K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 12 2024

 

Hiếu thảo là một trong những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Lòng hiếu thảo là tấm lòng biết ơn, kính trọng sâu sắc của bậc con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Lòng hiếu thảo được biểu hiện bằng những tình cảm, hành động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Đó có thể là sự lễ phép, kính trọng, cũng có thể là tình yêu thương, cảm thông sâu sắc, là sự cố gắng học tập và làm việc để đền đáp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ của cha mẹ, ông bà. Trong cuộc sống, nếu chúng ta biết hiếu thảo, biết yêu thương, trân trọng những người thân trong gia đình thì không chỉ tạo ra niềm vui, niềm hạnh phúc mà còn góp phần làm cho xã hội văn minh hơn. Thật vậy! Đấng sinh thành là những người đã đưa chúng ta đến với cuộc đời, nuôi dưỡng, bảo bọc và che chở cho ta bằng tất cả tình yêu thương. Vì vậy, hiếu thảo không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của mỗi người con, người cháu trong gia đình. Chúng ta cần ý thức được điều này, sống và làm việc có trách nhiệm, luôn yêu thương, kính trọng bề trên, không ngừng cố gắng để đền đáp công ơn, tình cảm to lớn của cha mẹ. Bên cạnh đó, cần lên án, phê phán những hành động bất hiếu, vô cảm, thậm chí là đánh đập người thân của một bộ phận người trong xã hội hiện nay. Tóm lại, lòng hiếu thảo từ xưa đến nay vẫn luôn là đạo lý tốt đẹp được truyền từ đời này sang đời khác, chúng ta cần biết giữ gìn và phát huy thật tốt truyền thống đạo lý đó.
25 tháng 12 2024

Khá quá a bạn, a bạn đã cho tôi 1 buổi chiều tuyệt vời đấy =))

Các bạn tìm trên mạng xem có bài này không:đề viết dàn bài phân tích một tác phẩm văn học chỉ tiết chỉ csanf thấy chữ vào để làm I. Mở bài   Câu mở đoạn: "Trong vườn thơ ca Việt Nam, [tên bài thơ] của [tên tác giả] như một làn gió mát, thổi bay những ngột ngạt của cuộc sống..." "Với những vần thơ hóm hỉnh, dí dỏm, [tên tác giả] đã vẽ nên một bức tranh sinh động về [đề...
Đọc tiếp

Các bạn tìm trên mạng xem có bài này không:đề viết dàn bài phân tích một tác phẩm văn học chỉ tiết chỉ csanf thấy chữ vào để làm

I. Mở bài

 

Câu mở đoạn:

"Trong vườn thơ ca Việt Nam, [tên bài thơ] của [tên tác giả] như một làn gió mát, thổi bay những ngột ngạt của cuộc sống..."

"Với những vần thơ hóm hỉnh, dí dỏm, [tên tác giả] đã vẽ nên một bức tranh sinh động về [đề tài chính của bài thơ] qua bài thơ [tên bài thơ]."

Giới thiệu tác giả và bài thơ:

[Tên tác giả] là một nhà thơ nổi tiếng với phong cách [mô tả phong cách thơ]. Bài thơ [tên bài thơ] được sáng tác vào khoảng thời gian [thời gian sáng tác], phản ánh sinh động bức tranh xã hội [mô tả xã hội thời đó].

Luận điểm chính:

Bài thơ [tên bài thơ] không chỉ là một tác phẩm văn học mà còn là một tiếng cười sảng khoái, một mũi nhọn châm biếm sắc sảo vào [đối tượng trào phúng].

II. Thân bài

 

Phân tích nội dung:

Đối tượng trào phúng:

Tác giả đã chọn [đối tượng trào phúng] làm mục tiêu để chế giễu. Qua đó, nhà thơ muốn bộc lộ sự [cảm xúc của tác giả] đối với [tính cách, hành động của đối tượng].

Nguyên nhân của sự trào phúng:

Sự trào phúng trong bài thơ bắt nguồn từ [nguyên nhân]. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh, chi tiết [mô tả chi tiết] để làm nổi bật sự [tính chất] của đối tượng.

Mục đích của sự trào phúng:

Qua tiếng cười trào phúng, tác giả muốn [mục đích của tác giả]. Đồng thời, nhà thơ cũng gửi gắm những thông điệp sâu sắc về [vấn đề xã hội].

Phân tích nghệ thuật:

Các biện pháp nghệ thuật:

Tác giả đã sử dụng một loạt các biện pháp nghệ thuật như [kể tên các biện pháp nghệ thuật] để tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao.

Ví dụ: [đưa ra ví dụ cụ thể về câu thơ, đoạn thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật].

Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật:

Nhờ những biện pháp nghệ thuật này, bài thơ trở nên sinh động, hấp dẫn và gây cười. Đồng thời, chúng cũng giúp tác giả làm nổi bật ý nghĩa của tác phẩm.

