K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 4 2018

“Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói tỏa ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”.

Bài ca dao quả thực đã thể hiện được cái hồn thanh khiết mà bình dị của Hồ Tây quê em. Hồ Tây là hồ có diện tích lớn nhất Hà Nội, nước hồ trong trẻo luôn mang một sắc xanh mênh mông rợn ngợp đến khôn tả. Sáng sớm, sương mai bảng lảng mặt hồ, từ bờ bên này nhìn sang bờ bên kia chỉ thấy khung cảnh mờ mờ ảo ảo như chốn thần tiên nào. Đến khi mặt trời ló lên, hơi ấm dìu sương về vũ trụ, cảnh sắc mới hiện lên thật rõ ràng và không quên mang theo cái trong trẻo, mát lành rất hiếm có chốn Hà thành. Sau một đêm sương phủ, không khí như trong lành hơn, lá như xanh và non hơn, mặt hồ cũng như rộng và xa hơn nữa. Cái nắng trưa rải những tia vàng xuống kết duyên cùng mặt nước tạo nên những hạt sóng ngọc xôn xao ngụp lặn reo vui không ngớt. Dần dần, khi hoàng hôn xuống, sắc vàng diễm lệ chuyển sang một áng đỏ huy hoàng mặt trời muốn gửi gắm xuống nhân gian. Nhìn đàn sâm cầm bất chợt bay ngang qua, lòng em lâng lâng một lời hát Trịnh Công Sơn: “Bầy sâm cầm nhỏ, vỗ cánh mặt trời...".


 

“Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói tỏa ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”.

Bài ca dao quả thực đã thể hiện được cái hồn thanh khiết mà bình dị của Hồ Tây quê em. Hồ Tây là hồ có diện tích lớn nhất Hà Nội, nước hồ trong trẻo luôn mang một sắc xanh mênh mông rợn ngợp đến khôn tả. Sáng sớm, sương mai bảng lảng mặt hồ, từ bờ bên này nhìn sang bờ bên kia chỉ thấy khung cảnh mờ mờ ảo ảo như chốn thần tiên nào. Đến khi mặt trời ló lên, hơi ấm dìu sương về vũ trụ, cảnh sắc mới hiện lên thật rõ ràng và không quên mang theo cái trong trẻo, mát lành rất hiếm có chốn Hà thành. Sau một đêm sương phủ, không khí như trong lành hơn, lá như xanh và non hơn, mặt hồ cũng như rộng và xa hơn nữa. Cái nắng trưa rải những tia vàng xuống kết duyên cùng mặt nước tạo nên những hạt sóng ngọc xôn xao ngụp lặn reo vui không ngớt. Dần dần, khi hoàng hôn xuống, sắc vàng diễm lệ chuyển sang một áng đỏ huy hoàng mặt trời muốn gửi gắm xuống nhân gian. Nhìn đàn sâm cầm bất chợt bay ngang qua, lòng em lâng lâng một lời hát Trịnh Công Sơn: “Bầy sâm cầm nhỏ, vỗ cánh mặt trời...".


 

Thương người như thể thương thân là ta yêu quý bản thân như thế nào thì ta cũng đối xử với mọi người như thế. Nếu bản thân đã từng trải qua đau khổ, bệnh tật, túng thiếu… thì khi gặp những người cùng cảnh ngộ ấy, ta hãy cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ, quan tâm tới họ như chính vơi bản thân mình.

Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết thương yêu, trân trọng mọi người như chính bản thân mình. Trong cuộc sống phải biết đoán kết giúp đỡ nhau, thể hiện được tình tương thân tương ái trong xã hội VN. Một cá nhân không thể sống thiếu gia đình, một gia đình không thể tách riêng khỏi XH, nhất là những lúc cơ nhỡ, khó khăn. Theo thống kê hiện nay, trên thế giới có tới 70% trẻ em trở nên hư hỏng, đầu trộm đuôi cướp là do thiếu sự quan tâm của gia đình và xã hội. Mối quan hệ giữa người với người rất khăng khít; mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy. Nếu hôm nay bạn giúp đỡ cho nhiều người nghèo có cơm ăn, áo mặc, có việc làm ổn định thì chắc chắn họ sẽ biết ơn và ít nhất bạn cũng được họ kính trọng vì là ân nhân của họ. Hiện nay, trên khắp cả nước có rất nhiều phong trào từ thiện, nhiều quỹ từ thiện được lập lên như: quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học, quỹ dành cho người khuyết tật…

Đồng thời ngày càng có nhiều các ngôi nhà tình nghĩa, các trường học được xây mới cho các em học sinh nghèo. Đó là nhưng biểu hiện rất cụ thể cho truyền thống nhất và đoàn kết của dân tộc VN.

