giúp tớ làm một đoạn văn nhỏ biểu cảm về sự chuẩn bị trước buổi lễ chào cờ nhé
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo ạ!!!
Thiện nguyện không chỉ là hành động trao đi, mà còn là cầu nối yêu thương giữa con người với con người. Mỗi việc làm nhỏ bé, dù là một lời động viên, một món quà nhỏ hay một hành động chia sẻ, đều có thể mang đến niềm vui, hy vọng và sự ấm áp cho những người khó khăn. Qua đó, chúng ta góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, yêu thương và phát triển. Thiện nguyện không chỉ mang lại hạnh phúc cho người khác mà còn là món quà tuyệt vời dành cho chính bản thân. Khi giúp đỡ người khác, chúng ta cảm thấy mình có giá trị, cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn. Việc làm thiện nguyện giúp chúng ta rèn luyện lòng trắc ẩn, sự đồng cảm và mở rộng trái tim mình để yêu thương nhiều hơn. Thiện nguyện là biểu hiện cao đẹp của tinh thần nhân đạo, là sự sẻ chia, là lòng vị tha. Nó giúp chúng ta sống có trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội. Những hành động thiện nguyện nhỏ bé hôm nay sẽ góp phần xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho mai sau. Hãy cùng nhau lan tỏa tinh thần thiện nguyện đến mọi người xung quanh. Mỗi chúng ta đều có thể trở thành những người gieo hạt yêu thương, mang đến niềm vui cho cuộc sống. Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, bằng những hành động thiết thực, chúng ta sẽ cùng nhau tạo nên những điều kỳ diệu.
Trong truyện "Gió lạnh đầu mùa" người đọc sẽ rất ấn tượng với nhân vật Sơn. Chính cậu bé thân thiện, tốt bụng, giàu tình cảm và ấm áp này đã khiến tác phẩm trở nên cuốn hút hơn.
Sáng sớm ngủ dậy khi gió lạnh đầu mùa đã thổi về, trời trắng đục, gió vi vu, khóm lan trong chậu “rung động và hình như sắt lại vì rét”. Sơn cũng thấy lạnh, em kéo chăn lên đầu rồi cất tiếng gọi mẹ. Một chén nước nóng mẹ đưa cho em “ấp vào mặt, vào má cho ấm”, một chiếc áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại phủ cái áo vải thâm, em mặc vào, đứng trên giường quay đi quay lại bốn lần để mẹ ngắm… Những chi tiết ấy cho biết Sơn còn bé nhỏ, ngây thơ, em rất được mẹ yêu. Không một tiếng khóc, một lời vòi vĩnh, Sơn đã cùng chị Lan đi chơi vì em biết lũ bạn con nhà nghèo xóm láng “đang đợi mình ở cuối chợ để đánh khăng, đánh đáo”. Gặp các bạn, khi chúng nó đến ngắm cái áo đẹp của Sơn, em cũng hồn nhiên ngây thơ như bất cứ đứa trẻ con nào, Sơn cũng “ưỡn ngực” khoe áo mới: “Mẹ tôi còn hẹn mua cho tôi một chiếc áo nhiều tiền hơn nữa kia’. Đúng là tâm lí đáng yêu: “Già được bát canh, trẻ được manh áo mới”. Sơn là một em bé rất giàu tình cảm. Anh em như thể chân tay… Sơn đối với em đầy tình thương. Ngủ dậy thấy lạnh, Sơn “kéo chăn lên đắp cho em” đang ngủ. Khi mẹ giơ cái áo bông cánh cũ của em Duyên – đã chết năm lên bốn tuổi – ‘Sơn nhớ em, cảm động và thương em quá’. Những cử chỉ ấy, những cảm xúc ấy cho thấy Sơn có một tâm hồn rất đẹp, rất trong sáng, còn bé nhỏ đã biết quan tâm săn sóc đến mọi người xung quanh. Em rất yêu mẹ, vâng lời mẹ, lễ phép với vú già, biết tôn trọng chị. Sơn là một đứa bé được mẹ chăm sóc và dạy bảo nên em rất ngoan. Sơn là một em bé sống với bạn bè rất có tình người.
