K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(4 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:                                CA SỢI CHỈ                        Mẹ tôi là một đoá hoa,                Thân tôi trong sạch, tôi là cái bông.                        Xưa tôi yếu ớt vô cùng,                Ai vò cũng đứt, ai rung cũng rời.                        Khi tôi đã thành chỉ rồi,              ...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

                               CA SỢI CHỈ

                       Mẹ tôi là một đoá hoa,

               Thân tôi trong sạch, tôi là cái bông.

                       Xưa tôi yếu ớt vô cùng,

               Ai vò cũng đứt, ai rung cũng rời.

                       Khi tôi đã thành chỉ rồi,

               Cũng còn yếu lắm, ăn ngồi không ngon,

                       Mạnh gì sợi chỉ con con,

               Khôn thiêng biết có vuông tròn cho chăng!

                       Càng dài lại càng mỏng manh,

               Thế gian ai sợ chi anh chỉ xoàng!

                       Nhờ tôi có nhiều đồng bang,

               Họp nhau sợi dọc, sợi ngang rất nhiều.

                       Dệt nên tấm vải mỹ miều,

               Đã bền hơn lụa, lại điều hơn da.

                       Đố ai bứt xé cho ra,

               Đó là lực lượng, đó là vẻ vang.

                       Hỡi ai con cháu Hồng Bàng,

               Chúng ta phải biết kết đoàn mau mau.

                       Yêu nhau xin nhớ lời nhau,

               Việt Minh hội ấy mau mau phải vào.

(Thơ Hồ Chí Minh, Cảnh Nguyên và Hồ Văn Sơn biên soạn, trang 73)

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ.

Câu 2 (0.5 điểm): Nhân vật “tôi” trong bài thơ đã trở thành sợi chỉ từ vật gì?

Câu 3 (1.0 điểm): Xác định và phân tích một biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

                       Nhờ tôi có nhiều đồng bang,

               Họp nhau sợi dọc, sợi ngang rất nhiều.

                       Dệt nên tấm vải mỹ miều,

               Đã bền hơn lụa, lại điều hơn da.

                       Đố ai bứt xé cho ra,

               Đó là lực lượng, đó là vẻ vang.

Câu 4 (1.0 điểm): Sợi chỉ có những đặc tính nào? Theo anh/chị, sức mạnh của sợi chỉ nằm ở đâu?

Câu 5 (1.0 điểm): Bài học ý nghĩa nhất anh/chị rút ra từ bài thơ là gì?

0
25 tháng 1

Lời giải

1 người ăn trong số ngày là :

750 x 60 = 45000 ( ngày )

Tổng số người lúc đó là :

750 + 250 = 1000 ( người )

Cả đơn vị lúc đó ăn trong số ngày là :

45000 : 1000 = 45 ( ngày )

Đáp số : 45 ngày

25 tháng 1

45 ngày nhưng mà tui không viết cách giải

380 sản phẩm

22 tháng 1

Những cành hoa địa lan tươi tót với màu vàng tươi hoặc xanh ngọc.

22 tháng 1

địa

25 tháng 1

đúng rồi bạn số âm bé hơn dương mà

25 tháng 1

Vì -27 < 0 < 4

Vậy -27 < 4 (là đúng)


(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:      – Thôi nào.      Eugène nói với lão:     – Cha hãy ngủ đi, lão Goriot tốt bụng của con, con sẽ viết thư cho họ. Ngay khi Bianchon trở lại, con sẽ đi nếu các cô ấy không đến.     – Các con gái ta không tới ư?     Ông già nức nở nhắc lại:      – Ta sẽ chết mất. Chết vì tức giận. Lúc này đây ta đã thấy tất cả cuộc...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: 

    Thôi nào. 

    Eugène nói với lão:

    – Cha hãy ngủ đi, lão Goriot tốt bụng của con, con sẽ viết thư cho họ. Ngay khi Bianchon trở lại, con sẽ đi nếu các cô ấy không đến.

    – Các con gái ta không tới ư?

