K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 10 2023

Châu Âu có 2 khu vực địa hình chính là đồng bằng và miền núi.

CK
Cô Khánh Linh
Giáo viên VIP
28 tháng 10 2023

Châu Âu có 2 khu vực địa hình chính là đồng bằng và miền núi.

24 tháng 10 2023

Châu Á là châu lục lớn nhất thể giới nằm trong lục địa Á-Âu 

Có diện tích khoảng: \(44580000km^2\)

24 tháng 10 2023

 

Châu Á là lục địa lớn nhất trên Trái đất, với diện tích khoảng 44,58 triệu km². Nó chiếm khoảng 30% tổng diện tích của toàn bộ bề mặt đất liền và có hơn 4,5 tỷ người sinh sống trên đây, tương đương với hơn 60% dân số thế giới. Châu Á có địa hình đa dạng, từ các dãy núi cao như dãy Himalaya và dãy Ural, đến các vùng đồng bằng và sa mạc rộng lớn như sa mạc Gobi và sa mạc Thar. Với sự đa dạng văn hóa, lịch sử và địa lý, Châu Á là một lục địa đáng khám phá và có sự ảnh hưởng lớn đến toàn cầu.

 

24 tháng 10 2023

 

Thuận lợi:

1. Lực lượng lao động dồi dào: Dân số đông tạo ra một lực lượng lao động lớn, giúp tăng cường sản xuất và phát triển kinh tế.

2. Thị trường tiêu thụ lớn: Với số lượng người tiêu dùng đông, châu Á có thể tạo ra một thị trường tiêu thụ lớn, thu hút các công ty và doanh nghiệp đầu tư và phát triển.

3. Đa dạng văn hóa và nguồn nhân lực: Dân số đông mang lại sự đa dạng về văn hóa, truyền thống và nguồn nhân lực, tạo điều kiện cho sự phát triển và sáng tạo trong nhiều lĩnh vực.

Khó khăn:

1. Áp lực về tài nguyên: Dân số đông tạo ra áp lực lớn về tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên tự nhiên như nước, đất đai và năng lượng. Việc quản lý và sử dụng tài nguyên hiệu quả trở thành một thách thức.

2. Cạnh tranh về việc làm: Với lực lượng lao động đông, cạnh tranh về việc làm trở nên khốc liệt. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thất nghiệp và áp lực lớn đối với các chính phủ để tạo ra đủ việc làm cho dân số.

3. Áp lực về hạ tầng và dịch vụ công: Dân số đông đặt áp lực lớn lên hạ tầng và dịch vụ công như giao thông, y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng. Điều này đòi hỏi sự đầu tư lớn và quản lý hiệu quả để đáp ứng nhu cầu của dân số.

4. Vấn đề an ninh và xã hội: Dân số đông có thể tạo ra những vấn đề an ninh và xã hội như tăng cường tội phạm, áp lực về chính trị và xã hội, và khó khăn trong việc quản lý và duy trì trật tự công cộng.

 

14 tháng 10 2023

*Những cuộc phát kiến địa lý:

 - Cuộc phát kiến địa lý của Đi-a-xơ:

  + Năm 1487, B. Đi-a-xơ đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam châu Phi. 

  + Điểm đó được ông đặt tên là mũi Bão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.

 - Cuộc phát kiến  của Cô-lôm-bô:

  + Năm 1492, C. Cô-lôm-bô, dẫn đầu đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đi về hướng Tây, đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê.

 + C. Cô-lôm-bô nghĩ rằng vùng đất ông vừa phát hiện ra là miền “Đông Ấn Độ”, thực tế đố là 1 châu lục mới - châu Mĩ.

 - Cuộc phất kiến địa lý của Va-xcô Đơ Ga-ma:

 + Năm 1497, Va-xcô Đơ Ga-ma, rời cảng Li-xbon đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ. 

 - Cuộc phát kiến của Ma-gien-lăng:

 + Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực Nam của Nam Mĩ (sau này được gọi là eo biển Ma-gien-lan) tiến vào đại dương, mà ông đặt tên là Thái Bình Dương.

 + Tại Phi-líp-pin, ông bị thiệt mạng trong lúc giao tranh với thổ dân.

 + Cuối cùng, đoàn thám hiểm chỉ còn 1 thuyền và 18 thuỷ thủ về đến bờ biển Tây Ban Nha.

 ⇒ Ph. Ma-gien-lan là người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển.

 
CK
Cô Khánh Linh
Giáo viên VIP
16 tháng 10 2023
Các cuộc phát kiến địa lý: 

- Năm 1487, Đi-a-xơ đi đến cực Nam châu Phi.

