K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Viết bài văn nghị luận tác phẩm truyện ngắn Lụm còi của nhà văn Nguyễn Ngọc TưLỤM CÒITôi quyết định rồi, tôi sẽ bỏ nhà đi bụi đời […]. Tôi quyết định đến ngã tư chỗ rẽ về nhà ngoại, thể nào lúc ba mẹ cuống cuồng chạy đi tìm cũng qua đây […]Ở đó, tôi gặp thằng Lụm.[…] Thằng Lụm rờ cái cặp đầy nhóc quần áo tôi:- Mầy đi đâu mà ngồi đây?Tôi nói dõng dạc để...
Đọc tiếp

Viết bài văn nghị luận tác phẩm truyện ngắn Lụm còi của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư

LỤM CÒI

Tôi quyết định rồi, tôi sẽ bỏ nhà đi bụi đời […]. Tôi quyết định đến ngã tư chỗ rẽ về nhà ngoại, thể nào lúc ba mẹ cuống cuồng chạy đi tìm cũng qua đây […]

Ở đó, tôi gặp thằng Lụm.

[…] Thằng Lụm rờ cái cặp đầy nhóc quần áo tôi:

- Mầy đi đâu mà ngồi đây?

Tôi nói dõng dạc để chứng tỏ con người mình đầy dũng cảm:

- Đi bụi đời

Nó chê liền:

- Tướng mầy mà đi bụi? Yếu như cọng bún mà nói đi bụi, mắc cười.

Tôi giận lắm, tuy nhiên để chứng tỏ mình là người lớn, tôi nhún vai ra chiều không chấp. Tôi hỏi lại nó ra đây làm cái gì. Nó nói, nó tìm má nó. Tôi hỏi má nó ở đâu, nó lắc đầu hỏng biết. Tôi hỏi tới:

- Sao kỳ vậy?

Thằng Lụm “còi” nhún vai, co mình lại tuồng như ngọn gió vừa bay qua lạnh lắm vậy.

- Hồi đó, hồi tao còn nhỏ ơi là nhỏ, má tao bỏ tao lại đây nè.

- Là sao?- tôi chưng hửng.

- Tao cũng đâu có biết. Chắc má tao gặp chuyện gì đó buồn lắm, nuôi không nổi tao nên bỏ tao lại đấy. Bởi vậy tao tên Lụm đó.

[…]

- Sao mày đi bụi? - thằng Lụm chợt hỏi/

- Ba tao – tôi chép miệng ra vẻ oan ức. Ba tao đánh tao.[…]

Giọng thằng Lụm vừa hồ hởi vừa có vẻ ganh tị.- Mày sướng thiệt (trời, bị đánh mà sướng nỗi gì). Vậy mà còn bỏ nhà đi. Đồ ngu!

Tự nhiên vậy rồi nó chửi tôi à. Tôi cãi:

- Mầy đâu có má có ba đâu có biết. Người lớn khó dữ lắm.

- Chẳng thà có má, có ba, bị rầy gì tao cũng chịu - thằng Lụm trở nên trầm ngâm, coi nó già quá trời!- Nhưng mầy đừng có lo, tao ngồi đây thể nào cũng gặp má tao thôi. Thế nào má đi qua má cũng nhìn ra tao. Mai mốt bị rầy, bị đòn cho đã. […]

Thằng Lụm “còi” làm tôi hối hận và nhớ ba mẹ quá chừng. Tôi muốn trở về. Tôi ngồi im lặng suy nghĩ trong khi thằng Lụm đứng dậy để nhìn mỗi khi có một lượt xe dừng lại trước đèn đỏ. Tôi chợt sợ quá, có khi nào ba mẹ giận bỏ tôi luôn như thằng Lụm không. Ba mẹ sẽ sanh nhiều thiệt nhiều em khác còn tôi thì biết kiếm đâu ra ba mẹ khác bay giờ. Tôi ngồi lo lắng đến mức, khi ba mẹ tôi ghé xe lại dưới đường tôi còn không hay. Thấy bóng mẹ đứng sịch trước mặt mình, tôi bật khóc:

- Con tính đâu ba mẹ bỏ con luôn rồi.

