K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

CK
Cô Khánh Linh
Giáo viên VIP
22 tháng 11 2023

1. Đặc điểm sự phân bố dân cư và giải thích nguyên nhân sự phân bố:

Dân cư phân bố không đều: 

Tập trung đông đồng bằng, ven biển (600 người /km2)

+ Thưa thớt miền núi và cao nguyên (60 người /km2).

+ Quá nhiều ở nông thôn (74%), quá ít ở thành thị (26%).

 * Nguyên nhân:

+ Các vùng đồng bằng, ven biển có nhiều điều kiện thuận lợi sinh sống và phát triển kinh tế: Địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước ...

+ Dân số thành thị còn ít, chưa thu hút thị dân -> Tỉ lệ đân thành thị thấp, do tập quán sản xuất lâu đời của nhân dân sản xuất nông nghiệp -> Dân số tập trung nhiều ở nông thôn.

 * Các biện pháp:

+ Giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên.

+ Nâng cao mức sống của người dân.

+ Phân công, phân bố lao động một cách hợp lí nhằm khai thác thế mạnh của từng vùng.

+ Cải tạo xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy quá trình đô thị hoá nông thôn trên cơ sở phù hợp nhu cầu phát triển KT- XH.

CK
Cô Khánh Linh
Giáo viên VIP
22 tháng 11 2023

2. Tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm:

Tình hình phát triển:

+ Cơ cấu ngành đa dạng: gồm phân ngành chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi, chế biến thủy, hải sản. Trong mỗi phân ngành có nhiều hoạt động công nghiệp khác nhau.

+ Giá trị sản xuất từ năm 2000 đến 2007 tăng.

+ Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu toàn ngành công nghiệp.

+ Ngày càng hình thành nhiều trung tâm công nghiệp.

Phân bố ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm:

+ Phân bố rộng rãi khắp các vùng lãnh thổ đất nước, đặc biệt là ở các thành phố, thị xã và đồng bằng lớn.

+ Phân bố gắn với vùng nguyên liệu (nông nghiệp, thủy sản) và thị trường tiêu thụ.

14 tháng 11 2023

OMG!!!!!RETTATUIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIII NA NA NA NA NA NA NA NA NA

9 tháng 12 2023

Giải thích: Sự phân hóa địa hình có ảnh hưởng đáng kể đến khai thác kinh tế. Địa hình đa dạng và phân hóa có thể tạo ra các điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho việc khai thác tài nguyên và phát triển kinh tế.

 

Lời giải: Một ví dụ về ảnh hưởng của sự phân hóa địa hình đối với khai thác kinh tế có thể là việc khai thác than đá tại địa phương em đang sinh sống. Nếu địa phương có địa hình phức tạp với nhiều dốc, núi cao, thung lũng sâu, việc khai thác than đá sẽ gặp nhiều khó khăn. Các công trình khai thác và vận chuyển than đá sẽ phải đối mặt với những thách thức về địa hình, gây ra chi phí cao và rủi ro về an toàn lao động. Ngoài ra, việc khai thác than đá cũng có thể gây ra tác động tiêu cực đến môi trường như sự sụt lún đất, ô nhiễm nước và khí thải gây ô nhiễm không khí.

 

Tuy nhiên, nếu địa phương có địa hình phẳng, không có nhiều rào cản tự nhiên, việc khai thác tài nguyên và phát triển kinh tế sẽ dễ dàng hơn. Ví dụ, việc xây dựng các cơ sở công nghiệp, cảng biển hoặc đường sắt sẽ thuận lợi hơn trên địa hình phẳng.

 

Tóm lại, sự phân hóa địa hình có thể ảnh hưởng đến khai thác kinh tế bằng cách tạo ra các điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho việc khai thác tài nguyên và phát triển kinh tế tại một địa phương.

Tick đi =>

10 tháng 11 2023

Những nền kinh tế lớn nhất trong châu Á tính theo GDP danh nghĩa là Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ. Kinh tế có quy mô khác nhau, từ Trung Quốc với nền kinh tế đứng thứ hai thế giới tính theo GDP danh nghĩa (2010), tới Campuchia là một trong những nước nghèo nhất.

Công nghiệp chế biến sử dụng nguyên liệu từ ngành nông,lâm và ngư nghiệp. Vì thế nên phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ý nghĩa với phát triển và phân bố nông nghiệp như :

+ Tiêu thụ nông sản, giúp cho nông nghiệp phát triển ổn định.

+ Làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của nông sản.

+ Thúc đẩy việc hình thành các vùng chuyên canh.

+ Đẩy mạnh quá trình chuyển từ nền nông nghiệp cổ truyền sang nền nông nghiệp hàng hóa, hiện đại.

