K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 10 2019

1. Hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê

- Lai lịch và chân dung: Hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê được xuất thân trong một gia đình quý tộc, tuổi đã trạc năm mươi. Đôn Ki-hô-tê gầy gò, cao lênh khênh, cưỡi một con ngựa còm, mình mặc áo giáp, đầu đội mũ sắt, vai vác giáo dài, toàn những thứ đã han gỉ của tổ tiên mà lão lục tìm được rồi đem đánh bóng, lão bắt chước những nhân vật trong loại truyện hiệp sĩ mà lão đã ngốn quá nhiều, lão mơ ước trở thành một hiệp sĩ giang hồ đi khắp nước Tây Ban Nha, phò đời cứu nguy, diệt trừ lũ khổng lồ yêu quái, thiết lập trật tự công lí, để lại bao chiến công oanh liệt cho đời.

- Thái độ và nhận định của Đôn Ki-hô-tê khi nhìn thấy những chiếc cối xay gió: Đầu óc mê muội, chẳng còn tỉnh táo nên khi hìn thấy ba bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng, Đôn Ki-hô-tê tưởng đó là những gã khổng lồ ghê gớm và quyết giao chiến giết hết bọn chúng, quét sạch cái giống xấu xa đó khỏi mặt đất. Lão còn tưởng tượng những cánh tay của chúng dài ngoẵng, có đứa cánh tay dài tới hai dặm. Mặc dù cho rằng đó sẽ là cuộc giao tranh điên cuồng và không cân sức nhưng Đôn Ki-hô-tê quyết không sợ. Khát vọng của lão là tốt đẹp, tiếc rằng đầu óc hoang tưởng đã làm cho cái nhìn của lão sai lệch đi và khát vọng kia trở nên hão huyền. Thái độ tinh thần của lão thật dung cảm nếu đối thủ quả là quân gian ác. Tiếc rằng đó chỉ là những chiếc cối xay gió nên trở thành nực cười.

- Hành động trong cuộc giao tranh: Đôn Ki-hô-tê lao vào cuộc đấu với dũng khí của một hiệp sĩ: lão thét lớn, lấy khiên che kín thân, tay lăm lăm ngọn giáo, lão thúc con Rô-xi-nan-tê phi thẳng tới chiếc cối xay gió ở gần nhất ở trước mặt, đâm mũi giáo vào cánh quạt. Hành động của lão thật hài hước, điên rồ, lố bịch. Thất bại nặng nề, người và ngựa bị cú ngã như trời giáng, Đôn Ki-hô-tê vẫn không nguôi cam nhận thất bại chuyện chinh chiến thường biến hóa khôn lường do lão pháp sự Phô-re- xtơn trước đây đã đánh cắp thư phòng và sách vở của ta, bây giờ lại biến những tên khổng lồ kia thành cối xay gió để tước đi của ta niềm vinh quang đánh bại chúng… Thất bại vẫn không làm lão tỉnh ra được mà tiếp tục rơi vào những hoang tưởng.

- Quan niệm và cách xử sự sau cuộc giao tranh: Bị trọng thương, Đôn Ki-hô-tê vẫn không hề rên rỉ, không kêu đau là vì các hiệp sĩ giang hồ có bị thương thế nào cũng không được rên rỉ, dù xổ cả gan ruột ra ngoài. Nghị lực chịu đựng của lão kể cũng đáng học tập song lại cũng chỉ là làm theo các hiệp sĩ giang hồ trong sách.

            Đôn Ki-hô-tê không quan tâm đến những nhu cầu của cá nhân mình, kể cả chuyện ăn, chuyện ngủ, nhưng cũng chỉ vì để nghĩ tới nàng Đuyn-xi-nê-a của lão. Đó cũng lại là bắt chước các hiệp sĩ trong sách mà lão từng đọc: thức trắng nhiều đêm ròng ở trong rừng hoặc nơi hoang mạc liên tưởng nhớ tới tình nương.

