K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 4 2024

Lễ chào cờ không chỉ đơn thuần là một nghi thức trang trọng mà còn là biểu tượng thiêng liêng, tượng trưng cho tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc. Trong hệ thống giáo dục, lễ chào cờ đã trở thành một phần không thể thiếu, diễn ra đều đặn vào tiết đầu tiên của buổi sáng thứ hai hàng tuần, cũng như trong các sự kiện quan trọng như buổi khai giảng, bế giảng, và lễ mít tinh.

Toàn bộ cộng đồng trường học, bao gồm cả thầy cô và học sinh, đều chung lòng tham gia vào lễ chào cờ. Sân trường trở thành địa điểm linh thiêng, nơi mà tất cả mọi người tập trung để thể hiện lòng trung thành và tôn trọng đối với quốc gia. Trước khi lễ bắt đầu, các lớp học phối hợp để xếp ghế và chuẩn bị cờ và bảng tên lớp.

Khi tiếng trống vang lên, học sinh từng lớp tất bật xuống sân trường và xếp hàng ngay ngắn. Đội nghi lễ, bao gồm đội cờ và đội trống, chuẩn bị sẵn sàng tại vị trí của mình. Liên đội trưởng, đại diện cho toàn bộ cộng đồng học sinh, mở đầu bằng lời kêu gọi tất cả thầy cô và học sinh đứng dậy để bắt đầu lễ chào cờ.

Sự nghiêm trang và tư thế nghiêm túc được duy trì khi toàn bộ thầy cô và học sinh đứng dậy trong khi liên đội trưởng hô to "Chào cờ! Chào!" Đội nghi thức tiếp tục thực hiện các bước chào cờ theo quy định, với đội trống nhấn mạnh từng nét nghi lễ.

Phần hát "Quốc ca" và "Đội ca" không chỉ là một bước quan trọng, mà còn là cơ hội để tất cả học sinh thể hiện tình cảm và lòng trung thành của mình. Sau khi câu hát cuối cùng kết thúc, liên đội trưởng kêu gọi khẩu hiệu truyền thống, đánh dấu sự sẵn sàng và lòng trung thành với Tổ quốc và lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại. Mọi học sinh cùng hô theo, đánh dấu kết thúc một lễ chào cờ trang trọng, đầy ý nghĩa. Chào cờ không chỉ là một nghi lễ, mà còn là cơ hội để cả cộng đồng học đồng lòng bày tỏ lòng yêu nước và trách nhiệm đối với sự phồn thịnh của đất nước và nhân dân.

12 tháng 4 2024

Trong cuộc sống của chúng ta, có biết bao khó khăn mà ta cần phải vượt qua. Những khó khăn đó như một định luật tự nhiên để ta có thể phát triển và thăng tiến. Nhưng để có thể vượt qua được những khó khăn đó đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên trì, bền bỉ. Và Nguyễn Bá Học đã có câu châm ngôn: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông." Vậy bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu câu nói này của ông!Đường đi ở đây có nghĩa là con đường mà chúng ta phải đi, phải vượt qua để tiến về phía trước. Trên đường đi của chúng ta chắc chắn sẽ phải có nhiều những con sông, những ngọn núi làm cho chúng ta khó có thể vượt qua. Nhưng con đường đó dù có bao nhiêu sông, bao nhiêu núi, nếu chúng ta không; ngại ngùng, lo âu, sợ hãi hay chán nản, chùn bước, buông xuôi thì ta vẫn có thể vượt qua được nó một cách dễ dàng. Nhìn chung, qua câu nói này, Nguyễn Bá Học muốn ngụ ý cho chúng ta rằng con đường đi cho dù khó mấy thì ta cũng vẫn có thể vượt qua, điều quan trọng là tâm ý của ta có kiên định để vượt qua những khó khăn mà con đường đó mang tới cho ta hay không? Nói sâu hơn thì con đường mà Nguyễn Bá Học muốn nói tới đó là đường đời, chúng ta phải dùng chính sức của mình để vượt qua nó, nếu chỉ biết dựa dẫm, nhờ vả mà không nỗ lực thì sẽ không tài nào vượt qua được.Khó khăn như là một câu thách đố đòi hỏi chúng ta phải biết vượt qua chính mình bằng cách chỉnh đốn lại nội tâm và làm chủ bản thân. Chỉ có lòng kiên định và ý chí kiên trì bền bỉ mới có thể giúp ta vượt qua được những trở ngại của cuộc sống. Đó là một nền tảng mà bất cứ người nào cũng cần nên có. Chẳng hạn như chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, suốt một đời lo cho nước, cho dân, đi nhiều nơi và làm đủ mọi việc. Con đường Người phải đi thật gian lao, vất vả nhưng với ý chí, quyết tâm, nghị lực phi thường. Người đã mang đến cho dân tộc ta ánh sáng của độc lập tự do, một cuộc đời ấm no, hạnh phúc.