Mẹ không vồ vập ôm lấy tôi mà điềm đạm cầm bàn tay tôi bóp mạnh, còn ba thì vỗ vỗ vào đầu tôi.

- Con hư quá. Con đừng làm vậy ba mẹ buồn.

Thằng Lụm đứng trân trân nhìn tôi với đôi mắt buồn tủi. Tôi quẹt nước mắt bước lại gần nó, bất giác tôi gọi thằng Lụm bằng anh:

- Em về nghen, anh Lụm.

[…] Thằng Lụm cảm động, lắc đầu, nó nói trổng không:

- Mai mốt ra đây chơi, nghen mậy!

Tôi vừa ngoái vừa gật đầu. Ba tôi hỏi ai, tôi trả lời “Bạn con. Anh Lụm. Anh Lụm tội nghiệp lắm ba à…” không biết thằng Lụm “còi” có biết tôi đang kể về nó không mà nó nhìn theo xe tôi đến khuất thì thôi. Khi tôi ngoái lại, dưới đèn sáng rực, tôi thấy trong mắt nó lấp loáng những giọt nước.[…]

(Trích Lụm còi, In trong tập Xa Xóm Mũi, Nguyễn Ngọc Tư. NXB Kim Đồng, 2016)

* Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại Đầm Dơi, Cà Mau, là nữ nhà văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam. Chị thường viết về những mảnh đời éo le, bất hạnh trong cuộc sống thường nhật với giọng văn giản dị, giàu cảm xúc, đậm chất Nam bộ. Truyện ngắn Lụm còi là một trong những tác phẩm độc đáo như vậy của tác giả.

Dàn ý phân tích truyện ngắn “Lụm còi”

1. Mở bài

+ Văn học là tấm gương phản chiếu cuộc sống, nơi con người được soi mình trong những dòng chảy của cảm xúc và suy tư.

+ Tác phẩm "Lụm Còi" của Nguyễn Ngọc Tư là một trong những câu chuyện đầy ý nghĩa, mang đậm chất Nam Bộ, nơi mà từng con chữ không chỉ kể chuyện mà còn chạm đến trái tim người đọc.

+ Nguyễn Ngọc Tư, một nữ nhà văn trẻ với phong cách viết giản dị, gần gũi nhưng sâu sắc, đã tạo nên những câu chuyện đầy tính nhân văn và chứa đựng những giá trị cuộc sống đáng quý.

+ Trong truyện ngắn "Lụm Còi", tác giả đã khắc họa chân thực và xúc động tình bạn giữa hai cậu bé – một người có gia đình đầy đủ nhưng lại cảm thấy thiếu thốn tình cảm, và một người mồ côi, luôn khát khao tình thương từ gia đình.

2. Thân bài

* Khái quát

+ Nguyễn Ngọc Tư, sinh năm 1976 tại Cà Mau, là một nữ nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại, đặc biệt trong giai đoạn văn học đổi mới.

+ Những tác phẩm của bà thường mang âm hưởng của miền quê Nam Bộ, với giọng văn nhẹ nhàng, mềm mại.

+ Đặc biệt, Nguyễn Ngọc Tư rất giỏi trong việc khai thác những mảnh đời éo le, những số phận gặp nhiều khó khăn, bất hạnh, nhưng luôn ẩn chứa sự lạc quan, hy vọng.

+ Tác phẩm "Lụm Còi" của bà được kể theo ngôi thứ nhất qua điểm nhìn của nhân vật "tôi", một cậu bé đang trong giai đoạn nổi loạn, cảm thấy thiếu thốn tình cảm từ gia đình.

+ Cốt truyện đơn tuyến, tập trung vào một mạch truyện duy nhất – cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa nhân vật tôi và Lụm.

+ Truyện có ít nhân vật, trong đó hai nhân vật chính là tôi và Lụm, với Lụm là nhân vật trung tâm, làm nổi bật chủ đề về tình thương, sự đồng cảm và giá trị của gia đình.

Tóm tắt và nêu chủ đề

+ "Lụm Còi" là câu chuyện xoay quanh nhân vật "tôi", một cậu bé bị ba đánh và quyết định bỏ nhà đi bụi. Trên đường, cậu gặp Lụm, một cậu bé mồ côi được nhận nuôi bởi một người phụ nữ. Cuộc trò chuyện giữa hai cậu bé mở ra những suy nghĩ, nhận thức mới về cuộc sống, về giá trị của gia đình và tình thương.