Tình giai cấp, nghĩa đồng bào là yếu tố quan trọng hành đầu tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Tình tương thân tương ái là một trong những nét đẹp nổi bật của bản sắc dân tộc ta.

Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay luôn coi trọng truyền thống yêu thương con người, đó là những việc làm mang lại nhiều ý nghĩa to lớn trong cuộc sống, tình yêu thương con người luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu trong xã hội hiện nay. Đúng như dân gian ta đã có câu “ Thương người như thể thương thân” hay lá lành đùm lá rách.

Thương người như thể thương thân đây là câu tục ngữ quen thuộc của dân tộc Việt Nam, nó đã được đúc kết từ rất lâu đời và được nhiều người truyền tụng và noi theo. Vậy thương người như thế thương thân là gì? Câu nói này đang muốn nói đến tình yêu thương của con người với con người trong xã hội.

Nghĩa đen của câu nói này ý nói thương người như thể thương thân của mình, nhưng ngoài ra nó còn muốn nói đến tình yêu thương to lớn, quan trọng của con người trong xã hội, đó là những việc làm mang lại ý nghĩa nhân sinh to lớn trong xã hội, để lại những ý nghĩa to lớn, quan trọng để tạo nên những giá trị, cũng như những ảnh hưởng vô cùng quan trọng to lớn mà mỗi cá nhân chúng ta cần làm.

Câu nói trên nhằm muốn mang đến cho người đọc những suy ngẫm về tình yêu thương giữa con người với con người, tình yêu thương đó là sự đùm bọc, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn. Tất cả những điều đó không chỉ mang đến cho người đọc những suy ngẫm, những ảnh hưởng sâu sắc, mà còn có những lợi ích cho con người trong xã hội hiện nay.

Từ xưa đến nay dân tộc ta luôn coi trọng những truyền thống đạo đức, những truyền thống lâu đời của dân tộc, những truyền thống đó đem lại nhiều ý nghĩa to lớn đối với truyền thống, cuộc sống cũng như ý nghĩa nhân sinh của tất cả mọi người.

Mỗi chúng ta cần phải luôn gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc vì nó đem lại những giá trị to lớn cho cuộc sống. Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, tình trạng phân chia giàu nghèo, khoảng cách cũng khá sâu sắc, vì vậy mỗi cá nhân trong xã hội cần phải có ý thức yêu thương con người.

Biết quan tâm và đồng cảm với những con người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội, những việc làm đó cần thiết và mang lại những ý nghĩa to lớn, quan trọng cho mỗi cá nhân, con người trong xã hội hiện nay.

Thương người như thể thương thân là truyền thống đạo đức tốt đẹp, có ý nghĩa to lớn cho cuộc sống, đem đến cho mỗi cá nhân những giá trị sống đích thực, tạo nên những triết lý nhân sinh sâu sắc tới con người cũng như  những ảnh hưởng của mỗi chúng ta trong xã hội. Ngày nay khi xã hội phát triển, con người ngày càng cần phải duy trì truyền thống đạo đức, cũng như truyền thống yêu thương con người trong xã hội hiện nay.

Câu nói đó không chỉ mang đến cho con người những giá trị to lớn trong xã hội, nó phát triển không ngừng và phát triển dựa trên những mối quan hệ xã hội, phát triển và mở rộng thêm về tri thức, đạo đức, tình yêu thương giữa con người với con người trong xã hội hiện nay. Trong xã hội có rất nhiều những câu ca dao, tục ngữ cũng đề cập đến tình yêu thương giữa con người với con người trong xã hội như “lá lành đùm lá rách”, “ bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”….

Câu nói trên mang lại ý nghĩa to lớn, quan trọng đối với con người trong xã hội, vì vậy mỗi cá nhân chúng ta cần phải biết quý trọng và yêu thương lẫn nhau trong xã hội, bởi đó là truyền thống quý báu của dân tộc. Chúng ta phải duy trì và phát triển nó mỗi ngày.