Trong lúc mấy đứa em họ của Sơn thì “kiêu kì và khinh khỉnh” với các bạn, trái lại Sơn và chị Lan rất chan hòa với chúng. Vì thế mới thấy chị em Sơn đến, chúng nó “lộ vẻ vui mừng”. Gặp bạn, buổi sớm trong gió lạnh đầu mùa, cái nhìn của Sơn đối với bạn nhỏ, những thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc,… là cái nhìn yêu thương, cám thông với cảnh nghèo của bạn. Trời lạnh mà chúng nó vẫn ‘ăn mặc không khác ngày thường, vần những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ’, và “môi chúng nó tím lại…”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Mỗi lần làn gió lạnh thổi qua, các bạn nhỏ của Sơn “lại run lên” và “hai hàm răng đập vào nhau”. Biết quan tâm tới đồng loại, biết san sẻ, cảm thông với bạn bè chỉ có ở những trái tim nhân ái, những tấm lòng nhân hậu. Sơn đã chơi, đã sống với bạn bằng trái tim nhân ái, bằng tấm lòng nhân hậu như thế!
Tình thương và sự quan tâm của Sơn đối với bạn còn được thể hiện bằng những cử chỉ, hành động cụ thể. Thấy cái Hiên, đứa con gái bên hàng xóm, bạn chơi với Lan và Duyên “co ro dứng bên cột quán”, chỉ mặc có ‘manh áo rách tả tơi hở cả lưng và tay’, chị Lan gọi, “nó cũng không đến… Nghe cái Hiên ? “bịu xịu” nói với chị Lan là ‘hết áo rồi, chỉ còn cái áo này’, bấy giờ Sơn mới chợt nhớ ra ‘mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề mò cua bắt ốc thì lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa”. Sơn đã “động lòng thương” bạn và một “ý nghĩ tốt thoảng qua”… Sơn đã nói thầm với chị Lan về lấy chiếc áo bông cũ của em Duyên đem cho cái Hiên mặc khi gió lạnh đầu mùa đã thổi về. Sơn thấy lòng mình “ấm áp vui vui” khi đứng lặng yên chờ chị Lan chạy về lấy áo. Sao không “ấm áp vui vui” được vì một miếng khi đói bằng một gói khi no.Đâu phải là một sự bố thí ban ơn! Đó là một nghĩa cử san sẻ tình thương đồng loại “lá lành đùm lá rách”.Tấm lòng của Sơn đối với bạn nhỏ rất chân thành. Tinh cảm nhường cơm sẻ áo cho bạn rất mãnh liệt! Mặc dù đó là chiếc áo bông của em Duyên, kỉ vật thiêng liêng của mẹ, mặc dù sau đó mẹ cái Hiên đã đem áo đến trả cho mẹ Sơn, nhưng nhờ thế mà mẹ em đã biết cảnh ngộ mẹ cái Hiên, cho mẹ cái Hiên vay năm hào đem về mua áo cho con.
Sơn và chị Lan đã “cúi đầu lặng im” nhận lỗi. Mẹ đã ôm hai em vào lòng, âu yếm nhẹ trách: “dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng ư?”. Hai chị em Lan và Sơn đã được dạy bảo, được sống trong lòng mẹ, được mẹ yêu thương nên Sơn và chị mới biết thương bạn, mới biết “thương người như thể thương thân” vậy.
Sơn là một trong những gương mặt tuổi thơ trong truyện Thạch Lam rất đáng yêu, đáng mến. Thạch Lam đôn hậu, tinh tế nên văn ông mới đậm đà và cho ta nhiều nhã thú. Trong gió lạnh đầu mùa mà lòng Sơn ấm áp biết bao!
Truyền thuyết Thánh Gióng nằm trong hệ thống các truyền thuyết thời kì Hùng Vương, nói về quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trong truyền thuyết nổi bật lên là hình tượng người anh hùng Thánh Gióng với sức mạnh vô địch, kiên cường, anh dũng là đại diện tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh quật khởi của dân tộc ta trước giặc ngoại xâm xâm lược.
