân chăm chỉ đã vất vả suốt ngày ấy, sung sướng về nhà trên những chiếc xe chất đầy thóc lúa. Tiếng bánh xe, tiếng cười nói rôm rả kéo về làng. Phía trên cao, những chú chim cũng ồn ã vội vàng trở về nhà trước khi mặt trời lặn. Chỉ một lát sau, những ngôi nhà gạch đỏ trong làng lại sáng đèn, huyên náo dần lên. Và phía trên những mái nhà, ống khói lại nhả ra những làn khói mỏng nhẹ, bay lên, quấn vào những cột sáng leo lét cuối cùng của buổi chiều tà. Khung cảnh làng quê tươi đẹp trong một buổi chiều mùa hè ở mùa gặt ấy, là hình ảnh đẹp nhất trong lòng em. Bởi đó chính là vẻ đẹp của lao động, của thiên nhiên nơi quê hương yêu dấu của em.
Chúc bạn hok tốt!
Tôi sinh ra ở làng quê không phải nơi giàu sang như thành phố nơi tôi sống thật là đẹp, có cánh đồng bát ngát màu xanh, có con sông, bờ đê gắn liền với tuổi thơ của lũ trẻ trâu chúng tôi. Quê hương tôi thật đẹp khi chiều tà, là lúc hoàng hôn buông xuống.
Khi hoàng hôn buông xuống là lúc mặt trời khuất ở phía tây xa xa. Mặt trời đi ngủ cho mặt trăng thức giấc. Khi ấy làng quê khoác trên mình màu áo mới từ hồng hồng rồi đến màu đen. Khi ấy cánh đồng không còn màu xanh như trước nữa mà nó mờ mờ rồi tối lại chỉ còn ngửi thấy mùi hương lúa trổ bông phảng phất quanh đó như mùi sữa mẹ vậy thật thơm! Còn chúng tôi dắt lũ trâu đang đi chậm chậm do ăn quá nhiều cỏ đến lỗi lê bước cũng khó khăn. Có những đứa trẻ thì đung đưa ngồi trên lưng trâu cười nói. Nhìn từ phía cánh đồng nhìn những ngôi nhà trong xóm nhỏ như những ngôi nhà tí hon nằm dưới lũy tre xanh xanh, trông nó như một bức tranh tuyệt đẹp về thiên nhiên. Tôi tưởng tượng con người nơi đây như những người tí hon vậy lẽ nào có cả người khổng lồ. khi ấy nhìn về phía làng nhỏ có những làn khói bay ra đó là lúc mọi người đặt bếp thổi cơm, những làn khói mờ ảo bay lên bầu trời trông thật tuyệt cùng với tiếng gà gáy nghe mới hay làm sao. cái cảnh khi bình minh buông xuống đó thật đẹp và cùng với đó là những hoạt động thú vị của con người nơi đây
Đó là khung cảnh của làng quê khi lúc chiều xuống còn trên bầu trời xanh chuyển sang hồng kia có đàn chim đang bay về chỗ trú ngụ, cánh chim bay dài cùng với tiếng gọi bạn của chúng. Con đầu đàn bay trước rồi xếp thành một hình gì đó. lũ trẻ ngẩng cổ lên rồi hò hét khi nhìn thấy chim vậy. Chúng lại mơ ước viển vông muốn được bay như chim trên bầu trời cao xanh bao la vô tận vậy. Nhưng đó chỉ là ước những điều ước con trẻ của chúng. Quê hương tôi đơn giản là vậy, giản dị mộc mạc nhưng nơi đây rất đẹp và con người tốt bụng.
Một số ý chínnh:
- Bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng trong xã hội hiện nay.
- Tác hại:
+ Nó gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của các em học sinh, ảnh hưởng đến quá trình học tập và phát triển của các em.
+ Bạo lực học đường còn có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề, như tự tử hoặc giết người.
=> Do đó, chúng ta cần phải nói không với bạo lực học đường.
- Biện pháp:
+ Chúng ta cần tạo ra một môi trường học tập an toàn và lành mạnh cho các em học sinh. Các giáo viên và nhân viên trường học cần được đào tạo để có thể phát hiện và ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường.