            Tóm lại, Đôn Ki-hô-tê có ưu điểm là yêu tự do, chuộng công bằng, lẽ phải, quyết ra tay cứu khổ, trừ gian, dũng cảm, không sợ gian khó, nhưng lại có nhược điểm là đầu óc quá ảo tưởng, hão huyền do ngốn quá nhiều loại truyện xấu. Đôn Ki-hô-tê đáng giận, đáng cười những cũng đáng quý, đáng thương.

2. Giám mã Xan-chô Pan-xa

- Chân dung, lai lịch: Xan-chô Pan-xa là một nông dân béo, lùn, nhận làm giám mã cho Đôn Ki-hô-tê với hi vọng sau này chủ công thành danh toại, bác sẽ được làm thống đốc, cai trị vài hòn đảo. Bác đủng đỉnh cưỡi lừa đi theo chủ, lúc nào cũng mang theo bầu rượu và cái túi hai ngăn đựng đầy đủ thức ăn.

- Khi nhìn thấy những chiếc cối xay gió, khác với chủ, đầu óc bác hoàn toàn tỉnh táo. Khi chủ tấn công, bác can ngăn.

- Khi chủ xông tới giao tranh với cối xay gió, bác không làm theo chủ, không hẳn vì bác hèn nhát mà vì tỉnh táo, nhưng dù sao cũng nhát sợ. Khi chủ bị ngã, bác đã làm đúng phận sự của mình vội thúc lùa chạy đến cứu.

- Quan niệm về chuyện đau đớn, bác cho rằng chỉ hơi đau một chút rên rỉ ngay thì cũng hơi quá. Quan tâm đến những chuyện ăn ngủ là bình thường nhưng quá chú trọng đến những nhu cầu vật chất cho cá nhân như bác lại là tầm thường.

            Tóm lại, Xan-chô Pan-xa có ưu điểm là đầu óc tỉnh táo, thiết thực, lạc quan, nhưng lại có nhược điểm là ước muốn tầm thường, chỉ nghĩ đến cá nhân và hèn nhát.

29 tháng 9 2019

đùa à bạn?

29 tháng 9 2019

Gợi ý:

Dàn bài chung cho bài văn viết thư:

* Phần đầu thư:

- Địa điểm và thời gian viết thư

- Lời thưa gửi

* Phần chính

- Nêu mục đích, lí do viết thư

- Thăm hỏi tình hình của người nhận thư

- Thông báo tình hình của người viết thư

- Nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư

* Phần cuối thư:

- Lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn

- Chữ kí và tên hoặc họ tên      

BÀI THAM KHẢO

Hải Dương, ngày 20 tháng 9 năm 2017

Đức Anh thân mến!

Chúng mình xa nhau thấm thoắt đã nửa năm rồi đấy nhỉ? Nhớ bạn quá, mình viết thư cho bạn đây. Trước hết, cho mình gửi lời hỏi thăm sức khoẻ đến hai bác và bé Quỳnh Nga nhé ! Còn bạn, từ ngày chuyển về Hà Nội, việc học hành đã ổn định hẳn chưa? Có được mấy người bạn mới rồi?

Bây giờ, mình sẽ kể về tình hình lớp cũ, trường cũ cho bạn nghe. Rất vui là lớp 3A của chúng mình, năm nay có mặt đầy đủ ở lớp 4A. Vui hơn nữa là cô Thuỷ tiếp tục làm chủ nhiệm nên cô hiểu rất rõ về từng học sinh, nhờ vậy mà sự giúp đỡ của cô rất có hiệu quả. Tổ 2 của chúng mình không còn bạn nào yếu kém nữa. Không khí thi đua học tập sôi nổi hẳn và điều đáng mừng hơn cả là 10 bạn tổ viên đều đã được kết nạp vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Riêng mình, năm học vừa qua cũng đạt được điểm khá cao về tất cả các môn. Mình cũng đoạt được giải Nhì trong hội thi vở sạch chữ đẹp của trường. Hè sang năm, bạn nhớ về quê chơi nhé! Chúng mình sẽ lại cùng nhau lên đê thả diều và bắt dế. Bạn bè gặp nhau, chắc là vui lắm đấy!