Là một người anh hùng với sức mạnh phi thường bởi vậy sự ra đời của Thánh Gióng cũng thật khác thường, không phải được mẹ mang thai chín tháng mười ngày mà Gióng được mẹ sinh sau một lần ướm thử vào vết chân lạ, mang thai đến mươi hai tháng sau mới hạ sinh Gióng. Không dừng lại ở đó, Gióng sinh ra khôi ngôi, tuấn tú nhưng đã lên ba mà vẫn đặt đâu ngồi đó, không biết nói cũng chẳng biết cười. Có lẽ đây chính là dấu hiệu của một con người phi thường. Tiếng nói đầu tiên của Gióng cho thấy ý thức và trách nhiệm của một công dân trước vận mệnh dân tộc ấy là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Qua tiếng nói của Gióng các tác giả dân gian đồng thời gửi gắm tinh thần ý thức đánh giặc, cứu nước của dân tộc ta.
Thánh Gióng ăn không biết no, quần áo vừa mặc xong đã chật, gia đình Gióng không còn đủ sức nuôi con, bởi vậy, bà con hàng xóm đã góp gạo cùng gia đình Gióng để nuôi lớn cậu bé. Gióng lớn lên bằng sức mạnh, bằng tình yêu thương và sự đoàn kết của dân làng. Đó cũng chính yếu tố làm nên sức mạnh phi thường của Gióng. Sức mạnh của Gióng là sự tổng hợp sức mạnh của dân tộc ta. Thế giặc ngày càng mạnh, khi giặc đến gần, Gióng vươn vai biến thành tráng sĩ oai phong, lẫm liệt, Gióng mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt và nhảy lên mình ngựa phi đến chỗ giặc. Với sức mạnh phi thường của mình Gióng đã đánh dẹp hết lớp này đến lớp khác. Dù roi sắt gãy cũng không làm Gióng nản chí, Gióng nhổ ngay những bụi tre bên đường để đánh đuổi giặc. Trước sức mạnh Gióng, giặc hồn tan phách lạc, chẳng mấy chốc đã bị dẹp hết. Người anh hùng Thánh Gióng đã làm nên chiến công thần kì, đem lại tự do, hòa bình cho dân tộc. Nhưng người anh hùng đó còn sáng ngời về nhân cách, không tham lam danh vọng bổng lộc, sau khi dẹp giặc Gióng bay về trời. Đồng thời chi tiết này cũng thể hiện sự bất tử của Gióng trong lòng mọi người, Gióng về trời cũng là về cõi vô biên, bất tử mãi mãi trường tồn cùng đất nước, dân tộc.
Nhân vật được xây dựng bằng sự kết hợp giữa yếu tố thần kì và yếu tố anh hùng ca. Yếu tố thần kì được thể hiện ngay từ cách thụ thai, sự ra đời của Gióng, không chỉ vậy Gióng còn có sức mạnh kì diệu, lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ để đánh đuổi giặc xâm lược. Gióng còn là hình tượng mang đậm dấu ấn anh hùng với vẻ đẹp kì vĩ (sinh ra từ vết chân lớn, vươn mình thành tráng sĩ,…). Sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố đó đã khái quát hóa, lí tưởng hóa hình tượng Gióng để Thánh Gióng trở thành biểu tượng bất tử cho lòng yêu nước, sức mạnh của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
Thánh Gióng là một hình tượng đẹp đẽ của dân tộc ta. Qua hình tượng Thánh Gióng các tác giả dân gian đề cao truyền thống yêu nước bất khuất và sức mạnh của dân tộc trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc .
https://www.facebook.com/lekimyen210?mibextid=ZbWKwL
Ib tớ nhận viết 10k/bài
Xác định nội dung chính của một văn bản là một kỹ năng quan trọng giúp chúng ta hiểu rõ ý chính mà tác giả muốn truyền đạt. Dưới đây là một số cách để bạn có thể thực hiện điều này:
1. Đọc kỹ toàn bộ văn bản:- Chú ý đến tiêu đề: Tiêu đề thường gợi ý về chủ đề chính của văn bản.
- Nhận biết các từ khóa: Các từ ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần, các từ ngữ in đậm hoặc nghiêng thường là những từ khóa quan trọng.
- Phân tích câu mở đầu và kết thúc: Câu mở đầu thường giới thiệu vấn đề, còn câu kết thúc thường tóm tắt ý chính.
