K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 12 2017

Tôi là Giôn-xi, một cô hoạ sĩ nghèo của nước Mĩ xa xôi. Là một người nghệ sĩ, tôi phải đi nhiều nơi để tìm cảm hứng sáng tác. Vì vậy, tôi đã gặp nhiều chuyện bất ngờ, có thể kể cho các bạn nghe hàng giờ. Nhưng trong tất cả những điều ấy, câu chuyện bất ngờ nhất lại là câu chuyện về chính bản thân tôi. Câu chuyện “Chiếc lá cuối cùng”.

Ngày ấy, tôi và Xiu-đi - một chị bạn vô cùng thân thiết, tốt bụng - sống trong một khu nhà trọ rẻ tiền. Hàng xóm của chúng tôi hầu hết đều là những người lao động nghèo, trong đó có một người hoạ sĩ già tên là Bơ- men. Cụ Bơ-men cũng có một niềm đam mê rất lớn tới nghệ thuật nhưng có lẽ cụ chưa tìm được nguồn cảm hứng sáng tác. Trong phòng cụ có một tấm vải vẽ căng ra đã từ lâu lắm và ông cụ suốt ngày có vẻ say khướt.

Mùa đông năm ấy, trời rét dữ dội. Trong xóm trọ của chúng tôi lan tràn một căn bệnh quái ác, căn bệnh viêm phổi. Cuộc sống nhiều thiếu thốn, đói và rét, cộng với thể lực vốn yếu ớt, tôi cũng bị gã khổng lồ độc ác ấy hỏi thăm. Người mệt rã rời, những cơn ho dữ dội tưởng chừng không dứt khiến người tôi như tan ra thành bụi. Tôi đã hoàn toàn bị căn bệnh đánh gục. Chị Xiu hoảng hốt chăm lo chạy chữa cho tôi. Với số tiền ít ỏi, dường như Xiu đã phải nhịn ăn nhiều bữa để lo bác sĩ. Chị ít ngủ và hay khóc thầm. Ngoài Xiu và vị bác sĩ già đáng mến, cụ Bơ-men cũng thường hay lên thăm tôi. Mỗi khi thấy tôi thều thào ho khan cụ đều lắc đầu ngao ngán. Và nhất là khi thấy tôi từ chối những thìa cháo của Xiu, cụ thường không tiếc lời mắng mỏ tôi là con bé ngu ngốc.

Dần dần, tôi thấy người mình yếu đi. Những cơn ho dai dẳng hơn, tôi không đủ sức để mà ho lớn. Tôi nằm ẹp xuống giường, không thể tự dậy được. Tôi thấy sự sống đang từ bỏ mình từng ngày từng phút. Căn phòng quanh tôi trống vắng, lạnh lẽo vô cùng. Tôi thẫn thờ nhìn qua cửa sổ: ngoài kia, những chiếc lá thường xuân đang lặng lẽ rời cành. Chao ôi! Cuộc đời tôi cũng đang lặng lẽ rời bỏ sự sống như thế. Từng phút, từng phút một... và tôi biết, khi chiếc lá cuối cùng lìa cành thì cuộc đời tôi cũng lìa bỏ nhân gian. Tôi nói ý nghĩ ấy với Xiu, chị ôm lấy tôi vào lòng an ủi:

- Con mèo con của chị... Em đừng nghĩ vớ vẩn như thế. Bác sĩ nói em sắp bình phục rồi.

Tôi biết đó chỉ là lời nói dối. Xiu đi lấy thuốc cho tôi, chị gặp cụ Bơ- men, nói gì đó với cụ. Tôi lại thấy cụ mắng tôi rất lớn:

- Ngu ngốc! Thật là con bé ngu ngốc! Ai lại đi gắn đời mình vào những chiếc lá ngớ ngẩn!

Đêm hôm ấy, mưa gió dữ dội. Tôi nghe ngoài trời từng đợt lá rào rạt rơi. Tôi biết, ngoài kia, chiếc lá thường xuân cuối cùng sắp rụng. Tôi chỉ chờ đến ngày mai nhìn thân cây trơ trụi để trút hơi thở cuối cùng.

Sáng hôm sau, tôi thức dậy thấy chị Xiu vẫn ngủ gục trên bàn: tối qua có lẽ chị đã thức khuya lắm để chăm tôi. Tôi chăm chú nhìn gương mặt hốc hác, xanh xao của chị mà thấy thương chị vô cùng. Bất giác, tôi xót xa mong chờ giây phút chiếc lá cuối cùng rời cành để khỏi làm phiền những người xung quanh. Chị Xiu thức dậy, lại gần hỏi xem tôi có cần gì không. Tôi không nhìn Xiu, lạnh lùng bảo chị kéo tấm rèm lên. Xiu uể oải, chán chường và lo lắng căng thẳng miễn cưỡng kéo tấm rèm lên. Ô kìa! Ngoài kia một chiếc lá thường xuân vẫn còn đó! Chiếc lá kiên trung bám vào thân cây bò trên tường. Chiếc lá còn xanh, chỉ rìa lá thì đã ngả vàng. Trận mưa giông dữ dội đêm qua không làm chiếc lá mất đi thì tại sao tôi lại vội rời bỏ cuộc sống tươi đẹp? Rời bỏ ước mơ trở thành họa sĩ? Rời bỏ Xiu yêu quý của tôi? Tôi nhìn sang Xiu, chị cũng đang kinh ngạc trân trân nhìn chiếc lá. Tôi vui vẻ bảo chị lấy tôi chút chút rượu nhẹ. Xiu sung sướng rời khỏi phòng.

