Nêu những nguyên nhân hình thành nên hoang mạc
Địa lý 7
Giúp mk vs
Ai nhanh mk k
Đưa ra câu trl chính xác nhất nhé mn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thạch Sanh vốn là thái tử (con Ngọc Hoàng), được phái xuống làm con vợ chồng người nông dân nghèo khổ nhưng tốt bụng. Chàng sớm mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi dưới gốc đa, hái củi kiếm sống qua ngày.
Lí Thông - một người hàng rượu - thấy Thạch Sanh khỏe mạnh hắn giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng. Đúng dịp Lí Thông đến lượt phải vào đền cho chằn tinh hung dữ ăn thịt, hắn bèn lừa Thạch Sanh đến nộp mạng thay cho mình. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh. Lí Thông lại lừa cho Thạch Sanh bỏ trốn rồi đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.
Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Đại bàng bị Thạch Sanh dùng cung tên bắn bị thương rồi chàng lần theo vết máu, biết được chỗ đại bàng ở. Vua mất công chúa, vô cùng đau khổ, sai Lí Thông đi tìm, hứa gả con và truyền ngôi cho. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi lừa nhốt chàng dưới hang sâu.
Thạch Sanh giết đại bàng, lại cứu luôn thái tử con vua Thủy Tề bị đại bàng bắt giam. Theo chân thái tử, chàng xuống thăm thuỷ cung, được vua Thuỷ Tề khoản đãi rất hậu, tặng nhiều vàng bạc nhưng chàng chỉ xin cây đàn thần rồi lại trở về gốc đa.
Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.
Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh. Thạch Sanh lại lấy đàn ra gảy khiến quân địch quy hàng. Ăn không hết niêu cơm nhỏ của Thạch Sanh, quân sĩ mười tám nước kính phục rồi rút hết. Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.
Kính mời quý thầy cô giáo và các bạn lắng nghe chương trình phát thanh của Liên đội chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
Mới ngày nào, chúng em bước vào mùa thu trong niềm vui của buổi tựu trường. Thấm thoắt thoi đưa, mùa đông vội vàng gõ cửa. Chúng em lại rạo rực, náo nức chờ đón ngày hội của các thầy cô.
Từ hơn một tháng nay, toàn Liên đội đã phát động, hưởng ứng và thi đua lập nhiều thnh tích cao nhất chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Những giờ học tốt, những việc làm hay. Đó chính là tấm lòng của chúng em kính dâng lên các thầy cô - những người đã chắp cánh ước mơ cho chúng em bay cao, bay xa.
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, chúng em xin hứa sẽ ra sức thi đua học tập tốt- rèn luyện chăm, xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháu Bác Hồ kính yêu. Rồi mai sau khôn lớn, hành trang chúng em mang theo vẫn không quên công ơn dạy dỗ của thầy cô - Đó là những bài học đầu tiên cho chúng em vững bước vào đời.
Các bạn thân mến!
Sắp đến ngày nhà giáo Việt Nam, chúng ta cần nêu cao đạo lý: “Tôn sư trọng đạo”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Hy vọng với truyền thống của nhà trường, truyền thống chăm ngoan học tốt của học sinh trường TH Hải Đình, các bạn sẽ là những người mang đến những thành tích, những tình cảm tốt đẹp nhất dâng tặng thầy cô nhân ngày 20/11.
Các bạn ạ! Dẫu biết rằng những cố gắng của chúng ta không thể đền đáp hết công ơn giáo dục mà thầy cô đã dành cho. Song, tin tưởng rằng với những nỗ lực, những thành quả mà mỗi cá nhân, mỗi chi đội đã và đang ra sức phấn đấu, phần nào làm đẹp thêm, tô thắm thêm ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam.
Và ngày hôm nay, chúng em xin thay mặt cho hơn 600 bạn Đội viên và Sao nhi đồng, kính chúc quý thầy cô giáo lời chúc sức khỏe – hạnh phúc, mãi mãi là con đò đưa chúng em đến với những ước mơ, là niềm tin yêu của chúng em.
Chương trình phát thanh chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 của Liên đội đến đây xin được kết thúc bằng bài hát Người Thầy. Chúc Các Thầy Cô Giáo và các bạn một ngày học tập vui vẻ. Xin chào và hẹn gặp lại.