+ Chúng ta cần tăng cường giáo dục về tình bạn, tôn trọng và sự đồng cảm. Các em học sinh cần được hướng dẫn để biết cách giải quyết xung đột một cách hòa bình và không bạo lực.
+ Khuyến khích các em học sinh tham gia vào các hoạt động xã hội và tình nguyện để rèn luyện kỹ năng giao tiếp và tạo ra mối quan hệ tốt với những người khác.
+ Tạo ra một cộng đồng xã hội không bạo lực. Chúng ta cần phải thay đổi suy nghĩ và hành động của mình để trở thành những người sống trong một môi trường không bạo lực.
+ Biết yêu thương, giúp đỡ những người khác và tôn trọng sự khác biệt của họ.
- Liên hệ bản thân.
- Kết luận:
+ Bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng và chúng ta cần phải nói không với nó.
+ Hãy cùng nhau đóng góp để giảm bạo lực học đường và tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho các em học sinh.
Giáo dục luôn là vấn đề được con người và toàn dư luận quan tâm hàng đầu. Những năm gần đây, vấn đề bạo lực học đường vẫn diễn ra vô cùng phức tạp và phổ biến gây nhức nhối và là mối quan tâm của mỗi gia đình có con em trong giai đoạn cắp sách đến trường. Bạo lực học đường là việc mỗi bạn học sinh dùng những lời nói miệt thị, thô bỉ để xúc phạm người khác; bên cạnh đó còn là việc các em dùng vũ lực để thể hiện thái độ ghét bỏ, không vừa ý của mình đối với bạn bè.
Gần đây, trên các phương tiện thông tin truyền thông đã đưa tin có rất nhiều vụ các em học sinh có hành vi dùng vũ lực đánh nhau, có nhiều trường hợp dùng vũ khí cũng như đánh nhau tập thể ở trong và ngoài nhà trường đến mức công an phải vào cuộc. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở các học sinh nam mà hiện nay xu hướng các bạn học sinh nữ đánh nhau đang ngày càng gia tăng ở mức độ khó lường. Nguyên nhân của hiện trạng này đầu tiên phải nhắc đến đó là do ý thức chủ quan của các bạn học sinh còn kém, chưa có đủ nhận thức về hậu quả của bạo lực học đường.
Bên cạnh đó việc kiểm soát hành vi của các bạn học sinh cũng chưa thực sự tốt, chỉ vài lời nói kích động cũng có thể nổ ra cuộc bạo lực. Ngoài ra, tình trạng bạo lực học đường còn là do sự quản lí còn lỏng lẻo của gia đình và nhà trường, chưa định hướng cho các em tư duy đúng đắn dẫn đến những hành động lệch lạc. Bạo lực học đường hình thành thói hung hăng, tính cách không tốt cho người thực hiện hành vi bạo lực; gây tổn hại, ảnh hưởng về sức khỏe, về tâm lí cho người bị hành hung. Ngoài ra, nó còn gây ra những hình ảnh xấu ảnh hưởng đến tương lai của học sinh, nhà trường và gia đình. Vấn đề bạo lực học đường sau này sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của các em học sinh, khiến cho các em dễ trở thành người xấu.
Từ những hậu quả khôn lường này, mỗi người học sinh chúng ta cần ý thức được tác hại của vấn nạn này, đồng thời chung tay tuyên truyền, kêu gọi mọi người tẩy chay bạo lực ra khỏi phạm vi học đường; tích cực học tập, rèn luyện bản thân trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội. Tuổi trẻ là mầm non, là tương lai của đất nước, chúng ta hãy biết phấn đấu, trau dồi bản thân ngay từ hôm nay để có thể cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội.