Dần dần, tồi thấy tinh thần phấn chấn hơn. Người thấy mạnh mẽ dần lên. Bác sĩ vào thăm bệnh cho tôi cũng thấy vui vẻ hẳn. Một buổi sáng, trong lúc chờ Xiu đi lấy thuốc, tôi khẽ lấy cuộn len và chiếc que đan để thử làm chút gì sau thời gian dài nằm giường bệnh. Lát sau, Xiu vào phòng, tôi thấy gương mặt Xiu vô cùng xúc động. Chị bước tới giường, nhìn sâu vào mắt tôi:

- Con mèo con của chị...! Cụ Bơ-men đã mất rồi. Mất vì bệnh viêm phổi. Vào cái đêm mưa gió hãi hùng hôm trước, người ta tìm thấy cụ khi người cụ đã ướt mềm. Sau đêm ấy, cụ nằm liệt giường và vừa mất sáng nay. Dưới chân tường trước cửa sổ phòng chị em mình - Xiu hướng ánh mắt đến chiếc lá thường xuân bất động - người ta thấy rơi vãi những chiếc bút vẽ, những bảng màu... Giôn-xi! Có bao giờ em thắc mắc tại sao không bao giờ em thấy chiếc lá cuối cùng rung động...? Cụ Bơ-men đã vẽ nó vào cái đêm tất cả những chiếc lá khác rời cành.

Nói rồi Xiu khóc nức nở. Tôi trân trân nhìn chiếc lá cuối cùng.. Lòng trào lên niềm một xúc động vô bờ.

Giờ đây, tôi đã là một hoạ sĩ có tên tuổi. Dưới mỗi bức vẽ của mình tôi đều kí tên Bơ-men. Hàng năm, vào ngày giỗ của cụ, tôi vẫn trở về khu nhà trọ xưa viếng mộ cụ. Kỉ niệm về cụ và chiếc lá cuối cùng tôi vẫn còn lưu giữ trọn vẹn trong tim. Tôi đã nhiều lần thử vẽ lại chiếc lá ấy nhưng lần nào cũng đành bất lực ngồi trước mảnh vải trắng trơn. Tôi biết, chỉ có lao động nghệ thuật hết mình tôi mới có thể đền đáp sự hi sinh vĩ đại của người hoạ sĩ già đáng kính ấy.



 

27 tháng 12 2017

Tôi là Giôn-xi, một cô hoạ sĩ nghèo của nước Mĩ xa xôi. Là một người nghệ sĩ tôi phải đi nhiều nơi để tìm cảm hứng sáng tác. Vì vậy, tôi đã gặp nhiều chuyện bất ngờ. Nhưng trong tất cả những điều ấy, câu chuyện bất ngờ nhất lại là câu chuyện về chính bản thân tôi. Câu chuyện “Chiếc lá cuối cùng”.

Tôi là Giôn-xi, một cô hoạ sĩ nghèo của nước Mĩ xa xôi. Là một người nghệ sĩ, tôi phải đi nhiều nơi để tìm cảm hứng sáng tác. Vì vậy, tôi đã gặp nhiều chuyện bất ngờ, có thể kể cho các bạn nghe hàng giờ. Nhưng trong tất cả những điều ấy, câu chuyện bất ngờ nhất lại là câu chuyện về chính bản thân tôi. Câu chuyện “Chiếc lá cuối cùng”.

Ngày ấy, tôi và Xiu-đi - một chị bạn vô cùng thân thiết, tốt bụng - sống trong một khu nhà trọ rẻ tiền. Hàng xóm của chúng tôi hầu hết đều là những người lao động nghèo, trong đó có một người hoạ sĩ già tên là Bơ- men. Cụ Bơ-men cũng có một niềm đam mê rất lớn tới nghệ thuật nhưng có lẽ cụ chưa tìm được nguồn cảm hứng sáng tác. Trong phòng cụ có một tấm vải vẽ căng ra đã từ lâu lắm và ông cụ suốt ngày có vẻ say khướt.

Mùa đông năm ấy, trời rét dữ dội. Trong xóm trọ của chúng tôi lan tràn một căn bệnh quái ác, căn bệnh viêm phổi. Cuộc sống nhiều thiếu thốn, đói và rét, cộng với thể lực vốn yếu ớt, tôi cũng bị gã khổng lồ độc ác ấy hỏi thăm. Người mệt rã rời, những cơn ho dữ dội tưởng chừng không dứt khiến người tôi như tan ra thành bụi. Tôi đã hoàn toàn bị căn bệnh đánh gục. Chị Xiu hoảng hốt chăm lo chạy chữa cho tôi. Với số tiền ít ỏi, dường như Xiu đã phải nhịn ăn nhiều bữa để lo bác sĩ. Chị ít ngủ và hay khóc thầm. Ngoài Xiu và vị bác sĩ già đáng mến, cụ Bơ-men cũng thường hay lên thăm tôi. Mỗi khi thấy tôi thều thào ho khan cụ đều lắc đầu ngao ngán. Và nhất là khi thấy tôi từ chối những thìa cháo của Xiu, cụ thường không tiếc lời mắng mỏ tôi là con bé ngu ngốc.

