Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
"Mang tiền về cho mẹ
Mang tiền về cho mẹ
Mang tiền về cho mẹ
Đừng mang ưu phiền về cho mẹ
...
Mẹ không dám ăn
Không dám mặc
Không dám tiêu cũng chỉ vì lo
Giờ con đeo túi tò te đi mua cho mẹ cái túi Dior
Tiếng nói đầu tiên là do ai dạy?
Nét chữ đầu tiên là tay ai cầm?
Sai lầm đầu tiên là nhờ ai sửa?
Vấp ngã đầu tiên là được ai nâng?
Bài hát hay nhất trần đời là lời mẹ ru giữa nắng hè
Những ngày dài nhất trần đời là mẹ đi chợ xa chưa
thấy về
Thức ăn ngon nhất trần đời là cơm bếp củi mẹ nấu xoong gang
Bước ra đời là ông này bà nọ, trở về nhà là một đứa con ngoan
(Trích "Mang tiền về cho mẹ" - Đen Vâu)
Câu 1: Trong văn bản trên, mẹ không dám làm gì vì sao?
Câu 2: Phân tích tác dụng của các BPNT có trong đoạn trích từ "Tiếng nói... con ngoan"
Câu 3: Là một người con, anh/chị sẽ đem gì về cho mẹ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong hai câu thơ trên, nhà thơ đã sử dụng rất thành công biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. "Tiếng rơi" của lá vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nhà thơ đã cảm nhận bằng xúc giác "rất mỏng" hơn nữa là bằng thị giác "rơi nghiêng". Bằng cách sử dụng các biện pháp tu từ ấy, nhà thơ đã khiến người đọc như được chạm tay, như được nhìn thấy hình ảnh chiếc lá đa rơi nhẹ nhàng bên thềm. Câu thơ vì vậy mà trở nên tinh tế, sinh động vô cùng.
- Sự vươn vai của Gióng có liên quan đến truyền thống của truyện cổ dân gian. Thời cổ, nhân dân quan niệm người anh hùng phải khổng lồ về thể xác, sức mạnh, chiến công. Thần Trụ trời, Sơn Tinh…đều là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của Gióng là để đạt đến sự phi thường ấy
- Trong truyện, dường như việc cứu nước có sức mạnh làm cho Gióng lớn lên. Không lớn lên nhanh thì làm sao đáp ứng được nhiệm vụ cứu nước. Cuộc chiến đấu đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thường như vậy. Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí, tinh thần của một dân tộc trước nạn ngoại xâm.
Khi lịch sử đặt ra vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên một tầm vóc phi thường thì dân tộc vụt lớn dậy như Thánh Gióng, tự mình thay đổi tư thế, tầm vóc của mình.
“Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa.”
Tác dụng: giàu giá trị diễn đạt hình ảnh "nước biển" cho câu văn thêm sức gợi hình gợi cảm, dễ cho người đọc hình dung được cảnh đẹp mà tác giả đang gợi tả đẹp đẽ rõ ràng thế nào từ đó hấp dẫn đọc giả hơn.
Có lẽ mùa hạ lãng mạn và ngọt ngào bao giờ cũng làm cho con người ta say mê đắm đuối. Đó là thời gian để chúng ta được nghỉ ngơi nhiều hơn, sau một năm học tập miệt mài hay sau những tháng ngày làm việc chăm chỉ. Gắn liền với cái đẹp ấy là một phần kí ức chẳng thể quên về hoa phượng. Đo đỏ khoe sắc rực cả một góc trời như những cây đuốc khổng lồ chiếu sáng khắp nơi càng thắp lên lửa cho mùa hè, gắn bó và thân thiết với mái trường!. Rồi hè về mang theo bản hòa ca của những nhạc sĩ ve sầu, luôn là thanh âm sôi động và náo nhiệt rộn ràng nhất mà em được nghe. Hơn thế hạ còn có những cơn mưa rào trắng xóa cả đất trời chợt đến rồi lại chợt đi, những cơn gió nam mát rượi đưa em vào giấc ngủ mỗi trưa nắng gắt. Bên cạnh đó là ngoài kia hồ sen đang nở rộ, những bông hoa khoe ra đài cao của mình dưới ánh sáng gọi ong bướm đến. Cây cối trong vườn đón nhận tinh hoa của đất trời để cống hiến cho đời những trái chín mọng. Khép lại, mùa hè chính là thời gian của niềm vui và tự do mà em tin rằng chắc chắn ai cũng nghĩ như thế. Những kỷ niệm trong những chuyến đi chơi mùa hè sẽ mãi mãi gắn liền với chúng ta và trở thành những câu chuyện đáng nhớ trong cuộc đời ta. Ôi em yêu mùa hạ quá!
nếu bạn sử dụng máy tính bạn có thể làm như sau:
1. Đưa con trỏ chuột vào 1 tên bất kì.
2. Nó sẽ hiện lên thông tin về nơi học, điểm xs, điểm hỏi đáp,... Ta sẽ thấy 1 khung chữ nhật màu xanh dương có hình người và dấu cộng kế bên.
3. Nhấn vào nút đc chỉ dẫn ở bước 2, nó sẽ hiện lên chữ " hủy lời mời" là ta đã kết bạn thành công. Chỉ cần chờ ng đó kết bạn nữa là xong
Bài tập 1:
a, Bạn hãy cho mình mượn cuốn truyện này nhé!
b, Chị ơi, phền chị lấy hộ em cốc nước nhé.!
c, Bố mẹ ơi, con đi chơi với bạn một lát nhé!
