Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước việt nam độc lập , Bác Hồ đã viết : "Non sông việt nam có trở nên ... học tập của các cháu " . Lời dạy của Bác Hồ kính yêu đã giúp em hiểu được trách nhiệm của người học sinh đối với việc học tập như thế nào?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu hỏi của bạn ra kết quả r bn ạ :
TL:
Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ:
“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi…”
Em thích nhất là mùa thu trên quê hương. Đó là mùa của cúc vàng tươi trong nắng, mùa của những chùm ổi chín lắc lư trong vườn. Và đặc biệt, đó còn là mùa của gió heo may quyện với sương thu. Cây cối bắt đầu thay lá , khoác lên mình bộ cánh vàng tươi . Các bạn học sinh thì chuẩn bị bước vào năm học mới. Mùa thu thật ý nghĩa biết bao!
Trong các mùa, em thích nhất là mùa thu. Thời tiết mùa thu mát mẻ. Bầu trời cao và xanh thẳm. Gió heo may khẽ thổi. Cây cối trong vườn đã bắt đầu thay lá. Ông mặt trời cũng không còn chói chang như mùa hè. Vào mùa thu, chúng em sẽ được quay trở lại trường sau những ngày hè. Em rất yêu thích mùa thu.
Mỗi chúng ta khi sinh ra ai cũng đều có quê hương. Giống như bao người khác, tôi rất yêu quê hương của mình. Tôi yêu những cánh đồng lúa chín vàng, yêu cảnh núi non hùng vĩ, yêu những dòng sông xanh mát, yêu sự chân chất, cần cù, nặng nghĩa tình của người dân quê tôi. Và tôi yêu cả cảnh đẹp đặc biệt nơi quê – những đêm trăng rằm soi sáng muôn nơi.
Khi màn đêm buông xuống, bóng tối mờ nhạt dần dần bao trùm khắp xóm làng. Một chiếc chăn sao hiện lên mờ ảo rồi rõ dần. Chẳng bao lâu, mặt trăng cũng đã nhô lên khỏi dãy núi trùng điệp. Trăng tán tám to, tròn như kết tinh của hàng ngàn hàng vạn ngôi sao trên bầu trời xa. Ánh trăng bàng bạc tinh nghịch xuyên qua các kẽ lá, nhuộm một màu trắng xóa khắp ao hồ, cây cối, con đường. Càng lên cao, trăng càng sáng rõ. Lúc này, nhìn mặt trăng tròn vành vạnh như một chiếc mâm đang bay lơ lửng giữa không trung. Chiếc mâm đặc biệt này đã giúp quê hương tôi chìm trong một thế giới diệu kì. Dòng sông Đáy đang mỉm cười thật tươi khi nó thấy mình như đẹp hơn trong chiếc áo đen đính vầng trăng sáng và hàng ngàn ngôi sao lấp lánh. Sông như muốn ánh trăng chỉ là của riêng mình nên nó liền chộp lấy thứ ánh quà tặng mà chị Hằng ban xuống. Hình như cây cỏ, hoa lá cũng muốn thưởng thức ánh trăng nên chúng xòe những bàn tay đủ kích cỡ để đón ánh sáng kì lạ kia. Mọi vật đều im lặng để ngắm nghía và cảm nhận vẻ đẹp của đêm trăng. Lũy tre được ánh trăng soi vào cũng đẹp hơn hẳn. Khóm tre từ từ ngân lên khúc nhạc đồng quê. Khúc nhạc ấy mới du dương và êm đềm biết bao! Khúc nhạc rì rào khiến mọi vật nhảy nhót dưới ánh trăng bạc. Thảm lúa vàng dập dờn trước gió, nhấp nhô gợn sóng như từng làn sóng nối đuôi nhau đến tận chân trời. Sao mà cảnh đêm trăng kì diệu đến vậy! Lũ côn trùng cất tiếng kêu ra rả như hòa vào khúc dạ nguyệt ban nãy. Cây lá như được lên những hạt vàng, hạt bạc từ trên trời rơi xuống. Hương lúa quyện với hơi sương khiến cho vùng quê thoảng một mùi thơm nhè nhẹ. Hồi còn bé, cứ đêm trăng là tôi lại ngây ngô hỏi mẹ, sao ông trăng luôn đi theo chúng ta. Mẹ tôi bảo trăng đi theo để soi sáng, và vì chú Cuội trên cung trăng rất nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ quê hương và nhớ lũ trẻ quê chú nên lúc nào cũng dõi theo
Cảnh trăng đêm nay thật đẹp! Tôi luôn ngỡ rằng cảnh đêm trăng thanh bình, yên ả ở quê tôi là đẹp nhất. Những đêm trăng như làm tôi yêu thiên nhiên hơn, yêu quê hương hơn.