Dần dần, tôi thấy người mình yếu đi. Những cơn ho dai dẳng hơn, tôi không đủ sức để mà ho lớn. Tôi nằm ẹp xuống giường, không thể tự dậy được. Tôi thấy sự sống đang từ bỏ mình từng ngày từng phút. Căn phòng quanh tôi trống vắng, lạnh lẽo vô cùng. Tôi thẫn thờ nhìn qua cửa sổ: ngoài kia, những chiếc lá thường xuân đang lặng lẽ rời cành. Chao ôi! Cuộc đời tôi cũng đang lặng lẽ rời bỏ sự sống như thế. Từng phút, từng phút một... và tôi biết, khi chiếc lá cuối cùng lìa cành thì cuộc đời tôi cũng lìa bỏ nhân gian. Tôi nói ý nghĩ ấy với Xiu, chị ôm lấy tôi vào lòng an ủi:

- Con mèo con của chị... Em đừng nghĩ vớ vẩn như thế. Bác sĩ nói em sắp bình phục rồi.

Tôi biết đó chỉ là lời nói dối. Xiu đi lấy thuốc cho tôi, chị gặp cụ Bơ- men, nói gì đó với cụ. Tôi lại thấy cụ mắng tôi rất lớn:

- Ngu ngốc! Thật là con bé ngu ngốc! Ai lại đi gắn đời mình vào những chiếc lá ngớ ngẩn!

Đêm hôm ấy, mưa gió dữ dội. Tôi nghe ngoài trời từng đợt lá rào rạt rơi. Tôi biết, ngoài kia, chiếc lá thường xuân cuối cùng sắp rụng. Tôi chỉ chờ đến ngày mai nhìn thân cây trơ trụi để trút hơi thở cuối cùng.

Sáng hôm sau, tôi thức dậy thấy chị Xiu vẫn ngủ gục trên bàn: tối qua có lẽ chị đã thức khuya lắm để chăm tôi. Tôi chăm chú nhìn gương mặt hốc hác, xanh xao của chị mà thấy thương chị vô cùng. Bất giác, tôi xót xa mong chờ giây phút chiếc lá cuối cùng rời cành để khỏi làm phiền những người xung quanh. Chị Xiu thức dậy, lại gần hỏi xem tôi có cần gì không. Tôi không nhìn Xiu, lạnh lùng bảo chị kéo tấm rèm lên. Xiu uể oải, chán chường và lo lắng căng thẳng miễn cưỡng kéo tấm rèm lên. Ô kìa! Ngoài kia một chiếc lá thường xuân vẫn còn đó! Chiếc lá kiên trung bám vào thân cây bò trên tường. Chiếc lá còn xanh, chỉ rìa lá thì đã ngả vàng. Trận mưa giông dữ dội đêm qua không làm chiếc lá mất đi thì tại sao tôi lại vội rời bỏ cuộc sống tươi đẹp? Rời bỏ ước mơ trở thành họa sĩ? Rời bỏ Xiu yêu quý của tôi? Tôi nhìn sang Xiu, chị cũng đang kinh ngạc trân trân nhìn chiếc lá. Tôi vui vẻ bảo chị lấy tôi chút chút rượu nhẹ. Xiu sung sướng rời khỏi phòng.

Dần dần, tồi thấy tinh thần phấn chấn hơn. Người thấy mạnh mẽ dần lên. Bác sĩ vào thăm bệnh cho tôi cũng thấy vui vẻ hẳn. Một buổi sáng, trong lúc chờ Xiu đi lấy thuốc, tôi khẽ lấy cuộn len và chiếc que đan để thử làm chút gì sau thời gian dài nằm giường bệnh. Lát sau, Xiu vào phòng, tôi thấy gương mặt Xiu vô cùng xúc động. Chị bước tới giường, nhìn sâu vào mắt tôi:

- Con mèo con của chị...! Cụ Bơ-men đã mất rồi. Mất vì bệnh viêm phổi. Vào cái đêm mưa gió hãi hùng hôm trước, người ta tìm thấy cụ khi người cụ đã ướt mềm. Sau đêm ấy, cụ nằm liệt giường và vừa mất sáng nay. Dưới chân tường trước cửa sổ phòng chị em mình - Xiu hướng ánh mắt đến chiếc lá thường xuân bất động - người ta thấy rơi vãi những chiếc bút vẽ, những bảng màu... Giôn-xi! Có bao giờ em thắc mắc tại sao không bao giờ em thấy chiếc lá cuối cùng rung động...? Cụ Bơ-men đã vẽ nó vào cái đêm tất cả những chiếc lá khác rời cành.

Nói rồi Xiu khóc nức nở. Tôi trân trân nhìn chiếc lá cuối cùng.. Lòng trào lên niềm một xúc động vô bờ.

