em hãy viết một đoạn văn trên 10 câu nói về thiên nhiên trong đó có sử dụng câu đặc biệt và câu rút gọn
các bạn giúp mk nhanh nhé mk cần gấp
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
2,GỢI Ý: - Những câu chuyện xót xa về sự vô cảm của con trẻ được đăng trên vietnamnet.vn đã gợi cho chúng ta nhiều suy tư về quan niệm sống trong xã hội.” Chứng minh: Hiện tượng vô cảm, thờ ơ của giới trẻ ngày nay + Thế nào là thờ ơ, vô cảm? + Những hiện tượng vô cảm, thờ ơ được biểu hiện như thế nào? ( quát mắng cha mẹ, không quan tâm đến những người xung quanh,…) + Hậu quả: Con người trở nên lãnh cảm với mọi thứ, tình cảm thiếu thốn dễ nảy sinh tội ác, khó hình thành nhân cách tốt đẹp; gia đình thiếu hơi ấm, nguội lạnh, thiếu hạnh phúc, dễ gây bất hòa; sự vô cảm, cái ác sẽ thống trị và nhân lên trong xã hội,... + Nguyên nhân: bản thân thiếu ý thức, gia đình nuông chiều, xã hội …… + Bài học rút ra cho bản thân
Dù con người luôn chịu khó học hỏi thì vẫn còn đó nhiều điều chúng ta chưa hề biết đến. Nếu bản thân chịu khó đi đây đó để tìm tòi, khám phá sẽ biết được thêm nhiều điều mới lạ. Vì vậy, khi xưa ông cha ta có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
“Một ngày đàng” là một khoảng thời gian mang tính chất tượng trưng. Tương tự như vậy, “một sàng khôn” cũng là một lượng kiến thức ta tiếp nhận được và không thể đem ra cân, đo , đong, đếm. “Một ngày đàng” – “một sàng khôn” – câu tục ngữ mang hai vế đăng đối rất cân xứng nhau, thể hiện sự tăng tiến đồng đều. Cả câu tục ngữ toát lên rằng nếu bản thân càng chịu khó thoát khỏi vỏ bọc chật hẹp, đi ra ngoài thế giới, tiếp xúc với những nền văn hóa khác nhau, sẽ càng có hiểu biết rộng về xã hội xung quanh. Hơn thế nữa “Sàng khôn” còn có ý thể hiện sự chắt lọc, tiếp nhận kiến thức bên ngoài sẽ càng đem lại hiệu quả cao.
Ngày nay, câu tục ngữ vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Đất nước ta đang trong thời kì hội nhập với thế giới. Chính vì vậy, như cầu cấp thiết hiện nay chính là nâng cao kiến thức của con người. Đất nước phát triển đòi hỏi con người phải luôn tiếp thu, học hỏi. Khi đang là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường thì nhà trường chính là một xã hội thu nhỏ, là nơi ta có thể dễ dàng tiếp cận với trí thức của nhân loại một cách bài bản, có chọn lọc. Bởi thế, để có một hành trang vững vàng bước vào đời, học sinh chúng ta cần phải nỗ lực học tập không ngừng nghỉ như lời Lê-nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Hơn nữa, chúng ta cần học những điều bổ ích, thiết thực cho bản thân, tránh tiếp thu những thói hư tật xấu.
Việc học là cả một quá trình dài. Bởi thế bên cạnh ý thức học tập, bản thân chúng ta cũng nên tự đề ra phương pháp học tập hợp lý, có định hướng để đạt được hiệu quả như mong muốn. Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” chính là một bài học quý báu dành cho thế hệ trẻ – những chủ nhân tương lai của đất nước. Đất nước có phát triển được hay không hoàn toàn phụ thuộc vào nền trí thức của các thế hệ mai sau.
Bước 1: Giải thích
Bước 2: Hiện trạng sử dụng facebook ở Việt Nam hiện nay
Bước 3: Nêu lợi ích mà facebook mang lại
Bước 4: Tác hại do facebook gây ra
Bước 5: Phương pháp giải quyết
Bước 1: Giải thích
Bước 2: Hiện trạng sử dụng facebook ở Việt Nam hiện nay
Bước 3: Nêu lợi ích mà facebook mang lại
Bước 4: Tác hại do facebook gây ra
Bước 5: Phương pháp giải quyết
Tham khảo:
Bài tham khảo 1
I. Mở bài: Giới thiệu về hiện tượng Facebook
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu xã hội và giải trí ngày càng cao chính vì thế mà thế giới ảo nhanh chóng ra đời, trong đó không thể không kể đến Facebook. Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay, chi phối rất nhiều người và gây ảnh hưởng rất lớn đến con người. Tình trạng thanh thiếu niên nghiện Facebook ở nước ta ngày càng nhiều và tình trạng này càng nguy hiểm. chính vì thế mà chúng ta nên kịp thời hạn chế hiện tượng này.