Thư đã dài, mình dừng bút ở đây. Chúc bạn và gia đình vui vẻ, gặp nhiều may mắn!

Bạn thân

Quốc Tùng



#Châu's ngốc

29 tháng 9 2019

Ba Tri, ngày … tháng … năm …
Linh Hương thân mến!
Vậy là chúng mình xa nhau hơn một học kỳ rồi đấy, phải không Hương? Cả mình và Hương nữa đều lười viết thư cho nhau. Điều này thì mình phải trách cậu trước vì cậu không thể đã quên địa chỉ của mình, còn mình thì mù tịt về nơi ở của cậu.
Linh Hương nhớ!
Cậu có được khỏe không? Học hành thế nào rồi? Hỏi vậy thôi chứ mình biết sức học của Hương có bao giờ chịu đứng "khiêm tốn" sau các bạn khác đâu! Văn hay, toán giỏi lại là một cô bé cần cù, chịu khó ham học thì nhất định Linh Hương luôn giành vị trí hàng đầu rồi. À cô bé Phương Lam đã vào lớp một chưa? Nó còn bụ bẫm, dễ thương như hồi ở dưới này không? Cho mình gửi lời chúc sức khỏe em và bảo với nó rằng: Chị Hoài Như rất nhớ và yêu nó. Hương đừng quên nhé!
Giờ thì mình kể vài nét tình hình lớp mình cho Hương biết nhé! Phong trào học tập vẫn như hồi Hương ở đây, các bạn rất chăm chỉ và sôi nổi. Dường như trong mỗi tụi mình đều nghĩ rằng hai năm học cuối cấp của bậc Tiểu học rất quan trọng nên ai cũng đều có ý thức học tập, vươn lên. Chắc Hương còn nhớ bạn Phi Hùng và Hải Yến chứ? Do hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, cả hai phải mất một buổi đi bán vé số để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Phi Hùng thì bố mất sớm, Hùng là anh đầu, sau Hùng còn hai em nhỏ nữa. Hoàn cảnh Hải Yến cũng chẳng hơn gì Hùng. Nhiều lúc hai bạn ấy có ý định nghỉ học, cô giáo chủ nhiệm và tụi mình động viên mãi hai bạn mới tiếp tục theo học. Các thầy cô đều khen lớp 4A là một tấm gương về sự đoàn kết, tương thân tương ái đấy! Giá có Hương cùng học thì vui biết chừng nào!
Thôi, cho mình dừng bút ở đây. Chúc Hương và những người bạn mới của Hương luôn vui tươi, học giỏi. Nhớ hôn hộ mình bé Phương Lam nhé!
Bạn thân của Minh Hương
Hoài Như

29 tháng 9 2019

Tháng ba là tháng bắt đầu của mùa xuân. Vào đầu tháng ba, tiết trời mát mẻ và ấm áp. Ông mặt trời rọi những tia nắng vàng rực rỡ xuống mặt đất. Các loại cây cối đua nhau đâm chồi nảy lộc. Các loài hoa cũng đua nhau khoe sắc, tỏa hương vào mùa xuân. Vào những ngày xuân, em thường được ông bà, bố mẹ đưa đi chơi. Em rất thích khung cảnh mùa xuân, vì khung cảnh rất đẹp và thoáng đãng. Em yêu mùa xuân và luôn mong chờ mùa xuân đến với đất trời quê em.

#Châu's ngốc

29 tháng 9 2019

cảm ơn cậu nhé!

29 tháng 9 2019

Tháng ba là tháng bắt đầu của mùa xuân. Vào đầu tháng ba, tiết trời mát mẻ và ấm áp. Ông mặt trời rọi những tia nắng vàng rực rỡ xuống mặt đất. Các loại cây cối đua nhau đâm chồi nảy lộc. Các loài hoa cũng đua nhau khoe sắc, tỏa hương vào mùa xuân. Vào những ngày xuân, em thường được ông bà, bố mẹ đưa đi chơi. Em rất thích khung cảnh mùa xuân, vì khung cảnh rất đẹp và thoáng đãng. Em yêu mùa xuân và luôn mong chờ mùa xuân đến với đất trời quê em.

