K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cánhbuồmtrôi như một sự vô tìnhTrên dòng sông chiếc sà lan chìm một nửa Giàn mướp trước nhà đã đổHoa mướp vàng vô tưNgọn rau sam trên gạch vỡ vẫn chua Cây mào gà nhởn nhơ trước gió… Và chúng tôi đi trên gạch vỡKhông khóc than như thể chẳng đau thương.  Chúngtôi hiểu sâu xa về sự vật quanh mình Cánh buồm trôi cho dòng sông sống lại Hoa mướp vàng để dựng giàn mướp dậy...
Đọc tiếp

  1. Cánhbuồmtrôi như một sự vô tình


Trên dòng sông chiếc sà lan chìm một nửa


Giàn mướp trước nhà đã đổ


Hoa mướp vàng  


Ngọn rau sam trên gạch vỡ vẫn chua


Cây mào gà nhởn nhơ trước gió…


Và chúng tôi đi trên gạch vỡ


Không khóc than như thể chẳng đau thương.


 



  1. Chúngtôi hiểu sâu xa về sự vật quanh mình


Cánh buồm trôi cho dòng sông sống lại


Hoa mướp vàng để dựng giàn mướp dậy


Rau sam chua cho đất biết đất đang còn…


Người chết sẽ chẳng bằng lòng nếu chúng tôi quá đau thương


Chúng tôi sống thay cho người đã chết.


                                                            Hải Phòng, 1-9-1972[2]


                                           (In trong Không bao giờ là cuối, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2017) 


Trả lời các câu hỏi sau:

câu1:xđịnh chủ đề của văn bản

câu2:chỉ ra và phân tích tác dụng của bptt trg ba dòng thơ sau:

Cánh buồm trôi cho dòng sông sống lại


Hoa mướp vàng để dựng giàn mướp dậy


Rau sam chua cho đất biết đất đang còn…

câu5:ndung của 2dòng thơ sau có ý nghĩa gì đối với anh/chị

Người chết sẽ chẳng bằng lòng nếu chúng tôi quá đau thương


Chúng tôi sống thay cho người đã chết.



0
Đề bài: Phân tích truyện ngắn sau:NHÁT ĐINH CỦA BÁC THỢ Cứ mỗi dịp trở về thăm ngôi nhà nơi tôi ra đời và lớn lên ở đó, tôi lại bồi hồi ngắm chiếc ghế tựa đã cũ lắm, một bên chân đã phải nối và nhớ tới một chuyện xưa ...Trong lúc nô đùa, mấy anh em tôi đã làm bong mặt ghế. Cha tôi phải mời bác thợ vào chữa lại cho khỏi hỏng thêm. Chúng tôi tò mò ngắm bác thợ lụi cụi...
Đọc tiếp

Đề bài: Phân tích truyện ngắn sau:
NHÁT ĐINH CỦA BÁC THỢ
Cứ mỗi dịp trở về thăm ngôi nhà nơi tôi ra đời và lớn lên ở đó, tôi lại bồi hồi ngắm chiếc ghế tựa đã cũ lắm, một bên chân đã phải nối và nhớ tới một chuyện xưa ...
Trong lúc nô đùa, mấy anh em tôi đã làm bong mặt ghế. Cha tôi phải mời bác thợ vào chữa lại cho khỏi hỏng thêm. Chúng tôi tò mò ngắm bác thợ lụi cụi làm việc. Mỗi khi cúi xuống, ngẩng lên, chiếc kính trắng trên mắt bác lại tụt xuống. Đôi bàn tay có những ngón sần sùi, gân guốc đặt vào đâu, chỗ đó lập tức thay đổi và chiếc ghế dần dần lành lại như mới. Cuối cùng, sau mấy nhát đinh "chát, chát...", chiếc ghế được đặt ngay ngắn, xong xuôi trước mắt chúng tôi.
Cha tôi trả tiền và cảm ơn bác thợ. Bác thợ xoa xoa tay trên mặt ghế vừa được thay lại như để từ biệt đứa con của mình rồi chào cả cha tôi, lẫn chúng tôi, ra về.
Một lúc sau, trời mưa to. Anh em chúng tôi lại leo lên ghế chơi trò “tàu hỏa" mà quên cả trời mưa. Bỗng có ai gõ cửa. Cha tôi vội bước ra, thì thấy bác thợ đã trở lại, toàn thân ướt đẫm. Nước nhỏ giọt từ trong chiếc hòm đồ nghề của bác. Cha tôi hỏi:
- Bác quên gì đấy ạ?
Bác thợ đưa tay vuốt mặt, lắc đầu, nói nhanh:
- Tôi không quên gì, nhưng…
Vừa nói, bác vừa bước tới chiếc ghế do tay bác vừa chữa, xoa xoa tay để tìm cái gì. Anh em chúng tôi không hiểu đầu đuôi thế nào nữa, cứ trố mắt ra nhìn. Chợt bác khē reo lên:
- Đây rồi!
Đoạn, bác mở hòm đồ nghề, lấy cái búa ra, đeo kính vào, nheo nheo mắt và bất thần vung búa gõ đánh "chát" một cái. Xong bác ngẩng lên, cười, nói với cha tôi:
- Đi được một quãng xa, tôi chợt nhớ còn cái đinh chưa đóng hết đầu đinh. Để vậy, có người sẽ rách quần áo, bác ạ!
Cha tôi cảm động, lấy thêm tiền biếu bác. Bác không nhận và vội vàng chào. Cha con chúng tôi không ai bảo ai, cùng đứng nhìn theo bác thợ vai khoác cái cưa, tay xách hộp gỗ cắm cúi đi trong mưa. Bóng bác nhoà dần, nhòa dần trên đường quốc lộ mịt mù gió thốc…
Từ buổi ấy, trong trí nhớ non thơ của tôi không bao giờ phai mờ hình dáng bác thợ và cứ nghe rõ mãi nhát đinh của người thợ tận tụy với công việc, với nghề của mình.
(Theo Phong Thu, Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 2/2021)

0