(y-2/5): 4/15=5/8 , y= ...
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hồ Chí Minh (chữ Nho: 胡志明; 19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung (chữ Nho: 阮生恭), là một nhà cách mạng và chính khách người Việt Nam. Ông là người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, từng là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ 1945 - 1969, Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong những năm 1945–1955, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam từ 1956 - 1960, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1951 đến khi qua đời. Ở Việt Nam, ông thường được gọi là Bác Hồ.
Trong quãng thời gian sinh sống và hoạt động trước khi lên nắm quyền, Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều quốc gia và châu lục, ông được cho là đã sử dụng 50[2] đến 200 bí danh khác nhau.[3] Về mặt tư tưởng chính trị, Hồ Chí Minh là một người theo chủ nghĩa Marx – Lenin. Ông là nhà lãnh đạo phong trào độc lập Việt Minh tiến hành Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Ông cũng là người đã soạn thảo, đọc bản Tuyên ngôn độc lập thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và trở thành Chủ tịch nước sau cuộc tổng tuyển cử năm 1946. Trong giai đoạn diễn ra chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam, Hồ Chí Minh là nhân vật chủ chốt trong hàng ngũ lãnh đạo của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Hồ Chí Minh giảm dần hoạt động chính trị vào năm 1965 vì lý do sức khỏe rồi qua đời vào năm 1969. Năm 1975, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chiến thắng, hai miền Việt Nam được thống nhất, dẫn đến sự ra đời của nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào năm 1976. Thành phố Sài Gòn được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh để tôn vinh ông cũng như sự kiện này.
Ngoài hoạt động chính trị, Hồ Chí Minh cũng là nhà văn, nhà thơ và nhà báo với nhiều tác phẩm viết bằng tiếng Việt, tiếng Hán và tiếng Pháp.
Phan Bội Châu vốn tên là Phan Văn San (潘文珊).[1] Vì chữ San trùng với tên húy của vua Duy Tân (Vĩnh San) nên phải đổi thành Phan Bội Châu.[2] Hai chữ "Bội Châu" (佩珠) trong tên của ông lấy từ câu: "城中蛾眉女珠佩何珊珊 [Thành trung nga mi nữ châu bội hà san san]".[3]
Ông có hiệu là Hải Thụ, về sau đổi là Sào Nam. Tên gọi Sào Nam (巢南) được lấy từ câu "越鳥巢南枝 [Việt điểu sào nam chi, nghĩa là Chim Việt làm tổ cành Nam]".[3] Phan Bội Châu còn có nhiều biệt hiệu và bút danh khác như Thị Hán (是漢), Phan Giải San, Sào Nam Tử, Hạo Sinh, Hiếu Hán,...[4]
Thân thế
Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Cha ông là Phan Văn Phổ, mẹ là Nguyễn Thị Nhàn. Ông nổi tiếng thông minh từ bé, năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi ông đã đọc hiểu sách Luận Ngữ, 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện.
Thuở thiếu thời ông đã sớm có lòng yêu nước. Năm 17 tuổi, ông viết bài "Hịch Bình Tây Thu Bắc" đem dán ở cây đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc Kỳ khởi nghĩa kháng Pháp. Năm 19 tuổi (1885), ông cùng bạn là Trần Văn Lương lập đội "Sĩ tử Cần Vương" (hơn 60 người) chống Pháp, nhưng bị đối phương kéo tới khủng bố nên phải giải tán.
Gia cảnh khó khăn, ông đi dạy học kiếm sống và học thi. Khoa thi năm Đinh Dậu (1897) ông đã lọt vào trường nhì nhưng bạn ông là Trần Văn Lương đã cho vào tráp mấy cuốn sách nhưng ông không hề biết nên ông bị khép tội hoài hiệp văn tự (mang văn tự trong áo) nên bị kết án chung thân bất đắc ứng thí (suốt đời không được dự thi).[5]
Sau cái án này, Phan Bội Châu vào Huế dạy học, do mến tài ông nên các quan đã xin vua Thành Thái xóa án. Nhờ vậy, ngay khoa thi hương tiếp theo, năm Canh Tý (1900), ông đã đậu đầu (Giải nguyên) ở trường thi Nghệ An.[6]
Hoạt động Cách mạng
Lập Duy Tân hội, sang Nhật cầu viện
Bài chính: Duy Tân hội
Phan Bội Châu (ngồi) và Cường Để tại Nhật Bản
Trong vòng 5 năm sau khi đỗ Giải nguyên, Phan Bội Châu bôn ba khắp nước Việt Nam kết giao với các nhà yêu nước như Phan Chu Trinh,[7] Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Hàm (tức Tiểu La Nguyễn Thành), Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế, Đặng Thái Thân, Hồ Sĩ Kiện, Lê Huân, Nguyễn Quyền, Võ Hoành, Lê Đại,...
