K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 8 2023
  • Mở bài:

Thơ ca là hình thức nghệ thuật ra đời sớm nhất trong các loại hình nghệ thuật của con người. Thơ ca là tiếng nói, là niềm say mê của con người trước cuộc sống muôn hình vạn trang. Bản chất của thi ca là cảm xúc. Trí tuệ dường như không liên quan gì mấy đến thi ca. Thi ca bắt nguồn từ điều gì đó sâu hơn; vượt qua trí tuệ. Nó thậm trí không thể gắn cho sự thông thái. Nó là chính nó; nó có bản tính của riêng mình. Không thể định nghĩa. Bởi thế, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu từng viết trong “Ba nghìn thế giới thơm” rằng: “Thơ ca trong bản chất của nó, là mây. Một hình thể vô định và huyền ảo. Và thơ ca cũng còn là bão tố”.

  • Thân bài:

Lời trích dẫn trong tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nhật Chiêu cũng đồng thời thể hiện quan niệm của ông về thơ ca. Thơ ca lúc nào cũng nhẹ nhàng, bay bổng , lững lờ trôi giữa dòng đời vô tận. Nó ở ngay trong cuộc đời này nhưng cũng thật xa xôi như ở chốn tận cùng thế giới. Thơ ca là một hữu thể vô định mà huyền ảo, nó luôn vận động, luôn luôn đổi dời. Thơ ca mở ra một thế giới kì ảo, một chân trời lạ lẫm, nơi mà đời thực và những giấc mơ trộn lẫn vào với nhau, nơi mà mọi ranh giới hư thực bị xoá nhoà. Và trong cái nhẹ nhàng thoang thoảng thi vị ấy, thơ ca mang trong nó một sức mạnh tiềm tàng, có thể dữ dội như những cơn bão tố. Tất cả những điều đó tạo nên thi ca, rực rỡ và chói loà như một ánh ban mai vàng rực.

  • Thơ ca là gì?
  • Vẻ đẹp của ngôn ngữ trong thơ ca
  • Chứng minh: Sự sáng tạo của người nghệ sĩ là sức sống của thơ ca

Giáo sư Đỗ Lai Thuý từng viết: “Thơ ca là một câu trúc ngôn từ phức tạp, nó bắt ta phải nhớ, phải cảm xúc, phải suy nghĩ bằng chính ngôn ngữ của nó”. Thơ ca được ví như một ma trận ngôn từ mà mỗi người thi sĩ là một nghệ nhân chơi chữ điêu luyện. Ngôn từ trong thi ca đeo trên nó hàng trăm nghìn những chiếc mặt nạ, vừa là nó vừa chẳng phải là nó. Mỗi một bài thơ là một hệ kí hiệu buộc người đọc phải giải mãi thật tỉ mỉ bằng lòng nhiệt thành và trái tim biết rung cảm. Ngôn từ thi ca để làm được điều này cần phải có sức gọi, cả về hình ảnh của sắc, âm thanh của vần điệu nhưng hơn cả, là gợi lên những tình ý đậm đà. Ngôn từ thi ca như tạo ra giữa chúng những khoảng không thinh lặng mà tại đó hồn thơ chan chứa, dạt dào và tràn đầy.

Nhưng như vậy chưa đủ lý do để thơ ca được ví như mây trời. Thơ ca muốn lửng lờ trôi vào hồn người cần được cấu thành từ những ngôn từ nhẹ nhàng, êm dịu. Nó phải tạo thành một làn sóng rung cảm lắng lọc trong tim độc giả thay vì những tạp ngôn xô bồ. Và thi ca, huyền bí đầy bất định chính nhờ tất thảy những những điều đó, nhờ cái ngôn từ đa nghĩ tạo thành các câu mơ hồ như những màn sướng sớm không ngừng thu hút lòng người muốn khám phá, muốn thấu hiểu nó ở tầng sâu nhất.

Mặt khác, thơ ca còn là thành phẩm của quá trình đồng sáng tạo của nhà thơ và bạn đọc. Thơ sẽ chỉ la những lời bộc bạch như một quyển nhật ký bí mật của những nhà văn nếu người đọc bỏ qua nó, khước từ nó và không hoà vào trong hồn điệu vọng vang của nó. Vì lẽ này nên thơ ca mới vô định, nó phụ thuộc vào năng lực cảm thụ và góc độ tiếp nhận của các độc giả.Thơ ca, như những dòng đối thoại không hồi kết của người đọc và nhà văn về văn chương, thơ phú, là quá trình cả hai trăn trở về nhau để hiểu đối phương và rồi tìm thấy chính mình. Và hiển nhiên nhận thức và quan điểm sống của mỗi đối tượng là khác nhau nên hiệu quả đọc cũng như ý nghĩa tìm được cho chính mình cũng không thể giống như nhau.

Ví như trong “Nguyệt cầm”, Xuân Diệu đã mở ra hàng loạt cách suy luận ngay từ trong nhan đề bài thơ. Nguyệt cầm? Là đàn nguyệt hay trăng đàn? Là nghe đàn trong đêm trăng hay đàn dưới ánh trăng? Đâu mới là ý nghĩa thật sự của hai tiếng nguyệt-cầm? Hay tất cả những câu hỏi đó đều chẳng có đáp án hay một lời giải đáp nào cả. Đó chính là sự lặng lẽ của ngôn từ, lặng lẽ đầy gợi mở, là một tấm màn kì bí bao trùm lên bài thơ mượt mà dệt bởi những ngôn từ cô đúc, sống động.

