Cho M, N, P, Q là hình thang cân. Biết A, B, C, D lần lượt là trung điểm MN, NP, QP, MQ. Tứ giác ABCD là hình gì ? Giải thích ?
Vẽ hình giúp luôn nha 🙃🙃
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong gia đình, tôi là người nhỏ nhất nên luôn được mọi người bên ngoại yêu chiều. Hầu như mỗi lần về ngoại chơi, tôi không phải làm gì hết, chỉ ngồi đó chơi là được rồi. Trái lại với sự yêu chiều ờ bên ngoại, bên nhà nội hình như không mấy ai ưa tôi cả. Tôi không biết vì sao nhưng chắc là tại cái sự yêu chiều đã được nhằm vào em trai họ của tôi.
Thời gian trôi qua thật nhanh, cái tên gọi “con bé hậu đậu” giờ cũng không còn nữa. Thay vào đó là những lời khen. Tôi không còn là con bé hậu đậu hay bị chê cười nữa mà bây giờ tôi đã là một học sinh lớp tám rồi đấy!
Cha từng nói với tôi: “Con người có ước mơ và có nghị lực kiên trì biến ước mơ thành hiện thực thì mới là một con người thành công”. Cũng chính sau khi nghe nói những lời ấy, tôi đã tự lập ra cho mình những mục tiêu cần phải hoàn thành trong tương lai. Tôi đem cho cha xem, cha cười và bảo tôi: “Giỏi lắm con yêu. Mục đích bây giờ đã có, con hãy cố gắng kiên trì thực hiện nhé!". Những lời nói ấy cũng là động lực cho tôi tiếp tục cố gẳng. Tôi còn nhớ tám năm trước, tôi chỉ là một con bé rụt rè., thụ động, hậu đậu và học không giỏi. Thế mà tám năm sau, tôi bây giờ đã trưởng thành hơn, tự tin hơn, mạnh mẽ hơn, có ý chí hơn. Tôi đã hoàn toàn lột xác bỏ lại cái vỏ bọc của con bé hậu đậu năm xưa. Cha mẹ luôn hỏi tôi những câu hỏi:” Lớn lên con định làm gì?”. Câu trả lời của tôi luôn khác nhau theo năm tháng. Hồi học lớp một, tôi ước mơ được trở thành một nàng tiên trong truyện cổ tích. Lớp ba và lớp năm thì tôi lại ước mơ được làm nhà khoa học. Nhưng đến lớp tám, tôi chắc chắn ước mơ của mình chính là trở thành nhà thiết kế thời trang nổi tiếng. Lúc ấy, tôi cảm thấy tôi rất cần trả lời chính xác cho ước mơ, dự định của tôi trong tương lai. Tôi cảm thấy, mình đã lớn khôn.
Không chỉ lớn khôn về mặt thể xác mà tôi còn thấy mình lớn khôn về mặt suy nghĩ. Tôi không còn thích những nơi ồn ào, không còn hứng thú những trò chơi điện tử mà tôi từng dành thời gian suốt ngày để chơi với chúng, tôi không còn thích xem những bộ phim hoạt hình, đọc những cuốn truyện vô bổ nữa mà bây giờ tôi thích những nơi yên tĩnh, trầm lắng hơn. Tôi bắt đầu thích việc viết nhật kí, đọc những quyển tiểu thuyết, vẽ tranh khi vui cũng như khi buồn. Tôi có thể dành thời gian hàng giờ chỉ để ngắm một vật hay một cơn mưa. Trước đây, tôi làm nhiều điều mà không nghĩ đến hậu quả nhưng bây giờ trước khi nói một lời nói, làm một việc gì đó, tôi đều suy nghĩ thật kĩ trước khi làm.
Trước đây, tôi từng làm cha mẹ phải buồn, phải lo lắng và thất vọng. Tôi lúc đó không hề biết những việc mình làm sẽ ảnh hưởng hay tổn thương cha mẹ ra sao. Cứ thích cái gì là làm thôi. Còn lúc này đây, nếu cho tôi một điều ước, tôi sẽ ước : thời gian quay trở lại để tôi sửa chữa mọi lỗi lầm mình đã gây ra. Tôi đã thực sự ý thức được việc mình làm có thể gây tổn thương cho những người yêu thương tôi nhiều như thế nào. Phải chăng, tôi đã lớn?