Bằng những dẫn chứng, lí lẽ, lập luận logic, tác giả đã chứng minh cho ý kiến của mình: Nhân vật em bé trong truyện Em bé thông minh đã đề cao trí tuệ của nhân dân qua bốn lần thử thách. Lần đầu tiên, tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử khi em bé đã ra lại câu hỏi cho người đố để phản bác rằng: đây là câu hỏi không có câu trả lời. Lần thứ hai và thứ ba, em bé cũng thông minh đáp trả lại được sự vô lí của nhà vua khi ra câu hỏi cho em. Lần cuối cùng, người kể chuyện đã nhấn mạnh vị thế áp đảo của trị tuệ dân gian so với trí tuệ cung đình: em bé đã gỡ bí cho cả triều đình và chinh phục được cả sứ thần ngoại bang. Không chỉ ca ngợi trí tuệ người bình dân, tác giả còn muốn họ có cuộc sống xứng đáng với trí tuệ mà họ có.
Một số ý chính:
- Ở miền Bắc, em đã được thưởng thức cảnh sắc hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc. Những dãy núi xanh ngút ngàn, những thác nước trắng xóa đổ xuống từ độ cao, tạo nên một khung cảnh hoang sơ, mộc mạc nhưng cũng rất đẹp mắt.
- Ở miền Trung, em đã được chiêm ngưỡng cảnh biển đẹp như tranh vẽ. Các bãi biển đầy cát trắng, nước biển trong xanh và những đồi cát trải dài, tạo nên một khung cảnh đẹp mê hồn. Em còn được tham quan các di sản văn hóa thế giới như Huế, Hội An, nơi có kiến trúc cổ kính, đậm chất văn hóa Việt Nam.
- Khi đến miền Nam, em đã được tham quan các vườn quốc gia, nơi tập trung những loài động thực vật quý hiếm. Em còn được chiêm ngưỡng cảnh sông nước phong cảnh đẹp như mơ trên sông Mekong. Những cánh đồng lúa bát ngát, những con đường ven sông xanh mát, tạo nên một khung cảnh yên bình, thanh tịnh.
- Kết bài: Việt Nam đẹp khắp trăm miền, mỗi vùng đất lại có những vẻ đẹp riêng. Em đã có một chuyến du lịch tuyệt vời, để lại trong em những ấn tượng khó quên về cảnh thiên nhiên tươi đẹp của đất nước.
Văn bản Bàn về đọc sách được trích trong cuốn Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách - Bắc Kinh, 1995 do Trần Đình Sử dịch. Bài viết nêu lên tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách. Sách là kho tàng quý báu, cất giữ những di sản tinh thần của nhân loại đã thu lượm, nung nấu mấy ngàn năm qua. Là cột mốc trên con đường tiến hoá của nhân loại. Sách đã ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được qua từng thời đại. Đọc sách là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức. Là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, phát hiện thế giới mới. Đọc sách chính là lấy thành quả của nhân loại trong quá khứ làm xuất phát điểm để phát hiện cái mới của thời đại này. Trong tình hình hiện nay, sách vở ngày càng nhiều thì việc chọn sách, cách đọc sách cần có hiệu quả.
Số có ba chữ số có dạng: \(\overline{abc}\)
Khi ta bỏ chữ số hàng trăm của số đó ta được số mới: \(\overline{bc}\)
Theo bài ra ta có: \(\overline{abc}\) = \(\overline{bc}\) \(\times\) 6
\(a\) \(\times\) 100 + \(\overline{bc}\) = \(\overline{bc}\) \(\times\) 6
\(a\times\) 100 = \(\overline{bc}\) \(\times\) 6 - \(\overline{bc}\)
\(a\times\) 100 = \(\overline{bc}\) \(\times\) 5
\(a\times\) 20 = \(\overline{bc}\)
\(a\times\) 20 = \(\overline{..0}\) = \(\overline{bc}\) ⇒ \(c\) = 0
Thay \(c\) = 0 vào \(a\times\) 20 = \(\overline{bc}\) ta được: \(a\times20\) = \(\overline{b0}\)
\(\Rightarrow\) \(a\times\) 20 = \(b\) \(\times\) 10 ⇒ \(a\times\) 2 = \(b\)
⇒ \(b\) ⋮ 2 ⇒ \(b\) \(\in\) {0; 2; 4; 6; 8}
Vì \(a\ne\) 0 nên \(b\) \(\in\) {2; 4; 6; 8} ⇒ \(a\in\){1; 2; 3; 4}; c =0
Vậy các số có 3 chữ số thỏa mãn đề bài là:
120; 240; 360; 480