Phan Bội Châu đả kích việc thực dân Pháp cấm giảng dạy lịch sử Việt Nam mà thay vào đó là lịch sử Pháp, nhằm dụng ý xóa bỏ những ảnh hưởng của văn hóa truyền thống Việt Nam, truyền bá văn hóa Pháp nhằm đồng hóa người Việt; đồng thời đào tạo ra một tầng lớp công chức và chuyên viên phục vụ cho nền cai trị và công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp. Năm 1905 Phan Bội Châu chỉ trích nền giáo dục của thực dân Pháp ở thuộc địa là "chỉ dạy người Việt viết văn Pháp, nói tiếng Pháp, tạm thời làm nô lệ cho Pháp".
Năm 1904 ông cùng Nguyễn Hàm và khoảng 20 đồng chí khác thành lập Duy Tân hội ở Quảng Nam để đánh đuổi Pháp, chọn Kỳ Ngoại hầu Cường Để - một người thuộc dòng dõi nhà Nguyễn - làm hội chủ.
Năm 1905 ông cùng Đặng Tử Kính và Tăng Bạt Hổ sang Trung Quốc rồi sang Nhật Bản, để cầu viện Nhật giúp Duy Tân hội đánh đuổi Pháp. Tại Nhật, ông gặp Lương Khải Siêu, một nhà cách mạng người Trung Quốc, và được khuyên là nên dùng thơ văn để thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam (nghe lời, Phan Bội Châu viết Việt Nam vong quốc sử). Lại nghe hai nhân vật quan trọng của Đảng Tiến Bộ đang cầm quyền ở Nhật Bản, là Ōkuma Shigenobu (Bá tước Ôi Trọng Tín) và Thủ tướng Inukai Tsuyoshi (Khuyển Dưỡng Nghị) khuyên là nên cổ động thanh niên ra nước ngoài học tập để sau này về giúp nước.
Tháng 6 năm 1905 Phan Bội Châu cùng Đặng Tử Kính mang theo một số sách Việt Nam vong quốc sử về nước. Tháng 8 năm 1905, tại Hà Tĩnh, ông và các đồng chí nòng cốt trong Duy Tân hội bàn bạc rồi đưa ra kế hoạch hành động, đó là:
- Nhanh chóng đưa Kỳ Ngoại hầu Cường Để ra nước ngoài.
- Lập các hội nông, hội buôn, hội học để tập hợp quần chúng và để có tài chánh cho hội.
- Chọn một số thanh niên thông minh hiếu học, chịu được gian khổ, đưa đi học ở nước ngoài.[8]
Phát động phong trào Đông Du
Tượng đồng Phan Bội Châu tại công viên số 19 Lê Lợi, bên cầu Trường Tiền, TP Huế (trước đây, tượng được đặt trong khuôn viên nhà lưu niệm ông)
Bài chính: Phong trào Đông Du
Trong ba nhiệm vụ trên, thì nhiệm vụ thứ ba hết sức quan trọng và bí mật, nên Duy Tân hội đã cử Phan Bội Châu và Nguyễn Hàm tự định liệu. Sau đó, phong trào Đông Du được hai ông phát động, được đông đảo người dân ở cả ba kỳ tham gia và ủng hộ, nhất là ở Nam Kỳ.
Tháng 10 năm 1905, Phan Bội Châu trở lại Nhật Bản cùng với ba thanh niên, sau đó lại có thêm 45 người nữa. Năm 1906, Cường Để qua Nhật, được bố trí vào học trường Chấn Võ. Kể từ đó cho đến năm 1908, số học sinh sang Nhật Bản du học lên tới khoảng 200 người, sinh hoạt chung trong một tổ chức có quy củ gọi là Cống hiến hội...