Tôi cảm thấy mình đã khôn lớn về mọi mặt: Thể xác lẫn tâm hồn. Lớn khôn không chỉ trong suy nghĩ mà còn về từng lời nói, cử chỉ hay cả suy nghĩ về tương lai và cuộc sống của mình. Tôi cũng đã học được rất nhiều bài học, suy nghĩ thận trọng hơn và có ý chí cho tương lai sau này. Có lẽ tôi đã lớn thật rồi.
Văn mẫu lớp 8
Viết bài tập làm văn số 1
Tôi thấy mình đã khôn lớn
Bình chọn:
Em cần xác định, khi em cảm nhận mình đã khôn lớn thì sự khôn lớn ấy được thể hiện qua những yếu tố nào (thể chất, tinh thần, suy nghĩ....)?
Đề bài : Tôi thấy mình đã khôn lớn
BÀI LÀM
Thời gian trôi đi nuôi dưỡng tâm hồn con người, giúp ta trưởng thành hơn cả về thể chất, tinh thần và chắp cánh cho ta những ước mơ, những hi vọng vào tương lai. Giống như mọi người, dòng xoáy của thời gian cho tôi sự trưởng thành để một ngày tôi chợt nhận ra: “Tôi đã lớn khôn”.
Con người tôi đang ngày càng lớn lên theo năm tháng. Nhớ ngày nào, tôi còn là con bé con nhút nhát chỉ biết tò tò theo sau chân mẹ, thế mà bây giờ, cô nhóc ấy đã trở thành một học sinh Trung học cơ sở, cao hơn cả mẹ. Tôi không chỉ lớn hơn mà tầm tay cũng xa hơn trước. Tôi có thế dễ dàng lấy những cuốn từ điển trên giá cao nhất xuống, có thể giúp mẹ treo quần áo lên mắc tủ mà không cần bắc ghế, có thế giúp bố khiêng thang lên gác thượng để sửa ăng-ten, có thể đi hết một đoạn đường núi dài không cần có ai dắt hay cõng… Những việc ấy hồi nhỏ tôi chưa đủ sức thì bây giờ đều trở nên đơn giản, dễ dàng. Tôi cũng không còn cảm thấy tự hào khi giúp bố mẹ làm những công việc nhà nữa, tất cả đều đã trở thành những việc làm thường ngày của tôi, không có gì khó khăn hay quá sức cả. Cái cảm nhận mình đang lớn lên ban đầu đối với tôi còn rất mơ hồ nhưng càng lúc tôi càng nhận thức được rõ ràng hơn.
Tôi không chỉ lớn lên ở con người mà còn lớn lên trong suy nghĩ của mình. Trước đây, tôi chỉ biết đến trường và học theo các bạn mà chẳng cần lo nghĩ xa xôi gì hết. Ngay cả việc vào học trường cấp hai, tôi cũng để cho bố mẹ quyết định. Hồi đó, tôi hầu như dựa dẫm hết vào bố mẹ nhưng dần dần, tôi cũng biết tự lo cho mình. Sau mỗi học kì, tôi biết tự xem lại kết quả học tập của mình, so sánh với các bạn khác và kết quả năm học trước đế rút kinh nghiệm cho mình tiến bộ hơn. Trong một tập thế mà ý thức thi đua luôn được đề cao, tôi cũng đã học tập được rất nhiều tò các bạn mình. Tôi biết rằng không ai có thế hiểu mình cần gì hơn chính bản thân mình. Tôi đã có suy nghĩ và ý kiến riêng, tôi có thế tự lo cho mình. Không giống như lúc còn nhỏ (luôn hành động theo bản năng và ý muốn của riêng mình), tôi hiểu rằng không thể không chú ý tới mọi người xung quanh. Tôi đang học cách sống để không phải tranh giành, học cách nhường nhịn và chấp nhận suy nghĩ của người khác. Mỗi người nhìn nhận suy nghĩ theo một chiều hướng khác nhau, điều cần thiết là tôi biết lúc nào cần hiểu và khi nào cần thuyết phục cho người khác hiểu mình.