So sánh, liên hệ:

So sánh với các bài thơ trào phúng khác của cùng thời kỳ hoặc của các tác giả khác.

Liên hệ với thực tế cuộc sống hiện nay.

III. Kết bài

 

Khẳng định lại giá trị của bài thơ:

Bài thơ [tên bài thơ] là một tác phẩm văn học có giá trị, không chỉ về mặt nghệ thuật mà còn về mặt nội dung.

Suy nghĩ của bản thân:

Qua bài thơ, em cảm nhận được [cảm xúc của bản thân]. Em học được rằng [bài học rút ra].

Lưu ý:

 

Thay thế các từ in hoa bằng thông tin cụ thể về bài thơ bạn đang phân tích.

Bạn có thể bổ sung hoặc thay đổi một số ý nhỏ để phù hợp với bài thơ của mình.

Hãy đảm bảo bài văn của bạn có sự liên kết chặt chẽ giữa các phần.

Sử dụng ngôn ngữ văn học, mạch lạc và giàu hình ảnh.

Ví dụ:

 

Bài thơ: "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan

Mở bài: Trong vườn thơ ca Việt Nam, "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan như một làn gió mát, thổi bay những ngột ngạt của cuộc sống nơi đất khách quê người. Với những vần thơ hóm hỉnh, dí dỏm, bà Huyện Thanh Quan đã vẽ nên một bức tranh sinh động về nỗi nhớ quê hương qua bài thơ "Qua Đèo Ngang". Bài thơ không chỉ là một tác phẩm văn học mà còn là một tiếng cười sảng khoái, một mũi nhọn châm biếm sắc sảo vào xã hội phong kiến.

Chúc bạn hoàn thành tốt bài văn của mình nhé!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1
26 tháng 12 2024

Không

23 tháng 12 2024

1 ngôi kể thứ nhất 

2 ngôi kể thứ ba 

25 tháng 12 2024

Ngôi kể trong truyện đòng thoại có thể là ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ 3 hoặc có sự đan xen giữa nhau 

(Mình nghĩ là vậy 🌷)

Vào ngày lễ Quốc khánh mùng 2 tháng 9 năm qua, tôi được bố mẹ đưa đi viếng lăng Bác. Đó là một chuyến đi vô cùng thú vị, để lại nhiều dấu ấn trong tâm trí tôi. Khi đi trên đường, tôi cảm thấy háo hức vì đã lâu rồi tôi chưa từng đi đến nơi này. Sau nửa tiếng thì xe đến nơi, khi bước xuống xe tôi cảm thấy rất ngạc nhiên bởi không gian rộng và sự trang nghiêm ở đây. Xung quanh...
Đọc tiếp

Vào ngày lễ Quốc khánh mùng 2 tháng 9 năm qua, tôi được bố mẹ đưa đi viếng lăng Bác. Đó là một chuyến đi vô cùng thú vị, để lại nhiều dấu ấn trong tâm trí tôi.

Khi đi trên đường, tôi cảm thấy háo hức vì đã lâu rồi tôi chưa từng đi đến nơi này. Sau nửa tiếng thì xe đến nơi, khi bước xuống xe tôi cảm thấy rất ngạc nhiên bởi không gian rộng và sự trang nghiêm ở đây. Xung quanh là những cây cờ đỏ sao vàng được cắm hai bên với những chậu hoa nở rực rỡ. Đường vào lăng có rất nhiều chú lính đang đứng canh, vẻ mặt của các chú uy nghiêm với một khẩu súng trên vai. Hai bên lăng là hai cây đại rất to. Sau khi xếp hàng thì gia đình tôi đã được vào trong lăng, không gian nơi đây trầm một cách lạ thường và có một bầu không khí rất lạnh. Tiến vào căn phòng của Bác, tôi thấy vẻ mặt của Bác hiền từ làm sao, vầng trán Bác cao và rộng, chòm râu dài. Đôi môi Bác như đang mỉm cười. Vì vẫn còn nhiều khách ở bên ngoài nên gia đình tôi đã ra về sớm hơn một dự định. Nhưng sau khi thăm lăng Bác, bố mẹ còn đưa em đến thăm nhà sàn - nơi Bác từng sống và làm việc. Những kỷ vật như đôi dép, chiếc mũ cối, bàn ghế bằng tre, nứa… của Bác vẫn nằm đó. Chắc chắn ai nhìn thấy cũng sẽ vô cùng cảm động. Bên cạnh nhà sàn là vườn cây, ao cá của Bác.

 Dù chuyến đi này ngắn ngủi nhưng để lại rất nhiều ấn tượng,chuyến đi này đã cho tôi biết một phần cuộc sống của Bác. Để rồi sau này, cảm giác tự hào và xúc động khi vào lăng viếng Bác vẫn còn in đậm mãi trong tâm trí tôi.
 

