Em cần viết một bức thư để tham gia cuộc thi viết thư do liên minh bưu điện quốc tế (UPU) tổ chứ với đề tài :Thư cho một người bạn để hiểu về đất nước mình.
giúp mình nha Mai mình nộp rồi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sơn Tinh , Thủy Tinh
-Hùng Vương thứ 18 kén rể
-Thành Phong Châu
-Núi Tản Viên
Thánh Gióng
-Hùng Vương thứ sáu
-Làng Gióng
-Núi Sóc Sơn
-Làng Cháy
các địa danh:
phong châu, núi tảng viên , làng Giong ,làng Cháy
Nhân vật vua Hùng
Truyền thuyết và cổ tích có điểm giống nhau là chúng đều có những chi tiết tưởng tượng, kì ảo
Chúc bạn học tốt
bạn Đặng Khánh Ly còn thiếu nhé, nó còn giống nhau ở chỗ là nó đều là thể loại chuyện dân gian
lần sau viết có dấu nhé
Trong đời sống tình cảm của con người, tình yêu cha mẹ, vợ con bao giờ cũng chiếm một vị trí quan trọng. Cha mẹ là người sinh thành nuôi dưỡng, là người có kinh nghiệm sống mà con cái luôn kính yêu. Bởi vậy, đã có rất nhiều bài thơ, bài ca dao viết về chủ đề này. Bài ca dao sau đây chính là tiếng hát đi từ trái tim lên miệng của con cái đối với công lao trời biển của cha mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông.
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !
Bài ca dao thật sâu sắc, chân thật. Nhân dân ta đã diễn tình cảm của con cái đối với cha mẹ một cách tài tình. Mượn hình ảnh núi Thái Sơn, một ngọn núi cao nổi tiếng của Trung Quốc, ví với công cha, phải chăng người xưa muốn nói lên một cách cụ thể công lao của cha thật to lớn, vĩ đại, trong viếc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh so sánh ơn nghĩa của mẹ Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông cũng rất đúng, rất hay. Cách so sánh đó thật tài tình và chứng tỏ người xưa hiểu quy luật tự nhiên nên đã có sự so sánh rất tinh tế này.
Công ơn của cha mẹ đối với con cái như núi cao, biển rộng. Một hình ảnh vẽ chiều đứng hài hoà hình ảnh, vẽ chiều ngang dựng lên một không gian bát ngát mênh mông rất gợi cảm. Chỉ những hình ảnh to lớn, cao rộng không cùng và vĩnh hằng ấy mới diễn tả hết công sinh thành và nuôi dưỡng con cái đối với cha mẹ. Qua nghệ thuật so sánh, qua cách sử dụng từ ngữ đặc tả... ba câu đầu của bài ca dao đã khẳng định và ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Đây không phải là những lời giáo huấn, không phải là những đòi hỏi về công lao của cha mẹ đối với con cái mà đây là tiếng hát ru ngọt ngào, là lời tâm tình truyền cảm lay động con tim của mỗi người.
Bài ca dao mộc mạc, chân tình, nhưng qua bài ca dao này, em tự thấy mình phải có gắng hơn nữa, em quyết tâm sẽ học thật giỏi, làm thật nhiều việc tốt để trong gia đình em luôn có nụ cười rạng ngời của cha mẹ. Bở em biết rằng: Con cái ngoan mang lại hạnh phúc cho cha mẹ, con cái hư sẽ là kẻ đào mồ chôn cha mẹ.
gióng ăn bao nhiêu cx ko đủ nhân dân góp gạo.....
nói lên thánh gióng là ng con của nhân dân là anh hùng dân tộc do dân nuôi và nói lên sự đoàn kết vs lòng yêu nước và mong muốn kết thúc chiến tranh trong thời kì đầu dựng nước
B3: trong cau truyen Thanh Giong em thich su viec nao nhat? vi sao ?
- Em thích sự việc Gióng được bà con láng giềng góp gạo nên lớn nhanh như thổi .
+ Thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ta , quyết tâm chiến thắng giặc ngoại xâm
+ Tình yêu thương giữa con người với con người , bộc lộ nét văn hoá truyền thống đoàn kết tương trợ của Dân tộc .
+ Những bát gạo của dân làng nuôi nấng tâm hồn đấu tranh , dành độc lập cho đất nước
=> Một tập thể hợp lại tạo nên chiến thắng .