#Châu's ngốc

29 tháng 9 2019

Đã lâu lắm rồi em không về quê chơi, nhân dịp hè năm vừa rồi, bố mẹ đã dành tặng em một chuyến du lịch tại chính quê nội của em. Ở đó có biết bao nhiêu là cảnh đẹp nhưng đối với em hình ảnh dòng sông quê hương luôn khắc khoải mãi trong tâm trí em.

Sáng hôm ấy, em đã thức dậy thật sớm và ăn sáng để chuẩn bị ra bến xe đi về quê, suốt dọc đường đi em được ngắm biết bao nhiêu cảnh đẹp, được nhìn thấy rất nhiều thứ mới mẻ và thú vị. Trong lòng em cứ háo hức và hồi hộp mong chờ xe lăn bánh lăn bánh thật nhanh để mau về quê nội. Vừa bước xuống xe, mùi thơm của lúa vàng như mang em vào một thế giới cổ tích, ngọt ngào, một mùi vị của tình quê không ở đâu em cảm nhận được như ở nơi này. Và xen lẫn vào đó là tiếng nước trôi nhẹ nhàng của dòng sông đủ làm nên một bức tranh trọn vẹn. 

Dòng sông quê nội được mệnh danh là hơi thở của cánh đồng, nó bao quanh quê hương em, cung cấp nước cho các bác nông dân vào mùa vụ, là tiếng nhạc du dương cổ vũ cho mọi người, tiếng ru trẻ thơ mỗi buổi trưa hè. Trên con sông quê, em không thể quên được những kỉ niệm một thời theo anh đi bắt cá, đi tắm, đi tổ chức những cuộc đua trâu, những trò đánh trận. 

Những buổi sáng sớm tinh mơ, dòng sông quê nội càng trở nên thơ mộng bởi làn sương bao phủ, ẩn hiện xa xa là những cành cây trúc, cây liễu rũ xuống, hay trước mặt là cây đa cổ thụ in hình. Ôi, cảnh đẹp biết dường nào, nó như một bức tranh sơn mài đã được một nghệ nhân nào tô vẽ lên. Nước sông nhẹ nhàng trôi như vẫy chào mọi người ngày mới đến. Vào buổi trưa hè, dòng sông lại hòa nhịp với những cơn gió nhẹ mang hơi mát vào làng em, khiến cái nắng trở nên dịu dàng hơn. Mọi người cũng thường tranh thủ nghỉ trưa ở trên những hàng cây rợp bóng mát cạnh dòng sông.

Rồi chiều chiều, mọi người lại nô nức ra sông tắm rửa, ra sông nghỉ ngơi, tám chuyện hoặc theo những con thuyền lênh đênh để câu cá, cắt vó, vớt những cây bèo đang trôi theo dòng nước. Mỗi buổi chiều, em thường cùng các bạn dưới quê
rủ nhau ra sông vớt rác để giúp sông trở nên sạch sẽ và đẹp đẽ hơn. Chúng em đang cố gắng làm những hành động nhỏ để góp phần giữ gìn dòng sông, mong rằng từ hành động nhỏ đó mọi người sẽ ý thức được việc xả rác vào dòng sông là
không đúng để dòng sông mát lạnh luôn là người bạn của làng quê.

Dòng sông ơi, dù sau này em lớn lên em cũng không bao giờ quên sông đâu, sông chính là người bạn, gắn liền với tuổi thơ em, với kĩ niệm. Dù bây giờ, em đã rời xa sông, nhưng những hình ảnh về sông, về con người nơi này em mãi giữ trong tim mình. Hãy luôn mãi đẹp, mãi xanh sông nhé.