Ngôn từ thi ca vốn dĩ đã đa dạng, độc đáo nhưng cùng với sự kết hợp đầy tinh tế cùng nhau, chúng quyện hoà để xoá nhoà đi những lằn ranh ngữ nghĩa cứng nhắc để tác phẩm trở thành những câu đố không bao giờ có thể bị phá giải, tuy mơ hồ nhưng cũng thú vị hơn bao giờ cả, ví như Xuân Diệu viết:

“Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh”

 

Tại đây, bằng một từ “nhập”, tác giả đã xoá nhoà đi ranh giới của “trăng” và “nguyệt”, gộp cả hai thành một, hữu hình hoá cả hai vật thể vô định lại ngay trước tầm mắt: “Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân”. Xuân Diệu đi xiếc trên việc sắp đặt từ ngữ, khải niệm trăng đàn lẫn lộn hoàn toàn với nhau, bởi lẽ trăn là nguyệt mà nguyệt cũng lại là càm, ánh sáng và âm thành bện chặt lấy nhau là linh hồn trụ đỡ cho sự thăng hoa xuyên suốt bài thơ. Đồng thơi, nhà thơ sử dụng từ “cung” đầy ẩn ý. Cung? Là cung trăng hay cung đàn? Thế thì trăng nhập vào đàn hay đàn hoà vào trăng? Ta chỉ biết rằng cả hai giờ đây đã là một không còn ranh giới gì, tuy mơ hồ nhưng tràn trề sức hút.

Ngôn từ đã gợi lên hàng loạt cách nghĩ khác nhau về bài thơ, nó khiến cho bài thơ không bao giờ dừng sống động. Các làn nghĩa giao thoa trong sự hài hoà đến tuyệt đối. Chính điều này khiến cho bài thơ không bao giờ ngừng lan toả một làn sóng trùng điệp những thanh sắc vào trái tim độc giả. Và rồi, như một áng mây giữa nền trời bao la, cứ trôi, trôi mãi không nghỉ dừng,…

Thơ ca, xem mơ hồ như bản chất của mình bởi lẽ nó được bật ra từ những cơn mơ tình của người thi sĩ, từ hai bờ của nhận thức và tiềm thực, của hiện tại và những giấc mộng. Khi người nghệ nhân ngôn từ lặng lẽ chìm vào cái ưu tư của riêng mình, khi đối diện với con tim mình, nhà thơ xây dựng trong đó một thế giới chủ quan riêng, dựng lên bởi ngôn từ mà nền tàng là sự bộc phát và chiếm lĩnh những thứ trong bản năng lẫn cái tôi chìm ngủ. Đó là những mảng khuất và tầng sâu thẳm nhất trong tâm hồn để rồi bật lên từ đó, từng tiếng thơ vang vọng.

Thơ ca, trong cái tâm thức của người thi sĩ, nó phát khởi, nó vẫy vùng để được bung ra thành những âm thanh mạnh mẽ dội vào lòng người đọc. Và khi đó, nó mang lấy nhữg trăn trở, những khao khát không cách nào nguôi ngoai của nhà thơ. Để rồi, họ đi lại vào trong sáng tác của mình và tìm lại chính bản thân đầy nguyên sơ nhưng cũng thần bí và xa lạ. Giống một Huy Cận:

“Một chiếc linh hồn nhỏ
Mang mang thiên cổ sầu”

 

Ẩn đằng sau một Huy Cận năm nào lại là một linh hồn khác, một linh hồn đầy bơ vơ. Giữa cái đất trời thênh thang và dòng đời vô tận, đời người tuy ngắn ngủi, linh hồn tuy mong manh, đơn chiếc nhưng lại gánh hết nỗi buồn dai dẳng đến ngàn năm. Cái buồn như choán ngợp, như nuốt chửng lấy hồn người giữa vũ trụ bao la. Ở đây, ngay trong sáng tác của mình, Huy Cận đã bộc lộ một cái tôi xa lạ hẳn đi, đã thể hiện một nỗi lòng tiềm ẩn, chính điều đó khiến cho bài thơ như đưa con người vào cõi mộng, nơi mọi chiếc mặt nạ tháo xuống và cái tôi dần lộ diện, tuy kì bí, xa lạ nhưng cũng đơn côi, đáng thương đến lạ lùng.

Trong “Lược khảo Văn học”, Giáo sư Nguyễn Văn Trung có viết: “Trước một thế giới tan vỡ hay có nguy cơ tan vỡ, nhà văn nhặt nhạnh những mảnh vỡ để tái tạo lại chính nó, đồng thời kích hoạt những dây đàn cảm xúc của con người”. Thơ ca, chính vì lẽ đó, tạo nên từ những mảnh vỡ, từ cuộc đời với những tụng ca, bi ca, với thăng trầm của nỗi thống khổ và hạnh phúc vô bờ. Bởi thế, chính những bờ vực đầy chênh vênh của xúc cảm ấy, thơ ca mang lấy sự vang dội của những cơn bão tố không ngừng lay động, không ngừng xô đẩy vào lòng người đầy chơi vơi.