- Câu chủ đề thường là câu thể hiện rõ ràng nhất ý chính của một đoạn văn hoặc của cả văn bản.
- Nó thường xuất hiện ở đầu đoạn, giữa đoạn hoặc cuối đoạn.
- Câu chủ đề thường trả lời câu hỏi: "Văn bản này nói về cái gì?"
- Chia nhỏ văn bản: Chia văn bản thành các đoạn nhỏ và xác định ý chính của từng đoạn.
- Liên kết các ý: Liên kết các ý chính của các đoạn lại với nhau để hình thành một bức tranh tổng thể về nội dung của văn bản.
- Đặt câu hỏi: Đặt các câu hỏi như "Tác giả muốn nói gì?", "Ý chính của văn bản là gì?", "Những thông tin quan trọng nhất là gì?"
- Tìm câu trả lời: Tìm câu trả lời cho các câu hỏi đó trong văn bản.
- Tóm tắt nội dung: Sau khi đã xác định được ý chính, hãy thử tóm tắt lại nội dung của văn bản bằng một vài câu ngắn gọn.
Chủ thể trữ tình dạng thức xuất hiện của bài thơ Hạnh Phúc đơn sơ
Kính thưa quý thầy cô và các bạn,
Hôm nay, em xin được trình bày về chủ đề “Thiếu nhi Gia Lai với tình yêu biển đảo quê hương.” Đây là một chủ đề đầy ý nghĩa, không chỉ giúp chúng ta hiểu hơn về tình yêu đất nước mà còn thể hiện trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
1. Thiếu nhi Gia Lai và tình yêu biển đảo
Mặc dù sinh ra và lớn lên giữa những cánh rừng bạt ngàn, các em thiếu nhi Gia Lai vẫn luôn dành một tình yêu đặc biệt cho biển đảo quê hương. Điều này thể hiện qua những hoạt động ý nghĩa như làm tranh cổ động, viết thư gửi các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ nơi hải đảo xa xôi hay tham gia các buổi ngoại khóa tìm hiểu về chủ quyền biển đảo.
Tình yêu ấy không chỉ dừng lại ở lời nói, mà còn được các em thể hiện qua hành động. Nhiều bạn nhỏ đã quyên góp sách vở, quà tặng để gửi đến các trường học ở vùng đảo xa, như một cách chia sẻ khó khăn và gắn kết tình cảm với các bạn cùng trang lứa nơi biên cương Tổ quốc.
2. Hoạt động giáo dục về biển đảo tại Gia Lai
Tại Gia Lai, nhiều trường học đã tổ chức các chương trình ngoại khóa ý nghĩa nhằm giáo dục thiếu nhi về chủ quyền biển đảo. Các buổi học này không chỉ cung cấp kiến thức về địa lý, lịch sử mà còn khơi dậy lòng tự hào dân tộc. Những bức tranh, bài thơ, bài văn mà các em sáng tác đã thể hiện rõ lòng yêu mến đối với biển đảo, nơi đầu sóng ngọn gió bảo vệ quê hương.
Ngoài ra, các chiến dịch như "Gửi thư cho lính đảo" đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình. Những lá thư chan chứa tình cảm của các em đã trở thành nguồn động viên to lớn cho các chiến sĩ đang ngày đêm bảo vệ chủ quyền quốc gia.
3. Ý nghĩa của những hoạt động này
Những hành động nhỏ bé của thiếu nhi Gia Lai mang lại ý nghĩa to lớn. Không chỉ giúp các em nhận thức rõ hơn về vai trò của biển đảo trong việc bảo vệ đất nước, mà còn xây dựng tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm với cộng đồng. Đây chính là nền tảng vững chắc để thế hệ trẻ ngày nay tiếp nối và bảo vệ thành quả của ông cha.
Kính thưa quý thầy cô và các bạn,
Tình yêu biển đảo không chỉ dành riêng cho những người sống gần biển, mà còn là trách nhiệm chung của toàn dân tộc, đặc biệt là thế hệ trẻ. Thiếu nhi Gia Lai tuy ở xa biển, nhưng bằng những hành động thiết thực, các em đã thể hiện rõ tinh thần yêu nước và ý thức bảo vệ chủ quyền quê hương.