Em có cảm nghĩ với Thánh gióng như là một vị anh hùng. Anh đã đánh bại quân thù để cứu đất nước khi bị bọn giặc xâm chiếm. Anh như là một vị thần bởi vì từ lúc bé anh chắng biết nói, biết đi. Nhưng từ khi nghe tin nước ta bị giặc ngoại xâm Thánh Gióng lớn nhanh như thổi. Lúc anh đã nhờ nhà vua làm cho một con ngựa sắt, một bộ áo giáp sắt và gioi sắt. Lúc đó anh bắt đầu khởi nghĩa đánh quân xâm lược. lúc gioi sắt của anh bị gãy anh liền nhổ bụi tre bên đường quật túi bụi. Lúc thắng trận anh liền leo lên núi Sóc Sơn chào tạm biệt mẹ và mọi người. Rồi bay lên trời.
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
Chào bạn Eunmin thân mến!
Mình vừa đọc bức thư của bạn xong, mình nhắm mắt lại và hít thật sâu suy nghĩ và tưởng tượng rằng. Đất nước của bạn thật tuyệt vời! Một hoàng,cung lộng lẫy! sang trọng và có những nét hoa văn thật đẹp . Và còn hòn đảo JeJu của nước cậu thì có đầy thiên nhiên, những thảm cỏ xanh mướt, êm ái. Và xứ sở kim chi, ngành điện ảnh cũng phong phú, phát triển. Con người ở đó rất thân thiện. Chắc cậu tự hào về đất nước của cậu nhỉ!
Tớ cũng như cậu, cũng tự hào về đất nước của mình. Tớ kể cho cậu nghe nhé! Đất nước của tớ có những danh lam, thắng cảnh rất nổi tiếng. Như là ở Hà Nội thì có Hồ Gươm. Mặt nước trong xanh, có những cái cây xoè rộng cánh tay để che chở cho mặt hồ, tháp Rùa thì đó là do con người tạo ra nhưng nó có sự hài hoà rất cao với thiên nhiên. Nó có về một sự tích của nó đấy! Tớ sẽ kể cho cậu nghe nha!
Hồi xưa thời Hùng Vương, khi bị giặc xâm phạm lãnh thổ, Long Vương sai rùa thần lên đưa gươm để đánh giặc. Sau khi giặc đã dẹp xong, đất nước yên bình, và có một ngày kia, khi vua đi dạo quanh hồ Tả Vọng thì rùa thần lại hiện lên để lấy lại thanh kiếm. Vì sự tích đó nên bây giờ người ta gọi thành Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm. Đó là ở Hà Nội.
Rồi còn nhiều truyền thuyết nữa như là Hạ Long, truyền thuyết nói rằng vào thời kỳ nọ khi đất nước có giặc ngoại xâm, một con rồng đã bay theo dọc sông, xuôi về phía biển và hạ cánh xuống ở vùng ven biển Đông Bắc làm thành bức tường thành chắn bước tiến của thủy quân giặc. Chỗ rồng đáp xuống che chở cho đất nước được gọi là Hạ Long.
Còn núi Sam, xưa kia nơi đây từng là hòn đảo giữa biển. Trên đảo có nhiều sạm nên được gọi là "Học lãnh Sơn" - núi con Sam.
Và, thác Bà nằm gọn trong núi Ông và gắn với một truyền thuyết xưa về tình yêu son sắt của người vợ, sự ăn năn hối hận của người chồng. Chuyện kể rằng, ở đây có hai vợ chồng và một người con trai chung sống. Người chồng rất thương yêu vợ nhưng có một tật xấu là khi ngồi vào bàn cờ, thì không ai hay điều gì có thể khiến ông phân tâm. Một ngày kia, ông lên núi đánh cờ với tiên ông. Đều là những tay lão luyện, ván cờ của hai vị kéo dài từ ngày này sang ngày khác, tháng này qua tháng kia, năm này đến năm nọ. Người vợ ở nhà chờ chồng đến khi tóc bạc như mây vẫn không thấy chồng về. Bà qua đời, tóc xoã trắng bên sườn núi thành một ngọn thác. Sau khi kết thúc ván cờ, người chồng về nhà, thấy vợ đã mất. Vừa giận mình, vừa hối hận, ông hóa thành ngọn núi ôm thác trong lòng. Đến nay, đền thờ Ông và dinh Cậu vẫn còn trên đỉnh núi.
Còn rất nhiều danh lam thắng cảnh nữa, mình sẽ tiếp tục kể cho bạn ở những lá thư sau. Một lần nữa từ trái tim, mình xin gửi đến bạn tình cảm đẹp đẽ nhất. Mình hi vọng rằng một ngày nào đó, bạn có dịp sang Việt Nam thăm đất nước và con người của dân tộc VN.
Mình chờ thư của bạn!