Chị giải thử cho em nhé!
Quê tôi vốn ở trên núi.Những ngôi nhà đó là dân tộc của đồng bào Tây Nguyên.Tôi về thăm quê hơn chục ngày.
Những ngôi nhà sàn chênh vênh trên vách núi là làng hmang làng của tôi.Nhà sàn nhà tôi gồm có 2 tầng.Bà và tôi ngủ tầng trên còn ông ngủ tầng dưới để canh thóc gạo bởi sợ lũ chuột cuấy phá.
Sáng dậy tôi đi tìm nương chè cùng bà.Tôi và bà hái chè rồi chép mạng.
Yêu tinh
Chuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa ở làng nọ có một con yêu tinh ăn thịt người hiếm ai lừa được nó.Con yêu tinh là một mụ yêu hóa thành.Mụ ta sống trong khu rừng hoang vu nhưng có dòng suối.
Hôm có cô gái trẻ lên rừng múc nước.Mụ yêu nhìn thấy nhảy bổ ra cười haha và nói''Có bữa ngon rồi''.Vừa dứt lời mụ yêu cô gái nói''Mụ hãy cứ đợi cho đủ 20 tuần trăng mật tôi lừa cả làng tôi không xót 1 ai cho mụ ăn thịt chỉ cần mụ tha cho tôi.
Mụ yêu tưởng thật tha cho cô.Cô về bầy mưu tính kế xong nói với cả làng,cả làng chấp thuận.
Muốn xem tiếp bật tv xem truyện mụ yêu bị lừa nhé
câu truyện ba lưỡi rìu là câu chuyện cổ tích thế tục Việt Nam vô cùng ý nghĩa kể về một càng tiều phu mặc dù rất nghèo nhưng có lòng trung thực trong mọi hoàn cảnh và cuối cùng chính sự trung thực ở đời sống đó, chàng tiều phu nhận được những đền đáp xứng đáng.
Ngày xửa xưa kia, ở một ngôi làng nọ, có một anh chàng tiều phu nghèo, cha mẹ anh bệnh nặng nên qua đời sớm, anh phải sống mồ côi cha mẹ từ nhỏ và của cải/tài sản của anh chỉ có một chiếc rìu. mỗi ngày anh phải xách rìu vào rừng để đốn củi bán để lấy tiền kiếm sống qua ngày. Ngay ở cạnh bìa rừng có một con sông nước chảy rất xiết, ai đó lỡ trượt chân rơi xuống sông thì rất khó bơi vào bờ.
Vào một hôm nọ nọ, như thường ngày chàng tiều phu vác rìu vào rừng để đốn củi, trong lúc đang chặt củi cạnh bờ sông thì chẳng may chiếc rìu của chàng bị gãy cán và lưỡi rìu văng xuống sông. Vì dòng sông nước chảy quá xiết nên mặc dù biết bơi nhưng anh chàng vẫn không thể xuống sông để tìm lưỡi rìu. Thất vọng anh chàng tiều phu ngồi khóc, vừa khóc anh chàng vừa than thở cho số phận hẩm hiu của mình.
Bỗng từ đâu đó có một ông cụ tóc trắng bạc phơ, râu dài, đôi mắt rất hiền từ xuất hiện trước mặt chàng, ông cụ nhìn chàng tiêu phu và hỏi:
– Chào con, con đang có chuyện gì mà ta thấy con khóc và buồn bã như vậy?
Anh chàng tiều phu trả lời ông cụ râu tóc bạc phơ đó:
– Thưa cụ, bố mẹ con mất sớm, con phải sống mồ côi từ nhỏ, gia cảnh nhà cháu rất nghèo, của cải/tài sản duy nhất của con là chiếc rìu sắt mà bố mẹ cháu trước lúc qua đời để lại. Có chiếc rìu đó cháu còn vào rừng đốn củi kiếm sống qua ngày, giờ đây nó đã bị rơi xuống sông, con không biết lấy gì để kiếm sống qua ngày nữa. vì thế, con buồn lắm cụ ạ!
Ông cụ liền đáp lời chàng tiều phu
– Ta tưởng chuyện gì lớn, cháu đừng khóc nữa, để ta lặn xuống sông lấy hộ cháu chiếc rìu lên.