Tháng 3 năm 1908, phong trào "cự sưu khất thuế" (tức phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ) nổi lên rầm rộ ở Quảng Nam rồi nhanh chóng lan ra các tỉnh khác. Bị thực dân Pháp đưa quân đàn áp, nhiều hội viên trong phong trào Duy Tân và Duy Tân hội bị bắt, trong số đó có Nguyễn Hàm, một yếu nhân của hội.[9]
Mất mát này chưa kịp khắc phục thì hai phái viên của hội là Hoàng Quang Thanh và Đặng Bỉnh Thành lại bị Pháp đón bắt được khi từ Nhật về Nam Kỳ nhận tiền quyên góp cho phong trào Đông Du. Tiếp theo nữa là Pháp và Nhật vừa ký với nhau một hiệp ước (tháng 9 năm 1908), theo đó chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất các du học sinh người Việt ra khỏi đất Nhật. Tháng 3 năm 1909, Cường Để và Phan Bội Châu cũng bị trục xuất. Đến đây, phong trào Đông Du mà Phan Bội Châu và các thành viên khác đã dày công xây dựng hoàn toàn tan rã, kết thúc một hoạt động quan trọng của hội.
Trong "cuộc bút đàm đẫm lệ" giữa Phan Bội Châu và Lương Khải Siêu là lời cảnh báo không nên "cầu viện" Nhật để giành độc lập vì theo Lương Khải Siêu, "Mưu ấy sợ không tốt. Quân Nhật đã một lần vào nước, quyết không lý gì đuổi nó ra được". Và đến năm 1909, do thỏa thuận giữa Nhật và Pháp, các du học sinh Việt Nam đồng loạt bị trục xuất khỏi nước Nhật. Điều này giải thích tại sao trong các tự thuật, hồi ức viết về sau như Ngục trung thư, Phan Bội Châu niên biểu, Phan Bội Châu đã không có chỗ nào nhắc đến tác phẩm Á tế Á ca, bài thơ từng hết lời ca ngợi Nhật Bản.[10]
Lúc này, ở nhiều nơi trong nước, mọi hoạt động quyên góp tài chính và chuẩn bị vũ trang bạo động của Duy Tân hội cũng bị thực dân cho quân đến đàn áp dữ dội. Những người sống sót sau các đợt khủng bố đều phải nằm im, hoặc vượt biên sang Trung Quốc, Xiêm La, Lào để mưu tính kế lâu dài.
Cuối năm 1910, Phan Bội Châu chuyển một đại bộ phận hội viên (trong đó có khoảng 50 thanh niên) ở Quảng Đông về xây dựng căn cứ địa ở Bạn Thầm (Xiêm La). Tại đây, họ cùng nhau cày cấy, học tập và luyện tập võ nghệ để chuẩn bị cho một kế hoạch phục quốc sau này.
Thượng tuần tháng 5 năm Nhâm Tý (tháng 6 năm 1912), trong cuộc "Đại hội nghị" tại từ đường nhà Lưu Vĩnh Phúc ở Quảng Đông (Trung Quốc), có đông đủ đại biểu khắp ba kỳ đã quyết định giải tán Duy Tân hội và thành lập Việt Nam Quang phục Hội, tức thay đổi tôn chỉ từ chủ nghĩa quân chủ sang chủ nghĩa dân chủ để đánh đuổi quân Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc kiến lập Việt Nam,[11] đáp ứng tình hình chuyển biến mới trên trường quốc tế.
xin mời đọc
Tham khảo nha:
Trải qua ba năm học dưới mái trường tiểu học này, em được học rất nhiều thầy cô giáo nhiệt tình và chu đáo. Nhưng người cô em yêu quý nhất là cô Vân dạy em năm học lớp 3. Năm nay, cô Vân đã ngoài ba mươi tuổi nhưng trông cô vẫn còn rất trẻ. Cô có dáng người thon thả, bước đi thật dịu dàng và uyển chuyển. Mái tóc đen nhánh luôn được cặp gọn sau gáy bằng một chiếc cặp tóc nhỏ xinh. Cô có khuôn mặt trái xoan trắng hồng. Đôi mắt to, đen láy luôn ánh lên nét cười với chúng em. Miệng cô cười rất xinh, mỗi khi cười lại để lộ ra hàm răng trắng đều tăm tắp. Giọng cô nhẹ nhàng, truyền cảm. Đôi bàn tay cô thon và dài, những nét chữ được cô viết ra tròn trịa ngay ngắn ẩn hiện trên chiếc bảng đen như rồng bay phượng múa. Cô coi chúng em như chính những đứa con cưng của mình. Cô tận tình chăm sóc chúng em từng li từng tí. Cô chăm chút cho chúng em từ cách ngồi, cách cầm bút viết, cách đọc bài, cách nói, cách làm tính. Học sinh nào ốm phải nghỉ học, cô đều đến bệnh viện hoặc đến nhà hỏi thăm và cho quà. Cô rất hiền và dịu dàng. Cô rất ân cần và chu đáo đối với học sinh, không phân biệt hơn kém. Đối với những bạn nghịch ngợm thì cô ân cần chỉ bảo nhẹ nhàng để các bạn biết sai mà sửa lỗi. Còn đối với những bạn chăm chỉ thì cô yêu quý hết mực và động viên các bạn học tập thật tốt. Cô được rất nhiều người yêu quý vì sự hòa đồng, thân thiện cũng như nhiệt tình với học sinh. Em cũng rất yêu quý cô. Em hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội.