Có một Hàn Mặc Tử, đảo điên đầy thống khổ trong niềm đau cùng tận khi đối diện với “Một hồn đau rã lần theo hương khói”. Để rồi, đứng giữa bóng tối mịt mù của vô vọng cùng một trái tim chưa bao giờ ngừng sống và thèm sống, Hàn Mặc Tử đã để lại một cơn bão tố mang tên thơ ca kết đọng lại bằng những máu, những lệ và chiếc linh hồn cô tủi chưa bao giờ ngừng réo rắt, ngừng dữ dội:

“Mỗi khối tình nức nở giữa âm u
Mỗi hồn đau rã lần theo hương khói
Một bài thơ cháy tan trong nắng dọi
Một lời run hoi hóp giữa không trung
Cả niềm yêu, ý nhớ cả một vùng
Hoá thành vũng máu đào trong ác lặn”

Từng chút một, những vụn vỡ, tan biến hiện dần lên trong thơ Hàn cùng những thanh trắc không ngừng tiếp nối nhau như một tiếng thét toáng đầy bất lực, đầy thương đau giữa bốn bề thống khổ. Hàn Mặc Tử đã viết về nỗi cô đơn tận cùng và dai dẳng bám lấy mình theo cách ấy. Nhưng hơn cả, đó là nỗi mặc cảm chia lìa và mất mát đầy ám ánh. Cơn bão tố mà vần thơ ông gieo vào lòng người không chỉ là những rùng rợn của chao đảo trong thực hư mơ tỉnh mà còn là sự hãi hùng vì những vụn vỡ chia phôi. Đó là sự rạn nứt của thương yêu, là sự tàn lụi của thể xác hoà với linh hồn đầy bất lực, đó là sự huỷ diệt của tạo hoá đầy quyền uy, là một chút níu giữ, một chút quẫy đạp ngoi ngóp trong niềm đau, trong nỗi tuyệt vọng từng bước xâm lấn. Để rồi, có còn lại gì đâu, từng thương yêu, từng trìu mến cứ thế mà lặng lại, bị dìm chết ở đó trong máu của ta, của người và của đời, trong cái buồn thương, khổ đau không cách nào ngừng đeo đuổi hồn người, lòng người.

Cơn bão lòng chưa hề dịu đi của Hàn phả vào hồn thơ như một sự bùng nổ hoàn toàn khỏi những giới hạn, những kiềm toả để rồi nó thổi bùng lên ngọn lửa đê mê trong tâm thức sáng tạo của nhà thơ. Sự mê cuồng ấy, cơn bão giông của sự sâu sắc ngữ nghĩa mà thơ ca mang đến đó lại một lần lan toả, một lần len lỏi để khơi lên sự cảm thông đầy chua xót trong lòng độc giả. Và bão tố của thơ ca trong thơ Hàn với những bi thương, đau đớn và đơn côi ấy mãi mãi bất diệt, mãi mãi là tiếng nói giao thoa giữa những linh hồn trong cõi đời quạnh quẽ.

Bão tố trong thơ ca không có sấm chớp đì đùng nhưng nó có những tiếng thơ trào dâng. Từng làn sóng ngôn từ trùng điệp xô vào lòng ta khiến ta bồi hồi, thổn thức. Nó lam ta lay động và xuyến xao, khiến lòng ta không nguôi mà gợn nhẹ nỗi cồn cào, lăn tăn, Đó là cái tình trong thơ, cái cội nguồn cho mọi lời tha thiết. Một lần nữa, Đỗ Lai Thuý viết: “Thơ ca đứng trên cái chênh vênh của đời thực. Đó là cái đẹp của nó, là bi kịch của nó và là vận may kì diệu của nó”. Quả thật vậy, trên bờ vực của lòng người chênh vênh, thơ ca xuất hiện thu gọn tất cả vào trong tầm mắt.

Thơ ca viết về những lần chao đảo của linh hồn, nó tìm ra trong đó cái đẹp bản thể. Nó mang mác cái buồn của thời cuộc, nó nghẹn ngào nỗi đơn côi của vận mệnh. Nhưng lại càng vì thế mà nó càng may mắn: nó đã nhìn thấy, đã nắm bắt và thấu hiểu được lòng người heo hút. Nên cũng từ đây, thơ ca bộc bạch những lời thủ thỉ với lòng người khiến ai nấy “rùng mình” vì nỗi lòng đột nhiên trào dâng, vì tiếng lòng tựa như ứa ra trong từng nhịp thơ, vần thơ. Những thi vị, những ý nghĩa sâu sắc của những bài thơ bởi thế mới như là bão tố, nó đánh mạnh vào lòng người, tạo ra sợi dây gắn kết mang tên cảm thông. Những âm thanh, những hình ảnh thơ cũng dần hiện lên ngay trước mắt, không ngừng liên tục khiến cho người ta xuyến xao cả một vùng tâm thức.

Thơ ca là như thế, vừa êm ả như mây, vừa kỳ lạ, huyền ảo như những cơn bão ào ạt xô vào lòng người. Bởi thế, để đọc được thơ ca, ta cũng hãy như người thi sĩ kia, thành một kẻ điên, kẻ say, kẻ mơ. Ta hãy qua hết cuộc đời thường nhật để lắng nghe thanh âm sâu thẳm nhất của thơ ca. Ta hãy nhìn nhìn bằng đôi mắt trong veo của kẻ say chẳng màn thế sự để chìm mình trong vị rượu thi ca và tắm mướt lòng mình trong những dòng thơ dịu dàng êm ả.