12 tháng 4 2024

Thược dược là một từ Hán Việt. Nó có nhiều nghĩa khác nhau:
1. Thuốc: Được sử dụng để chỉ các loại thuốc. Ví dụ: “tây dược” (thuốc tây), “thảo dược” (thuốc dùng cây cỏ chế thành).
2. Thuốc nổ: Được sử dụng để chỉ các loại thuốc nổ. Ví dụ: “tạc dược” (thuốc nổ), “hỏa dược” (thuốc nổ).
3. Bờ giậu, hàng rào: Ví dụ: “dược lan” (lan can bờ giậu).
4. Tên gọi tắt của “thược dược”: Hoa thược dược.

12 tháng 4 2024

Ko

12 tháng 4 2024

Nhân vật thuyền trưởng Nê trong văn bản "Dòng Sông Đen Cứu Vớt Mình Cần Gấp" đem lại cho độc giả nhiều bài học quý giá, trong đó có:

Sự quyết đoán và kiên nhẫn: Thuyền trưởng Nê đã thể hiện sự quyết đoán và kiên nhẫn khi đứng đầu tàu trong những tình huống khó khăn và nguy hiểm. Anh ta không bao giờ từ bỏ trước thách thức, luôn tìm cách giải quyết vấn đề một cách sáng suốt và quyết định.

 

Trách nhiệm và lòng nhân hậu: Nê luôn đặt trách nhiệm lên hàng đầu và luôn chăm sóc cho toàn thể hành khách trên tàu một cách tận tâm. Anh ta có tấm lòng nhân hậu và luôn quan tâm đến người khác, không ngần ngại giúp đỡ khi cần thiết.

 

Sự tin tưởng và ổn định: Thuyền trưởng Nê là một người đầy niềm tin vào khả năng của bản thân và đồng đội, luôn duy trì tinh thần lạc quan và ổn định trong mọi tình huống khó khăn.

 

Từ những bài học trên, độc giả có thể học được lòng kiên nhẫn, trách nhiệm, lòng nhân hậu và sự tin tưởng từ nhân vật thuyền trưởng Nê, giúp em trở thành con người hoàn thiện và thành công trong cuộc sống.

12 tháng 4 2024

Mỗi dịp Tết đến xuân về là nơi nơi lại náo nức. Không ngoại lệ, tại các trường học, Tết cũng được chờ mong vô cùng bởi các bạn học sinh. Hội chợ xuân diễn ra ở trường thú vị vô cùng và là niềm mong nhớ của nhiều học trò.

Hội chợ xuân bắt nguồn từ hoạt động chờ đón xuân của những học sinh và thầy cô giáo. Hội chợ xuân không quá nhộn nhịp nhưng luôn được chờ mong, đón đợi vì nó xuất phát từ hoạt động chào mừng Tết.

Những hoạt động của chợ xuân có thể kể đến chính là hoạt động làm tặng vật ngày Tết. Các lớp học sẽ cùng tổ chức gian hàng. Và những gian hàng sẽ trưng bày nhiều món đồ độc đáo. Đó phần lớn là sản phẩm thủ công nên rất chỉn cu, rất đẹp. Dẫu cho nhân lực không quá nhiều nhưng các bạn học sinh luôn cố gắng hết sức đầu tư cho sản phẩm của mình. Có thể dễ dàng bắt găp hoa Tết. Hoa Tết được làm bằng giấy hết sức đẹp mắt. Thêm vào đó, nhiều bạn còn biết làm gian hàng kẹo với các loại kẹo tự làm không quá nhiều đường nên tốt cho sức khỏe và tạo được nhiều ấn tượng. Một số hoạt động khác có thể kể đến của hội chợ xuân ở trường học đó là vẽ trang trí cho lợn đất và tạo nên những thành phẩm đẹp mắt. Chính sự chỉn chu và háo hức của các bạn học sinh mà hoạt động hội chợ diễn ra luôn tấp nập.

Chợ xuân diễn ra trong một ngày cuối cùng của tuần học trước khi nghỉ Tết. Đây luôn là hoạt động được đón chờ vì có giá trị lớn kết nối các bạn học sinh và giúp các bạn thêm hiểu ý nghĩa của Tết cổ truyền.