Em tin rằng, với sự đồng hành của gia đình, nhà trường và xã hội, thiếu nhi Gia Lai nói riêng và cả nước nói chung sẽ tiếp tục nuôi dưỡng tình yêu biển đảo, góp phần xây dựng một Tổ quốc vững mạnh và trường tồn.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và các bạn đã lắng nghe.
## Thầy Hamen - Hình ảnh người thầy mẫu mực trong "Buổi học cuối cùng"
Đoạn trích "Buổi học cuối cùng" của An-phông-xơ Đô-đê đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc về nhân vật thầy Hamen – một người thầy yêu nghề, yêu nước, tận tụy với học trò và tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Hình ảnh thầy Hamen không chỉ là một nhân vật trong tác phẩm, mà còn trở thành biểu tượng cho sự hy sinh thầm lặng của những người thầy trong thời chiến tranh, góp phần khơi dậy lòng yêu nước và ý thức dân tộc cho thế hệ trẻ.
Điều đầu tiên gây ấn tượng mạnh là sự thay đổi bất ngờ trong diện mạo và thái độ của thầy Hamen. Thông thường, thầy thường nghiêm khắc, dễ nổi cáu, thậm chí phạt học trò vì những lỗi nhỏ. Nhưng trong buổi học cuối cùng, thầy lại có vẻ trang trọng và xúc động khác thường. Bộ lễ phục đen nghiêm chỉnh, giọng nói trầm ấm và đầy cảm xúc, tất cả đều thể hiện sự nghiêm trang, trang nghiêm của một buổi học đặc biệt, cũng là sự thể hiện lòng tự trọng và niềm tiếc nuối sâu sắc của thầy trước sự mất mát của quê hương. Sự thay đổi này cho thấy thầy Hamen không chỉ là một người thầy dạy chữ mà còn là một người yêu nước sâu sắc, luôn đau đáu trước vận mệnh đất nước.
Sự yêu nghề của thầy Hamen được thể hiện một cách rõ nét trong suốt buổi học. Thầy không chỉ dạy bài học một cách nghiêm túc mà còn truyền đạt kiến thức một cách say sưa và đầy nhiệt huyết. Những lời lẽ của thầy về tiếng Pháp, về tầm quan trọng của việc học tiếng mẹ đẻ, được thầy nhấn mạnh một cách đầy xúc động, khiến cho những học trò nhỏ bé như Fri-đơ-rich cũng cảm nhận được tình yêu ngôn ngữ, tình yêu quê hương sâu sắc của thầy. Thầy Hamen không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là người truyền lửa yêu nước, khơi dậy ý thức dân tộc trong lòng học trò. Sự tận tâm của thầy, sự hy sinh thầm lặng khi dành trọn vẹn buổi học cuối cùng để dạy dỗ học trò là minh chứng rõ ràng nhất cho tình yêu nghề cao cả của thầy.
Tuy nhiên, điều làm nên vẻ đẹp của nhân vật thầy Hamen không chỉ là tình yêu nghề, mà còn là lòng yêu nước nồng nàn, thầm kín. Sự tiếc nuối, xót xa của thầy trước số phận của quê hương được thể hiện một cách tinh tế qua từng lời nói, hành động. Những lời thầy nói về tiếng Pháp, về văn hóa Pháp, về lịch sử Pháp chứa chan nỗi niềm đau đớn, nhưng đồng thời cũng thể hiện một niềm tự hào dân tộc mãnh liệt. Thầy Hamen là người mang trong mình trọng trách giữ gìn và bảo vệ văn hóa dân tộc, ngay cả khi đất nước đang lâm nguy. Hình ảnh thầy Hamen trong buổi học cuối cùng trở thành một biểu tượng cho tinh thần bất khuất, ý chí quật cường của người dân Pháp trong cuộc chiến tranh gian khổ.