Dứt lời, ông cụ lao mình xuống dòng sông đang chảy rất xiết. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm một chiếc rìu bằng bạc sáng loáng và hỏi anh chàng tiều phu nghèo:
– Đây có phải lưỡi rìu mà con đã làm rơi xuống không ?
Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng bạc thấy không phải của mình nên anh lắc đầu và bảo ông cụ:
– Không phải lưỡi rìu của con cụ ạ, lưỡi rìu của con bằng sắt cơ.
Lần thứ hai, ông cụ lại lao mình xuống dòng sông chảy xiết để tìm chiếc rìu cho chàng tiều phu. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm chiếc rìu bằng vàng và hỏi chàng tiều phu:
– Đây có phải là lưỡi rìu mà con đã sơ ý làm rơi xuống sông không?
Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng vàng sáng chói, anh lại lắc đầu và bảo:
– Không phải là lưỡi rìu của con cụ ạ!
Lần thứ ba, ông cụ lại lao mình xuống sông và lần này khi lên ông cụ cầm trên tay là chiếc rìu bằng sắt của anh chàng tiều phu đánh rơi. Ông cụ lại hỏi:
– Vậy đây có phải là lưỡi rìu của con không!
Thấy đúng là lưỡi rìu của mình rồi, anh chàng tiều phu reo lên sung sướng:
– Vâng cụ, đây đúng là lưỡi rìu của con, con cảm ơn cụ đã tìm hộ con lưỡi rìu để con có cái đốn củi kiếm sống qua ngày
Ông cụ đưa cho anh chàng tiều phu lưỡi rìu bằng sắt của anh và khen:
– Con quả là người thật thà và trung thực, không hề ham tiền bạc và lợi lộc. Nay ta tặng thêm cho con hai lưỡi rìu bằng vàng và bạc này. Đây là quà ta tặng con, con cứ vui vẻ nhận.
Anh chàng tiều phu vui vẻ đỡ lấy hai lưỡi rìu mà ông cụ tặng và cảm tạ. Ông cụ hóa phép và biến mất. Lúc đó anh chàng tiều phu mới biết rằng mình vừa được bụt giúp đỡ.
Ngoài những kiến thức được học trên lớp, chúng em rất cần những bài học thực tế từ cuộc sống để tăng thêm kĩ năng và kinh nghiệm. Vì lí do đó mà nhà trường em thường tổ chức cho chúng em đi thăm hỏi, gặp gỡ những người có công, những hoàn cảnh đáng thương. Cuộc gặp gỡ mà em nhớ mãi là lần cô chủ nhiệm tổ chức cho lớp em đi thăm các em nhỏ trong trại mồ côi. Lần ấy, nhân dịp tết trung thu, trường chúng em tổ chức cho đại diện học sinh các lớp đi thăm và tặng quà trung thu cho những em bé thuộc nhiều trại trẻ mồ côi khác nhau trong và ngoài thành phố. Lớp em được phân công gặp gỡ các em trong trại trẻ Hoa Hồng ở cách trường hơn 20 cây số. Vì đường khá xa nên nhóm chúng em chỉ đi được 20 bạn cùng cô chủ nhiệm và đại diện hội phụ huynh lớp. Em rất hào hứng vì nhận nhiệm vụ tổ chức trò chơi phát thưởng cho các bé. Chúng em còn tự tay làm những chiếc lồng đèn trung thu để tặng cho các em thiếu nhi. 6h30 sáng, chúng em cùng nhau trên một chiếc xe lớn của trường, xe đi khỏi trung tâm thành phố khoảng 5 cây số thì rẽ sang một con đường khá vắng, hai bên đường là những hàng cây xanh chạy dài. Xe chúng em dừng lại ở một ngôi trường nhỏ, trường đã cũ kĩ nhưng có khoảng sân khá rộng. Cô giáo hướng dẫn chúng em từng hàng đi vào. Sau khi gặp gỡ cô hiệu trưởng của trường Hoa Hồng, cô chủ nhiệm cho chúng em ra sân sau để gặp các bạn nhỏ đang chơi ở đấy. NHìn thấy chúng em, các em nhỏ rất vui mừng. Chúng chẳng ngại người lạ và ùa đến bắt tay, ôm lấy chúng em như người thân lâu ngày gặp gỡ. Em xúc động bàng hoàng khi nhận ra hơn 50 đứa trẻ ở đấy thì có