Hok toots
Thế giới xung quanh chúng ta trở nên đẹp đẽ và ý nghĩa biết bao khi ta biết yêu quý, trân trọng và cảm nhận vẻ đẹp của chúng. Và trong thế giới ấy, em yêu quý nhất là cây phượng vĩ.
Đó là cây phượng đứng sừng sững ở góc sân trường- khoảng sân đã gắn bó với em hai năm học cấp hai. Tình yêu dành cho cây phượng giống như sự nâng niu, gìn giữ những kỉ niệm dưới mái trường yêu dấu, nơi thanh xuân đẹp đẽ của mỗi con người. Không biết cây phượng có tự bao giờ nhưng em nghe bác bảo vệ kể lại rằng từ ngày thành lập trường, cây phượng đã trồng nơi đây. Đến nay cây cũng đã hơn hai mươi tuổi, trở thành một trong những cây nhiều tuổi nhất trên sân trường. Nhìn từ xa cây như một chiếc ô khổng lồ che mát cả một khoảng sân rộng.
Rễ cây to, tròn và đâm sâu xuống lòng đất mẹ hút chất dinh dưỡng để nuôi cây. Có những chiếc rễ ngoằn nghèo mọc chồi lên mặt đất như những con trăn khổng lồ và đó cũng là chỗ ngồi lí tưởng để trò chuyện, học bài của chúng em vào mỗi giờ giải lao. Thân cây mọc thẳng đứng lên phía trời xanh, cao khoảng hơn 10 mét. Thân cây to đến mức phải hai bạn học sinh ôm mới xuể. Nó khoác lên mình tấm áo màu nâu sẫm, xù xì và thô ráp nhưng bên trong là những mạch gỗ đang ngày ngày vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi cây.
Từ phía ngọn cây mọc ra biết bao là cành lá, đâm ra tứ phía như những cánh tay đón nắng đón gió của đất trời khoáng đạt. Mùa xuân cây phượng đâm chồi nảy lộc để rồi hè đây, lá cây lại xanh ngát một màu mát mẻ. Lá phượng không to như lá của các loài cây khác mà nhỏ li ti như lá me. Mỗi khi có một cơn gió nhẹ thoảng qua, hàng trăm chiếc lá lại thi nhau lìa cành, chao liệng giữa không trung rồi đáp xuống đất một cách nhẹ nhàng và thanh thản.
Khi những tiếng ve râm ran trong vòm lá, khi những bạn học sinh cuối cấp đang gấp rút chuẩn bị cho mùa thi căng thẳng thì cũng là lúc phượng ra hoa như để xoa dịu đi cái nắng gay gắt và chói chang của ngày hè oi bức. Những bông hoa phượng mới đẹp làm sao, một vẻ đẹp rất riêng, rất đặc trưng như chính thời học sinh vậy. Hoa phượng không mọc riêng lẻ mà kết thành từng chùm trông rất đẹp. Mỗi bông hoa có năm cánh hoa, nhỏ nhỏ xinh xinh hình tròn. Mỗi cánh hoa khoác lên mình màu đỏ thắm rực rỡ, mềm mại và khẽ đung đưa trước gió như những cánh bướm non. Màu đỏ ấy của mỗi bông hoa cùng nhau kết lại thành một vùng trời màu đỏ, như một ngọn đuốc rực cháy cả một góc sân trường. Điều đặc biệt là ngoài năm cánh nàu đỏ, mỗi bông goa còn có một cách lốm đốm vàng như tô điểm cho mày đỏ vốn rực rỡ kia. Hương hoa phượng không ngào ngạt như hoa ly mà chỉ thoang thoảng trong không khí. Chỉ thế thôi cũng để để thu hút các anh ong chị bướm đến hút những giọt mật tinh túy.
Cây phượng không chỉ là cây che bóng râm, che nắng, che mưa mà đó còn là loại cây gắn bó nhất với tuổi học trò.