+ Qua cuộc trò chuyện, nhân vật "tôi" dần nhận ra rằng sự hờn dỗi và quyết định bỏ nhà đi chỉ là một sự bồng bột, trong khi Lụm, dù thiếu thốn tình cảm gia đình, vẫn luôn hy vọng và chờ đợi sự trở về của mẹ.

+ Câu chuyện sự đối lập giữa hai hoàn cảnh sống, qua đó làm nổi bật giá trị của gia đình, tình thương và sự đồng cảm.

* Phân tích nhân vật chính

+ Mặc dù truyện có nhan đề “Lụm” nhưng nhân vật chính trong truyện là "tôi", một cậu bé cảm thấy bất mãn với gia đình và quyết định bỏ nhà đi bụi sau khi bị ba đánh.

+ Hoàn cảnh của cậu bé tuy không thiếu thốn về mặt vật chất, nhưng lại cảm thấy thiếu tình cảm và sự thấu hiểu từ gia đình.

+ Hành động bỏ nhà đi là biểu hiện của sự phản kháng, của nhu cầu tìm kiếm sự tự do và khẳng định bản thân.

+ Tuy nhiên, qua cuộc trò chuyện với Lụm, nhân vật "tôi" dần nhận ra rằng mình may mắn hơn rất nhiều so với Lụm – một cậu bé mồ côi, không có ba mẹ để mà hờn dỗi hay bị đánh.

+ Lời nói và suy nghĩ của Lụm khiến nhân vật "tôi" suy ngẫm và hối hận về hành động của mình.

=> Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng nhân vật này để khắc họa sự mâu thuẫn trong suy nghĩ và cảm xúc của tuổi mới lớn, đồng thời làm nổi bật giá trị của gia đình và tình yêu thương.

* Phân tích các nhân vật khác

+ Một nhân vật khác rất quan trọng trong câu chuyện này là Lụm, một cậu bé mồ côi, sống nhờ sự cưu mang của một người phụ nữ. Lụm là hiện thân của sự thiếu thốn và khát khao tình thương từ mẹ. Dù hoàn cảnh khó khăn, phải tự kiếm sống, Lụm vẫn luôn giữ trong mình hy vọng về một ngày mẹ sẽ trở lại tìm cậu. Sự kiên nhẫn, lòng tin tưởng và sự lạc quan của Lụm trái ngược hoàn toàn với sự bồng bột, hờn dỗi của nhân vật "tôi".

=> Lụm là nhân vật làm nền, nhưng lại là yếu tố quan trọng giúp nhân vật "tôi" nhận ra giá trị của gia đình và tình thương.

=> Qua nhân vật Lụm, Nguyễn Ngọc Tư muốn nhấn mạnh rằng, dù hoàn cảnh có khó khăn đến đâu, con người vẫn cần phải giữ niềm tin và hy vọng vào tương lai.

* Đánh giá về nghệ thuật của đoạn trích

+ Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng cốt truyện đơn tuyến, tập trung vào một mạch truyện duy nhất để khắc họa rõ nét sự phát triển tâm lý của nhân vật chính.

+ Ngôi kể thứ nhất qua điểm nhìn của nhân vật "tôi" giúp người đọc dễ dàng đồng cảm và hiểu được những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật này.

+ Cách dựng tình huống của truyện cũng rất tự nhiên, không kịch tính nhưng lại sâu lắng, khiến người đọc phải suy ngẫm.

+ Cách khắc họa nhân vật thông qua dòng nội tâm và hành động, lời nói giúp làm nổi bật sự đối lập giữa hai hoàn cảnh sống, đồng thời truyền tải được thông điệp về giá trị của gia đình và tình thương.

+ Ngôn ngữ trong truyện giản dị, gần gũi nhưng tinh tế, giàu cảm xúc. Nguyễn Ngọc Tư sử dụng những câu văn nhẹ nhàng, mang đậm chất Nam Bộ, với những hình ảnh và phép so sánh độc đáo, giúp người đọc dễ dàng hình dung và cảm nhận được về hoàn cảnh của từng nhân vật.