#Châu's ngốc

29 tháng 9 2019

Tham khảo nha :

Đã lâu lắm rồi em không về quê chơi, nhân dịp hè năm vừa rồi, bố mẹ đã dành tặng em một chuyến du lịch tại chính quê nội của em. Ở đó có biết bao nhiêu là cảnh đẹp nhưng đối với em hình ảnh dòng sông quê hương luôn khắc khoải mãi trong tâm trí em.

   Sáng hôm ấy, em đã thức dậy thật sớm và ăn sáng để chuẩn bị ra bến xe đi về quê, suốt dọc đường đi em được ngắm biết bao nhiêu cảnh đẹp, được nhìn thấy rất nhiều thứ mới mẻ và thú vị. Trong lòng em cứ háo hức và hồi hộp mong chờ xe lăn bánh lăn bánh thật nhanh để mau về quê nội. Vừa bước xuống xe, mùi thơm của lúa vàng như mang em vào một thế giới cổ tích, ngọt ngào, một mùi vị của tình quê không ở đâu em cảm nhận được như ở nơi này. Và xen lẫn vào đó là tiếng nước trôi nhẹ nhàng của dòng sông đủ làm nên một bức tranh trọn vẹn. 

Dòng sông quê nội được mệnh danh là hơi thở của cánh đồng, nó bao quanh quê hương em, cung cấp nước cho các bác nông dân vào mùa vụ, là tiếng nhạc du dương cổ vũ cho mọi người, tiếng ru trẻ thơ mỗi buổi trưa hè. Trên con sông quê, em không thể quên được những kỉ niệm một thời theo anh đi bắt cá, đi tắm, đi tổ chức những cuộc đua trâu, những trò đánh trận. 

Những buổi sáng sớm tinh mơ, dòng sông quê nội càng trở nên thơ mộng bởi làn sương bao phủ, ẩn hiện xa xa là những cành cây trúc, cây liễu rũ xuống, hay trước mặt là cây đa cổ thụ in hình. Ôi, cảnh đẹp biết dường nào, nó như một bức tranh sơn mài đã được một nghệ nhân nào tô vẽ lên. Nước sông nhẹ nhàng trôi như vẫy chào mọi người ngày mới đến. Vào buổi trưa hè, dòng sông lại hòa nhịp với những cơn gió nhẹ mang hơi mát vào làng em, khiến cái nắng trở nên dịu dàng hơn. Mọi người cũng thường tranh thủ nghỉ trưa ở trên những hàng cây rợp bóng mát cạnh dòng sông.

Rồi chiều chiều, mọi người lại nô nức ra sông tắm rửa, ra sông nghỉ ngơi, tám chuyện hoặc theo những con thuyền lênh đênh để câu cá, cắt vó, vớt những cây bèo đang trôi theo dòng nước. Mỗi buổi chiều, em thường cùng các bạn dưới quê
rủ nhau ra sông vớt rác để giúp sông trở nên sạch sẽ và đẹp đẽ hơn. Chúng em đang cố gắng làm những hành động nhỏ để góp phần giữ gìn dòng sông, mong rằng từ hành động nhỏ đó mọi người sẽ ý thức được việc xả rác vào dòng sông là
không đúng để dòng sông mát lạnh luôn là người bạn của làng quê.

   Dòng sông ơi, dù sau này em lớn lên em cũng không bao giờ quên sông đâu, sông chính là người bạn, gắn liền với tuổi thơ em, với kĩ niệm. Dù bây giờ, em đã rời xa sông, nhưng những hình ảnh về sông, về con người nơi này em mãi giữ trong tim mình. Hãy luôn mãi đẹp, mãi xanh sông nhé.

#hok tốt

29 tháng 9 2019

Vietjack.com nha

29 tháng 9 2019

Câu1

    * Chính sách cai trị của nhà Tống và nhà Nguyên khác nhau:

Chính sách cai trị của nhà TốngChính sách cai trị của nhà Nguyên

- Xóa bỏ hoặc miễn giảm các thứ thuế và sưu dịch nặng nề của triều đại trước.