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:         Tên làng                                 Y Phương Con là con trai của mẹ Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ Ba mươi tuổi từ mặt trận về Vội vàng cưới vợ   Ba mốt tuổi tập tành nhà cửa Rào miếng vườn trồng cây rau Hạnh phúc xinh xinh nho nhỏ ban đầu Như mặt trời mới nhô ra...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:

        Tên làng

                                Y Phương

Con là con trai của mẹ

Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ

Ba mươi tuổi từ mặt trận về

Vội vàng cưới vợ

 

Ba mốt tuổi tập tành nhà cửa

Rào miếng vườn trồng cây rau

Hạnh phúc xinh xinh nho nhỏ ban đầu

Như mặt trời mới nhô ra khỏi núi

 

Con là con trai của mẹ

Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ

Mang trong người cơn sốt cao nguyên

Mang trên mình vết thương

Ơn cây cỏ quê nhà

Chữa cho con lành lặn

 

Con là con trai của mẹ

Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ

Lần đầu tiên ôm tiếng khóc lên ba

Lần đầu tiên sông núi gọi ông bà

Lần đầu tiên nhóm lửa trên mặt nước

Lần đầu tiên sứ sành rạn nứt

Lần đầu tiên ý nghĩ khôn lên

 

Ý nghĩ khôn lên nỗi buồn thấm tháp

Bàn chân từng đạp bằng đá sắc

Trở về làng bập bẹ tiếng đầu tiên

 

Ơi cái làng của mẹ sinh con

Có ngôi nhà xây bằng đá hộc

Có con đường trâu bò vàng đen đi kìn kịt

Có niềm vui lúa chín tràn trề

Có tình yêu tan thành tiếng thác

Vang lên trời

Vọng xuống đất

Cái tên làng Hiếu Lễ của con.

         (Mẹ yêu thương, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2008, tr.37-38)

Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2. Trước khi trở về làng, người đàn ông ở làng Hiếu Lễ đã ở đâu?

Câu 3. Xác định biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ vừa tìm được.

Ơi cái làng của mẹ sinh con

Có ngôi nhà xây bằng đá hộc

Có con đường trâu bò vàng đen đi kìn kịt

Có niềm vui lúa chín tràn trề

Có tình yêu tan thành tiếng thác

Câu 4. Việc lặp lại dòng thơ Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ trong bài thơ đem lại hiệu quả gì ?

Câu 5. Chỉ ra điểm khác biệt về hình ảnh làng trong đoạn thơ Ơi cái làng đến làng Hiếu Lễ của con trong bài Tên làng (Y Phương) với hình ảnh làng trong đoạn thơ sau:

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.

 

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

    (Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2011, tr.16)

0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:         Cây hai ngàn lá                          Pờ Sảo Mìn [...] Dân tôi1 chỉ có hai ngàn người Như cái cây hai ngàn chiếc lá.   […]  Dân tôi chỉ có hai ngàn người Một cây đứng trong muôn rừng cây đứng Muốn hiểu ta đã qua bao chịu đựng Thì cây ơi! Ta sẽ hát đời mình.   Thế...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:

        Cây hai ngàn lá

                         Pờ Sảo Mìn

[...]

Dân tôi1 chỉ có hai ngàn người

Như cái cây hai ngàn chiếc lá.

 

[…] 

Dân tôi chỉ có hai ngàn người

Một cây đứng trong muôn rừng cây đứng

Muốn hiểu ta đã qua bao chịu đựng

Thì cây ơi! Ta sẽ hát đời mình.

 

Thế kỉ nào ai gieo mầm trên đất

Để hôm nay cây lớn toả xum xuê

Con trai trần2 trong mặt trời nắng cháy

Ép đá xanh thành rượu uống hàng ngày

Con gái đẹp trong sương giá đông sang

Tước vỏ cây thêu áo đẹp năm tháng.

Dân tôi chỉ có hai ngàn người

Biết gọi gió, gọi mưa, gọi nắng

Chặn suối, ngăn sông, bắt nước ngược dòng

Ngô lúa cười reo tận sân trời đó

Ta dang tay gặt mùa hạnh phúc ấm no.

 (Cây hai ngàn lá, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1992, tr.25-26)

Chú thích:

1 Chỉ dân tộc Pa Dí – một dân tộc thiểu số của nước ta. Nhà thơ Pờ Sảo Mìn cũng là người dân tộc Pa Dí.

2 Đem hết sức lực để lao động vất vả.

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích trên.

Câu 2. Liệt kê những dòng thơ nói về vẻ đẹp của con trai, con gái trong đoạn trích trên.

Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ trong hai dòng thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Biết gọi gió, gọi mưa, gọi nắng

Chặn suối, ngăn sông, bắt nước ngược dòng

Câu 4. Tác giả đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì qua đoạn trích trên?

Câu 5. Anh/Chị rút ra bài học gì cho bản thân từ đoạn trích trên?

5
27 tháng 4 2024

xac dinh the tho cua doan trich tren

 

27 tháng 4 2024

tra loi giup em cau 1 ho cai