K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 2 2018

kb vs mk nha bn

để mk gửi cho nha

mhms,fknc,smfc

19 tháng 2 2018

kb nào , chúc bạn hok tốt

Câu 1: trong bài thơ "nhớ rừng" xuất hiện bức tranh trữ tình thật đẹp. Hãy chỉ ra và nêu cảm nhận.Câu 2: Chỉ ra và phân tích cái hay của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:".Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,Thủa tung hoành, hống hách những ngày xưa.Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,Với khi thét khúc trường ca dữ dộiTa bước chân...
Đọc tiếp

Câu 1: trong bài thơ "nhớ rừng" xuất hiện bức tranh trữ tình thật đẹp. Hãy chỉ ra và nêu cảm nhận.

Câu 2: Chỉ ra và phân tích cái hay của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

".Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành, hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm-thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể muôn của loài
Giữa chốn thảo hoa, không tên không tuổi. "

Câu 3: cảm nhận về đoạn thơ sau (Quê hương-Tế Hanh):

"Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Mảnh thuyền to như mảnh hồn làng
Rướn thân trằng bao la thâu góp gió. "

Câu 4: Chỉ ra nét đặc sắc và nghệ thuật trong đoạn thơ (Quê hương-Tế Hanh):

Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời , biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi non thân bạc trắng
Dân chài lưới làng da ngăm rám nắng
Khắp thân người nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mõi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

0
18 tháng 2 2018

Vịt thường và vịt donnal nha

18 tháng 2 2018

Vịt nào mà chả đi bằng 2 chân 

18 tháng 2 2018

Nhắc đến những áng thiên cổ hùng văn của mọi thời đại, phải kể đến Bình Ngô đại cáo. Bình Ngô đại cáo là bản tuyên cáo khẳng định cộng đồng Đại Việt với tư cách một quốc gia độc lập và tổng kết sự nghiệp bình Ngô Phục quốc đã kết thúc thắng lợi, đất nước đã giành được độc lập toàn vẹn từ tay kẻ thù, và bắt đầu thời kỳ xây dựng phát triển mới. Với những ý nghĩa như vậy Bình Ngô đại cáo đã trở thành bản tuyên ngôn độc lập bất hủ của dân tộc Đại Việt. Nội dung tuyên ngôn được thể hiện tập trung trong đoạn trích Nước Đại Việt ta.

Trong lịch sử nhân loại đã có không ít những bản Tuyên ngôn độc lập nổi tiếng, gây được tiếng vang lớn trong dư luận. Riêng dân tộc Việt Nam cũng đã có tới ba bản tuyên ngôn độc lập bất hủ: Sông núi nước Nam (Lý Thường Kiệt), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) và Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh). Ba bản tuyên ngôn ấy không những là kiệt tác văn chương mà còn là ý chí độc lập tự chủ của một dân tộc biết tự khẳng định mình, tự hào về truyền thống và sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì sự tồn vong của quốc gia, dân tộc.

   Bình Ngô đại cáo là một trong ba bản tuyên ngôn độc lập ấy, ra đời vào cuối năm 1427, ngay sau khi đại nghiệp chống Minh thu được thắng lợi.

   Mở đầu bài Cáo, Nguyễn Trãi nêu ra nguyên lý nhân nghĩa có tính chất là tư tưởng chủ đạo cho cả bài Cáo:

18 tháng 2 2018

Nếu bạn cần thì tham khảo nha : 

   Nhắc đến những áng thiên cổ hùng văn của mọi thời đại, phải kể đến Bình Ngô đại cáo. Bình Ngô đại cáo là bản tuyên cáo khẳng định cộng đồng Đại Việt với tư cách một quốc gia độc lập và tổng kết sự nghiệp bình Ngô Phục quốc đã kết thúc thắng lợi, đất nước đã giành được độc lập toàn vẹn từ tay kẻ thù, và bắt đầu thời kỳ xây dựng phát triển mới. Với những ý nghĩa như vậy Bình Ngô đại cáo đã trở thành bản tuyên ngôn độc lập bất hủ của dân tộc Đại Việt. Nội dung tuyên ngôn được thể hiện tập trung trong đoạn trích Nước Đại Việt ta.