    Ông già nức nở nhắc lại: 

    – Ta sẽ chết mất. Chết vì tức giận. Lúc này đây ta đã thấy tất cả cuộc đời ta, ta thật ngu ngốc. Các con ta không yêu ta, rõ ràng là chúng chưa bao giờ yêu ta. Nếu chúng không đến bây giờ thì chúng sẽ không bao giờ đến. Chúng càng đến muộn, chúng càng làm cho ta buồn khổ. Ta hiểu các con ta mà. Chúng có bao giờ quan tâm đến nỗi cô đơn, buồn phiền, đau khổ, những sự cần thiết của ta thì chúng cũng chẳng đoán biết được cái chết của ta đâu, chẳng qua chúng không hiểu thấu tình yêu thương của ta thôi. Phải, ta thấy rõ rồi, đối với chúng thì cái thói quen rút gan rút ruột ta đã khiến cho chúng không nhìn thấy những giá trị của việc ta đã làm cho chúng. Giá chúng đòi móc mắt ta thì ta cũng sẽ bảo: "Các con cứ việc móc nó ra.". Ta thật là ngu ngốc. Các con ta cứ tưởng rằng mọi người cha đều giống cha chúng. Sau này các con của chúng sẽ trả thù cho ta, chúng sẽ có lợi nếu chúng đến đây. Cậu hãy báo trước cho chúng biết rằng chúng đang làm cho chúng trở nên tồi tệ. Chúng đã phạm vào tất cả các tội ác. Cậu hãy đi đi, cậu hãy nói với chúng rằng nếu không đến nghĩa là chúng đã giết cha chúng rồi. Chúng đã phạm vào bao nhiêu tội ác rồi, đừng mang thêm tội giết cha nữa. Cậu hãy hét lên như ta đây này: "Ôi Anastasie! Ôi Delphine! Hãy đến với cha các cô đi, ông ấy đã rất tốt với các cô và giờ đây ông ấy đang sắp chết?". Chẳng có gì hết. Chẳng có một ai. Vậy thì ta sẽ phải chết như một con chó ư? Tôi đã bị con cái bỏ rơi, đó là phần thưởng cho tôi sao? Thật là độc ác và bẩn thỉu. Ta ghê tởm chúng, ta nguyền rủa chúng, kể cả khi đêm đến, ta cũng sẽ thức dậy từ quan tài để nguyền rủa chúng, bởi vì chúng ăn ở quá tệ. Ta sai lầm rồi phải không? Chúng đối xử thật tồi tệ phải không? Ôi ta vừa nói gì nhỉ? Cậu vừa nói với ta là Delphine đến rồi đấy chứ? Nó là đứa con gái tốt nhất của ta đấy. Eugène ạ, cậu như con trai của ta. Cậu cũng yêu nó chứ. Hãy đối xử với nó như một người cha ấy. Còn Anastasie bất hạnh nữa. Số phận của chúng ra sao đây? Ôi chúa ơi, ta sắp chết rồi, ta đau đớn quá. Cắt bỏ đầu ta đi, chỉ để lại cho ta mỗi trái tim thôi.

    – Christophe, cậu đi tìm Bianchon đi và mang đến cho tôi một cái xe.

    Eugène kêu lên sợ hãi khi nghe thấy những tiếng kêu la, rên rỉ của ông già. Cháu sẽ đi tìm các con gái của ông, người cha già nhân hậu ạ, cháu sẽ đưa họ về với cụ.

    – Mau lên, mau lên, cậu hãy yêu cầu hiến binh, hiến binh.

    Ông già vừa nói vừa nhìn Eugène với cái nhìn tràn đầy lý trí:

    – Hãy nói với nội các chính phủ, với ngài biện lý của nhà nước để họ đưa các con của ta về, ta mong muốn điều đó biết bao!

    – Nhưng cụ đã nguyền rủa họ cơ mà.

    Ông già sững sờ hỏi:

    – Ai đã nói thế? 