Giờ đây, tôi đã là một hoạ sĩ có tên tuổi. Dưới mỗi bức vẽ của mình tôi đều kí tên Bơ-men. Hàng năm, vào ngày giỗ của cụ, tôi vẫn trở về khu nhà trọ xưa viếng mộ cụ. Kỉ niệm về cụ và chiếc lá cuối cùng tôi vẫn còn lưu giữ trọn vẹn trong tim. Tôi đã nhiều lần thử vẽ lại chiếc lá ấy nhưng lần nào cũng đành bất lực ngồi trước mảnh vải trắng trơn. Tôi biết, chỉ có lao động nghệ thuật hết mình tôi mới có thể đền đáp sự hi sinh vĩ đại của người hoạ sĩ già đáng kính ấy.

21 tháng 12 2017

150 canh

21 tháng 12 2017

 Trời đã xế chiều nhưng nắng vẫn chói chang. Trên đường, người và xe tấp nập ngược xuôi, mặc cho hơi nóng bốc lên hầm hập. Một tuần trôi qua nhanh thật! Hôm nay đã là thứ bảy.

   Chợt ngoài cửa có tiếng chú bưu tá gọi vọng vào: "Mời bác Quang ra kí nhận thư bảo đảm! ". Buông vội tờ báo, ba em bước ra ngoài. ít phút sau, ba trở vàotay cầm chiếc phong bì lớn. Ba cười thật tươi, vẻ mặt rạng rỡ lạ thường. Khôngnén nổi tò mò, em chạy đến bên ba và hỏi:

   - Thư của ai hả ba?

   Không trả lời, ba mở phong bì, lấy thư ra đọc rồi bất chợt nhấc bổng em lên,quay tít. Tiếng reo của ba vang khắp căn phòng nhỏ:

   - Thành công rồi! Cha con ta thành công rồi! Bống nhà ta đã đoạt giải thưởng cuộc thi vẽ Mùa hè của em! Con gái của ba giỏi lắm! Chúc mừng con! Ba sẽ thưởng cho con hộp màu nước thật "xịn" của Nhật! Thích không?!

   Niềm vui tràn ngập, toả sáng trên gương mặt mỗi người thân trong gia đình. Ông nội em chậm rãi vuốt chòm râu bạc, từ tốn nói:

   - Ông đã bảo mà! Cái Bống nhà ta có khiếu, lại say mê học vẽ. Có chí thì nên cháu ạ!

   Mẹ em từ dưới bếp chạy lên, ôm em vào lòng, xuýt xoa khen:

   - Bống của mẹ "cừ" thật đấy! Vượt qua được bao nhiêu bạn cùng tham gia thi vẽ. Thế là từ nay nhà ta có "hoạ sĩ" rồi! Nhưng mẹ bảo này, "hoạ sĩ Bống" chớ có mừng quá mà phổng mũi lên nghe chưa!

   Trước tin vui, em xúc động đến chảy nước mắt. Em không ngờ bức tranh của mình lại đoạt được giải thưởng. Trong tranh, em vẽ một thảm cỏ xanh, một bầu trời trong xanh với những đám mây trắng bồng bềnh, làm nền cho cô bé mặc bộ đồng phục học sinh, cổ quàng khăn đỏ, hai cánh tay giơ cao tung chú chim bồ câu trắng.

   Trong thư mời ghi rõ 9 giờ sáng mai, Nhà văn hoá thiếu nhi thành phố sẽ tổ chức triển lãm tranh và lễ phát phần thưởng. Ba em bảo cả nhà cùng đi cho vui. Cu Tùng cứ tíu tít chạy tới chạy lui, năn nỉ: "Chị Bống cho Tùng đi theo với nhé! ". Mẹ em mở tủ, chọn cho em bộ váy áo đẹp nhất. Không khí trong nhà rộn ràng và vui như Tết.

   Người vui nhất có lẽ là ba em vì suốt mấy năm nay, ba không quản nắng mưa, đưa em đi học vẽ. Ba động viên em rất nhiều, Ba dành dụm từ đồng lương ít ỏi của mình để mua cho em bút lông, màu nước và giấy vẽ. Thành công của em hôm nay có không ít mồ hôi và công sức của ba. Đến một ngày nào đó, em sẽ vẽ bức chân dung của ba với vẻ mặt rạng ngời hạnh phúc. Em tự nhủ phải cố gắng thêm nhiều để mang lại niềm vui, niềm tự hào cho những người thân yêu.

21 tháng 12 2017

câu hỏi đang chờ duyệt

1 tháng 10 2022

                (1)  Trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao, ta thấy nhân vật lão Hạc là một người nông dân nghèo sống trong xã hội xưa nhưng lại có tấm lòng lương thiện và tình yêu thương con sâu sắc.(2) Tình cảm của lão đc thể hiện qua việc khi con ko lấy đc vợ vì nhà gái thách cưới cao , lão khuyên con và ko cho con bán vườn khi con đòi bán và nếu bán thì tương lai con sẽ ra sao.(3) Mặc dù biết con vẫn yêu thầm con kia thì lão cũng chỉ biết thương con và đau đớn trong thầm lặng.(4) Kể cả khi con phẫn chí đi  đồn điền cao su, lão chới với với nỗi đau mất con cùng 3 đồng bạc nặng trĩu trên tay , lão nghẹo ngào khóc : “ Thẻ nó ng ta dữ, hình nó ng ta chụp, giờ nó là ng của ng ta chứ ko còn là con tôi nữa”.(5) Với tình yêu thương con nên lão luôn dằn vặt, mặc cảm, đau đớn vì ko lo nổi cho con và vì ko làm tròn bổn phận ng cha.(6) Dù con lão đi đồn điền cao su, lão luônđếm tường ngày con xa vắn và trong đầu luôn thườn trực hình ảnh con.(7) Lão khắc khoải mong con trở về và mơ ước một ngyà đc xum họp.(8) Lão quyết giữ mảnh vườn cho con mặc dù khi bị đặt vào tình thế nghiệt ngã nhưung lão vẫn ko ăn phạm và tiền của con mà con chọn cái chết để bảo toàn nó.(9) Từ đó cho ta thấy hình ảnh một ng cha yêu con thật thiêng liêng và đằm thắm của Lão Hạc dành cho con đáng kính biết bao.

