K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 1

Không nằm ngoài đặc sản Bến Tre ngon hiện nay, bánh canh bột xắt là món bánh canh vịt ăn cùng nước mắm gừng rất đơn giản. Nhưng từng chi tiết, yếu tố tạo nên món ăn này đã mang lại sự độc đáo, mới lạ cho người ăn khi thưởng thức. Phần bánh canh được làm từ nguyên liệu gạo ngon, quy trình làm ra từng sợi bánh canh đều thủ công bằng tay. Đặc biệt phần nước lèo trứng đục từ bột tiết ra khi nấu, kết hợp gia vị nêm nếm vừa phải tạo nên hương vị không lẫn vào đâu được. Thịt vịt được ướp và mang đi xào nên có độ thơm rất riêng. Chỉ từ 30.000 - 40.000 VND/tô, bạn đã có thể cảm nhận một hương vị rất riêng từ sự kết hợp độc đáo của các nguyên liệu miền sông nước. Du khách có thể tìm thấy món ăn này tại chợ Lạc Hồng, hoặc dưới chân cầu Cá Lóc tại Bến Tre để thưởng thức món bánh canh chuẩn vị nhất.

1 tháng 1

mình viết mở bài thôi ạ

gia đình là 1 thứ ko thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta.Gia đình là nơi mà chúng ta có thể dựa dẫm vào.Và trong đó mẹ là người mà em yêu quý nhất,cũng là người đã sinh ra em.

mình ko chép mạng

1 tháng 1

Mai thi ạ? Trường em chưa thi.


1 tháng 1

Đề thiiiiiiii

 

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM) Đọc văn bản sau:      Tôi xin giới thiệu một ngày “Hạnh phúc trời hành” của dân Huế tui, bắt đầu bằng món cơm hến. Những món ăn Huế như bún bò, cháo lòng,... bây giờ trở thành phổ biến khắp nơi (dù đã mất đi bản chất cay của nó chỉ món cơm hến này là không nơi nào có. Hà Nội, Sài Gòn cũng có vài ba quán Huế có cả cơm hến, tôi đã thử xem, đều...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau:

     Tôi xin giới thiệu một ngày “Hạnh phúc trời hành” của dân Huế tui, bắt đầu bằng món cơm hến. Những món ăn Huế như bún bò, cháo lòng,... bây giờ trở thành phổ biến khắp nơi (dù đã mất đi bản chất cay của nó chỉ món cơm hến này là không nơi nào có. Hà Nội, Sài Gòn cũng có vài ba quán Huế có cả cơm hến, tôi đã thử xem, đều toàn là nghêu xắt nhỏ, đâu phải là hến. Vậy thì cơm hến là gì?

     Trước hết, nói về cơm. Người Việt mình ăn cơm kiểu nào cũng phải nóng, duy chỉ cơm hến nhất thiết phải là cơm nguội. Hình như người Huế muốn bày tỏ một quan niệm rằng trên đời chẳng có một vật gì đáng phải bỏ đi, nên bày ra món cá lẹp kẹp rau mưng, và món cơm nguội với những con hến nhỏ lăn tăn làm sốt ruột người chế biến món ăn, gọi là cơm hến. Sau này ở Huế người ta còn bảy thêm món bún hến, dùng bún thay cơm nguội. Tôi rất ghét những lối cải tiến tạp nham như vậy. Bún đã có bún bò, ai có giang sơn ấy, việc gì phải cướp bản quyền sáng chế của người khác. Vả lại, người Huế (Huế xưa, không phải bây giờ) rất kiên định trong “lập trường ăn uống” của mình. Tôi nghĩ rằng trong vấn đề khẩu vị, tính bảo thủ là một yếu tố văn hóa hết sức quan trọng, để bảo toàn di sản. Với tôi, một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hoá, cứ phải giống y như ngày xưa, và mọi ý đồ cải tiến đều mang tính phá phách, chỉ tạo nên những “đồ giả”! […]

     Hương vị bát ngát suốt đời người của tô cơm hến là mùi ruốc thơm dậy tận óc, và vị cay đến trào nước mắt. Người “máu” cơm hến vẫn chưa vừa lòng với vị cay sẵn có, còn đòi thêm một trái ớt tươi để cắn kêu cái rốp! Nước mắt đầm đìa, mồ hôi ròng ròng nhỏ giọt vào tô cơm thế mà cứ sì sụp, xuýt xoa kêu “ngon, ngon”; đi xa nhớ lại thèm đứt sợi tóc, ở nước ngoài về bay ra Huế để ăn cho được một tô cơm hến lấy làm hả hê, thế đấy, chao ôi là Huế!

(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Huế – Di tích và con người)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn)

Câu 1. Văn bản được diễn đạt bởi các yếu tố nào?

Câu 2. Theo tác giả, vì sao nhất thiết cơm hến phải là cơm nguội

Câu 3. Tìm một từ ngữ địa phương được dùng trong văn bản. Giải thích nghĩa của từ ấy.