    – Cậu biết rõ là ta rất yêu các con ta mà. Nếu được nhìn thấy chúng thì ta đã khỏi bệnh rồi. Cậu hãy đi đi, người hàng xóm tốt bụng của ta, con trai yêu quý của ta. Con đi tìm chúng đi. Con thật là tốt. Ta muốn cảm ơn con, nhưng ta chẳng có gì cho con ngoài lời chúc phúc của một kẻ sắp chết. À ta muốn gặp Delphine, ta sẽ bảo nó thay ta trả ơn cho con. Nếu Nasie không đến, thì con dẫn Delphine đến đây. Con nói với nó rằng con sẽ không yêu nó nữa nếu nó không đến. Nó rất yêu con nên nó sẽ tới. Ôi! Ta muốn uống. Lòng yêu con đang đốt cháy ta. Hãy để cái gì đó lên đầu ta đi. Bàn tay của các con gái ta, nó sẽ cứu ta, ta cảm thấy điều đó mà... Chúa ơi! Ai sẽ làm ra tài sản cho các con ta nếu ta ra đi? Ta muốn đến Odessa để kiếm tiền cho các con ta.

    – Cụ uống đi.

    Eugène vừa nói vừa nâng ông già đang hấp hối lên cánh tay trái của mình, còn tay phải anh cầm chén nước thuốc đầy.

    – Con phải yêu quý cha mẹ con. Ông già vừa nói vừa siết chặt bàn tay yếu ớt của mình vào bàn tay của Eugène. Cậu có hiểu được rằng ta sẽ chết mà không được gặp các con gái của ta không? Ta luôn thấy khát nhưng không bao giờ ta được uống. Ta đã sống như thế trong suốt mười năm qua. Hai thằng con rể của ta đã giết chết các con gái ta. Phải rồi, ta đã mất con sau khi chúng đi lấy chồng. Đức cha ơi, người hãy nói với nhà thờ đưa ra một luật về cưới xin đi. Cậu nghe đây. Nếu cậu yêu quý các con gái cậu thì cậu đừng cho nó lấy chồng. Con rể là một kẻ độc ác, nó làm hư hỏng con gái ta. Biết bao đám cưới đã cướp đi các con gái chúng ta. Chúng không ở bên chúng ta ngay cả khi chúng ta sắp chết. Thật khủng khiếp, ta căm thù chúng, chính những thằng con rể đã ngăn cấm các con ta đến thăm ta. Hãy giết chết chúng đi. Restaud, Nucingen, chúng mày phải chết, những tên sát nhân. Chúng phải chết hoặc là để ta được gặp các con gái ta. Ôi hết rồi, ta sẽ chết mà không gặp chúng. Anastasie, Delphine ơi, hãy đến đây đi. Cha của các con sắp ra đi rồi...

    – Hỡi cha Goriot nhân hậu của con, hãy bình tĩnh nào. Cha hãy yên lặng đừng cử động, đừng nghĩ ngợi nữa.

    – Ta đang hấp hối mà không gặp được các con ư?

    – Cha sẽ được gặp các cô ấy.

    – Đúng rồi? Ông già lẩn thẩn kêu lên. Ồ, được gặp chúng, ta sẽ chết trong sung sướng. Mà này, ta không muốn sống nữa, ta không còn thiết tha với cuộc sống nữa, ta đã đau khổ nhiều rồi. Nhưng được gặp chúng, được sờ vào cái áo chúng mặc thôi, chỉ cái áo thôi cũng đủ rồi. Ta cảm thấy có cái gì đó của các con ta, cho ta vuốt tóc chúng...

    Đầu ông lão rơi phịch xuống gối giống như bị ai đó đánh rất mạnh. Bàn tay vuốt cái chăn như vuốt mái tóc của các con gái. 

    – Ta sẽ chúc phúc cho các con ta.  Ông già cố gắng nói.  ... Chúc phúc...

    Đột nhiên ông yếu hẳn đi. Đúng lúc đó Bianchon bước vào.

    – Tôi đã gặp Christophe. Anh ta nói. Nó sẽ mang một chiếc xe đến.

    Rồi anh nhìn người bệnh và vạch mi mắt của ông cụ, mắt đã mờ không còn sự sống. "Ông ấy đã đi rồi.", Bianchon nói, rồi anh bắt mạch cho ông, anh đặt tay lên ngực ông già nhân hậu.