20 tháng 12 2017

Tuổi thơ của mỗi người, ắt hẳn ai cũng có một và đứa bạn thân gắn liền với những kỉ niệm không thể quên. Tôi cũng vậy, tuổi thơ của tôi là những ngày rong rủi khắp xóm làng với hai đức bạn thân là Phàm và Loan. Đó là những kí ức thơ bé đẹp nhất của tôi.

Thời gian thấm thoát trôi mới đây mà đã qua 5 năm rồi. Kí ức về những ngày hè thơ ấu vẫn còn nằm sâu trong đầu tôi. Hồi đó ba đứa tôi quậy lắm! Tôi và Loan quậy cũng chẳng thua dứa con trai nào đâu. Nhìn Loan hơi đen, phong trần như 1 đứa con trai, dáng người thì nhỏ nhắn, khuôn mặt trái xoan luôn vui tưoi không chút lo âu. Còn Phàm thì ra dáng 1 thằng bé quậy phá lắm! Dáng người liền lạc, lúc nào cũng nhanh thoăn thoắt. Khuôn mặt thì lém lĩnh, đôi mắt thì tinh anh và rất nhanh nhạy. Ba đứa chúng tôi bằng tuổi nhau, cùng trang lứa nên hay đi chơi chung với nhau lắm. Sáng sáng, hai đứa nó chạy qua rủ tôi ra ruộng bắt cua. Buổi trưa chúng tôi thưòng ngồi dưới mấy góc cây trong vườn của ông Tư để nghỉ và mấy khi thỉnh thoảng còn hái trộm trái cây trong vườn nữa chứ. Xế chiều tới, mấy đứa chúng tôi lại ra đồng thả diều. Mỗi ngày như vậy, chúng tôi lại bày ra một trò quậy phá mới. Thỉnh thoảng vài ngày chúng tôi lại đi câu cá, hái trộng trái cây. Vậy mà hồi nhỏ chẳng đứa nào biết lo sợ về những mối nguy hiểm trong mấy cuộc quậy phá như vậy cả.

Hôm ấy là một ngày nắng đẹp. Vẫn như mọi ngày chúng tôi tiếp tục những trò quậy phá của mình. Hôm nay, mục tiêu của chúng tôi là cây vú sữa đang say trái ở sát mé sông, trong góc vườn nhà cô Bảy. Tụi nó canh me kĩ lắm! Chín giờ sáng cô Bảy đi ăn đám giỗ trong nhà ông Tư cách đó vài cái nhà. Theo kế hoạch và kinh nghiệm từ mấy lần trước, ba đứa len lỏi đến cây vú sữa 1 cách an toàn. Tôi giỏi leo trèo nên nhiệm vụ này lúc nào cũng dành cho tôi cả. Tôi leo lên cây dể hái trái, Loan đứng ở dưới góc cây để hứng trái, còn Phàm thì là người canh chừng. Chẳng mấy chốc trái cây đã đầy chiếc túi ni lông đen chuẩn bị sẵn. Tôi chuẩn bị leo xuống để tìm một góc cây nào đó cho ba đứa “tiêu thụ hàng gian”. Rồi… “đùng”. Tôi bị trượt chân rơi thẳng xuống sông. Tôi rất sợ, hoảng loạn lên. Thật là thất bại vì tôi không biết bơi! Tôi bây giờ mới thật sự biết thế nào là sợ,tay chân cứ đập đập. Mũi tôi đã bắt đầu không thở đựơc. Tôi sắp chìm! Trên bờ con Loan cũng đang hoãng loạn. Nó chạy ra trước gọi thằng Phàm. Phàm chạy như bay tới chỗ tôi và nhảy xuống sông. Thật may mắn cho tôi vì thằng bạn này thường được gọi là “Yết Kiêu” của xóm. Tôi vội chộp đựơc áo Phàm và rồi… tôi với Phàm cuối cùng cũng đã vào bờ an toàn. Cú đó làm tôi tưởng mình đã chết rồi chứ. Nếu không nhờ Phàm cứu chắc tôi cũng không còn sống nữa đâu. Cũng từ bữa đó ba chúng tôi không còn dám quậy phá nữa. Mấy tháng sau, gia đình Phàm dọn nhà không còn ở xóm tôi nữa. Phàm không chịu nói cho tôi và Loan biết lý do, chắc vì điều gì đó. Rồi Phàm dần xa chúng tôi, không còn thân như ngày trước nữa. Và rồi dần dần chúng tôi mất liên lạc với nhau.