Từ sự khôn lớn ấy, tôi cũng tự đặt cho mình những ước mơ. So với khi còn nhỏ thì những mong muốn ấy đã không còn chỉ là những ý muốn bộc phát, mơ mộng, viển vông nữa. Thời gian đã cho tôi sự chín chắn trong những quyết định cho tương lai. Trước kia, ước muốn của tôi có nhiều vô số mà bây giờ tôi cũng không còn nhớ hết nữa. Khi ấy, tôi chỉ biết nhìn mọi thứ một cách đơn giản, thấy ai làm gì hay hay thì cũng mong muốn mình có thế làm được như vậy. Thế nhưng bây giờ thì tôi hiểu rằng chẳng có mục tiêu nào có thể đạt được một cách đơn giản mà không cần có cố gắng của chính mình. Tôi chẳng mấy khi nghĩ tới những điều con nít như khi còn nhỏ mà suy nghĩ rất kĩ để tự đánh giá khả năng của mình và đặt ra một mục tiêu chắc chắn. Tôi không muốn phải thay đổi mơ ước của mình cho dù tôi có lớn hơn nữa. Hiện nay, tôi vẫn chưa biết ước mơ lớn nhất trong tương lai của mình là gì nhưng khi đã có thể quyết định được, tôi sẽ luôn hi vọng và cố gắng hết sức để đạt được.
Nhưng ước mơ ấy càng lớn bao nhiêu, tôi càng nhận thức được trách nhiệm của mình bấy nhiêu. Trước hết, tôi cần có bổn phận đối với những người xung quanh. Là một người con, tôi phải nỗ lực phấn đấu trưởng thành để không phụ công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà. Là một người trò, tôi phải cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức xứng đáng với sự dạy dỗ của các thầy cô giáo. Là một người bạn, tôi cần học tập và giúp đỡ các bạn của mình để cùng tiến bộ hơn… Tôi hiểu rằng bất cứ ai cũng có trách nhiệm riêng. Khi tôi đã là một học sinh khoác trên người bộ đồng phục của trường Chu Văn An thì đi đâu tôi cũng là đại diện cho ngôi trường của mình. Tôi hiểu rằng mọi người có thể nhìn nhận và đánh giá ngôi trường thân yêu theo những hành vi ứng xử của tôi. Khi tôi là một người Hà Nội thì tôi là đại diện cho con người thủ đô và khi tôi là người Việt Nam thì tôi cũng là đại diện cho cả dân tộc mình. Càng suy nghĩ về những trách nhiệm ấy tôi cũng cảm nhận được sức nặng đặt trên vai mình.
Sự trưởng thành của tôi không chỉ bản thân tôi biết mà mọi người xung quanh cũng đều công nhận. Hè vừa rồi, nhà nội tôi có một niềm vui rất lớn: Người bác của tôi đã sống bên Mĩ gần hai mươi năm cùng với hai cô con gái đã trở về thăm quê hương. Suốt thời gian ấy, bác và hai chị sống ở nhà tôi, bà tôi cũng dọn từ quê ra. Ở nhà nhộn nhịp, đông vui hơn nên công việc cũng nhiều hơn trước. Trong khi bố mẹ vẫn phải đi làm, còn chị Thu thì đang thi học kì, chỉ có tôi ở nhà cùng bác tiếp khách và dọn dẹp nhà cửa. Tôi đã cố gắng làm được nhiều việc nhà để bác và bà được nghỉ ngơi. Một hôm, trong bữa cơm bác đã khen tôi làm bố tôi rất vui và hài lòng. Tối hôm đó, trước khi tôi đi ngủ, mẹ nói với tôi:
– Con gái mẹ đã lớn nhiều rồi đấy!