(Trích tiểu thuyết Lão Goriot, H. Balzac)

Lão Goriot là một trong những tiểu thuyết xuất sắc nhất của H. Balzac, lấy bối cảnh là kinh đô Paris năm 1819, viết về số phận của ba nhân vật: Ông lão Goriot, tên tù khổ sai vượt ngục Vautrin và anh chàng sinh viên luật Eugène de Rastignac. Trong đó, lão Goriot là người có số phận đáng thương, bất hạnh nhất. Lão vốn là một tiểu thương giàu có, khát khao muốn bước chân vào giới quý tộc. Lão cũng là một người cha rất yêu thương con. Các con gái của lão là Anastasie và Delphine muốn gì lão cũng đều đáp ứng. Vì muốn các con được bước chân vào giới quý tộc nên lão đã gả hai cô con gái cho gã quý tộc Restaud và người chủ ngân hàng Nucingen. Nhưng, sau khi kết hôn, hai cô con gái cũng không ngừng bòn rút hết tất cả số tiền của cha, đẩy lão vào cuộc sống nghèo khổ, không một xu dính túi. Đoạn trích trên là tình cảnh của lão Goriot vào những phút giây cuối cùng của cuộc đời. 

Câu 1. Xác định ngôi kể được sử dụng trong văn bản. 

Câu 2. Đề tài của văn bản trên là gì?

Câu 3. Lời nói của lão Goriot với Rastignac sau đây:  Con phải yêu quý cha mẹ con. Ông già vừa nói vừa siết chặt bàn tay yếu ớt của mình vào bàn tay của Eugène. Cậu có hiểu được rằng ta sẽ chết mà không được gặp các con gái của ta không? Ta luôn thấy khát nhưng không bao giờ ta được uống. Ta đã sống như thế trong suốt mười năm qua. gợi cho em những cảm nhận, suy nghĩ gì?

Câu 4. Vì sao lão Goriot lại khao khát được gặp các con ngay sau khi nguyền rủa, mắng chửi chúng?

Câu 5. Nhận xét về tình cảnh lúc cuối đời của lão Goriot. 

0
(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:      Khán “Thiên gia thi” hữu cảm Phiên âm      Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ,      Sơn thủy yên hoa tuyết nguyệt phong;      Hiện đại thi trung ưng hữu thiết,      Thi gia dã yếu hội xung phong.   Dịch nghĩa      Thơ xưa nghiêng về yêu cảnh đẹp thiên nhiên,      Núi, sông, khói, hoa, tuyết, trăng, gió;      Trong thơ thời nay nên...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

     Khán “Thiên gia thi” hữu cảm

Phiên âm

     Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ,

     Sơn thủy yên hoa tuyết nguyệt phong;

     Hiện đại thi trung ưng hữu thiết,

     Thi gia dã yếu hội xung phong.

 

Dịch nghĩa

     Thơ xưa nghiêng về yêu cảnh đẹp thiên nhiên,

     Núi, sông, khói, hoa, tuyết, trăng, gió;

     Trong thơ thời nay nên có thép,

     Nhà thơ cũng phải biết xung phong.

              (Nguyễn Ái Quốc, in trong Nhật kí trong tù, NXB Văn học, 1988)

Chú thích:

Thiên gia thi: Là một tuyển tập thơ gồm hàng trăm bài thơ đặc sắc của nhiều nhà thơ cổ Trung Quốc. Ngày xưa, những người theo học chữ Hán thường xem Thiên gia thi là một cuốn sách mẫu mực về nghệ thuật thơ ca với thi tứ sắc sảo, sâu xa, với lời thơ tuyệt hảo.

– Hoàn cảnh sáng tác:

+ Hoàn cảnh rộng: Đất nước kiệt quệ vì ảnh hưởng từ Thế chiến 2, xã hội Việt Nam mang tính chất thực dân nửa phong kiến đang suy thoái trầm trọng, tình hình chính trị, xã hội có nhiều diễn biến phức tạp. Đây cũng là giai đoạn chuẩn bị cho quá trình cứu nước 1939 – 1945 nên việc chuẩn bị lực lượng mọi mặt được đẩy mạnh.

+ Hoàn cảnh hẹp: Khi bị giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Bác Hồ có được cuốn Thiên gia thi và sau khi đã đọc kỹ tập thơ, Bác không chỉ dừng lại ở chỗ thưởng thức nó mà còn nói lên những cảm nghĩ của mình về tập thơ, về thơ ca xưa và về chức năng của thơ ca hiện đại. Đó là lý do ra đời của bài thơ Khán “Thiên gia thi” hữu cảm (tạm dịch: Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”).