Thời gian thì vẫn cứ trôi, trôi mãi. Tôi không còn gặp Phàm nữa nhưng kí ức của 1 thời quậy phá và cái tai nạn “quả báo” đó thì làm sao mà tôi quên đựơc. Phàm vẫn là một ngưòi bạn tốt của tôi và những kí ức đẹp dẽ đó sẽ mãi không bao giờ tôi quên được, nó sẽ là hành trang cùng tôi bứơc vào tương lai. Tôi mong một ngày nào đó tôi và Loan sẽ gặp lại Phàm để ôn lại những kỹ niệm xưa của một thời siêu quậy ngày nào…


 

20 tháng 12 2017

Tuổi thơ của mỗi người, ắt hẳn ai cũng có một và đứa bạn thân gắn liền với những kỉ niệm không thể quên. Tôi cũng vậy, tuổi thơ của tôi là những ngày rong rủi khắp xóm làng với hai đức bạn thân là Phàm và Loan. Đó là những kí ức thơ bé đẹp nhất của tôi.

Thời gian thấm thoát trôi mới đây mà đã qua 5 năm rồi. Kí ức về những ngày hè thơ ấu vẫn còn nằm sâu trong đầu tôi. Hồi đó ba đứa tôi quậy lắm! Tôi và Loan quậy cũng chẳng thua dứa con trai nào đâu. Nhìn Loan hơi đen, phong trần như 1 đứa con trai, dáng người thì nhỏ nhắn, khuôn mặt trái xoan luôn vui tưoi không chút lo âu. Còn Phàm thì ra dáng 1 thằng bé quậy phá lắm! Dáng người liền lạc, lúc nào cũng nhanh thoăn thoắt. Khuôn mặt thì lém lĩnh, đôi mắt thì tinh anh và rất nhanh nhạy. Ba đứa chúng tôi bằng tuổi nhau, cùng trang lứa nên hay đi chơi chung với nhau lắm. Sáng sáng, hai đứa nó chạy qua rủ tôi ra ruộng bắt cua. Buổi trưa chúng tôi thưòng ngồi dưới mấy góc cây trong vườn của ông Tư để nghỉ và mấy khi thỉnh thoảng còn hái trộm trái cây trong vườn nữa chứ. Xế chiều tới, mấy đứa chúng tôi lại ra đồng thả diều. Mỗi ngày như vậy, chúng tôi lại bày ra một trò quậy phá mới. Thỉnh thoảng vài ngày chúng tôi lại đi câu cá, hái trộng trái cây. Vậy mà hồi nhỏ chẳng đứa nào biết lo sợ về những mối nguy hiểm trong mấy cuộc quậy phá như vậy cả.

Hôm ấy là một ngày nắng đẹp. Vẫn như mọi ngày chúng tôi tiếp tục những trò quậy phá của mình. Hôm nay, mục tiêu của chúng tôi là cây vú sữa đang say trái ở sát mé sông, trong góc vườn nhà cô Bảy. Tụi nó canh me kĩ lắm! Chín giờ sáng cô Bảy đi ăn đám giỗ trong nhà ông Tư cách đó vài cái nhà. Theo kế hoạch và kinh nghiệm từ mấy lần trước, ba đứa len lỏi đến cây vú sữa 1 cách an toàn. Tôi giỏi leo trèo nên nhiệm vụ này lúc nào cũng dành cho tôi cả. Tôi leo lên cây dể hái trái, Loan đứng ở dưới góc cây để hứng trái, còn Phàm thì là người canh chừng. Chẳng mấy chốc trái cây đã đầy chiếc túi ni lông đen chuẩn bị sẵn. Tôi chuẩn bị leo xuống để tìm một góc cây nào đó cho ba đứa “tiêu thụ hàng gian”. Rồi… “đùng”. Tôi bị trượt chân rơi thẳng xuống sông. Tôi rất sợ, hoảng loạn lên. Thật là thất bại vì tôi không biết bơi! Tôi bây giờ mới thật sự biết thế nào là sợ,tay chân cứ đập đập. Mũi tôi đã bắt đầu không thở đựơc. Tôi sắp chìm! Trên bờ con Loan cũng đang hoãng loạn. Nó chạy ra trước gọi thằng Phàm. Phàm chạy như bay tới chỗ tôi và nhảy xuống sông. Thật may mắn cho tôi vì thằng bạn này thường được gọi là “Yết Kiêu” của xóm. Tôi vội chộp đựơc áo Phàm và rồi… tôi với Phàm cuối cùng cũng đã vào bờ an toàn. Cú đó làm tôi tưởng mình đã chết rồi chứ. Nếu không nhờ Phàm cứu chắc tôi cũng không còn sống nữa đâu. Cũng từ bữa đó ba chúng tôi không còn dám quậy phá nữa. Mấy tháng sau, gia đình Phàm dọn nhà không còn ở xóm tôi nữa. Phàm không chịu nói cho tôi và Loan biết lý do, chắc vì điều gì đó. Rồi Phàm dần xa chúng tôi, không còn thân như ngày trước nữa. Và rồi dần dần chúng tôi mất liên lạc với nhau.