Cây phượng nơi góc sân cứ lặng lẽ theo năm tháng đã chứng kiến sự khôn lớn, trưởng thành của bao thế hệ học sinh, là chứng nhân của bao cuộc chia tay bịn rịn của thầy cô và bè bạn. Nơi đây, dưới tán cây này còn là nơi lưu giữ những kỉ niệm tuổi học trò- quãng thời gian đáng nhớ nhất trong cuộc đời mỗi người.
Em rất yêu quý cây phượng, một tình yêu hồn nhiên và trong sáng đến lạ thường như yêu
Hok tốt
dc lm bằng bộ phận của cây ko phải lá,quả
Một năm có bốn mùa, mùa nào cũng có những đêm trăng đẹp. Thế nhưng em vẫn thích nhất là đêm trăng rằm vào mùa hạ.
Ông mặt trời đỏ ối như một quả cầu lửa khổng lồ đã từ từ khuất hẳn phía xa. Trong xóm, mọi nhà đã lên đèn từ lúc nào. Bầu trời trong vắt, đen thẫm lại như khoác tấm áo nhung đen trên có đính những ngôi sao lấp lánh Sau luỹ tre làng, mặt trăng tròn vành vạnh nhô lên, toả ánh sáng vàng dịu lên những ngọn tre. Hàng trăm ngôi sao sáng long lanh, lúc ẩn lúc hiện tạo cho bầu trời một vẻ đẹp huyền ảo. Một lúc sau, trăng đã gối đầu lên rặng cây phía xa để rồi sau đó lấp ló trên ngọn tre già. Lúc này trăng đã lên cao, toả ánh sáng êm dịu len lỏi vào khắp các đường làng, ngõ xóm. Ánh trăng phết nhẹ lên các mái nhà, chiếu những tia sáng li ti qua các kẽ lá, soi xuống mặt đường như muôn vàn hạt ngọc nhỏ. Em và các bạn rủ nhau ra sông hóng mát, ngắm trăng. Chúng em đi đến đâu, trăng đi theo đến đó như muốn cùng đi chơi với chúng em. Ngoài bờ sông, gió lồng lộng thổi vào mát rượi. Dòng sông ven làng được ánh trăng soi sáng gợn sóng lăn tăn, mặt sông óng ánh lung linh như dát vàng.
Mọi người trong xóm em đều tụ tập ở sân nhà để ngắm trăng. Trẻ em nô đùa chạy nhảy cười nói vui vẻ. Những chú chó cũng ra sân hóng mát, thỉnh thoảng lại ngó ra đường, cất tiếng sủa vu vơ. Ngoài đồng quang cảnh thật vắng lặng. Nước chảy róc rách trong các rãnh, mương nước. Hàng trăm anh đom đóm với những chiếc đèn lồng bé xíu toả ánh sáng nhấp nháy thật đẹp. Đó đây có tiếng côn trùng kêu ra rả. Cỏ cây thì thầm trò chuyện với nhau. Trời càng về khuya, quang cảnh càng yên ắng, tĩnh mịch hơn. Vạn vật say sưa chìm vào trong giấc ngủ êm đềm. Ánh trăng dìu dịu cùng hơi sương như đang ru ngủ muôn loài. Chỉ còn côn trùng vẫn cất tiếng ra rả cho khúc nhạc muôn thuở về đêm. Cảnh đêm trăng rằm mùa hạ thật đẹp.
Giữa đồng quê, ngắm cảnh một đêm trăng đẹp như vậy, em cảm thấy yêu thiên nhiên, cảnh vật quê quê hương hơn. Em sẽ cố gắng học giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Nguyên nhân hình thành hoang mạc:
+ Do ảnh hưởng của hải lưu lạnh.
+ Do nằm dọc theo 2 đường chí tuyến ( B- N)
+ Do nằm sâu trong lục địa ( đại lục Á-Âu).
- Nhân tố hình thành hoang mạc:
+ Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (hiện tượng sa mạc hoá)
+ Do tác động của con người.
- Các nguyên nhân hình thành hoang mạc :
+ Nằm sâu trong nội địa nên ít bị ảnh hưởng của biển
+ Dọc theo 2 chí hướng là nơi có khí áp cao , nhận được nhiều ánh sáng nên ít mưa
+ Có dòng biển lạnh ven bờ ngăn hơi nước nên ít có mưa
Hok tốt