   Trong lịch sử nhân loại đã có không ít những bản Tuyên ngôn độc lập nổi tiếng, gây được tiếng vang lớn trong dư luận. Riêng dân tộc Việt Nam cũng đã có tới ba bản tuyên ngôn độc lập bất hủ: Sông núi nước Nam (Lý Thường Kiệt), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) và Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh). Ba bản tuyên ngôn ấy không những là kiệt tác văn chương mà còn là ý chí độc lập tự chủ của một dân tộc biết tự khẳng định mình, tự hào về truyền thống và sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì sự tồn vong của quốc gia, dân tộc.

   Bình Ngô đại cáo là một trong ba bản tuyên ngôn độc lập ấy, ra đời vào cuối năm 1427, ngay sau khi đại nghiệp chống Minh thu được thắng lợi.

   Mở đầu bài Cáo, Nguyễn Trãi nêu ra nguyên lý nhân nghĩa có tính chất là tư tưởng chủ đạo cho cả bài Cáo:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

   Đó là tư tưởng nhân nghĩa vì dân vì nước hết sức cao đẹp và tiến bộ. Ngay sau đó, Nguyễn Trãi khẳng định chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt:

Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền vãn hiến đã lâu, Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam củng khác. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bèn xưng đế một phương, Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có.

   Tám câu văn đã thâu tóm cả một quan điểm lớn về quốc gia và dân tộc.

   Trước Nguyễn Trãi, Lý Thường Kiệt cũng đã nêu lên một quan điểm về quốc gia dân tộc:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

   Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Lý Thường Kiệt đã khẳng định một chân lí tự nhiên không thể chối bỏ: Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là đạo lí hợp với lẽ trời và lòng người. Người Việt ta coi trọng đạo lí ấy và sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì nó. Bài thơ Sông núi nước Nam ra đời và được tuyên đọc ngay trước cuộc kháng chiến chống Tống lần hai, đã thổi bùng lên cả một hào khí chiến đấu và chiến thắng giặc thù. Âm hưởng của bài thơ ngân vang bên chiến tuyến Như Nguyệt ngày ấy vẫn còn vang vọng đến tận hôm nay. Nguyễn Trãi đã kế thừa tư tưởng của Lý Thường Kiệt về quốc gia, dân tộc và nâng nó lên một bước phát triển mới, sâu sắc và toàn diện hơn nhiều.

   Nếu như quan niệm về quốc gia, dân tộc của Lý Thường Kiệt mới chỉ dừng lại ở hai yếu tố cơ bản: chủ quyền và lãnh thổ, thì đến Nguyễn Trãi, quan điểm ấy được bổ sung thêm ba yếu tố rất quan trọng. Nguyễn Trãi khẳng định: nước Đại Việt là của dân tộc Việt. Dân tộc ấy là một dân tộc có nền văn hiến lâu đời, có núi sông bờ cõi riêng, có phong tục tập quán riêng, có lịch sử riêng và có chế độ chủ quyền riêng.

   Điều đáng nói ở đây là Nguyễn Trãi đã ý thức được sâu xa và bền vững về độc lập chủ quyền dân tộc. Một dân tộc độc lập không chi là một dân tộc có độc lập và chủ quyền riêng, mà điều cần thiết không thể thiếu là dân tộc ấy phải có một nền văn hiến lâu đời. Nền văn hiến ấy chính là truyền thống văn hóa tốt đẹp. Nền văn hóa ấy kết hợp với phong tục tập quán sẽ làm nên bản sắc dân tộc. Nhớ lại hơn một ngàn năm Bắc thuộc bọn phong kiến phương Bắc ra sức đồng hóa dân tộc nhưng chúng đã thất bại thảm hại. Truyền thống văn hiến đã tạo nên ý chí kiên cường bất khuất để dân tộc ta tồn tại và phát triển trong suốt đêm trường đen tối ấy. Và cũng chính truyền thống văn hiến làm nên ý chí quật khởi, tạo nên một bề dày lịch sử oanh liệt hiếm có.