Thời gian thì vẫn cứ trôi, trôi mãi. Tôi không còn gặp Phàm nữa nhưng kí ức của 1 thời quậy phá và cái tai nạn “quả báo” đó thì làm sao mà tôi quên đựơc. Phàm vẫn là một ngưòi bạn tốt của tôi và những kí ức đẹp dẽ đó sẽ mãi không bao giờ tôi quên được, nó sẽ là hành trang cùng tôi bứơc vào tương lai. Tôi mong một ngày nào đó tôi và Loan sẽ gặp lại Phàm để ôn lại những kỹ niệm xưa của một thời siêu quậy ngày nào…

27 tháng 12 2017

de moi noi moi moi khac nhe ban 

de moi noi moi moi khac nhe ban 

de moi noi moi moi khac nhe ban 

de moi noi moi moi khac nhe ban 

de moi noi moi moi khac nhe ban 

20 tháng 12 2017

Câu 1: Đúng

Câu 2: Gặp mẹ, nhân vật "tôi" chú ý kĩ ngoại hình của mẹ vì những lí do:

- Đứa con lâu ngày được gặp mẹ, ngắm mẹ để thỏa lòng mong mỏi, nhớ thương mẹ. Điều này hoàn toàn phù hợp với tâm lí tự nhiên của con người. Với những người thân yêu lâu ngày không gặp, chúng ta muốn ngắm mãi để hình bóng người ấy khắc sâu vào tâm khảm.

- Hồng ngắm nhìn ngoại hình của mẹ còn có lí do thứ hai: so sánh hình ảnh thực của mẹ với những lời bà cô nói và em nhận ra mẹ không gầy quá như lời bà cô.

=> Tình yêu thương mẹ của bé Hồng.

27 tháng 12 2017

cau 1: dung

Cau 2 vi nguoi con da lau ngay ko gap me

cau 1: dung

Câu 2 vì người con đã lâu ngày ko gặp mẹ

20 tháng 12 2017

Tháng 10 năm 1985, các nhà khoa học Anh phát hiện thấy tầng khí ozon trên không trung Nam cực xuất hiện một "lỗ thủng" rất lớn, bằng diện tích nước Mỹ. Năm 1987, các nhà khoa học Ðức lại phát hiện tầng khí ozon ở vùng trời Bắc cực có hiện tượng mỏng dần, có nghĩa là chẳng bao lâu nữa tầng ozon ở Bắc cực cũng sẽ bị thủng. Tin này nhanh chóng được truyền khắp thế giới và làm chấn động dư luận. 

Các nhà khoa học đều cho rằng, nguyên nhân này có liên quan tới việc sản xuất và sử dụng tủ lạnh trên thế giới. Sở dĩ tủ lạnh có thể làm lạnh và bảo quản thực phẩm được lâu là vì trong hệ thống ống dẫn khép kín phía sau tủ lạnh có chứa loại dung dịch freon thể lỏng (thường gọi là "gas"). Nhờ có dung dịch hoá học này tủ lạnh mới làm lạnh được. Dung dịch freon có thể bay hơi thành thể khí. Khi chuyển sang thể khí, freon bốc thẳng lên tầng ozon trong khí quyển Trái đất và phá vỡ kết cầu tầng này, làm giảm nồng độ khí ozon. 

Không những tủ lạnh, máy lạnh cần dùng đến freon mà trong dung dịch giặt tẩy, bình cứu hoả cũng sử dụng freon và các chất thuộc dạng freon. Trong quá trình sản xuất và sử dụng các hoá chất đó không tránh khỏi thất thoát một lượng lớn hoát chất dạng freon bốc hơi bay lên phá huỷ tầng ozon. Qua đó chúng ta thấy rằng, tầng zon bị thủng chính là do các chất khí thuộc dạng freon gây ra, các hoá chất đó không tự có trong thiên nhiên mà do con người tạo ra. Rõ ràng, con người là thủ phạm làm thủng tầng ozon, đe doạ sức khoẻ của chính mình, 

Sớm ngừng sản xuất và sử dụng các hoá chất dạng freon là biện pháp hữu hiệu nhất để cứu tầng ozon. Nhiều hội thảo quốc tế đã bàn tính các biện pháp khắc phục nguy cơ thủng rộng tầng ozon. 112 nước thuộc khối Cộng đồng Châu Âu (EEC) đã nhất trí đến cuối thế kỷ này sẽ chấm dứt sản xuất và sử dụng các hoá chất thuộc dạng freon. Vì vậy các nhà khoa học đang nghiên cứu sản xuất loại hoá chất khác thay thế các hoá chất ở dạng freon, đồng thời sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất cho các nước đang phát triển. Có như vậy, việc ngừng sản xuất freon mới trở thành hiện thực. Muốn đạt được yêu cầu thiết thực này, không chỉ riêng một vài nước mà cả thế giới đều phải cố gắng thì mới có thể bảo vệ được tầng ozon của Trái đất. 