- Mở mang các công trình thủy lợi, khuyến khích phát triển thủ công nghiệp...

- Thi hành chính sách phân biệt đối xử giữa các dân tộc:

+ Người Mông Cổ có quyền lợi cao nhất, hưởng mọi quyền lợi.

+ Người Hán bị cấm đoán đủ thứ...

* Có sự khác nhau đó là vì:

    - Nhà Tống do người Trung Quốc lập, nên họ thực hiện các chính sách nhằm củng cố và phát triển đất nước, ổn định đời sống nhân dân.

    - Nhà Nguyên được lập nên bởi sự xâm lược của người Mông Cổ nên họ thực hiện các chính sách cai trị, áp bức dân tộc hà khắc đối với nhân dân Trung Quốc.

mấy câu còn lại bạn lên vietjack nha

k nha thanks

1. Thánh Gióng là hình ảnh cao đẹp của người anh hùng đánh giặc theo quan niệm của nhân dân. Thánh Gióng là ước mơ của nhân dân về sức mạnh tự cường của dân tộc.

2. Truyện giải thích hiện tượng lũ lụt thường xuyên xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ nước ta thuở các vua Hùng dựng nước. Đồng thời ước mơ có sức mạnh chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống người Việt cổ.

chúc bn hok tốt ~

29 tháng 9 2019

Trl :

Thánh Gióng là hình ảnh cao đẹp của người anh hùng đánh giặc theo quan niệm của nhân dân. Thánh Gióng là ước mơ của nhân dân về sức mạnh tự cường của dân tộc. tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.( tráng: Khoẻ mạnh, to lớn, cường tráng. Sĩ: người trí thức thời xưa và những người được tôn trọng nói chung.

Study well

29 tháng 9 2019

rải hơn 545 năm thành lập và phát triển, tuy có nhiều tên gọi và địa giới hành chính khác nhau, nhưng mảnh đất Thiên Lộc - Can Lộc (Hà Tĩnh) luôn được coi là vùng đất thiêng - người tuấn kiệt. “Trời mô xanh bằng trời Can Lộc...”

Nguyên là vùng đất tụ cư của người Việt cổ gắn với truyền thuyết Cố đô Ngàn Hống của Kinh Dương Vương, theo các thư tịch cổ, ban đầu, Can Lộc thuộc huyện Hà Hoàng, quận Cửu Chân; năm 271 đổi tên là Phù Lĩnh; năm 679 được gọi là huyện Việt Thường; thời kỳ Đại Việt lại mang tên Phi Lộc, rồi Phúc Lộc. 

Năm 1469, niên hiệu Quang Thuận năm thứ 10, vua Lê Thánh Tông ban đạo dụ thành lập 12 thừa tuyên, trong đó có huyện Thiên Lộc thuộc phủ Đức Quang, trấn Nghệ An. Năm 1862, vua Tự Đức đổi tên thành huyện Can Lộc.

Can Lộc là huyện đồng bằng bán sơn địa nằm ở trung tâm tỉnh Hà Tĩnh, có địa giới hành chính một thời kỳ dài là đầu Mênh - cuối Sót, gần đây đã chia tách để thành lập thêm thị xã Hồng Lĩnh và huyện Lộc Hà. Cân Lộc hiện có 23 xã, thị trấn với diện tích tự nhiên 30.248,4 ha, dân số gần 130.000 người. Trung tâm huyện lỵ là Thị trấn Nghèn, tên cũ là Trảo Nha, danh xưng được một triều đại phong kiến ban tặng - Xã tắc chi Trảo Nha (nanh vuốt nước nhà).

Nơi đây đã liên tục sản sinh, nuôi dưỡng những con người làm rạng dạnh quê hương, đất nước. Sách Lịch triều hiến chương loại chí ghi nhận, Can Lộc là một huyện trội về văn hóa, qua các thời kỳ thi cử Nho học có 42 vị đỗ đại khoa, chiếm 1/3 của cả tỉnh Hà Tĩnh. 