nửa số em bị dị tật. Cô bảo mẫu phụ trách dạy các bé đã trò chuyện với chúng em rất nhiều. Cô tâm sự các bé ở đây đa phần bị cha mẹ bỏ rơi vì chúng bệnh tật bẩm sinh. Cũng có những đứa trẻ bình thường khác thì cha mẹ chúng là những cô cậu trẻ tuổi chưa có trách nhiệm nuôi con. Cô chỉ vào cô bé bị mất cả hai tay và nói “Bé đó tên là Hân, mẹ bé mất sớm, ba bé không có khả năng nuôi con khi bé bị dị tật nên đã gửi vào đây từ khi bé còn chưa biết bò”. Nhìn đôi mắt cô buồn rười rượi khi nhắc đến cậu bé đang ôm cổ cô “thằng bé này tội hơn nữa, người ta thấy nó trong sọt rác ở nhà vệ sinh công cộng lúc nó mới có mấy ngày. Không ai nhận nó nên mấy chú công an gửi vào đây, nó còn không có cái tên nữa. Mấy cô trong đây đặt cho nó tên Phúc, mong cho cuộc đời nó hạnh phúc hơn”. Nghe cô ấy kể, em nghe tim mình nhoi nhói, sống mũi cay sè. Nhìn xung quanh có nhiều bạn đã thút thít khóc. Cô chủ nhiệm em thì nước mắt ròng ròng. Cô bảo mẫu và cô chủ nhiệm lớp em cùng phát sữa và lồng đèn cho các bé. Các bé được dạy bảo rất ngoan nên em nào cũng lễ phép cúi đầu chờ lượt mình. Có một bé gái đứng nép bên gốc cây không thể uống được sữa vì em không biết dùng ống hút. Em chạy đến giúp bé nhưng bé òa lên khóc và bỏ chạy. Cô bảo mẫu chạy thei ôm bé vào lòng. Cô an ủi bé và giải thích cho bé hiểu. Ban đầu bé nhìn em ngại ngùng lo sợ nhưng dần dần đã quen nên chạy đến nắm tay em. Gương mặt bé rất khác so với những đứa trẻ bình thường. Cô bảo mẫu nói do em bị bệnh down nên rất nhút nhát với mọi người. Mọi hoạt động của em đều chậm chạp hơn các bạn nhưng em cũng rất ngoan và sống tình cảm. Trước cảnh xúc động của các bé, chúng em không thể nào thực hiện được kế hoạc là ca hát và đố vui. Thay vào đó, chúng em cùng chơi đùa với các bé. Chúng em chia nhau từng nhóm nhỏ để kể chuyện cho bé nghe. Giờ ăn trưa, chúng em phụ các cô bảo mẫu ở đấy đút cho những bé nhỏ ăn và thay quần áo cho các bé. Mặc dù vẫn còn háo hức được vui chơi nhưng các bé rất ngoan và vâng lời. Đến giờ ngủ trưa, các bé vào phòng ngủ, ở đấy có sẵn nệm nhỏ và gối cho mỗi giường. Chúng em đứng nhìn các bé ngủ say rồi chuẩn bị ra về mà lòng lưu luyến. Trên đường về trường, cô giáo đã nói với chúng em “các em đã may mắn hơn các bạn nhỏ trường Hoa Hồng, các em hãy cảm ơn ba mẹ mình đã thương yêu và chăm sóc các em. Các em phải học hành chăm ngoan để không phụ công ơn của ba mẹ mình nhé!”Chúng em đều đồng thanh đáp vâng lời cô giáo. Cho đến bây giờ, em còn nhớ mãi nụ cười, từng khuôn mặt của các bé trường Hoa Hồng. Nhờ vào cuộc gặp gỡ ấy em đã hiểu hơn về cuộc sống. Đâu đó còn rất nhiều người kém may mắn hơn mình, vì thế mà mình nên trân trọng những gì đang có và góp sức nhỏ chia sẻ những gì mình có cho những người bất hạnh.
~ Thiên Bình gửi bạn ạ ~
#Học tốt
Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước việt nam độc lập , Bác Hồ đã viết : "Non sông việt nam có trở nên ... học tập của các cháu " . Lời dạy của Bác Hồ kính yêu đã giúp em hiểu được trách nhiệm của người học sinh đối với việc học tập là chúng ta phải học tập thật giỏi để gúp cho việt nam ta thêm văn minh và có thể theo kịp các nước khác vì lúc đó mới xây dựng lại nước Việt không lâu nên chúng ta phải biết cách làm nhân dân