1 đề văn hay ( Các bạn hsg văn vào làm đi nhé. )
Phần I.
1. Chỉ ra và nêu tác dụng của câu rút gọn trong các trường hợp sau:
a. Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt. Đã đến Phường Rạch.
Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước.
(Võ Quảng)
b. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi
đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên.
(Nguyễn Tuân)
c. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm.
(Tô Hoài)
2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của câu đặc biệt trong khổ thơ sau:
Ôi sáng xuân nay, xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về… Im lặng… Con chim hót
Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ.
(Tố Hữu)
3. Thêm thành phần trạng ngữ vào các câu sau sao cho phù hợp:
a…., lắc lư những chùm quả chín vàng.
b…, mặt hồ lóng lánh như mặt gương.
c…, bạn ấy đã đạt được những thành tích xuất sắc.
d…, quanh cảnh làng quê thật nhộn nhịp.
4. Chỉ ra và nêu tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng trong câu
văn sau:
Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc
râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ.
(Tô Hoài)
Phần II. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Tinh thần yêu nước cũng giống như những thứ của quý. Có khi được trưng bày
trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín
đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín
đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ
chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực
hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.”
(Hồ Chí Minh)
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Cho biết phương thức biểu đạt
chính của đoạn văn?
2. Trong văn bản em vừa nhắc, Hồ Chí Minh viết về lòng yêu nước của nhân
dân ta trong thời kì nào?
3. a. Chỉ ra câu rút gọn trong đoạn văn trên.
b. Thành phần nào của câu được rút gọn?
c. Khôi phục những thành phần câu được rút gọn.
4. Viết đoạn văn khoảng 08 - 10 câu trình bày suy nghĩ về tinh thần yêu nước và
trách nhiệm của thế hệ trẻ trong thời đại ngày nay. Đoạn văn có sử dụng câu chứa
thành phần trạng ngữ (gạch chân, chú thích).
- Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện:
+ Bữa ăn hàng ngày
+ Nhà ở
+ Việc làm
+ Lời nói, bài viết.
bài này con làm và được chữa rồi ạ !
Giải :
Để làm rõ đức tính giản dị của bác tác giả Phạm Văn Đồng đã chứng minh ở những phương diện :
-Đời sống sinh hoạt hàng ngày :+Bữa cơm
+Ngôi nhà
+Công việc và quan hệ với mọi người
-Lời nói , bài viết