=>Nghệ thuật kể chuyện là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên sự thành công của tác phẩm này.

Đánh giá chung và liên hệ

+ Tác phẩm "Lụm Còi" của Nguyễn Ngọc Tư là một câu chuyện giản dị nhưng đầy ý nghĩa, được viết bằng giọng văn mềm mại, thấm đẫm tình người.

+ Truyện đã khắc họa rõ nét sự đối lập giữa hai hoàn cảnh sống, qua đó làm nổi bật giá trị của gia đình và tình yêu thương.

+ Thông qua câu chuyện, tác giả gửi gắm thông điệp về ý nghĩa của tình cảm gia đình trong cuộc sống mỗi con người, đồng thời nhắc nhở người đọc biết trân trọng và giữ gìn tình cảm thiêng liếng ấy.

+ Nguyễn Ngọc Tư đã thành công trong việc tạo ra một câu chuyện giản dị nhưng sâu sắc, khiến người đọc phải suy ngẫm và trăn trở.

+ So sánh với những tác phẩm cùng đề tài, truyện ngắn “Lụm” vẫn có một nét rất riêng, rất khác biệt.

3. Kết bài

+ "Lụm Còi" là một tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Ngọc Tư, không chỉ vì cách kể chuyện mộc mạc mà sâu lắng, mà còn vì những giá trị nhân văn mà nó truyền tải.

+ Tác phẩm khơi gợi trong lòng người đọc những cảm xúc sâu sắc về tình thương, sự đồng cảm và giá trị của gia đình.

+ Đồng thời, nó cũng nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm giữ gìn và trân trọng những giá trị ấy.

+ Sức sống của truyện không chỉ nằm ở câu chữ mà còn ở thông điệp, khiến nó mãi mãi ghi dấu trong lòng người đọc.

0
Viết bài văn nghị luận tác phẩm truyện ngắn “ Bố tôi” của Nguyễn Ngọc ThuầnBỐ TÔI Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ nơi núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi.Bao giờ cũng vậy, ông mặc chiếc áo kẻ ô phẳng phiu nhất, xuống núi vào cuối mỗi tuần. Ông rẽ vào bưu điện để nhận những lá thư tôi gửi. Lặng lẽ, ông vụng về mở nó ra. Ông xem từng con chữ, lấy tay...
Đọc tiếp

Viết bài văn nghị luận tác phẩm truyện ngắn “ Bố tôicủa Nguyễn Ngọc Thuần

BỐ TÔI

 Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ nơi núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi.

Bao giờ cũng vậy, ông mặc chiếc áo kẻ ô phẳng phiu nhất, xuống núi vào cuối mỗi tuần. Ông rẽ vào bưu điện để nhận những lá thư tôi gửi. Lặng lẽ, ông vụng về mở nó ra. Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông. Rồi lặng lẽ như lúc mở ra, ông xếp nó lại, nhét vào bao thư. Ông ngồi trầm ngâm một lúc, khẽ mỉm cười rồi đi về núi.

Về đến nhà, ông nói với mẹ tôi: “Con mình vừa gửi thư về”. Mẹ tôi hỏi: “Thư đâu?”. Ông trao thư cho bà. Bà lại cẩn thận mở nó ra, khen: “Con mình viết chữ đẹp quá! Những chữ tròn, thật tròn, những cái móc thật bén. Chỉ tiếc rằng không biết nó viết gì. Sao ông không nhờ ai đó ở bưu điện đọc giùm”? Ông nói: “Nó là con tôi, nó viết gì tôi đều biết cả”. Rồi ông lấy lại thư, xếp vào trong tủ cùng với những lá thư trước, những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm mặt rồi cất vào, không thiếu một lá, ngay cả những lá đầu tiên nét chữ còn non nớt.

Hôm nay là ngày đầu tiên tôi bước chân vào trường đại học. Một ngày khai trường đầu tiên không có bố. Bố tôi đã mất. Nhưng tôi biết bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả hành trình cuộc đời.

(Theo Nguyễn Ngọc Thuần, in trong “Bồi dưỡng học sinh vào lớp 6 môn tiếng Việt – NXB Giáo dục Việt Nam, 201, Tr 58.)