21 tháng 4 2018

Việc không tuân thủ việc mặc đồng phục khi đến trường của một bộ phận học sinh hiện nay là một hành động cần kiểm điểm. Trên thực tế, việc mặc đồng phục góp phần tạo nên hình ảnh đẹp đẽ về môi trường học đường của một ngôi trường. Không chỉ vậy, nó khiến người học có ý thức về mối quan hệ giữa bản thân và tập thể, từ đó biết xây dựng tình đoàn kết, có lòng tự hào về tập thể... Không chỉ vậy, việc mặc đồng phục còn giúp học sinh tập rèn lối sống giản dị, hoà đồng với tập thể. Không mặc đồng phục chẳng những đi ngược lại với nội quy của nhà trường mà còn thể hiện sự hạn hẹp về trình độ nhận thức. Bởi vậy, chúng ta không thể nhân nhượng cho những hành động thiếu suy nghĩ ấy.

 

21 tháng 4 2018

Việc không tuân thủ việc mặc đồng phục khi đến trường của một bộ phận học sinh hiện nay là một hành động cần kiểm điểm. Trên thực tế, việc mặc đồng phục góp phần tạo nên hình ảnh đẹp đẽ về môi trường học đường của một ngôi trường. Không chỉ vậy, nó khiến người học có ý thức về mối quan hệ giữa bản thân và tập thể, từ đó biết xây dựng tình đoàn kết, có lòng tự hào về tập thể... Không chỉ vậy, việc mặc đồng phục còn giúp học sinh tập rèn lối sống giản dị, hoà đồng với tập thể. Không mặc đồng phục chẳng những đi ngược lại với nội quy của nhà trường mà còn thể hiện sự hạn hẹp về trình độ nhận thức. Bởi vậy, chúng ta không thể nhân nhượng cho những hành động thiếu suy nghĩ ấy.

21 tháng 4 2018

co be cho doi 1 phep mau xay ra. nhung co da chet vi doi , ret

21 tháng 4 2018

cần 49 phút để cắt hết 50 miếng gõ vì hai miếng cuối cùng chỉ cần cắt một cái là ra 2 miếng lun

20 tháng 4 2018

mk nè bn 

20 tháng 4 2018

mình rất thích học anh văn

20 tháng 4 2018

cái đồ cú có gai

20 tháng 4 2018

Chào bạn, mình xin tự giới thiệu, mình là công chúa của nữ thần Tekmor  (Nữ thần của sự giới hạn, kết thúc của cuộc sống). Hiện tại mình và mẹ đang sống ở thế kỷ 30, mình đã phải mất rất nhiều thời gian và công sức để viết và gửi lá thư từ thế kỷ 30 đến thế kỷ 21 của các bạn đấy.

Mình muốn thông báo với các bạn rằng, đến thế kỷ 25, thế giới của các bạn sẽ toàn là những cảnh bệnh tật, chết chóc và  bị hủy diệt hoàn toàn tất cả sẽ về với cát bụi. Vì sao ư?

Có lẽ các bạn cũng biết, ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề nóng bỏng của nhân loại. Ô nhiễm môi trường sẽ làm xuất hiện những chất độc gây tác hại xấu đến cuộc sống con người. Nhất là khi hiện nay môi trường toàn cầu đang có chiều hướng ngày càng xấu đi và có ảnh hưởng nhất định đến sự tồn vong của con người.

Đầu tiên phải kể đến ô nhiễm môi trường đất. Do con người quá lạm dụng và do tác động phụ của việc sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ và các chất kích thích sinh trưởng khác.

Ô nhiễm đất làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng, hủy diệt sự sống một số sinh vật trong những khu vực ô nhiễm nặng, đồng thời còn đe dọa đến sức khỏe con người thông qua vật nuôi, cây trồng, thậm chí gây ra những biến dạng sinh thái và di truyền nặng nề và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống con người.

Ngoài ra, ô nhiễm nguồn nước đang có nguy cơ gia tăng do con người thiếu biện pháp xử lý các loại rác thải sinh hoạt và công nghiệp; do các hóa chất dùng trong nông nghiệp và các nguồn nhiễm xạ.

Hiện nay, có từ 40-50% lưu lượng ổn định của các dòng sông trên Trái Đất bị ô nhiễm. Độ ô nhiễm nguồn nước trên thế giới có thể tăng 10 lần trong vòng 25 năm tới.