Câu 4. Chủ đề của văn bản là gì?

Câu 5. Tìm một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả. Em cảm nhận được điều gì về cái “tôi” của tác giả thể hiện trong văn bản?

Câu 6. Vì sao nhà văn lại nói: “Tôi nghĩ rằng trong vấn đề khẩu vị, tính bảo thủ là một yếu tố văn hóa hết sức quan trọng, để bảo toàn di sản. Với tôi, một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hoá, cứ phải giống y như ngày xưa, và mọi ý đồ cải tiến đều mang tính phá phách, chỉ tạo nên những “đồ giả”!”. Hãy trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn ngắn ( khoảng 5 - 7 câu).

0
30 tháng 12 2024

"Chiếc bánh mì cháy" là một trong những câu chuyện ngắn về tình cảm gia đình sâu sắc và cảm động nhất mà tôi từng đọc. Nhân vật người cha trong câu chuyện, với những hành động và lời nói của mình, đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc. Ông là hình mẫu của một người cha mẫu mực, một người chồng yêu thương và là một người đàn ông gia đình đáng để mọi người học hỏi. Như tên gọi của câu chuyện, "Chiếc bánh mì cháy" chính là yếu tố khởi nguồn của câu chuyện. Câu chuyện bắt đầu khi nhân vật "tôi" còn là một đứa trẻ khoảng 8-9 tuổi. Mặc dù mẹ thỉnh thoảng nướng bánh mì cháy, nhưng hôm ấy bánh mì cháy đến mức gần như thành than. Mẹ cảm thấy rất áy náy và xin lỗi cả gia đình vì sự bất cẩn này. Sau khi lưỡng lự xem có ai ăn bánh mì không, nhân vật "tôi" chứng kiến bố mình ăn những lát bánh mì cháy một cách ngon lành và nói với mẹ rằng ông rất thích món bánh mì cháy đó. Vào tối hôm đó, trước khi đi ngủ, nhân vật "tôi" đã hỏi bố liệu ông thật sự thích bánh mì cháy hay không. Câu hỏi này đã mở ra một bài học quý giá mà nhân vật "tôi" vẫn nhớ mãi đến giờ. Nhân vật người cha trong câu chuyện là hình mẫu của một người bố yêu thương và ân cần. Khi con hỏi liệu ông có thật sự thích bánh mì cháy không, ông đã dùng những lời nói nhẹ nhàng nhưng thấm thía để dạy cho con một bài học quan trọng. Ông giải thích rằng một lát bánh mì cháy không thể gây hại cho ai, nhưng những lời nói có thể gây tổn thương sâu sắc cho thể xác và tâm hồn con người. Vì vậy, người xưa thường nói: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.” Mẹ đã vất vả suốt cả ngày và khi về nhà vẫn phải chuẩn bị bữa tối cho gia đình. Bánh mì cháy không phải là cố ý mà chỉ là sự vô tình, và mẹ đã xin lỗi rồi. Do đó, chúng ta nên động viên và an ủi mẹ thay vì trách móc, bởi vì cuộc sống không ai hoàn hảo, và mỗi người đều có thể mắc lỗi. Nếu cứ tiếp tục nhắc lại lỗi lầm của người khác, họ sẽ cảm thấy bị tổn thương và không thể sửa chữa lỗi lầm. Không chỉ là người cha mẫu mực, ông còn là một người chồng yêu thương và thông cảm với vợ. Ông biết chia sẻ và an ủi khi vợ phạm lỗi. Một câu nói đơn giản như: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà” đã xua tan nỗi áy náy trong lòng người vợ. Mặc dù bánh mì không ngon, nhưng lời động viên của người chồng có thể làm cho bữa ăn trở nên ngon hơn rất nhiều. Nhân vật người con và người vợ dù không phải là nhân vật chính của câu chuyện, nhưng họ cũng đóng vai trò quan trọng. Sự ân cần và chăm sóc của mẹ, dù mệt mỏi sau một ngày làm việc, và sự hối lỗi khi làm bánh mì cháy cho thấy bà là một người mẹ, người vợ tuyệt vời. Người con, dù còn nhỏ tuổi, nhưng đã hiểu chuyện và biết lắng nghe những lời cha dạy. Điều này cho thấy đây là một gia đình tuyệt vời và là tấm gương sáng để nhiều người học tập. Mặc dù câu chuyện chỉ là một mẩu chuyện ngắn, nhưng nó mang đến những thông điệp và ý nghĩa sâu sắc. Từ câu chuyện, tôi rút ra được nhiều bài học quý giá. Đầu tiên là cách đối diện với lỗi lầm của con người. Ai trong cuộc đời cũng sẽ mắc sai lầm, dù lớn hay nhỏ, nhiều hay ít. Tuy nhiên, nếu biết hối lỗi và xin lỗi, chúng ta nên thông cảm và động viên người khác. Một câu nói tưởng chừng như vô hại có thể gây tổn thương nghiêm trọng về thể xác và tinh thần. Có những lời nói khiến con người không thể chịu đựng và phải chọn cách rời xa thế giới này vì không chịu nổi. Vậy nên, khi người khác mắc lỗi, thay vì đay nghiến và trách móc, chúng ta nên an ủi và động viên họ. Cuộc đời ngắn ngủi và đầy bất trắc, nếu không cư xử tốt với những người yêu thương, chúng ta sẽ phải hối tiếc khi quá muộn. "Chiếc bánh mì cháy" là một câu chuyện ngắn nhưng mang đến những bài học vô giá. Đây là một câu chuyện đáng để suy ngẫm, với nhân vật người cha là hình mẫu sáng giá và là tấm gương để mọi người noi theo.