  • Kết bài:

Thế giới của thi ca, như một vùng trời của những điều hồ mơ, bí ẩn. Ý tứ của thơ ca lại chẳng vì thế mà rủng roẻng, sáo rỗng và vô hồn. Và thơ ca chính vì thế nên mới là một sự tồn tại bất tử, nơi cứu rỗi bao kiếp người đi qua cuộc đời bão giông. Thơ ca trong bản chất của nó, là mây. Một hình thể vô định và huyền ảo. Và thơ ca cũng còn là bão tố.

10 tháng 8 2023
  • Bạn tham khảo nhé!~(~-~)~
  • Mở bài:

Thơ ca là hình thức nghệ thuật ra đời sớm nhất trong các loại hình nghệ thuật của con người. Thơ ca là tiếng nói, là niềm say mê của con người trước cuộc sống muôn hình vạn trang. Bản chất của thi ca là cảm xúc. Trí tuệ dường như không liên quan gì mấy đến thi ca. Thi ca bắt nguồn từ điều gì đó sâu hơn; vượt qua trí tuệ. Nó thậm trí không thể gắn cho sự thông thái. Nó là chính nó; nó có bản tính của riêng mình. Không thể định nghĩa. Bởi thế, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu từng viết trong “Ba nghìn thế giới thơm” rằng: “Thơ ca trong bản chất của nó, là mây. Một hình thể vô định và huyền ảo. Và thơ ca cũng còn là bão tố”.

  • Thân bài:

Lời trích dẫn trong tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nhật Chiêu cũng đồng thời thể hiện quan niệm của ông về thơ ca. Thơ ca lúc nào cũng nhẹ nhàng, bay bổng , lững lờ trôi giữa dòng đời vô tận. Nó ở ngay trong cuộc đời này nhưng cũng thật xa xôi như ở chốn tận cùng thế giới. Thơ ca là một hữu thể vô định mà huyền ảo, nó luôn vận động, luôn luôn đổi dời. Thơ ca mở ra một thế giới kì ảo, một chân trời lạ lẫm, nơi mà đời thực và những giấc mơ trộn lẫn vào với nhau, nơi mà mọi ranh giới hư thực bị xoá nhoà. Và trong cái nhẹ nhàng thoang thoảng thi vị ấy, thơ ca mang trong nó một sức mạnh tiềm tàng, có thể dữ dội như những cơn bão tố. Tất cả những điều đó tạo nên thi ca, rực rỡ và chói loà như một ánh ban mai vàng rực.

  • Thơ ca là gì?
  • Vẻ đẹp của ngôn ngữ trong thơ ca
  • Chứng minh: Sự sáng tạo của người nghệ sĩ là sức sống của thơ ca

Giáo sư Đỗ Lai Thuý từng viết: “Thơ ca là một câu trúc ngôn từ phức tạp, nó bắt ta phải nhớ, phải cảm xúc, phải suy nghĩ bằng chính ngôn ngữ của nó”. Thơ ca được ví như một ma trận ngôn từ mà mỗi người thi sĩ là một nghệ nhân chơi chữ điêu luyện. Ngôn từ trong thi ca đeo trên nó hàng trăm nghìn những chiếc mặt nạ, vừa là nó vừa chẳng phải là nó. Mỗi một bài thơ là một hệ kí hiệu buộc người đọc phải giải mãi thật tỉ mỉ bằng lòng nhiệt thành và trái tim biết rung cảm. Ngôn từ thi ca để làm được điều này cần phải có sức gọi, cả về hình ảnh của sắc, âm thanh của vần điệu nhưng hơn cả, là gợi lên những tình ý đậm đà. Ngôn từ thi ca như tạo ra giữa chúng những khoảng không thinh lặng mà tại đó hồn thơ chan chứa, dạt dào và tràn đầy.

Nhưng như vậy chưa đủ lý do để thơ ca được ví như mây trời. Thơ ca muốn lửng lờ trôi vào hồn người cần được cấu thành từ những ngôn từ nhẹ nhàng, êm dịu. Nó phải tạo thành một làn sóng rung cảm lắng lọc trong tim độc giả thay vì những tạp ngôn xô bồ. Và thi ca, huyền bí đầy bất định chính nhờ tất thảy những những điều đó, nhờ cái ngôn từ đa nghĩ tạo thành các câu mơ hồ như những màn sướng sớm không ngừng thu hút lòng người muốn khám phá, muốn thấu hiểu nó ở tầng sâu nhất.

Mặt khác, thơ ca còn là thành phẩm của quá trình đồng sáng tạo của nhà thơ và bạn đọc. Thơ sẽ chỉ la những lời bộc bạch như một quyển nhật ký bí mật của những nhà văn nếu người đọc bỏ qua nó, khước từ nó và không hoà vào trong hồn điệu vọng vang của nó. Vì lẽ này nên thơ ca mới vô định, nó phụ thuộc vào năng lực cảm thụ và góc độ tiếp nhận của các độc giả.Thơ ca, như những dòng đối thoại không hồi kết của người đọc và nhà văn về văn chương, thơ phú, là quá trình cả hai trăn trở về nhau để hiểu đối phương và rồi tìm thấy chính mình. Và hiển nhiên nhận thức và quan điểm sống của mỗi đối tượng là khác nhau nên hiệu quả đọc cũng như ý nghĩa tìm được cho chính mình cũng không thể giống như nhau.