Tóm lại, hình ảnh thầy Hamen trong "Buổi học cuối cùng" là một hình ảnh đẹp đẽ, giàu cảm xúc, là biểu tượng cho người thầy mẫu mực, yêu nghề, yêu nước, luôn tận tụy với học trò và hết lòng vì dân tộc. Qua nhân vật thầy Hamen, tác giả An-phông-xơ Đô-đê không chỉ kể một câu chuyện về một buổi học đặc biệt mà còn gửi gắm thông điệp sâu sắc về tình yêu quê hương, đất nước, về lòng tự hào dân tộc và sự hy sinh thầm lặng của những người thầy trong thời chiến.
nhân hoá: hàng dâm bụt
tác dụng: làm cho câu văn thêm sinh động, gợi hình gợi cảm
làm cho dòng thơ trở nên cuốn hút, gần gũi hơn
Bài làm
Cứ mỗi sáng thứ 2 đầu tuần, em lại háo hức mong chờ được đến trường để tham dự buổi lễ chào cờ. Đối với em, buổi lễ chào cờ có một ý nghĩa rất đặc biệt, nó mang lại cho em cảm giác thiêng liêng khó tả. Như đã thành thói quen, thứ 2 nào em cũng đến trường sớm hơn thường lệ để chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ. Buổi sáng ngày hôm nay thật đẹp. Bầu trời cao trong xanh vời vợi có vài áng mây trắng bay hững hờ. Ông mặt trời tỏa ánh nắng ấm áp khắp muôn nơi, vạn vật như căng tràn nhựa sống, tinh khôi và tươi mới. Không khí trong lành, mát mẻ, thỉnh thoảng lại có vài cơn gió thoảng qua tạo cảm giác rất dễ chịu. Cành cây rung rinh trong gió như muốn reo vui, trên cao, những chú chim hót líu lo làm cho khung cảnh thêm tưng bừng, rộn rã. Lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trong gió nhẹ và nắng mai, màu đỏ vốn rực rỡ nay càng rực rỡ hơn. Cả sân trường chìm trong màu áo trắng học trò. Trên vai mỗi người học sinh là chiếc khăng quàng đỏ thắm tượng trưng cho Đội viên. Tiếng trống trường được đánh liền một hồi, các bạn học sinh bỗng dừng hết tất cả các hoạt động của mình, chẳng ai bảo ai xếp hàng thật ngay ngắn, đôi mắt ngước nhìn lên phía trên nơi các thầy cô giáo đang ngồi. Khi cả trường đã ổn định, tiếng hô dõng dạc của bạn tổng phụ trách vang lên: “Nghiêm! Chào cờ! Chào”. Tất cả học sinh và thầy cô giáo đặt bàn tay búp măng lên đầu, ánh mắt nhìn theo lá quốc kì. Một bầu không khí trang trọng, thiêng liêng bao phủ lên toàn bộ ngôi trường. Chào cờ xong, mọi người đồng thanh hát Quốc ca. Ai cũng cố gắng hát to và dõng dạc nhất có thể. Bài hát gợi nhớ về một thời quá khứ vàng son của dân tộc Việt Nam, nhắc nhở chúng em phải kính trọng và biết ơn tới thế hệ đi trước, những người đã ngã xuống để chúng ta có cuộc sống độc lập, tự do như ngày hôm nay. Vì thế, mọi người đều hát quốc ca bằng tất cả tình yêu dành cho quê hương, đất nước, trong lòng dâng lên một niềm tự hào khi là những người con của một dân tộc anh hùng. Sau bài hát quốc ca là đến bài hát đội ca. Bài hát có giai điệu tươi vui làm chúng em không khỏi phấn khởi và tự nhắc mình phải học tập thật tốt để xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ. Cuối cùng, bạn tổng phụ trách lên nhận xét tình hình học tập và thực hiên nề nếp của cả trường trong tuần vừa rồi, khen ngợi những lớp thực hiện tốt, đồng thời phê bình và nhắc nhở một số cá nhân, tập thể về những khuyết điểm còn tồn tại. Dù giờ chào cờ đã kết thúc nhưng hình ảnh của nó vẫn in đậm trong tâm trí em. Giờ chào cờ không chỉ là một tiết học lí thú mà còn tô đậm tình yêu đối với mái trường, với quê hương, đất nước trong lòng mỗi người học sinh.
Cre . Google
Sai đề thì cho xin lỗi :(