10 tháng 11 2023

1. Tài nguyên đất

Thanh Hóa có 14 nhóm đất chính với 28 loại đất khác nhau, 

2. Tài nguyên khí hậu

            Do sự tác động của các nhân tố: vĩ độ địa lý, quy mô lãnh thổ, vị trí trong hệ thống hoàn lưu gió mùa trong á địa ô gió mùa Trung - Ấn, hướng sơn văn, độ cao và vịnh Bắc Bộ mà Thanh Hoá có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với mùa hè nóng, mưa nhiều có gió Tây khô nóng; mùa đông lạnh ít mưa có sương giá, sương muối lại có gió mùa Đông Bắc theo xu hướng giảm dần từ biển vào đất liền, từ Bắc xuống Nam. Đôi khi có hiện tượng dông, sương mù, sương muối làm ảnh hưởng không nhỏ tới cây trồng nông nghiệp.

3. Tài nguyên nước và mạng lưới sông ngòi

3.1. Tài nguyên nước

            Tài nguyên nước của Thanh Hoá khá phong phú. Tổng lượng nước mưa rơi xuống lãnh thổ hàng năm là 19 tỷ mét khối, lượng bốc hơi trung bình là 9 tỷ mét khối, còn lại 9,7 tỷ mét khối nước sinh ra dòng chảy mặt và 0,3 tỷ mét khối sinh ra dòng chảy ngầm. Hàng năm hệ thống sông đổ ra biển 20 tỷ mét khối nước, trong đó có 9,7 tỷ mét khối nước sinh ra trên lãnh thổ Thanh Hoá còn lại là nước sinh ra ở Tây Bắc và Lào.

3.2. Mạng lưới sông suối

            - Các hệ thống sông chính: Thanh Hoá có 5 hệ thống sông chính là sông Hoạt, sông Mã, sông Yên, sông Lạch Bạng và sông Chàng.

4. Tài nguyên sinh vật

4.1. Thực vật: Do nằm ở vị trí trung gian giữa các hệ thực vật Himalaya, Hoa Nam, Ấn Độ - Myanmar, Malaysia - Indonesia và sự tác động của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa trên nền thổ nhưỡng và địa hình khác nhau, Thanh Hoá có hệ thực vật rất phong phú. Rừng Thanh Hoá tập trung một số loại thảm thực vật tiêu biểu  như : Rừng nhiệt đới ở đai thấp, Rừng cận nhiệt đới trên núi,  Rừng trồng, Hệ thống rừng đặc dụng

4.2. Động vật: Những kết quả điều tra cho thấy ở Thanh Hoá hệ động vật rừng rất phong phú và đa dạng, bao gồm cả động vật trên cạn lẫn động vật dưới nước, cả động vật bản địa lẫn động vật di cư đến, cả động vật tự nhiên lẫn động vật do con người tạo ra, v.v.. Thanh Hoá có một số dạng quần cư động vật chính như: quần cư động vật đồng ruộng đồng bằng và đồi thấp; quần cư động vật ở rừng tre, nứa, vầu, giang; quần cư động vật ở rừng cây bụi, trảng cỏ; quần cư động vật ở rừng gỗ và trảng cây; quần cư động vật nước ngọt...

5. Tài nguyên khoáng sản

  Thanh Hoá là một trong số ít các tỉnh ở nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú và đa dạng, có những tiền đề địa chất khá thuận lợi cho các quá trình tạo khoáng. Kết quả điều tra đến nay cũng đã cho thấy lãnh thổ Thanh Hoá có nhiều loại hình khoáng sản khác nhau, bao gồm: Kim loại sắt và hợp kim sắt:,  Kim loại màu và kim loại hiếm, Nguyên liệu hoá chất - phân bón, Nguyên liệu cho sản xuất sành, sứ, thuỷ tinh và vật liệu xây dựng, Nhiên liệu,...

6. Tài nguyên biển và ven biển

 Vùng biển Thanh Hoá có diện tích 17.000 - 18.000km2, gấp 1,6 lần diện tích đất liền. Đường bờ biển có dạng cánh cung dài 102km. Bờ biển tương đối phẳng, nhưng bị chia cắt bởi 7 cửa lạch. Các cửa sông đều là những khu vực tự nhiên rất nhạy cảm và có năng suất sinh học cao. Từ Nam Sầm Sơn đến Quảng Xương có inmenhit, trữ lượng 73.500 tấn. Đây là loại nguyên liệu quan trọng để sản xuất que hàn, men sứ. Bờ biển Tĩnh Gia có trữ lượng lớn cát trắng để sản xuất thuỷ tinh. Các bãi triều rộng ở Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Quảng Xương... là nơi nuôi trồng thuỷ sản. Ven bờ cũng có nhiều đồng muối ở Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Quảng Xương, Tĩnh Gia.