Ví như trong “Nguyệt cầm”, Xuân Diệu đã mở ra hàng loạt cách suy luận ngay từ trong nhan đề bài thơ. Nguyệt cầm? Là đàn nguyệt hay trăng đàn? Là nghe đàn trong đêm trăng hay đàn dưới ánh trăng? Đâu mới là ý nghĩa thật sự của hai tiếng nguyệt-cầm? Hay tất cả những câu hỏi đó đều chẳng có đáp án hay một lời giải đáp nào cả. Đó chính là sự lặng lẽ của ngôn từ, lặng lẽ đầy gợi mở, là một tấm màn kì bí bao trùm lên bài thơ mượt mà dệt bởi những ngôn từ cô đúc, sống động.

Ngôn từ thi ca vốn dĩ đã đa dạng, độc đáo nhưng cùng với sự kết hợp đầy tinh tế cùng nhau, chúng quyện hoà để xoá nhoà đi những lằn ranh ngữ nghĩa cứng nhắc để tác phẩm trở thành những câu đố không bao giờ có thể bị phá giải, tuy mơ hồ nhưng cũng thú vị hơn bao giờ cả, ví như Xuân Diệu viết:

“Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh”

Tại đây, bằng một từ “nhập”, tác giả đã xoá nhoà đi ranh giới của “trăng” và “nguyệt”, gộp cả hai thành một, hữu hình hoá cả hai vật thể vô định lại ngay trước tầm mắt: “Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân”. Xuân Diệu đi xiếc trên việc sắp đặt từ ngữ, khải niệm trăng đàn lẫn lộn hoàn toàn với nhau, bởi lẽ trăn là nguyệt mà nguyệt cũng lại là càm, ánh sáng và âm thành bện chặt lấy nhau là linh hồn trụ đỡ cho sự thăng hoa xuyên suốt bài thơ. Đồng thơi, nhà thơ sử dụng từ “cung” đầy ẩn ý. Cung? Là cung trăng hay cung đàn? Thế thì trăng nhập vào đàn hay đàn hoà vào trăng? Ta chỉ biết rằng cả hai giờ đây đã là một không còn ranh giới gì, tuy mơ hồ nhưng tràn trề sức hút.

Ngôn từ đã gợi lên hàng loạt cách nghĩ khác nhau về bài thơ, nó khiến cho bài thơ không bao giờ dừng sống động. Các làn nghĩa giao thoa trong sự hài hoà đến tuyệt đối. Chính điều này khiến cho bài thơ không bao giờ ngừng lan toả một làn sóng trùng điệp những thanh sắc vào trái tim độc giả. Và rồi, như một áng mây giữa nền trời bao la, cứ trôi, trôi mãi không nghỉ dừng,…

Thơ ca, xem mơ hồ như bản chất của mình bởi lẽ nó được bật ra từ những cơn mơ tình của người thi sĩ, từ hai bờ của nhận thức và tiềm thực, của hiện tại và những giấc mộng. Khi người nghệ nhân ngôn từ lặng lẽ chìm vào cái ưu tư của riêng mình, khi đối diện với con tim mình, nhà thơ xây dựng trong đó một thế giới chủ quan riêng, dựng lên bởi ngôn từ mà nền tàng là sự bộc phát và chiếm lĩnh những thứ trong bản năng lẫn cái tôi chìm ngủ. Đó là những mảng khuất và tầng sâu thẳm nhất trong tâm hồn để rồi bật lên từ đó, từng tiếng thơ vang vọng.

Thơ ca, trong cái tâm thức của người thi sĩ, nó phát khởi, nó vẫy vùng để được bung ra thành những âm thanh mạnh mẽ dội vào lòng người đọc. Và khi đó, nó mang lấy nhữg trăn trở, những khao khát không cách nào nguôi ngoai của nhà thơ. Để rồi, họ đi lại vào trong sáng tác của mình và tìm lại chính bản thân đầy nguyên sơ nhưng cũng thần bí và xa lạ. Giống một Huy Cận:

“Một chiếc linh hồn nhỏ
Mang mang thiên cổ sầu”

Ẩn đằng sau một Huy Cận năm nào lại là một linh hồn khác, một linh hồn đầy bơ vơ. Giữa cái đất trời thênh thang và dòng đời vô tận, đời người tuy ngắn ngủi, linh hồn tuy mong manh, đơn chiếc nhưng lại gánh hết nỗi buồn dai dẳng đến ngàn năm. Cái buồn như choán ngợp, như nuốt chửng lấy hồn người giữa vũ trụ bao la. Ở đây, ngay trong sáng tác của mình, Huy Cận đã bộc lộ một cái tôi xa lạ hẳn đi, đã thể hiện một nỗi lòng tiềm ẩn, chính điều đó khiến cho bài thơ như đưa con người vào cõi mộng, nơi mọi chiếc mặt nạ tháo xuống và cái tôi dần lộ diện, tuy kì bí, xa lạ nhưng cũng đơn côi, đáng thương đến lạ lùng.

Trong “Lược khảo Văn học”, Giáo sư Nguyễn Văn Trung có viết: “Trước một thế giới tan vỡ hay có nguy cơ tan vỡ, nhà văn nhặt nhạnh những mảnh vỡ để tái tạo lại chính nó, đồng thời kích hoạt những dây đàn cảm xúc của con người”. Thơ ca, chính vì lẽ đó, tạo nên từ những mảnh vỡ, từ cuộc đời với những tụng ca, bi ca, với thăng trầm của nỗi thống khổ và hạnh phúc vô bờ. Bởi thế, chính những bờ vực đầy chênh vênh của xúc cảm ấy, thơ ca mang lấy sự vang dội của những cơn bão tố không ngừng lay động, không ngừng xô đẩy vào lòng người đầy chơi vơi.