Dàn ý :

1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu ý kiến chung của người viết.

- Trong cuộc đời mỗi người, tình cảm gia đình luôn là điểm tựa tinh thần thiêng liêng nâng bước chân con người suốt chặng đường dài, là hành trang quý giá neo đậu trong tâm hồn mỗi người.

- Truyện ngắn Bố tôi của Nguyễn Ngọc Thuần đã xây dựng thành công hình ảnh người bố – một người đàn ông miền núi chất phác, hiền hậu, hết lòng yêu thương con, trân trọng tình cảm gia đình. Truyện ngắn gọn nhưng đã để lại cho người đọc những ấn tượng khó quên.

2. Thân bài: Tập trung nêu nội dung, chủ đề và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn.

- Khái quát về tác phẩm:

+ Xuất xứ của truyện: Truyện Bố tôi in trong Tuyển tập truyện ngắn hay viết cho thiếu nhi – Nxb Giáo dục Việt Nam.

+ Thể loại của truyện: truyện ngắn hiện đại.

- Nêu nội dung, chủ đề: Truyện kể về người bố của nhân vật “tôi”. Ông ở vùng đồi núi hiểm trở, người con học ở dưới đồng bằng xa nhà. Ông dành cho con những tình yêu thương sâu sắc và luôn dõi theo con từng ngày. Mỗi khi nhận được thư của con gửi về, ông cảm thấy vô cùng hạnh phúc và luôn trân trọng những bức thư ấy vì theo ông nghĩ con viết thư về được là vẫn mạnh khỏe. Ngày con bước chân vào giảng đường đại học cũng là lúc người bố ra đi mãi mãi, đó là ngày khai  trường đầu tiên mà nhân vật “tôi” không có bố đi cùng. Nhưng nhân vật “tôi” tin rằng bố sẽ theo mình suốt hành trình cuộc đời phía trước. à Truyện ca ngợi tình yêu thương sâu nặng của người bố dành cho gia đình, con cái và tấm lòng biết ơn sâu nặng của người con dành cho người bố kính yêu. Đồng thời, truyện cũng gửi gắm lời nhắc nhở những người con phải biết thương yêu, kính trọng và biết ơn và sống hiếu thảo với bố mẹ của mình.

- Làm rõ nội dung, chủ đề: Chủ đề của truyện được mở ra bằng tình huống rất gần gũi, đời thường nhưng lại xúc động bởi sự xa cách của hai bố con trong niềm thương nhớ khôn nguôi: “Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi”. Cách vào đề ngăn gọn mà hấp dẫn, lôi cuốn người đọc dõi theo hành trình của hai bố con trong cuộc đời.

+ Chủ đề của truyện thể hiện ở hình ảnh người bố hiện ra thật giản dị, đời thường nhưng gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc:

§   Hình ảnh người bố nghèo, tần tảo, vất vả, một nắng hai sương làm nương rẫy ở trên vùng núi cao và không có điều kiện để đi học. “Còn bố tôi, từ một vùng núi cao xa xôi”, “đi chân đất xuống núi”; “chỉ tiếc là không biết nó viết gì. Sao ông không nhờ ai đó ở bưu điện đọc giùm”. Cuộc đời người bố vất vả, lam lũ như bao người nông dân vùng rừng núi xa xôi.

§   Một người bố luôn quan tâm, dõi theo con: Cuối mỗi tuần, bao giờ ông cũng “mặc chiếc áo phẳng phiu nhất”, đi chân đất xuống núi, rẽ vào bưu điện để nhận lá thư tôi gửi,... Hành động lặp lại thường xuyên theo chu kì ấy đã khắc hoạ chân thực nỗi nhớ mong con da diết của người bố.