Bên cạnh đó, theo ước tính của giới khoa học, ước tính có khoảng 96,5% nước trên trái đất là nước mặn nằm trong các đại dương. Chỉ có 2,53% tổng lượng nước là nước ngọt có thể dùng được cho trồng trọt và sinh hoạt của con người.

Thế nhưng nhu cầu tiêu dùng nước sạch ngày càng tăng nhanh do sự gia tăng dân số và yêu cầu phát triển sản xuất. Có thể nói, sau nguy cơ về dầu mỏ, loài người đã, đang và sẽ phải đối mặt với nguy cơ phổ biến là thiếu nguồn nước sạch cần thiết để duy trì và phát triển đời sống kinh tế - xã hội của mình.

Hiện nay, ước tính có trên 1/2 quốc gia và khu vực trên thế giới đang bị thiếu nước với các mức độ khác nhau, trong đó có khoảng 50 quốc gia thiếu nước nghiêm trọng. Có tới 80% bệnh tật liên quan trực tiếp do nguồn nước bị nhiễm bẩn, mỗi năm có 25 triệu trẻ em đã chết vì dùng nước không sạch. 

Ở thế kỷ 21 của các bạn đã có rất nhiều quốc gia trên thế giới bị ô nhiễm môi trường nặng nề: Trung Quốc là một thí dụ tiêu biểu với hình ảnh bầu không khí mờ mịt bởi khói bụi dày đặc tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải. 

Ô nhiễm không khí ở New Delhi gây ra phần lớn các ca tử vong sớm nghiêm trọng mỗi năm. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), New Delhi “đánh bại” các thành phố còn lại trong tổng số 1.600 thành phố trên khắp thế giới với nồng độ ô nhiễm không khí cao hơn gấp 10 lần so với các tiêu chuẩn cho phép.

Thành phố Mexico (Mexico): Từ lâu nay, thành phố Mexico luôn được biết đến là nơi có chất lượng không khí tồi tệ nhất trên thế giới. Việc hít thở không khí ở đó thậm chí còn được so sánh với việc hút hai gói thuốc lá mỗi ngày. Liên Hợp Quốc đã trích dẫn Mexico City là thành phố có chất lượng không khí tồi tệ nhất trên thế giới, có thể giết chết hàng loạt loài chim.

Thành Norilsk (Nga) là khu vực có hoạt động nấu chảy kim loại nặng lớn nhất thế giới, nơi thải 4 triệu tấn cadmium, đồng, chì, niken, asen, selen và kẽm vào không khí mỗi năm. Tình trạng ô nhiễm của thành phố gây ra các căn bệnh nguy hiểm ở người dân như bệnh ung thư, bệnh phổi, rối loạn máu và da, thậm chí cả bệnh trầm cảm. Ở nơi đây, thảm thực vật cũng không thể tồn tại, hoa quả và nấm rất độc do lượng SO2 cao trong không khí.

Vì vậy, để thay đổi lịch sử thảm khốc của loài người, để cứu vớt loài người khỏi sự chết chóc, sống mòn mỏi vì ô nhiễm thì ngay từ bây giờ bạn hãy truyền đi thông điệp “hãy bảo vệ môi trường khi còn có thể”đến tất cả mọi người trên thế giới.

Đừng bao giờ vì lợi ích của một cá nhân, nhóm cá nhân để hủy hoại môi trường sống của chính mình, hãy dừng lại ngay để cứu vớt con cháu chúng ta…

20 tháng 4 2018

giúp mk với mn ơi :((

20 tháng 4 2018

Các cán bộ, giáo viên tiêu biểu đều có chung suy nghĩ như vậy khi chia sẻ về quá trình tự học và sáng tạo của mình. Ở những vùng thuận lợi, việc tự học thông qua các nguồn tài liệu trên mạng đã trở nên phổ biến. Thế nhưng, ở những nơi mạng internet chưa thể phủ sóng, các thầy cô cũng quyết không để mình thua kém. Cô giáo Nguyễn Thị Mai Xuân, Tổ trưởng tổ chuyên môn khối 1 và khối 2 Trường Tiểu học An Toàn (huyện An Lão) cho biết, xã chưa có internet thì cô xuống thị trấn tìm tòi tài liệu rồi mang về chia sẻ lại với đồng nghiệp.