Có một Hàn Mặc Tử, đảo điên đầy thống khổ trong niềm đau cùng tận khi đối diện với “Một hồn đau rã lần theo hương khói”. Để rồi, đứng giữa bóng tối mịt mù của vô vọng cùng một trái tim chưa bao giờ ngừng sống và thèm sống, Hàn Mặc Tử đã để lại một cơn bão tố mang tên thơ ca kết đọng lại bằng những máu, những lệ và chiếc linh hồn cô tủi chưa bao giờ ngừng réo rắt, ngừng dữ dội:

“Mỗi khối tình nức nở giữa âm u
Mỗi hồn đau rã lần theo hương khói
Một bài thơ cháy tan trong nắng dọi
Một lời run hoi hóp giữa không trung
Cả niềm yêu, ý nhớ cả một vùng
Hoá thành vũng máu đào trong ác lặn”

Từng chút một, những vụn vỡ, tan biến hiện dần lên trong thơ Hàn cùng những thanh trắc không ngừng tiếp nối nhau như một tiếng thét toáng đầy bất lực, đầy thương đau giữa bốn bề thống khổ. Hàn Mặc Tử đã viết về nỗi cô đơn tận cùng và dai dẳng bám lấy mình theo cách ấy. Nhưng hơn cả, đó là nỗi mặc cảm chia lìa và mất mát đầy ám ánh. Cơn bão tố mà vần thơ ông gieo vào lòng người không chỉ là những rùng rợn của chao đảo trong thực hư mơ tỉnh mà còn là sự hãi hùng vì những vụn vỡ chia phôi. Đó là sự rạn nứt của thương yêu, là sự tàn lụi của thể xác hoà với linh hồn đầy bất lực, đó là sự huỷ diệt của tạo hoá đầy quyền uy, là một chút níu giữ, một chút quẫy đạp ngoi ngóp trong niềm đau, trong nỗi tuyệt vọng từng bước xâm lấn. Để rồi, có còn lại gì đâu, từng thương yêu, từng trìu mến cứ thế mà lặng lại, bị dìm chết ở đó trong máu của ta, của người và của đời, trong cái buồn thương, khổ đau không cách nào ngừng đeo đuổi hồn người, lòng người.

Cơn bão lòng chưa hề dịu đi của Hàn phả vào hồn thơ như một sự bùng nổ hoàn toàn khỏi những giới hạn, những kiềm toả để rồi nó thổi bùng lên ngọn lửa đê mê trong tâm thức sáng tạo của nhà thơ. Sự mê cuồng ấy, cơn bão giông của sự sâu sắc ngữ nghĩa mà thơ ca mang đến đó lại một lần lan toả, một lần len lỏi để khơi lên sự cảm thông đầy chua xót trong lòng độc giả. Và bão tố của thơ ca trong thơ Hàn với những bi thương, đau đớn và đơn côi ấy mãi mãi bất diệt, mãi mãi là tiếng nói giao thoa giữa những linh hồn trong cõi đời quạnh quẽ.

Bão tố trong thơ ca không có sấm chớp đì đùng nhưng nó có những tiếng thơ trào dâng. Từng làn sóng ngôn từ trùng điệp xô vào lòng ta khiến ta bồi hồi, thổn thức. Nó lam ta lay động và xuyến xao, khiến lòng ta không nguôi mà gợn nhẹ nỗi cồn cào, lăn tăn, Đó là cái tình trong thơ, cái cội nguồn cho mọi lời tha thiết. Một lần nữa, Đỗ Lai Thuý viết: “Thơ ca đứng trên cái chênh vênh của đời thực. Đó là cái đẹp của nó, là bi kịch của nó và là vận may kì diệu của nó”. Quả thật vậy, trên bờ vực của lòng người chênh vênh, thơ ca xuất hiện thu gọn tất cả vào trong tầm mắt.

Thơ ca viết về những lần chao đảo của linh hồn, nó tìm ra trong đó cái đẹp bản thể. Nó mang mác cái buồn của thời cuộc, nó nghẹn ngào nỗi đơn côi của vận mệnh. Nhưng lại càng vì thế mà nó càng may mắn: nó đã nhìn thấy, đã nắm bắt và thấu hiểu được lòng người heo hút. Nên cũng từ đây, thơ ca bộc bạch những lời thủ thỉ với lòng người khiến ai nấy “rùng mình” vì nỗi lòng đột nhiên trào dâng, vì tiếng lòng tựa như ứa ra trong từng nhịp thơ, vần thơ. Những thi vị, những ý nghĩa sâu sắc của những bài thơ bởi thế mới như là bão tố, nó đánh mạnh vào lòng người, tạo ra sợi dây gắn kết mang tên cảm thông. Những âm thanh, những hình ảnh thơ cũng dần hiện lên ngay trước mắt, không ngừng liên tục khiến cho người ta xuyến xao cả một vùng tâm thức.