   Quan điểm về quốc gia dân tộc của Nguyễn Trãi đã trở thành một chân lí bất hủ và ngời sáng: chân lí độc lập dân tộc. Chân lí độc lập dân tộc dược ánh sáng tư tưởng nhân nghĩa vì dân, vì nước chiếu rọi đã tạo nên sức mạnh diệu kì:

Vậy nên: Lưu Cung tham công nên thất bại, Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong Cửa Hàm Tử bát sống Toa Đồ, Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã. 

   Bằng những chứng cứ xác thực và hùng hồn, Nguyễn Trãi đã thêm một lần nữa khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc với niềm tự hào cao độ. Theo Nguyễn Trãi, nền độc lập ấy đâu phải tự nhiên vốn có, mà đó là kết quả của một quá trình đấu tranh lâu dài và gian khổ đầy hi sinh; đó là xương máu của bao lớp cha anh đã ngã xuống để xây đắp lên.

   Nếu như toàn bộ bài Cáo là một bản anh hùng ca lẫm liệt về một dân tộc với hào khí thời đại, khát vọng chiến thắng kẻ thù để giành lấy nền độc lập thái bình muôn thuở thì đoạn trích Nước Đại Việt ta chính là tuyên ngôn về hào khí, khí phách, khát vọng ấy. Năm tháng qua đi nhưng ý nghĩa của bản tuyên ngôn vẫn còn ngời sáng đến muôn đời.

18 tháng 2 2018

Thuế máu” là chương đầu trong 12 chương của tác phẩm “Bản án chế độ thực dân”. Chương này chia làm ba phần:

Phần đầu: Chiến tranh và người bản xứ.

Ởphần này tác giả đã bóc trần cái giọng lưỡi phản trắc, giả dối của bọn thực dân cáo già là “toàn quyền lớn”, “toàn quyền bé”.

Để đẩy dân bản xứ vào cuộc chiến tranh, chúng vuốt ve đưa ra những lời đường mật! Từ là dân “An-nam-mít bẩn thỉu” chỉ đối xử bằng dùi cui, roi vọt nay bỗng nhiên được tôn là “những con yêu”, “những bạn hiền”! Kết quả là họ phải lìa xa gia đình và vợ con, bỏ xác trên bờ sông Mác-rơ trong bãi lầy miền Săm-pa-nhơ.

Cuối phần này, tác giả tố cáo nỗi đau của nhân dân bản xứ bằng những hình tượng đầy ấn tượng. Đó là “kẻ cầm súng thì bỏ xác nơi chiến địa để lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế”. Còn những “lính thợ” ở hậu phương thì nhiễm luồng khí độc “khạc ra từng miếng phổi! Cuối cùng trong số70 vạn người bản xứ thì có 8 vạn không bao giờ còn thấy mặt trời quê hương nữa!

Phần hai: Tác giả lên án cái gọi là “chế độ tình nguyện”.

Ởphần này tác giả đã phơi bày nỗi khổ của dân bản xứ bằng đủ mọi thứ thuế khóa, sưusai và bị cưỡng bức phải mua rượu và thuốc phiện, đến nay cóthêm cái nạn “mô hình” nữa. Đây thực chất là một thứ “thuế máu”.

Dân bản xứ bị săn bắt như một thứ “vật liệu biết nói”! Sự thật thì cái chế độ “lính tình nguyện” ấy là “lùa” những người khỏe mạnh, nghèo khổ vào nơi giam giữ để khỏi bỏ trốn. Cuối cùng họ phải chọn lấy một trong hai con đường: “đi lính tình nguyện hoặc xì tiền ra”.

Có người phải tìm cách hủy hoại cả thân thể để mong thoát nạn bắt lính như tự làm cho mình đau mắt toét chảy mủ, tìm cách xát vào mắt bằng vôi sống hay mủ của lệnh lậu.

Trong khi đó thì bọn “chóp bu” là toàn quyền Đông Dương lại vuốt ve: “Các bạn đã tấp nập đầu quân... các bạn đã không ngần ngại rời bỏ quê hương”.

Tác giả đã lật tẩy những chiêu bài mị dân của bọn thực dân bằng cách nêu lên cảnh biểu tình chống bắt lính ở Cao Miên, và những vụ bạo động ở Sài Gòn, Biên Hòa..