- Năm 1498, Va-xco-đơ Ga-ma đến Ca-li-cút, Ấn Độ.

- Năm 1492, Cô-lôm-bô khám phá ra châu mĩ Châu Mĩ.

- Năm 1519-1522, Ph.Ma-gien-lan đi vòng quanh thế giới.

CK
Cô Khánh Linh
Giáo viên VIP
12 tháng 10 2023

Tham khảo

- Sông ngòi ở châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn: Ô-bi, Ê-nít-xây, Lê-na, A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn, Ti- gro, Ơ-phrat.

- Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.

- Ở Bắc Á, mạng lưới sông dày và các sông lớn.

- Hướng chảy: hướng từ Nam lên Bắc.

- Chế độ nước: 

+ Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài.

+ Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.

+ Sông ngòi ở Đông Á và Đông Nam Á, Nam Á: 

Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn,...

Chế độ nước: nước lớn vào cuối hạ đầu thu, thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.

11 tháng 10 2023

do con người làm biến đổi khí hậu í

Câu 1. Ý nào không đúng khi nói về vị trí giới hạn của châu Phi? A. Phần đất liền kéo dài từ 370B đến 350N. B. Đường xích đạo chạy qua gần chính giữa châu lục C. Đường bờ biển ít bị chia cắt nên châu Phi ít bán đảo và vịnh biển. D. Phần đất liền tiếp giáp với châu Âu. Câu 2. Ý nào không đúng khi nói về khoáng sản ở châu Phi? A. Khoáng sản châu Phi rất phong phú và đa...
Đọc tiếp

Câu 1. Ý nào không đúng khi nói về vị trí giới hạn của châu Phi?

A. Phần đất liền kéo dài từ 370B đến 350N.

B. Đường xích đạo chạy qua gần chính giữa châu lục

C. Đường bờ biển ít bị chia cắt nên châu Phi ít bán đảo và vịnh biển.

D. Phần đất liền tiếp giáp với châu Âu.

Câu 2. Ý nào không đúng khi nói về khoáng sản ở châu Phi?

A. Khoáng sản châu Phi rất phong phú và đa dạng

B. Phân bố chủ yếu ở phía bắc và phía nam châu lục

C. Các khoáng sản quan trọng nhất: đồng, vàng, u-ra-ni-um, kim cương, dầu mỏ,...

D. Trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới.

Câu 3. Khoáng sản phía Bắc của châu Phi chủ yếu là:

A. Sắt, dầu mỏ, phôt-pho-ri, khí tự nhiên

B. Vàng, kim cương, crôm

C. Cô ban, đồng, vàng                     

 D. Man-gan, vàng, kim cương

Câu 4. Ven vịnh Ghi-nê của châu Phi chủ yếu có:

A. Sắt, dầu mỏ, phôt-pho-rit                          B. Vàng, kim cương, crôm, niken

C. Man-gan, vàng, kim cương, dầu mỏ        D. Cô ban, đồng, vàng, dầu mỏ            

Câu 5. Phía nam của châu Phi chủ yếu có:

A. Sắt, dầu mỏ, phôt-pho-rit, khí tự nhiên                 

B. Vàng, kim cương, crôm, niken, dầu mỏ, khí tự nhiên

C. Cô ban, đồng, vàng, crôm, thiếc, dầu mỏ, khí tự nhiên                          

D. Man-gan, sắt, vàng, kim cương, niken, cô ban, crôm, thiếc                          

Câu 6. Đặc điểm nào không đúng khi mô tả địa hình của châu Phi?

Gần như toàn bộ châu lục là một khối cao nguyên khổng lồ cao TB 750m

Chủ yếu là các sơn nguyên xen với các bồn địa thấp

Nhiều núi cao và đồng bằng thấp.

Phía Đông nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ dài và hẹp.

Câu 7. Dãy núi nào nằm ở Bắc Phi?

      A. Dãy Thiên Sơn                                      B. Dãy Hi-ma-lay-a

      C. Dãy Át-lát                                              D. Dãy Hoàng Liên Sơn

Câu 8. Dãy núi  nào nằm ở phía nam lãnh thổ châu Phi?

A. Hoàng Liên Sơn                                  B. Đrê-ken-bec                                       

C. Thiên Sơn                                 D. Hin-đu-cuc

Câu 9. Châu Phi không có đới khí hậu nào?

Khí hậu cực và cận cực.                   B. Khí hậu cận nhiệt.

C. Khí hậu cận xích đạo.                       D. Khí hậu xích đạo.

Câu 10. Ý nào không đúng khi nói về đặc điểm khí hậu châu Phi?