Chủ đề của truyện còn thể hiện ở nhân vật người bố tinh tế, thấu hiểu được những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của con mình: “Nó là con tôi, nó viết gì tôi biết cả”,... Mỗi bức thư con gửi về, bố mẹ nhân vật “tôi” đều  không thể đọc được, có lẽ cuộc đời cha mẹ của nhân vật “tôi” trước đây quá nghèo nên đã không được đi học. Nhưng họ luôn theo dõi từng bước đi của con nên họ hiểu rằng con vẫn mạnh khoẻ, bình an và học tập tốt. Đối với người dân ở vùng núi xa xôi, việc nuôi con học đại học là một điều không hề dễ dàng, vì vậy người con đang học đại học chính là đang thực hiện ước mơ của chính họ, tin vào tương lai có cuộc sống tốt đẹp hơn. Bố mẹ cảm nhận được tình yêu thương, sự quan tâm, nỗi nhớ nhà của con thể hiện qua việc gửi thư về nhà mỗi tuần và hạnh phúc trong tình cảm ấy. Lời nói mộc mạc, chân chất của người bố thể hiện tâm hồn nhân hậu, thuần phác, tinh tế và sâu sắc.

§   Đọc truyện Bố tôi người đọc còn hiểu được người bố rất trân trọng, nâng niu tất cả những gì thuộc về con. Nhận được thư con, ông “lặng lẽ, ông vụng về mở nó ra”. Từng hành động của người bố ấy rất cẩn trọng “Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông. Rồi lặng lẽ như lúc mở ra, ông xếp nó lại, nhét vào bao thư”. Sự xúc động khiến ông “trầm ngâm” rồi “khẽ mỉm cười” thật hạnh phúc. Những hành động giản đơn ấy ẩn chứa tình yêu thương con vô bờ bến, niềm tin yêu tuyệt đối với con mình. “Rồi ông lấy lại lá thư, xếp vào trong tủ cùng những lá thư trước, những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm vào mặt rồi cất đi, không thiếu một lá, ngay cả những lá thư đầu tiên nét chữ còn non nớt”. Những hành động ấy còn thể hiện được sự nâng niu, trân trọng những lá thư của con và sâu thăm hơn chính là tình thương yêu, quý mến của người bố dành cho con.

=> Người bố luôn dành cho con tình thương yêu sâu nặng, luôn dõi theo từng bước đi của con thể hiện qua sự nâng níu, trân trọng và gìn giữ những lá thư của con như một vật báu.

+ Một khía cạnh khác thể hiện chủ đề của truyện là tình yêu thương, sự kính trọng và biết ơn sâu sắc của người con dành cho bố: khi học xa nhà, con ở dưới đồng bằng, bố ở vùng núi hiểm trở, người con rất nhớ thương bố. Mỗi lời kể của người con đều có sắc thái xúc  động rưng rưng. Bố chính là điểm tựa vững chắc, luôn đứng sau che chở, động viên tinh thần cho con, vì vậy chắc chắn người con sẽ rất tự hào, kính trọng và yêu quý bố mình bởi luôn có bố yêu thương và ở bên cạnh mỗi lần khai trường. Và dù bố đã mất nhưng người con vẫn luôn cảm thấy có bố bên cạnh, suốt cả hành trình cuộc đời là bởi vì tình yêu thương, sự quan tâm, hình bóng của người bố vẫn in sâu trong ký ức của con, mãi mãi không bao giờ phai nhòa.

=> Đó là một người con hiếu thảo, thấu hiểu tấm lòng của cha mẹ và luôn sống xứng đáng với tình cảm thiêng liêng ấy.

+ Chủ đề của truyện còn gửi gắm những bài học được gọi lên từ câu chuyện:

Tình cảm cha con là thiêng liêng và quý giá vì đây là tình cảm làm cơ sở cội nguồn cho tình yêu quê hương, đất nước.

Chúng ta cần yêu thương, trân trọng, kính yêu bố mẹ của mình vì tình cảm bố mẹ dành cho chúng ta là vô cùng lớn lao, cao cả.

- Phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện.

+ Kết hợp khéo léo các phương thức kế, tả, biểu cảm khiến câu chuyện hấp dẫn, lôi cuốn.

Cốt truyện ngắn gọn, tình huống truyện đơn giản, nhân vật người bố được đặt trong những tình huống rất đời thường để bộc lộ tính cách, phẩm chất.

+ Mạch truyện đi theo trình tự thời gian, có đan xen cả hồi tưởng và đọng kết bằng những suy ngẫm sâu sắc trong hiện tại của nhân vật “tôi” khiến câu chuyện vừa xúc động vừa có chiều sâu.