Phần ba: Tác giả lên tiếng tốcáo bọn thực dân đã lật lọng nuốt lời khi người “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do” trở về thì mặc nhiên trở lại giống người bẩn thỉu.

Hơn thế nữa, Bác còn phơi bày con “tim đen” của chúng trong một việc mà chính quyền thuộc địa đã phạm tới hai tội ác:

-     Một mặt chúng vẫn chưa dừng tay lôi kéo thêm nạn nhân vào cuộc huynh đệ thương tàn. Chúng đối xử rất tàn tệ với những ai còn tấm thân tàn trở lại quê hương! Khi bước chân xuống tàu họ bị lột hết các thứ tự mình mua sắm được. Họ được xếp như “lợn” dưới hầm tàu thiếu ánh sáng và không khí. Tồi tệ hơn nữa chúng còn đón chào họ bằng lời diễn văn đầy lật lọng, bất nhân: “Các anh đã bảo vệ tổ quốc... Bây giờ chúng tôi không cần anh nữa, cút đi”.

-     Mặt khác nếu là thương binh Pháp mất một phần thân thể và vợ của người tử sĩ thì được cấp môn bài bán lẻ thuốc phiện để tiếp tục vung tay đầu độc gây thêm tệ nạn xã hội. Cuối cùng tác giả như nói với thương binh và quả phụ của chiến tranh rằng đó là món quà nhơ nhớp chỉ nên đá văng đi.

Bằng một nghệ thuật tương phản và nhắc lại cái lưỡi của bọn thực dân, tác giả đã khái quát lên một thứ thuế nữa được đặt ra bên cạnh cái thuế thân là thuế máu.

Thuế máu chỉ là một chương của Bản án chế độ thực dân Pháp nhưng vẫn đầy đủ tính chất là bài luận, vẫn có giá trị tố cáo và thức tỉnh đồng bào.

18 tháng 2 2018

Bước chân vào hoạt động cách mạng, lần đầu tiên anh thanh niên Tố Hữu đã bị bắt giam ở nhà lao Thừa Thiên. Sau khi bị giam được khoảng 3 tháng, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ này qua đó anh đã bộc lộ tâm trạng ngột ngạt, uất hận của mình ở trong tù và lòng khao khát tự do, khao khát hoạt động của anh - một người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi.

‘Khi con tu hú gọi bẩy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn cây dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không... ‘

Mở đầu bài thơ là một bức tranh cảnh vật quê hương lúc vào hè. Bằng trí tưởng tượng khá nhạy bén, nhà thơ trong bốn bức tường giam đã dựng lên một bức tranh sôi động, khoáng đãng lạ thường về cảnh vật quê hương với tiếng chim tu hú bỗng cất lên đâu đây (‘Khi con tu hú gọi bầy’) và ngân nga xa như gọi mùa hè đến. Và mùa hè đã ùa đến sống động, rộn ràng như mở rộng, lan toả dần khắp quê hương: ‘Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần’, câu thơ gợi cho người đọc cảm tưởng như thiên nhiên và cuộc sống của quê hương cũng đang ‘chín’ dần lên, đầm ấm, ngọt ngào. Rồi ‘vườn râm’ bỗng ‘rộn tiếng ve ngân’ và một mùa hè đầy màu sắc rực rỡ như đang trải ra trước mắt nhà thơ: ‘Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào’.

Bầu trời cũng thật là cao rộng: ‘Trời xanh càng rộng càng cao’ và cứ như cao thêm, rộng thêm mãi ra để đôi ba ‘con diều sáo’ thả sức ‘lộn nhào’ trên ‘từng không’ của quê hương đang bước vào hè. Âm thanh rộn rã, màu sắc rực rỡ, hình ảnh sống động, đó là những nét nổi bật trong bức tranh cảnh vật quê hương lúc bước vào hè do trí tưởng tượng nhạy bén của nhà thơ đã dựng lên khi chợt nghe thấy tiếng chim tu hú gọi bầy ở đâu xa bỗng vọng vào trong bốn bức tường nhà giam.