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên.

Câu 2. Xác định luật của bài thơ. 

Câu 3. Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ mà em ấn tượng trong bài thơ.

Câu 4. Theo em, vì sao tác giả lại cho rằng “Hiện đại thi trung ưng hữu thiết, / Thi gia dã yếu hội xung phong.”?

Câu 5. Nhận xét về cấu tứ của bài thơ.

0
(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:  Chuyện ông Hoàng Cầm Minh Chuyên         Có một sự kiện đã theo hàng triệu người lính ra trận trong suốt những năm chống Pháp, chống Mỹ. Nó trở nên nổi tiếng và thân thuộc với tất cả các đơn vị quân đội. Đó là sự kiện bếp Hoàng Cầm.         Cái bếp mang tên người sinh ra nó là một anh bộ đội tên là Hoàng Cầm, quê ở tỉnh...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: 

Chuyện ông Hoàng Cầm

Minh Chuyên

        Có một sự kiện đã theo hàng triệu người lính ra trận trong suốt những năm chống Pháp, chống Mỹ. Nó trở nên nổi tiếng và thân thuộc với tất cả các đơn vị quân đội. Đó là sự kiện bếp Hoàng Cầm.

        Cái bếp mang tên người sinh ra nó là một anh bộ đội tên là Hoàng Cầm, quê ở tỉnh Nam Định, nguyên chiến sĩ nuôi quân Sư đoàn 308, Đại đoàn Quân Tiên phong. Cái bếp kì diệu ấy đã cùng các đơn vị bộ đội tham gia chiến dịch Biên giới, Hoà Bình, Điện Biên Phủ và sau đó tiếp tục cùng các đơn vị thời chống Mỹ “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Bếp Hoàng Cầm là một yếu tố tạo nên sự bất ngờ, bí mật cho bộ đội chiến thắng và biết bao người lính nhờ nó mà không phải đổ máu, hi sinh. Thời gian và năm tháng qua đi, nhiều người đã quên tên anh bộ đội Hoàng Cầm mà chỉ còn nhớ tên cái bếp Hoàng Cầm của anh. Cái bếp đã ăn sâu vào tiềm thức của bao người […].

        Hoàng Cầm sinh ra và lớn lên ở làng Cát Nội, xã Trực Đại, tỉnh Nam Định. Sau này gia đình chuyển lên sinh sống tại làng Đồi Mây, nay là thị trấn Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Tháng 2 năm 1946, anh thanh niên Hoàng Cầm tình nguyện lên đường vào bộ đội chống Pháp. Trước khi vào quân ngũ, Hoàng Cầm có gần một năm đi làm thuê (làm đầu bếp) cho một gia đình ở Hà Nội. Có lẽ vì thế, Hoàng Cầm được cử làm chiến sĩ nuôi quân thuộc đơn vị quân y tiền phương Sư đoàn 308. Là anh nuôi, Hoàng Cầm luôn tận tâm, tận lực với công việc nấu ăn phục vụ bộ đội nhiều chiến dịch. Qua chiến dịch Hoàng Hoa Thám và chiến dịch Hoà Bình năm 1952, Hoàng Cầm nhận ra chiến tranh ngày càng khốc liệt. Bộ đội ta chiến đấu, hi sinh không chỉ ở mặt trận giáp mặt quân thù mà hi sinh, thương vong ngay cả khi về hậu cứ nghỉ ngơi, sinh hoạt. Nguyên nhân của việc mất mát ấy có một phần do việc nấu ăn. Khói lửa từ những cái bếp nuôi quân bốc lên, máy bay địch phát hiện đã trút bom đạn xuống. Tổ anh nuôi của Hoàng Cầm và nhiều đơn vị khác phòng tránh bằng cách chuyển sang nấu ăn ban đêm, khi máy bay địch tới thì dập lửa, dội nước, nhưng nhiều khi vẫn không tránh kịp tai hoạ. Đang đun, dập lửa, cơm thường bị khê, sống. Nấu ăn ban đêm, ban ngày cơm nguội lạnh. Bộ đội ăn cơm sống, khê, nguội lạnh, không đảm bảo sức khoẻ. Hoàng Cầm nhớ một lần, đồng chí thủ trưởng nhắc tổ quân nuôi quân:

        – Các đồng chí cố gắng xem có cách nào khắc phục cái bếp. Để anh em thương vong, chết chóc ở ngay nơi đóng quân và nơi ăn uống khổ cực là mình có tội với nhân dân, với bộ đội đấy.