Thơ ca là như thế, vừa êm ả như mây, vừa kỳ lạ, huyền ảo như những cơn bão ào ạt xô vào lòng người. Bởi thế, để đọc được thơ ca, ta cũng hãy như người thi sĩ kia, thành một kẻ điên, kẻ say, kẻ mơ. Ta hãy qua hết cuộc đời thường nhật để lắng nghe thanh âm sâu thẳm nhất của thơ ca. Ta hãy nhìn nhìn bằng đôi mắt trong veo của kẻ say chẳng màn thế sự để chìm mình trong vị rượu thi ca và tắm mướt lòng mình trong những dòng thơ dịu dàng êm ả.

  • Kết bài:

Thế giới của thi ca, như một vùng trời của những điều hồ mơ, bí ẩn. Ý tứ của thơ ca lại chẳng vì thế mà rủng roẻng, sáo rỗng và vô hồn. Và thơ ca chính vì thế nên mới là một sự tồn tại bất tử, nơi cứu rỗi bao kiếp người đi qua cuộc đời bão giông. Thơ ca trong bản chất của nó, là mây. Một hình thể vô định và huyền ảo. Và thơ ca cũng còn là bão tố.

8 tháng 8 2023

Buổi sáng ở quê hương em thường rất yên tĩnh và thanh bình. Mặt trời vừa ló dạng thì có thể nghe ngay tiếng chim hót vang trên cây cối, mang đến một cảm giác êm dịu và thư thái. Tiếng gió nhẹ vi vu thổi qua cánh đồng và cây cỏ, tạo ra âm thanh nhẹ nhàng và thoáng đãng. Còn tiếng ve kêu râm ran từ xa, tạo nên một bản nhạc tự nhiên đầy cuốn hút. Tất cả những âm thanh này kết hợp lại đã tạo nên một bầu không khí trong lành và thú vị cho buổi sáng ở quê hương em.

Tuệ Lâm

8 tháng 8 2023

 Buổi sáng thức dậy,là một ngày mới với rất nhiều âm thanh khác nhau ở quê hương em.Những chú gà trống gáy vang trước ánh mặt trời.Những chú chim non kêu ríu rits trên cây.Những tiếng xe cộ đi lại tấp lập.Mỗi khi đến trường em được nghe thấy tiếng trống trường,tiếng bạn trẻ nô đùa.Không chỉ như vậy mà em còn được nghe tiếng cô giáo giảng bài nữa.Em rất thích những buổi sáng ở quê hương em.

7 tháng 8 2023

a)

BPTT: so sánh "Người là cha, là bác, là anh"

Tác dụng: thể hiện tình cảm thân thương gắn bó của nhà thơ đối với Bác đồng thời gợi sự gần gũi, yêu mến giữa vị lãnh tụ vĩ đại và đọc giả. Từ đó câu thơ thêm giá trị gợi hình, gợi cảm, giàu sức diễn đạt hấp dẫn hơn.

b)

BPTT: điệp ngữ "con đi" 

Tác dụng: nhấn mạnh hành động đi xa nhà của tác giả để thể hiện nên tình cảm của một người lính giành cho người mẹ mình thân thương ở nhà. Từ đó nổi bật nên tình mẫu tử thiêng liêng đẹp đẽ.

21 tháng 5 2024

thiieu so sanh

 

7 tháng 8 2023

Lòng hiếu thảo là một phẩm chất vô cùng quý báu của con người, là tinh hoa tinh túy của tình cảm gia đình. Nó được hình thành và nuôi dưỡng từ những năm tháng đầu đời, khi ta nhận thức về tình yêu thương từ cha mẹ và những người thân xung quanh. Lòng hiếu thảo không chỉ là nghĩa vụ, mà còn là sự biết ơn và lòng tri ân chân thành đối với những người đã đưa ta đến với cuộc sống này.   Có lòng hiếu thảo, ta luôn quan tâm, chăm sóc và đặt lợi ích của cha mẹ lên trên hết. Ta sẵn lòng hy sinh, làm mọi việc có thể để đáp lại công ơn và lòng ân cần mà họ đã dành cho ta. Không chỉ với cha mẹ, lòng hiếu thảo còn mở rộng đến những người thân khác trong gia đình, những người đã đóng góp, chia sẻ và chăm sóc ta trong cuộc sống.   Lòng hiếu thảo cũng là điểm đáng tự hào của mỗi người, nó thể hiện tinh thần tôn kính và biết ơn đối với tổ tiên, đồng thời gắn kết các thế hệ lại gần nhau hơn. Trong mỗi hành động của con người, lòng hiếu thảo luôn hiện diện để hướng dẫn và làm cho cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn. Nó là điểm tựa vững chắc trong những khó khăn và là nguồn động viên, sức mạnh để vượt qua những thử thách trong cuộc sống.   Tuy lòng hiếu thảo rất quan trọng, nhưng hiện nay, nó đang dần mất đi giá trị trong xã hội đương đại. Cuộc sống hối hả, áp lực công việc và sự phân cách gia đình là một số yếu tố đang làm mờ đi sự quan tâm, chăm sóc của con người đối với nhau. Vì vậy, chúng ta cần lưu tâm hơn đến lòng hiếu thảo và chăm sóc những giá trị văn hóa truyền thống, từ đó xây dựng một xã hội đoàn kết, yêu thương và cởi mở hơn.   Hãy nhớ rằng lòng hiếu thảo không chỉ là trách nhiệm, mà là món quà vô giá mà chúng ta có thể dành tặng cho những người thân yêu. Để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn, hãy trân trọng và nuôi dưỡng lòng hiếu thảo trong từng hành động, từng lời nói và cách cư xử của chúng ta.