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: nhân vật được xây dựng chủ yếu thể hiện qua ngoại hình, hành động, lời nói; ngôn ngữ của nhân vật.

+ Ngôn ngữ kể chuyện mộc mạc, bình dị, lôi cuốn.

=> Truyện Bố tôi chỉ là tình huống và những sự việc hết sức đời thường nhưng đã đem đến cho người đọc sự xúc động về tình phụ tử thiêng liêng, cao quý. Đọc xong truyện, ai cũng cảm thấy như mình còn có lỗi với bố mình về một điều gì đó và tự thầm hứa với bản thân phải biết thương yêu, trân trọng và sống hiếu thảo với bố mình. Và em cũng vậy!

3. Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị của truyện.

- Bài học được rút ra với bản thân hoặc lời nhắn gửi, bức thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm.

 

0
Lập dàn ý bài này giúp mik với có :Mở bài :Thân bài : Ý 1 : ( lí lẽ, bằng chứng )  Ý 2 : ( lí lẽ, bằng chứng )  Ý 3 : ( lí lẽ, bằng chứng )  Kết bài :                                    Bài làm   Gia đình là hai tiếng gọi thân thương mà đáng quý. Tình cảm gia đình vô cùng thiêng liêng, quan trọng đối với mỗi người.   Đầu tiên, tình cảm gia đình là sự gắn bó, sẻ chia và...
Đọc tiếp

Lập dàn ý bài này giúp mik với có :

Mở bài :

Thân bài : Ý 1 : ( lí lẽ, bằng chứng )  Ý 2 : ( lí lẽ, bằng chứng )  Ý 3 : ( lí lẽ, bằng chứng )  Kết bài :                                    Bài làm   Gia đình là hai tiếng gọi thân thương mà đáng quý. Tình cảm gia đình vô cùng thiêng liêng, quan trọng đối với mỗi người.   Đầu tiên, tình cảm gia đình là sự gắn bó, sẻ chia và yêu thương giữa những người có cùng máu mủ, huyết thống và cùng chung sống dưới một máu nhà. Mỗi người sinh ra đều mong muốn có một gia đình, bởi gia đình là một điểm tựa vô cùng vững chắc trong cuộc sống. Đó là nơi mà mỗi người muốn trở về khi vui vẻ, hạnh phúc, bất hạnh và khi khó khăn. Một gia đình luôn yêu thương, đầm ấm thì sẽ tạo ra những thành viên tích cực. Họ sẽ biết chia sẻ buồn vui cùng nhau, giúp đỡ nhau và bảo vệ nhau trong mọi hoàn cảnh. Tình cảm gia đình giúp con người vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống. Khi trưởng thành, hẳn mỗi người sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, chông gai. Nhưng nếu có gia đình luôn đứng ở phía sau để động viên, khích lệ thì sẽ có dc nguồn động lực to lớn để vượt qua. Tình cảm gia đình là thứ thiêng liêng nhất không có gì có thể sánh được. Của cải, vật chất là những thứ có thể mua được, nhưng tình cảm của những thành viên trong gia đình thì thật sự vô giá. Tuy nhiên, có nhiều người không biết trân trọng tình cảm đó. Nhiều người thường chạy theo những giá trị tiền bạc, những mối quan hệ xã giao để rồi đánh mất đi điều quan trọng nhất. Và để có một gia đình bình yên, hạnh phúc phải đến từ sự cố gắng của các thành viên trong gia đình. Không chỉ ở cha mẹ mà còn ở con cái. Cha mẹ không chỉ là tấm gương để con học tập theo, mà còn cần trở thành một người bạn của con. Có nghĩa là cha mẹ sẽ cùng chia sẻ với con những vấn đề trong cuộc sống, đưa ra những lời khuyên hay và lời động viên đúng lúc. Còn con cái thì cần biết vâng lời, lễ phép và học tập những đức tính tốt đẹp của cha mẹ. Đối với anh chị em trong gia đình cần sống hòa thuận, nhường nhịn, chia sẻ và giúp đỡ nhau.   Gia đình là bến đỗ bình yên nhất của mỗi con người. Bởi vậy mỗi người cần phải trân trọng tình cảm gia đình từ những hành động nhỏ bé nhất.

0