     A. Khí hậu cận nhiệt mùa đông ấm, ẩm, mưa nhiều, mùa hạ khô, nóng.

     B. Lạnh giá bậc nhất thế giới, nước đóng băng quanh năm.                        

     C. Khí hậu nhiệt đới ở Bắc Phi rất khô và nóng, Nam Phi ẩm và đỡ nóng hơn.

     D. Khí hậu xích đạo nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm

Câu 11. Đặc điểm không đúng với khí hậu châu Phi?

A. Khí hậu cận nhiệt mùa đông ấm, ẩm, mưa nhiều

Khí hậu cận xích đạo chịu tác động của gió mùa.

C. Khí hậu cực và cận cực lạnh giá quanh năm.                        

D. Khí hậu xích đạo nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm

Câu 12. Hệ thống sông nào không thuộc châu Phi?

A. Sông Công-gô                                        B. Sông Nin

C. Sông Rai-nơ                                           D. Sông Dăm-be-di

Câu 13. Con sông nào thuộc lãnh thổ châu Phi?         

     A. Sông Đa-nuyp                                            B. Sông Lê-na

     C. Sông Xê-nê-gan                                        D. Sông A-mua

Câu 14. Hệ thống sông nào thuộc châu Phi?

A. Sông Bra-ma-put                                        B. Sông Ô-bi                                                           

C. Sông Xê-xan                                               D. Sông Ni-giê

Câu 15. Châu Phi không có hồ nào?

     A. Hồ Ban-khat                                          B. Hồ Tan-ga-ni-ca

     C. Hồ Vích-to-ri-a                                      D. Hồ Sát

Câu 16. Năm 2020, số dân châu Phi chiếm khoảng bao nhiêu % dân số thế giới?

     A. 15%                    B. 16%                C. 17%                  D. 21%.

Câu 17. Dân số châu Phi tăng nhanh từ:

     A. Thời kì 2015-2020                          B. những năm 50 của thế kỉ XVIII

     C. những năm 50 của thế kỉ XIX         D. những năm 50 của thế kỉ XX         

Câu16. Năm 2020, số dân châu Phi chiếm khoảng

A. 1 240 triệu người.                    B. 1 340 triệu người.

C. 1 430 triệu người.                    D. 1 540 triệu người.

Câu 17. Nguyên nhân dẫn đến xung đột quân sự ở châu Phi:

A. Do mâu thuẫn giữa các bộ tộc, cạnh tranh về tài nguyên thiên nhiên

B. Do hạn hán triền miên, thời tiết khô nóng.

C. Dân số tăng quá nhanh, cao gấp hơn 2 lần trung bình thế giới.                      

D. Do phải phụ thuộc vào lương thực viện trợ của thế giới.

Câu 18. Châu Phi có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao nhất thế giới, năm 2020 tỉ lệ là:

A. 1,2%                     B, 2,54%                               C. 2,62%              D, 2,73%

Câu 19. Di sản lịch sử nào không phải của châu Phi?

A. Chữ việt tượng hình                                      B. Giấy Pa-pi-rút

C. Kim tự tháp                                                   D. Tháp Alcazar

Câu 20. Di sản lịch sử nào không phải của châu Phi?

A. Angkor Wat                                                B. Giấy Pa-pi-rút

C. Chữ việt tượng hình                                  D. Kim tự tháp

0
22 tháng 3 2023

C

8 tháng 3 2023

câu 1 :

Nguyên nhân : xung đột, mâu thuẫn sắc tộc, đất đai, tài nguyên,...

=> kìm hãm sự phát triển của châu phi

câu 2 : 

- phân biệt chủng tộc ở nam phi bắt đầu vào thuộc địa thời đế quốc hà lan ( năm 1948)

- tháng 12/1993, chính quyền của người da trắng đã tuyên bố " xóa bỏ " chế độ A - Pác - Thai "

- tồn tại ở Nam Phi hơn 3 thế kỉ

- người da đen đã bền bỉ đấu tranh dành lại sự tự do

- cộng đồng quốc tế cả nước đã lên án gay gắt, ủng hộ cuộc đấu tranh của người da đen

=> 1. " Chế độ A - Pác - Thai " đc xóa bỏ

2. lãnh tụ ANC Nen - xơn Man - đê - la được trả tự do sau 27 năm bị cầm tù và trở thành tổng thống da đen đầu tiên trên thế giới

* kết luận - ý nghĩa :

- chế độ phân biệt chủng tộc vĩnh viễn đc xóa bỏ sau hơn 3 thế kỉ tồn tại

- nhân dân nam phi bắt tay xây dựng đất nước