II. Thân bài:
1. Facebook là gì?
- Facebook là một mạng xã hội được truy cập miễn phí, là nơi mà con người có thể giao lưu, kết bạn và học hỏi
- Facebook có thể dùng dưới các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học hoặc khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác.
- Bên cạnh những mặt hại thì facebook cũng có mặt tích cực riêng
2. Hiện trạng sử dụng facebook ở nước ta hiện nay?
Theo số liệu thống kê năm 2015 thì:
- Hơn 20 triệu người dùng facebook hàng ngày, 2,5 giờ trung bình mỗi ngày được dành ra để sử dụng Facebook
- Mỗi tháng ở Việt Nam có tới 30 triệu người dùng Facebook
- ¾ người dùng facebook ở Việt Nam từ độ tuổi 18 đến 35 tuổi
3. Lợi ích của việc sử dụng facebook?
- Facebook là cầu nối, giúp kết nối con người với con người lại gần nhau hơn, bất kể bạn ở khắp mọi nơi, kể cả trong nước và trên thế giới bạn đều có thể giao lưu kết bạn. Bạn có thể dễ dàng làm quen với những người bạn mới mà bạn chưa từng biết nhờ tính năng chat miễn phí và không giới hạn của facebook.
- Facebook giúp con người học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích từ những lớp học online.
- Facebook giúp cập nhật thông tin bạn bè, người thân một cách nhanh chóng, kịp thời.
- Facebook là phương tiện giúp bạn bày tỏ quan điểm và ý kiến của bản thân như: Quan niệm sống, phong cách thời trang…
- Nơi quảng cáo, kinh doanh buôn bán của các doanh nghiệp
- Giúp bạn làm việc nhóm dễ dàng hơn
- Là nơi bạn có thể trút giận và chia sẻ vui buồn
4. Tác hại của facebook
- Lâm vào tình trạng nghiện facebook, làm lãng phí thờ gian của con người
- Bạn có thể bị lấy cắp thông tin khi tham gia facebook
- Nhiều người sử dụng facebook với mục đích xấu như: Nói xấu, bôi nhọ danh phẩm người khác,….
- Làm con người càng tin vào thế giới ảo, không quan tâm đến thế giới ảo
- Làm con người lâm vào các trạng thái tiêu cực như: Ghen tỵ, mặc cảm, đua đòi,….
5. Biện pháp giảm thiểu tình trạng sử dụng facebook thường xuyên
- Nhà nước: Đưa ra các biện pháp sử dụng facebook lành mạnh, có hình phạt cho những hành vi xấu trên facebook
- Nhà trường: Quan tâm đến học sinh, hướng dẫn học sinh sử dụng facebook một cách có hiệu quả
- Bản thân: Có ý thức đúng đắn khi sử dụng facebook
III. Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em về hiện trạng sử dụng facebook.
1. câu bị động mình gạch chân
Chị Dậu lại chan chứa nước mắt. Buồn rầu, chị sẽ ngồi xuống bậc cửa và nói chầu lên:
- Vậy là tất cả đến 3 đồng rưỡi, cụ cho con 1 đồng thì thiệt con quá. Xin cụ trông lại! Ông Nghị đập tay xuống sập:
- Đem ngay ra chợ mà bán! Không nói lôi thôi! Mất thì giờ! Thời tây bây giờ thì giờ là vàng bạc, không ai công đâu mà mặc cả với mày...Hừ! Vừa mới ngoen ngoét nói rằng bán không ai mua, người ta làm phúc mua cho lại còn nhằng nhẵng kêu rẻ! Rẻ thì đem ngay ra chợ mà bán. Ra ngay!
2. TD: Bộc lộ cảm xúc.
3.
*Giống nhau: có cấu tạo là 1 từ hoặc 1 cụm từ. Do đó hai kiểu câu đều có đặc điểm là ngắn gọn.