Từ người khai khoa Thái học sinh Đặng Bá Tĩnh cho đến Đình nguyên Thám hoa Phan Kính, Thám hoa - Danh sư Nguyễn Huy Oánh, Tiến sĩ Dương Trí Trạch, Hà Công Trình, Hà Tôn Mục, Vũ Diệm…, truyền thống học hành khoa cử ấy còn được lưu truyền nơi có câu phương ngôn Bút Cấm Chỉ, sỹ Thiên Lộc.

Đất Can Lộc là mạch nguồn của những tấm lòng ái quốc ưu dân, nơi nuôi lớn những nhân cách mà lòng yêu nước luôn sục sôi từ thuở Đặng Tất, Đặng Dung mài gươm rửa hận, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp gác lại thú riêng ra giúp Quang Trung thống nhất giang sơn, đến những ông Nghè như Ngô Đức Kế dám dấn thân chốn lao tù mưu phục quốc, cụ giáo Võ Liêm Sơn lặn lội lên chiến khu làm cách mạng, được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng gậy và trao trọn niềm tin: Kháng chiến ắt thành công!

Can Lộc cũng là địa phương luôn đi tiên phong trong các phong trào cách mạng, từ Xô viết Nghệ Tĩnh các năm 1930 - 1931; là huyện đầu tiên của tỉnh Hà Tĩnh giành được chính quyền trong Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945, đến những chiến công hiển hách đã trở thành huyền thoại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, như Ngã ba Đồng Lộc, làng K130...

Đất Can Lộc cũng là mạch nguồn góp phần làm nên Văn phái Hồng Sơn lừng lẫy từ Nguyễn Huy Tự (Truyện Hoa Tiên), Nguyễn Huy Hổ (Mai đình mộng ký), nối đến ông hoàng thi ca Xuân Diệu; từ những những nhà khoa học đầu ngành Nguyễn Đình Tứ, Phan Đình Diệu tới gần 200 giáo sư, phó giáo sư tính từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay.

Truyền thống văn hóa, yêu nước của người dân Can Lộc luôn được thăng hoa, trao truyền qua các thế hệ đã góp phần tạo nên một hệ thống di sản văn hóa cả vật thể lẫn phi vật thể hết sức phong phú, đa dạng, trong đó có nhiều di sản nổi tiếng, như Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc, Chùa Hương Tích, Xô viết Nghệ Tĩnh - Ngã ba Nghèn, Làng K130 Tiến Lộc, các di tích của dòng họ Nguyễn Huy - Trường Lưu, họ Ngô - Trảo Nha, họ Hà, họ Đặng - Tùng Lộc…, cùng kho tàng truyền thuyết, truyện cổ tích, nói lối, ca dao và các làn điệu dân ca ví, gặm, hò, vè…

Phát huy truyền thống của quê hương, vượt lên những đau thương, mất mát trong các cuộc chiến tranh và những khó khăn, thử thách của thiên tai, Đảng bộ và nhân dân Can Lộc đang đồng tâm nhất trí xây dựng huyện nhà phát triển toàn diện về mọi mặt, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. 

Trong giai đoạn hiện nay, Cân Lộc đang tập trung cao độ thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, như xây dựng nông thôn mới, phát triển dịch vụ du lịch, thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp Hạ Vàng và các làng nghề, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo, đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh… 

Tất cả nỗ lực nhằm mục tiêu hoàn thành các chỉ tiêu quan trọng mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 34 đã đề ra (về đích trước 1 năm), chuẩn bị tiền đề tốt nhất cho Đại hội Đảng bộ các cấp trong năm 2015...

“Trời mô xanh bằng trời Can Lộc...”, câu hát đó đã đọng lại trong tâm trí của rất nhiều người dân Can Lộc, Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung. Có lẽ không chỉ có vùng đất, vùng trời này, mà mọi người dân Can Lộc luôn mong muốn và sẵn sàng giang rộng vòng tay chào đón bạn bè ghé thăm.

#Châu's ngốc