Tôi sung sướng đi vào giấc ngủ không chỉ vì lời khen của mẹ hay của bác mà vì niềm vui khi thấy bố mẹ tự hào về mình – có nghĩa là tôi đã lớn khôn. Cho dù trách nhiệm có to lớn tới đâu, cho dù ước mơ còn là một khoảng cách rất xa và khó khăn, tôi vẫn sẽ không ngừng cố gắng, bởi tôi biết rằng xung quanh mình vẫn còn những người thân yêu luôn sẵn sàng giúp đỡ tôi bất cứ lúc nào.
\(A=12\left(x-1\right)^2+\frac{8x}{y}=12y^2+\frac{8x}{y}=12y^2+\frac{8\left(1-y\right)}{y}\) (chú ý cái giả thiết =>x = 1-y)
\(=12y^2+\frac{8}{y}-8=12y^2+\frac{4}{y}+\frac{4}{y}-8\ge3\sqrt[3]{12y^2.\frac{4}{y}.\frac{4}{y}}-8\)
\(=3\sqrt[3]{192}-8=12\sqrt[3]{3}-8\)
Không chắc lắm.
1)
=a^4+2a^2+1-a^2
=(a^2+1)^2-a^2
=(a^2-a+1)(a^2+a+1)
2)
=a^4+4b^4-4a^2b^2
=(a^2+2b^2)^2-4a^2b^2
=(a^2-2ab+2b^2)(a^2+2ab+2b^2)
3)
=(8x^2+1)^2-16x^2
=(8x^2-4x+1)(8x^2+4x+1).
4)
=x^5+x^4+x^3-x^3+1
=x^2(x^2+x+1)-(x-1)(x^2+x+1)
=(x^2-x+1)(x^2+x+1)
5).
=x^7-x+x^2+x+1
=x(x^6-1)+x^2+x+1
=x(x^3-1)(x^3+1)+x^2+x+1
=x(x-1)(x^2+x+1)(x^3+1)+x^2+x+1
=(x^2+x+1)[(x^2-x)(x^3+1)+1]
6)
=x^8-x^2+x^2+x+1
=x^2(x-1)(x^2+x+1)(x^3+1)+x^2+x+1
Xong nhóm x^2+x+1 vào.
7)
=x^4-(2x-1)^2
=(x^2-2x+1)(x^2+2x-1)
8)
=(a^8+b^8)^2-a^8b^8
=(a^8-a^4b^4+b^8)(a^8+a^4b^4+b^8).
a) Ta có: N, P lần lượt là trung điểm của CA; CB
=> NP là đường trung bình của tam giác CAB với đáy AB
=> NP // = \(\frac{1}{2}\)AB (1)
mà M là trung điểm AB => AM = MB = \(\frac{1}{2}\)AB (2)
Từ (1); (2) => NP // = MB
=> BMNP là hình bình hành.
b. Từ (1) ; (2) => AMPN là hình bình hành
mà ^NAM = ^CAB = 1v
=> AMMPN là hình chữ nhật
( chú ý 1v là 1 vuông = góc 90 độ )
a) Ta có: N, P lần lượt là trung điểm của CA; CB
=> NP là đường trung bình của tam giác CAB với đáy AB
=> NP // = 1212AB (1)
mà M là trung điểm AB => AM = MB = 1212AB (2)
Từ (1); (2) => NP // = MB
=> BMNP là hình bình hành.
b. Từ (1) ; (2) => AMPN là hình bình hành
mà hbh AMPN có 1 góc vg nên => AMPN là hình chữ nhật
A B C D I E 1 1 2
a) Xét tứ giác ADCE có:
I là trung điểm AC (gt), I là trung điểm DE(gt),. AC giao DE tại I (h.vẽ)
\(\Rightarrow ADCE\)là hbh
b) Để\(ADCE\)là hình thoi
\(\Leftrightarrow AD=DC\)
\(\Rightarrow\Delta ADC\)là tam giác cân tại D
\(\Rightarrow\widehat{A1}=\widehat{C1}\left(1\right)\)
Ta có: \(\widehat{A1}+\widehat{A2}=\widehat{A}=90^0\left(2\right)\)
Vì tam giác ABC vuông ở A nên \(\widehat{B}+\widehat{C1}=90^0\)( 2 góc phụ nhau ) (3)
Từ (1) và (3) \(\Rightarrow\widehat{B}+\widehat{A1}=90^0\)(4)
Từ (2) và (4) \(\Rightarrow\widehat{B}=\widehat{A2}\)
\(\Rightarrow\Delta ABD\)cân ở D
\(\Rightarrow BD=AD\)mà AD=DC
\(\Rightarrow AD=\frac{1}{2}BC\)
Xét tam giác ABC vuông ở A có: \(AD=\frac{1}{2}BC\)
\(\Rightarrow AD\)là đường trung tuyến của tam giác ABC
\(\Rightarrow D\)là trung điểm của BC.