20 tháng 12 2017

Nguyên nhân gây thủng tầng Ozone

Đăng ngày: 04/10/2013 09:11

Nguyên nhân gây thủng tầng Ozone
Nguyên nhân gây thủng tầng Ozone

Tầng ozone bị thủng chính là do các chất khí thuộc dạng freon, các hoá chất, khí thải công nghiệp gây nên, chúng không tự có trong thiên nhiên mà do con người tạo ra. Rõ ràng, con người là thủ phạm làm thủng tầng ozon, đe doạ sức khoẻ của chính mình và của toàn bộ sinh vật sống trên hành tinh này.

NGUYÊN NHÂN GÂY RA NHỮNG LỖ THỦNG CỦA TẦNG OZON

1. Tủ lạnh làm thủng tầng Ozone

Tủ lạnh có thể làm lạnh và bảo quản thực phẩm được lâu là vì trong hệ thống ống dẫn khép kín phía sau tủ lạnh có chứa loại dung dịch freon thể lỏng (thường gọi là "gas"). Freon là tên gọi chung của những hợp chất CFC(cloflocacbon), như CCl2F2, CCl3F,… Nhờ có dịch hoá học này tủ lạnh mới làm lạnh được. Dung dịch freon có thể bay hơi thành thể khí. Khi chuyển sang  thể khí, freon bốc thẳng lên tầng ozone trong khí quyển Trái Đất và phá vỡ kết cấu của nó, làm giảm nồng độ khí ozone.

Không những tủ lạnh, máy lạnh cần dùng đến freon mà trong dung dịch giặt tẩy, các loại sơn, bình cứu hoả cũng sử dụng freon và các chất thuộc dạng freon. Đây là những hóa chất thiết yếu và trong quá trình sản xuất và sử dụng chúng không tránh khỏi thất thoát một lượng lớn hoá chất dạng freon bốc hơi bay lên khí quyển.

Khi CFC đến được tầng bình lưu, dưới tác dụng của tia cực tím nó bị phân hủy tạo ra Clo nguyên tử, và Clo nguyên tử có tác dụng như một chất xúc tác để phân hủy ozone. Cụ thể, các phân tử Cl, F, Br của CFC và halon được biến đổi thành các nguyên tử (gốc) tự do hoạt tính nhờ các phản ứng quang hoá:

CFCl3 + hv à CFCl2 + Cl

CFCl2 + hv à CFCl + Cl

CF2Cl2 + hv à CF2Cl + Cl

CF2Cl + hv à CFCl + Cl

Sau đó, các nguyên tử Cl, F, Br tác dụng huỷ diệt O3 theo phản ứng:

Cl + O3 à ClO + O2

ClO +O3 à Cl +2O2

Người ta tính rằng một phân tử CFC mất trung bình là 15 năm để đi từ mặt đất lên đến các tầng trên của khí quyển và có thể ở đó khoảng một thế kỷ, phá hủy đến cả trăm ngàn phân tử ozone trong thời gian này.

Tủ lạnh gây thủng tầng OZone

2. Chất thải công nghiệp làm thủng tầng OZone

Đến giữa thập kỷ 90, thêm một “thủ phạm tích cực” nữa được phát hiện chính là chất thải công nghiệp, đặc biệt là các khí NOx,CO2…  Những chất thải loại này vẫn bền bỉ và dai dẳng bay vào bầu khí quyển và làm công việc phá hoại tầng ozone. Ảnh hưởng này càng nghiêm trọng hơn khi nền công nghiệp ngày càng hiện đại hóa, đồng nghĩa với quá trình gia tăng mạnh mẽ sản xuất công nghiệp.

N2O được tạo ra bằng cách sản xuất phân bón nitơ hay xử lí nước thải, 1/3 tổng lượng N2O thải vào khí quyển là từ những hoạt động của con người như đốt cháy nguyên liệu hóa thạch, sử dụng phân bón gốc nitơ, vận hành các nhà máy xử lí nước thải hay các quy trình công nghiệp khác liên quan đến nitơ. Khí này cũng được giải phóng khi vi khuẩn hoạt động trong đất và đại dương phân hủy các hợp chất chứa nitơ. Các nhà nghiên cứu cho biết nên giảm việc sử dụng loại hợp chất này để tránh làm mỏng tầng ozonebao quanh Trái đất.

Mặc dù có khả năng làm suy yếu tương đương nhưng N2O có thể có tác động phá hủy nhiều hơn bởi vì nguồn sản sinh chúng quá phong phú. Mỗi năm có khoảng 10 triệu tấn N2O bị thải ra môi trường, tương đương hơn 1 triệu tấn CFC các loại tại điểm thải cao nhất. Do vậy, có thể nói N2O đã “qua mặt” chlorofluorocarbon (CFC) để trở thành loại khí phá hủy tầng ozone mạnh nhất.

Việc xả khói bụi và các chất hóa học (cacbon monoxide, sulfur dioxide) vào bầu không khí cũng gây ảnh hưởng xấu đến tầng ozon.

Khói thoát ra trong các vụ phóng tên lửa có thể bào mòn tầng ozone, tạo điều kiện cho các tia tử ngoại có hại từ Mặt Trời xâm nhập vào Trái Đất. Khi phóng các tên lửa dùng nhiên liệu rắn, chúng thải trực tiếp khí Clo ra tầng bình lưu (cách bề mặt Trái Đất khoảng 50 km). Tại đây Clo phản ứng với Oxy để tạo ra Clo oxit - chất có khả năng hủy diệt Ozone.