Bài tập 2:
a, Chao ôi, chiếc áo này đẹp quá!
b, Trời ơi, lâu lắm mới gặp lại bạn!
c, Ôi không, mình lỡ làm rơi chiếc cốc này rồi!
Hiện nay, bạo lực học đường đang là vấn đề rất đáng lo ngại và ngày càng phổ biến. "Bạo lực học đường" là hành vi bắt nạt, sử dụng những hành vi, từ ngữ khiếm nhã để xúc phạm và làm tổn thương đến người khác về thể chất lẫn tinh thần.
Bạo lực có thể thể hiện qua nhiều phương thức khác nhau như đánh hội đồng, nói xấu sau lưng người khác, lăng mạ, xúc phạm chê bai người khác về ngoại hình, tính cách, nhân phẩm. Những hành động trên thật độc ác và không thể tha thứ vậy làm thế nào để có thể ngăn chặn bạo lực học đường? Đối với học sinh, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi thực trạng này, mỗi học sinh cần cố gắng học tập, sống chan hòa, xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè, không nên khẳng định cái "tôi" cá nhân một cách thái quá, và tránh những sung đột, va chạm không đáng có.
Ngoài ra, gia đình và nhà trường cũng cần quan tâm và có những phương pháp hiệu quả, những hình phạt thích đáng, xây dựng môi trường học đường công bằng, lành mạnh để các bạn học sinh có những nhận thức đúng đắn. Đối với xã hội, cần tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm giáo dục cộng đồng rộng rãi để có thể nâng cao nhận thức, tư duy đúng đắn cho mỗi học sinh. Tóm lại, mỗi chúng ta cần chung tay đẩy lùi thực trạng nạn bạo lực học đường để giúp xã hội ngày một văn minh và phát triển hơn.
Câu 1: Trong văn bản trên, mẹ không dám ăn, mặc, tiêu sài vì lo cho con cái gia đình những bữa ăn, cái mặc tốt nhất.
Câu 2: Phân tích tác dụng của các BPNT có trong đoạn trích từ "Tiếng nói... con ngoan"
BPNT: điệp ngữ (là - ai), (là)
Phân tích tác dụng: Giàu giá trị diễn đạt hình ảnh đẹp về những sự dạy dỗ, bảo ban, ân cần của mẹ dành cho con từ học hành đến sự vấp ngã mẹ đều yêu thương nâng đỡ. Đồng thời gợi rõ nên tình yêu thương chân thành, sâu sắc, đậm đà của người con hiểu cho mẹ luôn thấu rõ lời hát hay nhất là lời mẹ ru, luôn trông mong mẹ về, đồ mẹ làm là thức ăn ngon nhất. Từ đó làm cho sự diễn đạt thêm sâu sắc tình cảm mẹ con hấp dẫn, xúc động đọc giả/ người nghe.
BPNT: Câu hỏi tu từ(Tiếng nói đầu tiên là do ai dạy?, Nét chữ đầu tiên là tay ai cầm?, Sai lầm đầu tiên là nhờ ai sửa?, Vấp ngã đầu tiên là được ai nâng?)
Phân tích tác dụng: nhấn mạnh rõ công lao mẹ nuôi nấng con luôn là đầu tiên, trên hết, luôn bên cạnh yêu thương sửa sai đỡ đần chở che con khôn lớn. Từ đó làm tăng giá trị diễn đạt thêm giàu sự gợi hình thiết thực, tình cảm sâu sắc ý nghĩa.
Câu 3: Là một người con, em sẽ đem về sự tự hào hạnh phúc cho mẹ khi bản thân cố gắng giỏi giang, tự lập kiếm tiền để mẹ sống hạnh phúc thoải mái hơn.
Câu 1: Trong văn bản trên, mẹ không dám ăn, mặc và tiêu vì lo lắng.
Câu 2: Trong đoạn trích từ "Tiếng nói... con ngoan", các biện pháp ngôn từ (BPNT) được sử dụng để tạo ra hiệu ứng cảm xúc và thể hiện tình cảm của người viết đối với mẹ. Cụ thể, việc sử dụng câu hỏi đặt ra (Tiếng nói đầu tiên là do ai dạy?, Nét chữ đầu tiên là tay ai cầm?,...) tạo ra sự tương tác giữa người viết và người đọc, khơi gợi sự suy ngẫm và tạo cảm giác gần gũi. Ngoài ra, việc sử dụng các từ ngữ mang tính cảm xúc như "lời mẹ ru giữa nắng hè", "mẹ đi chợ xa chưa thấy về", "cơm bếp củi mẹ nấu xoong gang" cũng tạo ra hình ảnh sống động và gợi lên những kỷ niệm và tình cảm đối với mẹ.
Câu 3: Là một người con, tôi sẽ đem về cho mẹ những điều mà mẹ cần và yêu thích. Điều này có thể là tiền bạc để mẹ có thể tiêu dùng thoải mái, những món quà đặc biệt mà mẹ mong muốn, hoặc thậm chí là sự chăm sóc và quan tâm tận tâm từ con. Điều quan trọng là tôi sẽ luôn đặt mẹ lên hàng đầu và cố gắng làm mọi điều để mẹ có được cuộc sống tốt nhất.