Vậy D phải ở vị trí là trung điểm của BC thì \(ADCE\)là hình thoi.
+) Áp dụng định lý Py-ta-go vào tam giác ABC vuông ở A ta được:
\(AB^2+AC^2=BC^2\)
\(5^2+12^2=BC^2\)
\(169=BC^2\)
\(\Rightarrow BC=13\)mà \(DC=\frac{1}{2}BC\)( D là TĐ BC)
\(\Rightarrow DC=\frac{1}{2}.13=6,5\)
Vậy khi đó cạnh hình thoi ADCE là =6,5cm
A C B E D I
a) Xét tứ giác ADCE có: IA = IC (gt)
ID = IE (gt)
=> tứ giác ADCE là hình bình hành
b) Để hình bình hành ADCE là hình thoi
<=> AD = DC
<=> t/giác DAC cân tại D
<=> \(\widehat{DAC}=\widehat{DCA}\)
Do \(\widehat{B}+\widehat{BCA}=90^0\)
\(\widehat{BAD}+\widehat{DAC}=90^0\)
=> \(\widehat{B}=\widehat{BAD}\) <=> t/giác ABD cân tại D
<=> BD = AD (cùng = AD)
<=> D là trung điểm của BC
Áp dụng định lí Pi - ta - go vào t/giác ABC vuông tại A
Ta có: BC2 = AB2 + AC2
=> BC2 = 52 + 122 = 25 + 144 = 169
=> BC = 13 (cm)
Do D là trung điểm của BC
=> BD = DC = 1/2BC = 1/2.13 = 6,5(cm)
Vậy ...
a,Ta có:M là trung điểm AB(gt)
N là trung điểm BC(gt)
=>MN là đường trung bình tam giác ABC.
=>MN//AC và MN=1/2AC (1)
Lại có:Q là trung điểm AD(gt)
P là trung điểm DC(gt)
=>QP là đường trung bình tam giác ADC.
=>QP//AC và QP=1/2AC(2)
Từ (1)và(2)
=>MN//QP và MN=QP
=>Tứ giác MNPQ là hình bình hành.
b, <=> Góc M1 = 90°
Mà MN//AC => góc K1 = 90°
NP//MQ => góc O1 = 90°
hay AC⊥BD
Vậy tứ giác ABCD có AC⊥BD thì MNPQ là hình chữ nhật
a ) Xét \(\Delta\)ABD có :
\(\Rightarrow\)QM là đường trung bình của \(\Delta\)ABD
\(\Rightarrow\)QM // BD và QM = BD / 2 ( 1 )
Xét \(\Delta\)DBC có :
\(\Rightarrow\)PN là\(\Rightarrow\) đường trung bình của \(\Delta\)DBC
\(\Rightarrow\)PN // BD và PN = BD / 2 ( 2 )
Từ ( 1 ) và ( 2 ) \(\Rightarrow\)◇QMCP là hình bình hành( 3 )
b ) Xét \(\Delta\)ACD có :
\(\Rightarrow\)QP là đường trung bình của \(\Delta\)ACD
\(\Rightarrow\)QP // AC
Mà ta có : AC \(\perp\)BD
\(\Rightarrow\)QP \(\perp\)BD
Ta lại có :
QP \(\perp\)BD
PN // BD
\(\Rightarrow\)QP \(\perp\)PN ( 4 )
Từ ( 3 ) và ( 4 ) \(\Rightarrow\)◇QMNP là hình chữ nhật