7 tháng 8 2023

Tham khảo:

“Dạy con, con nhớ lấy lời
Trọng cha, kính mẹ, suốt đời chớ quên”

Những câu ca dao quen thuộc ấy hẳn ai cũng biết. Hiếu thảo chính là một trong những đức tính quan trọng và cần thiết trong cuộc sống của mỗi người chúng ta. Vậy hiếu thảo là gì? Có lẽ điều này đã quá dễ hiểu, bởi chúng ta có ai là chẳng biết hiếu thảo là ra sao. Đó là chỉ việc ta kính trọng, sống đền đáp công ơn dưỡng dục của cha mẹ, công ơn tổ tiên. Không chỉ đơn giản là đức tính sống cần phải có, nó còn là một thước đo đánh giá con người. Ông cha ta từ xa xưa đã có những câu ca dao, tục ngữ dạy ta phải biết sống hiếu thảo. Ngoài ra còn có những câu chuyện về những con người trong lịch sử - tấm gương sáng cho sự hiếu thảo như Châu Thọ Xương người Tống, con của người vợ thứ. Mẹ ông bị vợ cả đuổi đi khi ông mới 7 tuổi, sau này làm quan, nghĩ đến công sinh thành của người mẹ đang lưu lạc bên ngoài của mình, ông từ quan đi khắp nơi tìm mẹ. May sao hai mẹ con trùng phùng được nơi đất Đồng Châu, từ đó ông đưa mẹ về để phụng dưỡng. Vì mẹ, ông sẵn sàng bỏ xuống công danh lợi lộc của bản thân mình. Đó chính là hiếu thảo. Điều ấy là đúng đắn bởi cha mẹ tổ tiên là người đã sinh ra ta và nuôi ta khôn lớn, trao cho ta tình yêu thương vô bờ bến, dạy ta nên người. Những thành công ta có được không chỉ đơn giản là do bản thân ta đạt được mà còn nhờ có công sức, sự động viên đồng hành của họ. Họ không quản nhọc nhằn vất vả mà dành cho ta những thứ tốt nhất, luôn mong ta thành tài. Hiếu thảo còn là đức tính tốt đẹp trong truyền thống của dân tộc ta từ bao đời nay, vậy nên đó còn là hành động kế thừa và phát triển hơn nữa kết tinh của dân tộc, làm sâu sắc và dày thêm bản sắc. Ấy vậy nhưng ngày nay lại có những đứa con vô tâm, chê bai cha mẹ mình, bỏ rơi họ trong bệnh tật và già yếu, chỉ biết vì bản thân mình, thấy xấu hổ khi có cha mẹ như vậy. Những kẻ máu lạnh ấy thật đáng bị lên án và phê phán. Hiếu thảo không có nghĩa là phải làm những việc quá lớn lao, chỉ đơn giản là dành sự quan tâm cho cha mẹ ông bà, cố gắng thật tốt trong cuộc sống đôi khi cũng là niềm vui khiến họ nở nụ cười và hạnh phúc rồi.

Nếu bạn không phiền có thế type lại câu hỏi với dấu câu đầy đủ được không ạ, mình không dịch được hết

CT
14 tháng 8 2023

Thầy/cô tham gia nhóm zalo theo mã QR trên bài viết để được hỗ trợ ạ

Tôi nghĩ: 

- Mua sắm online rất tiện lợi, chúng ta có thể mua sắm nhiều mặt hàng mình thích mà khó bắt gặp ở bên ngoài

- Tuy nhiên mua sắm online cũng có thể gây tốn kém và mình sẽ mua những thứ không cần thiết về nhà. 

- Mua sắm online có thể đối mặt với nhiều nguy cơ bị lừa đảo qua mạng và đánh cắp thông tin cá nhân cho kẻ ác. 

Tôi sẽ: 

- Làm một người tiêu dùng thông minh, lựa chọn kĩ càng, mua những thứ mình cần mua để tránh lãng phí. 

- Trước khi mua phải kiểm tra xem người mình giao dịch có uy tín hay không tránh để bị kẻ gian lợi dụng.

...

7 tháng 8 2023

Tik cho mink nhé!

Những giọt mưa mùa hè rơi từ trên cao như những hạt ngọc lấp lánh, tạo ra những điểm sáng lung linh trên mặt đất. Tiếng mưa rơi nhẹ nhàng như tiếng thì thào của thiên nhiên, làm cho không gian trở nên tĩnh lặng và dịu êm hơn bao giờ hết. Những hàng cây xanh mướt được hòa mình vào khung cảnh sương mù như bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Cảm giác mát lạnh từ những giọt mưa thấm ướt làn da, khiến cho người ta cảm thấy thoải mái và nhẹ nhõm hơn. Bầu trời mây xám bao phủ như ánh mắt mờ ảo của cơn mưa, khiến cho không gian trở nên u ám và huyền bí.

10 tháng 8 2023

Hay quá Nguyễn Xuân Thành ơi!

6 tháng 8 2023

Trong một ngôi nhà nhỏ

Mẹ và con nghĩ ra

Một trò chơi thật hay

Với đôi tay nhanh nhẹn

Cùng xây dựng thành phố

Với những ngôi nhà hiền

Chứa đựng nhiều hạnh phúc

Hơn cả là yêu thương.