@꧁ミ〖★ Äŋħ ✔𝕽ҽäӀ✔⁀★〗ミ♪ ᶦᵈᵒᶫ꧂
Hãy viết đoạn văn cho 1 người cô giáo của em .
Bài làm :
Mỗi một năm học, lớp em lại có những giáo viên dạy khác nhau. Ai cũng đều rất tâm huyết và yêu nghề. Nhưng em vẫn thích nhất là cô Nga – giáo viên chủ nhiệm năm lớp một của em. Cô Nga có dáng người hơi gầy, khuôn mặt trái xoan hiền dịu. Mái tóc dài thướt tha như thác nước đổ xuống, lúc nào cũng thoang thoảng hương hoa cam thơm ngát. Đôi mắt của cô lúc nào cũng ánh lên vẻ dịu dàng và tràn ngập tình yêu thương. Miệng cô lúc nào cũng hơi cong cong như đang cười vậy. Đôi tay mềm mại với những ngón tay thon dài xinh đẹp của cô đã từng nắm lấy tay em, hướng dẫn em cách cầm bút, cách viết từng con số, con chữ những ngày đầu đi học. Giọng cô vô cùng trong trẻo và dịu dàng. Lúc cô đọc bài, chất giọng của cô như đưa em hòa nhập vào thế giới của những câu từ, khiến em chẳng thể nào dễ dàng quên đi kiến thức. Cô Nga là một giáo viên tuyệt vời. Em vẫn còn nhớ, khi mới vào lớp Một, cô luôn quan tâm chú ý đến chúng em từ những điều nhỏ nhặt nhất. Những ngày mùa đông, cô nhắc cả lớp ăn mặc thật ấm. Trước khi ra về, cô đều căn dặn thật cẩn thận. Cô giống như là người mẹ hiền thứ hai của em vậy. Em rất yêu quý cô Nga. Dù bây giờ đã lớn, không còn được học cô nữa nhưng trong lòng em, cô vẫn luôn là người mẹ, là người lái đò tuyệt vời nhất.
Hãy viết 1 đoạn văn cho người chị ở xa của em :
Bài làm :
..., ngày ... tháng ... năm ...
Ngọc Yến yêu dấu,
Tớ rất vui khi nhận được thư của cậu. Hôm nay, tớ mới viết thư trả lời cậu được. Học kì một vừa rồi, tớ đã đạt danh hiệu học sinh xuất sắc. Ngoài ra, tớ còn được khen thưởng danh hiệu “Kiện tướng kế hoạch nhỏ” trong năm học vừa rồi. Khi nào cậu về quê, tớ và cậu cùng đi ăn mừng nhé. Cuối thư, tớ chúc cậu học tập tốt.
Bạn của cậu
Hà Anh
Bài làm:
Nhà chú Tuấn có nuôi một chú chim sơn ca. Chim to bằng nắm tay của em, với cái mỏ và đôi chân dài, mảnh khảnh nhưng cứng cáp lắm. Bộ lông của chú có màu như rạ đã phơi khô, lác đác vài cọng màu nâu. Khi sờ vào thấy mềm và mượt lắm. Em thích nhất là được nghe chú hát. Tiếng hót của chim sơn ca vô cùng trong trẻo và thánh thót. Em có thể nghe mãi mà không chán. Cứ cuối tuần, em lại sang thăm chim sơn ca. Em mong rằng chú sẽ mãi luôn mạnh khỏe, hoạt bát như bây giờ.
Thêm một bài nữa nha
Chim sẻ nhỏ bé, đầu tròn, mỏ ngắn và to. Lông thường có ba màu, cổ và bụng trắng, tạo thành sọc. Cái đuôi chìa ra như cái thìa. Chân chim sẻ có 4 ngón. Chim sẻ thường nhảy hai chân cùng một lúc. Chúng thường kiếm ăn theo đàn, mỗi đàn có từ ba đến chín con, có thể đông hơn và thường quanh quẩn nơi sân, nơi vườn. Chúng nhanh nhẹn, hiếu động. Thức ăn của chim sẻ là sâu bọ, các hạt như thóc, kê, hạt cỏ… Sẻ là loài chim đông đúc nhất. Loài chim này là loài chim mà em thích nhất vì chúng rất có ích cho nhà nông.