đây

30 tháng 12 2024

Trong lịch sử nước nhà, có biết bao nhiêu người anh hùng đã cống hiến bản thân mình cho dân tộc, cho Tổ quốc, giúp cho ta có được cuộc sống hòa bình như ngày hôm nay. Những anh hùng đó đã luôn in sâu vào trong trái tim người mang dòng máu Việt Nam. Một trong những anh hùng đó là Võ Thị Sáu, một anh hùng đã ra đi dù còn rất trẻ nhưng lại khiến người ta nể phục vì lòng dũng cảm và lòng yêu nước chân thành. Khi bị giặc Pháp mang ra đảo xử tử, cô vẫn rất can đảm, không sợ giặc mà vẫn một lòng một dạ hướng về đất nước, hướng về chiến thắng của Việt Nam ngày mai. Dẫu rằng chị đã ra đi, nhưng hình ảnh chị vẫn còn sáng mãi và vinh quang trong trang sử Việt Nam. Chị sẽ sống mãi trong những trái tim yêu nước của công dân nước Việt, sẽ là một trong những minh chứng rõ nét nhất cho sự anh dũng, gan dạ, yêu Tổ quốc của những thiếu niên trẻ tuổi Việt Nam.

30 tháng 12 2024

 

 

Trò chơi dân gian mà em đã từng chơi:

 

Em đã từng chơi một số trò chơi dân gian phổ biến như:

  • Kéo co: Là trò chơi tập thể, yêu cầu sự phối hợp của nhóm, giúp tăng cường tinh thần đoàn kết và thể lực.
  • Nhảy dây: Một trò chơi giúp rèn luyện sức khỏe, sự nhanh nhẹn và dẻo dai.
  • Đánh đu: Trò chơi này không chỉ vui mà còn giúp phát triển thể lực và sự khéo léo.
  • Ô ăn quan: Là trò chơi trí tuệ, giúp em rèn luyện tư duy logic và khả năng phân tích.
  • Chơi chuyền: Một trò chơi dân gian vui nhộn, yêu cầu sự khéo léo và tập trung.

Suy nghĩ về giá trị của các trò chơi dân gian Việt Nam trong xã hội hiện đại ngày nay:

Trong xã hội hiện đại ngày nay, dù công nghệ phát triển mạnh mẽ và nhiều trò chơi điện tử, game online chiếm lĩnh thời gian của trẻ em, nhưng các trò chơi dân gian Việt Nam vẫn giữ được giá trị quan trọng. Các trò chơi dân gian không chỉ là phương tiện giải trí mà còn mang đậm giá trị văn hóa, truyền thống của dân tộc.

  1. Giá trị giáo dục: Trò chơi dân gian giúp trẻ em học hỏi những giá trị như tinh thần đoàn kết, hợp tác (ví dụ: kéo co), sự kiên trì, tập trung (ví dụ: nhảy dây, ô ăn quan). Chúng giúp trẻ em phát triển kỹ năng mềm và tư duy sáng tạo.

  2. Giữ gìn văn hóa truyền thống: Các trò chơi dân gian là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Việt. Chúng giúp thế hệ trẻ hiểu và giữ gìn những giá trị truyền thống của dân tộc, góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

  3. Khả năng gắn kết cộng đồng: Các trò chơi dân gian thường được tổ chức trong các dịp lễ hội, giúp tăng cường sự giao lưu, kết nối giữa các thế hệ và các cộng đồng. Điều này đặc biệt quan trọng trong xã hội hiện đại khi mà nhiều mối quan hệ trong cộng đồng ngày càng trở nên xa cách.

  4. Lợi ích sức khỏe: Các trò chơi như kéo co, nhảy dây, đá cầu… đều là những hoạt động thể chất, giúp trẻ em rèn luyện sức khỏe, phát triển thể lực và khả năng vận động.

Tóm lại, các trò chơi dân gian Việt Nam không chỉ có giá trị về mặt giải trí mà còn góp phần quan trọng trong việc giáo dục, giữ gìn văn hóa truyền thống, và tăng cường sức khỏe trong xã hội hiện đại. Vì vậy, chúng ta cần bảo tồn và phát huy các trò chơi này, để thế hệ sau có thể học hỏi và thừa hưởng những giá trị quý báu của ông cha.