*Khác nhau:
-Câu rút gọn
+Về bản chất là câu đơn có đủ thành phần chủ - vị nhưng khi sử dụng người ta lược bỏ đi một số thành phần như chủ ngữ, vị ngữ hoặc lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ
+Dựa vào hoàn cảnh, có thể xác định được từ hoặc cụm từ bị rút gọn là thành phần gì trong câu.
+Có thể khôi phục lại thành phần đã bị lược bỏ trong câu thành câu hoàn chỉnh, đầy đủ.
Câu đặc biệt:
+là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ
+Từ hoặc cụm từ trong câu đặc biệt làm trung tâm cú pháp của câu không thể xác định được từ hoặc cụm từ đó làm thành phần nào trong câu-
+Không thể khôi phục lại được
VD trong đoạn văn trên :
* câu rút gọn : -Đem ngay ra chợ mà bán!
-Không nói lôi thôi!
-Mất thì giờ!
* câu đặc biệt : Hừ!
Ủa !!! Vậy bạn hỏi chi zợ đây không phải chỗ bạn tỏ tình nha !!!
Thời kỳ cầm quyền của nhà Lý (1009-1225) và nhà Trần (1226-1400) là hai triều đại thịnh vượng nhất trong lịch sử Việt Nam từ trước đến nay. Nhiều sách sử cho rằng triều đại nhà Lê mới là triều đại mạnh nhất, nhưng đa số người đọc đã bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm: sự thịnh vượng và tập trung quyền lực. Triều đại nhà Lê là quãng thời gian quyền lực của vua đạt đến tối cao, tuy nhiên điều này không có nghĩa rằng đời sống của dân chúng đạt được sự thịnh vượng. Ngược lại trong giai đoạn Lý – Trần, mặc dù quyền lực của triều đình không bao trùm lên toàn bộ đời sống nhưng đời sống xã hội lại vô cùng phát triển. Và ở đây, tôi muốn bàn đến sự thịnh vượng chứ không phải sự tập quyền.
tìm cụm chủ-vị trong những câu sau và cho biết cụm chủ-vị làm thành phần gì
a) bố về là 1 niềm vui
bố về : cụm C-V : bố (C) / về (V)
cụm C-V làm thành phần CN
b) bố về khiến cả nhà vui
*Cụm CV1: bố về
-cụm C-V1 : bố (C) / về (V)
-cụm C-V1 làm thành phần CN
*Cụm C-V2:cả nhà vui
cả nhà (C) / vui (V)
-Cụm C-V2 làm phụ ngữ trong cụm động từ
c) chúng tôi tin bạn An sẽ tiến bộ
*Cụm C-V: bạn An sẽ tiến bộ
-bạn An (C) / sẽ tiễn bộ (V)
cụm C-V làm phụ ngữ trong cụm động từ
d) bạn An lớp tôi có nước da bánh mật
*cụm C-V: nước da bánh mật
-nước da(C) / bánh mật (V)
Cụm C-V làm PN cho cụm động từ
Tiếng gà trưa đã đánh thức những kỉ niệm về ng bà tràn ngập yêu thương, nó còn gợi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu đằm thắm
Vậy là đã hai năm trôi qua từ khi tôi bước đi tạm biệt ngôi trường cấp 1 yêu dấu này. "Ôi! Sao nhớ quá!" Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương. Hình ảnh thầy cô, hình ảnh bạn bè và cả hình ảnh sân trường giờ ra chơi. Ngày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên.
+ Câu đặc biệt ; rút gọn : trong ngoặc
Hoàng hôn trên sông đẹp như một bức tranh thuỷ mặc làm say lòng người . Chân trời ánh lên màu rám đỏ của buổi cuối ngày. Lung linh trên mặt nước những tia nắng nhợt nhạt đang lưu luyến chia tay dòng sông trước khi trở về xứ sở( câu rút gọn). Màu áo tím buồn của những kiếp đời trôi nổi bập bềnh trên sóng, gieo vào trời chiều một nỗi sầu man mác . Vẳng vẳng trên sông một câu hò ngọt ngào cùng tiếng mái chèo rẽ nước của cô gái chèo đò duyên dáng. Khói lam chiều toả ra từ những mái nhà tranh làm khung cảnh trở nên mờ ảo như sương mai buổi sớm. Ôi! Đẹp quá!( câu đặc biệt).