Tham khảo nha:
Trong những môn học ở trường, em rất thích môn Đạo Đức. Mỗi lần tới tiết học này em đều cảm thấy rất hứng thú. Môn Đạo Đức dạy chúng em nhiều điều về mọi thứ xung quanh, giúp chúng em yêu quý bạn bè, thầy cô hơn. Trong giờ học, cô giáo giảng cho chúng em nghe về lòng yêu thương mọi người, thỉnh thoảng cả lớp còn được nghe cô kể chuyện. Trong lớp ai cũng yêu thích và vui vẻ khi học Đạo Đức. Tiết học rất vui và có nhiều điều có ích cho chúng em.
Cũng như bao đứa trẻ khác, tôi được sinh ra trong một gia đình nhỏ rất hạnh phúc. Gia đình tôi gồm có bốn thành viên, bố, mẹ, tôi và em gái tôi. Tôi đều yêu quý mọi người trong nhà người tôi yêu thương nhất đó chính là bé Min, em gái của tôi. Em đã mang đến cho gia đình tôi nhiều niềm vui và hạnh phúc.
Bé Min nhà em năm nay lên 6 tuổi. Em rất xinh xắn mà lại rất biết nghe lời người lớn dạy bảo nên mọi người ai ai cũng yêu mến em. Bé nhìn rất dễ thương với hai má bầu bĩnh ửng hồng. Em có nước da giống mẹ nên rất trắng hồng và mịn màng. Đôi mắt em to tròn như hai hạt nhãn. Cái mũi cao, nhỏ nhắn. Nổi bật trên khuôn mặt tươi sáng ấy là đôi môi trái tim đỏ hồng chúm chím. Min trông ngây thơ như một thiên thần bé nhỏ. Mái tóc dài được buộc bởi bím tóc màu hồng trông thật là xinh. Thân hình em mũm mĩm thật dễ thương khiến cho ai ai nhìn vào cũng thấy yêu. Đôi bàn tay nhỏ nhắn trắng hồng. Cô nàng cũng rất điệu, rất thích màu hồng và những chiếc nơ nhỏ xinh. Mới ngày nào, Min còn là một đứa bé bước những bước chập chững và cất những tiếng nói bi bô mà giờ đây, em đã trở thành một cô bé lớp một lém lỉnh. Em còn có thể giúp đỡ bố mẹ những việc vặt trong nhà. Đôi lúc, em cũng tỏ ra nghịch ngợm với những trò đùa tai quái của mình để quậy phá tôi. Đùa nghịch là như vậy, tôi biết em rất yêu quý tôi. Cứ khi nào hai chị em ở nhà là bé lại quấn lấy tôi không rời. Min hẳn là một cô nhóc rất thông minh. Em rất thích hỏi những câu hỏi tại sao, luôn luôn tò mò vì những điều mới lạ. Khi ngồi vào bàn học, Min tỏ ra rất tập trung. Bé chăm chú viết chữ, những nét chữ của bé tròn trịa, xinh đẹp như chính bé vậy. Không chỉ viết đẹp thôi đâu, em gái em còn có năng khiếu về hội họa nữa. Trên tường trong phòng em dán rất nhiều những bức tranh do chính tay em vẽ. Năm ngoái, bé Min còn được tham gia cuộc thi vẽ tranh thành phố và đạt giải Nhì nữa đấy. Bé thế thôi nhưng Min lại rất sạch sẽ. Thân thể, tóc tai, áo quần lúc nào cũng thơm tho. Sách vở, đồ dùng học tập khi học xong đều được bé sắp xếp ngay ngắn. Min thân thiện như vậy nên bạn bè ai cũng thích chơi với em. Lớp một thôi mà đã tự ý thức được mình phải học hành chăm chỉ để nuôi dưỡng ước mơ làm cô giáo. Điều này càng làm tôi khâm phục em hơn.
Tôi yêu thương bé Min nhiều lắm. Bé đã mang lại nhiều niềm vui tiếng cười cho mọi người trong gia đình. Tôi mong sao tình chị em của tôi và Min mãi bền chặt như vậy.
/HT\