Viết bài văn nghị luận đoạn trích
tưởng người dưới nguyệt chén đồng
có khi gốc tử đã vừa người ôm
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tự phụ, tự ti là những thái độ ứng xử trái ngược của con người trong cuộc sống. Tự phụ là sự tự tin thái quá. Đó là thái độ của người luôn tự đánh giá quá cao bản thân, tự cho mình là tài giỏi, là hơn người. Những người ấy mới có một chút thành tích nhỏ đã “dương dương tự đắc” nghĩ mình ghê gớm, tài giỏi lắm. Được điểm mười họ coi thường những người được điểm kém hơn, nghĩ mình là giỏi nhất lớp. Kiếm được chút tiền họ vênh váo khinh rẻ những người nghèo, người ăn xin,… Kì thực, họ chỉ là những con ếch ngồi đáy giếng không biết ngoài miệng giếng còn có vòm trời bao la, mênh mông. Tự phụ dẫn đến thái độ coi thường người khác, đồng thời sẽ chủ quan trong công việc, làm việc mà không cân nhắc trước sau, tức là “làm bừa”, “làm đại”, “làm liều”. Hậu quả của họ chẳng khác con ếch ngu ngốc kia, rốt cuộc sẽ bị dẫm bẹp giữa đường mà thôi. Ngược lại, tự ti là tự đánh giá mình thấp, tự coi thường, tự hạ thấp mình, tự cho mình là kém cỏi hơn mọi người xung quanh. Được điểm kém, người tự ti thu mình lại, không dám chơi thoải mái với bạn bè. Gia đình nghèo một chút, họ lại lủi thủi một mình không kết bạn với ai,… Tự ti khiến con người luôn nhút nhát, thậm chí nhu nhược. Những người này, câu cửa miệng của họ là “tôi sợ..”, “tôi ngại..”, “tôi e..”,… Khi không tin tưởng vào khả năng của mình, con người sẽ chẳng dám làm gì, sẽ mất niềm tin vào cuộc sống. Dù trái ngược nhau về bản chất, biểu hiện nhưng tự ti và tự phụ đều giống nhau ở một điểm: Cả hai là những thái độ ứng xử cần loại bỏ bởi chúng đều có hại cho cuộc sống mỗi người. Không tự phụ nhưng không tự ti, mỗi người cần xây dựng cho mình lối sống tự tin và tự trọng: tin ở bản thân mình, coi trọng và giữ gìn phẩm cách danh dự của mình bằng cách tự khẳng định khả năng, đạo đức của mình, vị trí của mình trong cuộc sống.
chắc đủ 200 chữ đấy
“Tự phụ” là như thế nào? Đơn giản chúng ta có thể hiểu được tự phụ là sự tự cao tự đại trước mặt những người xung quanh một cách quá đáng. “Tự phụ” là không biết lắng nghe, không chịu học hỏi, luôn coi mình là trên hết. Người tự phụ sẽ cho mình là “đúng” khi không tuân thủ những quy tắc, chuẩn mực đã có trong gia đình, tổ chức, cộng đồng xã hội. Hai nhà nghiên cứu người Mỹ cho biết: “Nếu người tự tin có mức độ hướng ngoại, hòa đồng, tự trọng và ngay thẳng cao hơn thì tính tự phụ thường đi kèm với tính ích kỷ và xấu hổ. “Một giáo viên luôn tự hào về tài năng giảng dạy của mình.” Tôi nhớ, chú tôi sau khi tiếp xúc với người Nhật đã nói với tôi, người Nhật nói: “Mười người Nhật phải sợ một người Việt Nam, thì một ngày mười người Việt Nam sẽ sợ một người Nhật”. Tóm lại, “tự phụ” là một tật xấu luôn khiến con người ta thất bại và bị mọi người xa lánh. Tại sao người ta có thói quen “tự phụ”? Vì bản ngã trong mỗi người luôn tồn tại. Thông thường “tự phụ” xuất hiện ở những người tài năng, thông minh. “Anh ấy biết mình thông minh và tài năng, vì vậy anh ấy rất tự phụ.” Đồng thời, do trình độ nhận thức chưa phù hợp, chưa đúng đắn dẫn đến hiện tượng đánh giá quá cao thành tích của mình trong tổng thể các mối quan hệ của gia đình, tổ chức cộng đồng hay toàn xã hội. Cuộc sống không có gì là hoàn hảo, ai cũng từng trải qua một lần trong đời. Có bao giờ bạn đặt câu hỏi: “Có nước nào hùng mạnh, có công nghệ tiên tiến như Hoa Kỳ mà không chiến thắng cuộc xâm lược Việt Nam của chúng ta?” Một nước mạnh như Mỹ luôn kiêu ngạo, tự phụ, luôn cho mình là kẻ chiến thắng, không bao giờ thất bại và cứ như vậy, nước Mỹ đã bị đánh bại.
nhớ chấm đúng cho mình nha
Olm chào em, cảm ơn đánh giá của em về chất lượng bài giảng của Olm, cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm trên hành trình tri thức. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm em nhé!