1
ĐỀ 1. I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm). Đọc đoạn trích sau: (Tóm tắt đoạn trước: Trên đường về nhà thăm cha mẹ, Kiều Nguyệt Nga gặp bọn cướp Phong Lai được Lục Vân Tiến cứu. Cảm ân đức ấy, Nguyệt Nga tự nguyện gắn bó suốt đời với Vân Tiên và tự tay vẽ một bức hình chàng giữ luôn bên mình. Thề sẽ thủ tiết suốt đời. Thái sư đương triều hỏi nàng cho con trai không...
Đọc tiếp

ĐỀ 1.

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm).

Đọc đoạn trích sau:

(Tóm tắt đoạn trước: Trên đường về nhà thăm cha mẹ, Kiều Nguyệt Nga gặp bọn cướp Phong Lai được Lục Vân Tiến cứu. Cảm ân đức ấy, Nguyệt Nga tự nguyện gắn bó suốt đời với Vân Tiên và tự tay vẽ một bức hình chàng giữ luôn bên mình. Thề sẽ thủ tiết suốt đời. Thái sư đương triều hỏi nàng cho con trai không được, đem lòng thù oán, tâu vua bắt Nguyệt Nga đi cống giặc Ô Qua)

Hai mươi nay đã đến ngày,
Các quan bảo hộ đưa ngay xuống thuyền.
Nguyệt Nga vội khiến Kim Liên,
Lên mời thân phụ xuống thuyền xem qua.
Công rằng: "Thật dạ xót xa,

Con đừng bịn rịn cho cha thảm sầu".
Nàng rằng: "Non nước cao sâu,
Từ đây xa cách khôn hầu thấy cha.
Thân con về nước Ô-qua
(1),
Đã đành một nỗi làm ma đất người

Hai phương nam bắc cách vời,
Chút xin gởi lại một lời làm khuây.
Hiu hiu gió thổi ngọn cây,
Ấy là hồn trẻ về rày thăm cha".
Kiều công lụy ngọc nhỏ sa,

Các quan ai nấy cũng là đều thương.
Chẳng qua việc ở quân vương,
Cho nên phụ tử hai đường xa xôi.
Buồm trương thuyền vội tách vời,
Các quan đưa đón ngùi ngùi đứng trông.
               

Mười ngày đã tới ải Đồng(2),
            Minh mông (3) biển rộng đùng đùng sóng xao.
  Đêm nay chẳng biết đêm nào

      Bóng trăng vằng vặc bóng sao mờ mờ.

                                                   Trên trời lặng lẽ như tờ,

                                          Nguyệt Nga nhớ nỗi tóc tơ(4)  chẳng tròn.
                                               Than rằng: "Nọ nước kìa non,
                                          Cảnh  thời thấy đó, người còn về đâu?"
                                               Quân hầu đều đã ngủ lâu,
                                          Lén ra mở bức rèm châu(5)  một mình:

                                              "Vắng người có bóng trăng thanh,
                                       Trăm năm xin gửi chút tình lại đây.
                                                 Vân Tiên anh hỡi có hay?
                                         Thiếp nguyền một tấm lòng ngay với chàng".
                                                 Than rồi lấy tượng vai mang,       

                                       Nhắm dòng nước chảy vội vàng nhảy ngay.
(Trích Truyện Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu, trong Nguyễn Đình Chiểu toàn tập, tập I, NXB Đại học và THCN, Hà Nội, 1980)​

Chú thích:                                                                   
(1) Ô Qua: tên ngầm chỉ giặc Qua Oa ở bể vào cướp phá miền Châu Đốc, Hà Tiên

(2)  Ải Đồng: cửa ải Đồng Quan.

(3) Minh mông: Mênh mông (phát âm theo tiếng miền Nam)

(4) Tóc tơ: kết tóc xe tơ, tức là nói đến tình nghĩa vợ chồng.

(5) Rèm châu:bức rèm có kết hạt ngọc, chỉ chung loại rèm quý.

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 (0,5 điểm) Văn bản trên kể về việc gì?

Câu 2 (1,0 điểm) Chỉ ra một số hình ảnh thơ tả cảnh thiên nhiên và câu thơ diễn tả hành động của Kiều Nguyệt Nga từ câu 1485 đến câu 1900 trong văn bản trên.

Câu 3 (0,5 điểm) Phân tích tác dụng của lời dẫn trực tiếp trong câu sau:

Than rằng: "Nọ nước kìa non,
Cảnh thời thấy đó, người còn về đâu?

 Câu 4 (1,0 điểm) Xác định chủ đề của văn bản và phân tích các căn cứ giúp em xác định chủ đề đó.

Câu 5 (1,0 điểm) Từ văn bản, cho biết tình cảm của của Kiều Nguyệt Nga với Lục Vân Tiên đã tác động tới suy nghĩ, tình cảm của em như thế nào?

0