“Nhờ vậy mà khi tham gia các cuộc thi cấp tỉnh, cấp huyện, trường cũng đạt được nhiều thành tích không thua kém các trường bạn. Đặc biệt, tại Hội thi đồ dùng dạy học tự làm tiểu học cấp tỉnh năm 2016, bộ sản phẩm của huyện An Lão đã đạt giải nhất, trong đó có 2 sản phẩm của Trường Tiểu học An Toàn”, cô Mai Xuân chia sẻ.

Với mỗi người trong số họ, việc học, sáng tạo có thể diễn ra ở bất kỳ lúc nào, nơi đâu và với bất kỳ ai. “Nhiều học sinh đã hỏi tôi, thầy luôn chia sẻ mọi thứ thầy biết, vậy thầy không sợ đến một lúc nào đó chúng em giỏi hơn thầy à? Tôi đã trả lời rằng, thầy học hỏi cách tư duy và suy nghĩ của các em luôn đấy chứ”, thầy Phạm Mạnh Cường, Phó Hiệu trưởng Trường THPT số 1 Phù Mỹ, trò chuyện.  

Yêu trò, tận tụy với nghề

Từ rất lâu, thầy Trần Gia Tín, Hiệu trưởng Trường Chuyên biệt Hy Vọng Quy Nhơn, ít có được những đêm ngủ ngon giấc. Chuyện nửa đêm nhận được điện thoại báo tin có học sinh trốn ra ngoài, sau đó thầy phải đi tìm về - đã trở nên thường tình. Những đêm không nhận được điện thoại, thầy cũng thao thức, sợ lỡ chợp mắt không nghe được chuông reo. Công tác quản lý một trường chuyên biệt là một thách thức lớn, buộc thầy Tín phải không ngừng tự học, sáng tạo và nêu cao đạo đức của một nhà giáo đầy trách nhiệm. “Thầy giống như một người cha chung của tất cả học sinh, bởi thầy chăm lo từ miếng ăn, giấc ngủ. Lúc các em ốm đau, thầy thức trắng đêm trong bệnh viện thay cho bảo mẫu, chờ phụ huynh ở xa chưa đến kịp”, các giáo viên của trường ghi nhận.

Thầy Trần Gia Tín, Hiệu trưởng Trường Chuyên biệt Hy Vọng Quy Nhơn (ngồi giữa hàng đầu) cùng đoàn vận động viên của trường tham dự Hội thi thể thao học sinh khuyết tật toàn quốc năm 2015.

Nhớ lại quãng thời gian chồng bị tai nạn giao thông, con còn bú, nhưng bản thân vẫn phấn đấu tham gia cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện và đều đặn có những sáng kiến giảng dạy được ngành GD&ĐT huyện đánh giá cao, cô Huỳnh Thị Hương, giáo viên Trường Mầm non thị trấn Bình Dương (huyện Phù Mỹ) bộc bạch: “Chỉ có lòng yêu nghề, yêu trẻ mới giúp tôi có đủ sức mạnh làm được tất cả điều đó. Tình yêu lớn lao đó không cho phép mình dễ dãi, viện lý do này nọ để lơ là với trẻ, mà ngược lại, nó buộc mình phải nỗ lực thật nhiều để vượt qua tất cả khó khăn”.

Tại cuộc thi viết về “Tấm gương Nhà giáo Việt Nam” do Công đoàn Giáo dục Bình Định phát động, đã có đến hai tác phẩm dự thi của hai giáo viên trẻ viết về thầy giáo Nguyễn Hữu Lộc, Hiệu trưởng Trường THPT số 3 An Nhơn với tất cả sự tôn trọng, tin yêu. Tất cả những việc thầy Lộc đã làm với tinh thần cống hiến hết mình để trường lớp khang trang hơn, phương tiện dạy học đầy đủ hơn, giáo viên được tạo điều kiện nâng cao chuyên môn và ổn định đời sống, học sinh khó khăn yên tâm đến trường, ra sức học tập tốt… thật sự là tấm gương sáng cho nhiều đồng nghiệp, học sinh - không chỉ trong nhà trường mà trong toàn ngành - cùng noi theo, học tập.

Ông Đào Đức Tuấn, Giám đốc Sở GD&ĐT bày tỏ tin tưởng: “74 cán bộ, giáo viên được tôn vinh là những điểm sáng. Khi những điểm sáng, những tấm gương được nhân rộng, lan tỏa trong toàn ngành thì những khó khăn, bất cập lâu nay của ngành cũng sẽ dần được khắc phục”.