Đặc biệt, hình ảnh ‘đôi con diều sáo lộn nhào từng không’ là một nét điển hình của nông thôn Việt Nam thanh bình và tự do. ở đây nó như nói với ta tâm trạng khao khát tự do, khao khát hoạt động của nhà thơ, của người thanh niên yêu nước Tố Hữu. Nó trở thành nét đặc sắc và sống động nhất, trở thành hình ảnh có sức thu hút mạnh nhất trong toàn cảnh bức tranh vào hè của quê hương.

‘Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi,

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! '

Nếu bức tranh ở khổ thơ trên là bức tranh cảnh vậy thì bức tranh ở khổ thơ dưới là bức tranh con người,hay nói cho đúng hơn đó là bức tranh tâm trạng con người trước cảnh vật. Đó là tâm trạng ngột ngạt đến muốn ‘chết uất’ của bản thân nhà thơ. Mùa hè của quê hương ùa dậy sôi động, rực rỡ, khoáng đạt như thế mà nhà thơ lại bị giam cầm trong bốn bức tường chật hẹp của nhà tù nghẹt thở nhưthế này!

‘Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muôn đạp tan phòng, hè ôi! ‘

Phép tu từ thậm xưng ‘muốn đạp tan phòng’ biểu hiện mạnh mẽ tình cảm khao khát tự do, khao khát muốn thoát khỏi lao tù để hoạt động của nhà thơ. Bởi vì:

‘Ngột làm sao, chết uất thôi,

Con chim tu hú ngoài trời cứkêu’

Lòng khao khát tự do, khao khát hoạt động của tuổi trẻ như càng bị thôi thúc mạnh mẽ, càng được nhân lên, càng trở lên mãnh liệt khi tiếng con chim tu hú ngoài trời cứ vọng vào liên tiếp và gợi lên bức tranh vào hè sôi động và khoáng đãng của quê hương. Song, mọi cảnh vật quê hương đều là do tưởng tượng mà thấy được dù là rất ‘thực’: riêng tiếng kêu của con chim tu hú gọi hè ở ngoài trời là có thực, có vọng vào bốn bức tường nhà giam thật là da diết, nó rót vào tai, nó xoáy vào tâm tư con người với một sức dồn nén tới mức nhà thơ phải kêu lên, như một tiếng kêu thống thiết để đòi tự do:

‘Ngột làm sao, chết uất thôi,

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu’

Ý nghĩa độc đáo của hình ảnh con chim tu hú trở lại một lần nữa ở cuối bài thơ chính là ỏ chỗ đó. Nó khắc sâu thêm chủ đề của bài thơ một cách hồn nhiên, chân thực...

19 tháng 5 2018

Khi mới là một thanh niên 19 tuổi đời, đang sôi nổi hoạt động cách mạng tại thành phố Huế thì Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt giam vào nhà lao Thừa Phủ. Tại đây, tác giả có dịp “nghỉ dân” và sáng tác thơ ca. Những bài thơ trong tù được in trong tập “từ ấy”. Bài thơ “Khi con tu hú” là bài thơ lục bát rút trong tập thơ này đã vẽ nên một bức tranh mùa hè và hơn hết mọi hình ảnh vẫn là nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Bắt đầu là “Khi con tú hú gọi bầy”, mang đến cho người tù sự liên tưởng về không gian bên ngoài với “Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần” với “ Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào”, với trời xanh và “Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”… Một bức tranh sinh động đầy sức sống, đầy màu sắc, âm thanh vang lên từ chính tâm hồn đang khao khát tự do, muốn hòa mình cùng thiên nhiên, trời đất của tác giả. Người đang bị giam cầm trong xà lim Thừa Phủ ấy. Đó cũng là cảnh đẩy người tù đến tâm trạng:

Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi
Ngột làm sao chết uất thôi
Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu.

Có thể nói âm thanh của tiếng chim tu hú là mối dây duy nhất lúc này đưa người đang mang thân tù tội về với cuộc đời, mỗi âm thanh là một tín hiệu về cuộc sống và cũng chở những suy tư của nhà thơ: yêu đời nhưng bị tách đời, muốn hòa mình vào cuộc đời nhưng lại bị ngăn cách hữu hình với song sắt nhà tù.

27 tháng 2 2018

Xin mời bạn đọc nội quy

17 tháng 2 2018

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

17 tháng 2 2018

đọc lại nội quy

17 tháng 2 2018

có mk nè

^_^