        Đúng! Để bộ đội chết vì nấu ăn là mình có tội. Hoàng Cầm trăn trở ngày đêm suy nghĩ. Có buổi anh ngồi hàng giờ đồng hồ dưới tán cây rừng quan sát anh em nhóm bếp và đăm đăm nhìn ngọn lửa, nhìn làn khói xanh cuồn cuộn bay lên.

        Trong bản tự thuật quá trình mày mò, sáng chế kiểu bếp mới, Hoàng Cầm kể: “Một đêm nằm nghĩ miên man, tôi chợt nhớ đến cách nấu cám lợn ở vùng Nam Định quê tôi. Hồi đó bếp thường đắp bằng đất sét kín chung quanh chỉ để một lỗ thoát hơi phía sau, nên lửa cháy tập trung, ít bốc ra ngoài. Nhưng làm thế nào để bếp đun không có khói? Suy nghĩ mãi đến hơn nửa tháng sau, tôi mới nghĩ ra cảnh mình từng đi hun chuột ngoài đồng. Đào cửa hang sâu xuống đất, chất rạ đốt, hầu như khói hút cả vào trong hang. Tôi mừng quá, nếu áp dụng cải tiến thành bếp nuôi quân kiểu mới sẽ hạn chế được khói và lửa bốc cao.”.

        Từ cơ sở đó, Hoàng Cầm miệt mài ngày đêm nghiên cứu, vẽ sơ đồ một số kiểu bếp. Ngày ngày anh tranh thủ trưa, tối, có khi cả buổi vác xẻng, đeo xoong nồi, trốn vào rừng đào bếp thử nghiệm. Không biết có thành công hay thất bại nhưng sợ anh em tốn sức, vất vả, anh giấu kín mọi người. Anh đào hàng chục cái bếp khác nhau, có nhiều nhánh dẫn khói như hang chuột. Làm xong anh đặt nồi lên từng cái bếp chất củi đun thử. Kết quả tạm được, nhưng lửa vẫn lộ, khói ra vẫn phảng phất bay lên. Lại hì hục đào hàng chục cái bếp khác nữa. Lần này Hoàng Cầm đào các đường dẫn khói chẽ ra nhiều nhánh và dài gấp đôi, trên rãnh dẫn khói rải cành cây rồi đổ đất san phẳng. Phía trước cửa bếp đào một hố sâu, trên lợp nilon hoặc lá vừa để đồ vừa che ánh lửa và có hầm chứa khói, hút lửa mạnh hơn.

        Trong bản tự thuật, Hoàng Cầm viết: “Lần này, bếp có nhiều ưu điểm, đã giấu kín được ánh lửa, nhưng khói trên ống vẫn là lảng bảng bay lên ngọn cây. Nghĩ mãi, tôi chợt nhớ ngày ở quê, chiều chiều nấu cơm, gặp trời mưa, khói chui qua mái gianh ướt, bốc lên nhè nhẹ như sương mù. Tìm ra rồi, sướng quá, tôi lật hết cành cây khô lát trên đường ống dẫn rồi dùng cây chuối rừng chẻ ra lát lên trên, phủ đất san phẳng và dùng nước tưới đều lên rãnh dẫn khói. Quả nhiên, khi đun khói cứ là là, toả đều mặt đất, không bốc lên cao nữa.”.

        [...] Cái bếp do Hoàng Cầm sáng tạo rất phù hợp với bộ đội thời chiến, kín lửa, khói không bốc cao, anh nuôi nấu ăn cả ngày, cả tối, không sợ máy bay địch phát hiện. Bộ đội có cơm nóng, canh ngọt. Mỗi khi ém sát địch, anh nuôi vẫn nổi lửa đêm ngày.

        Tháng 10 năm 1952, đơn vị quyết định cái bếp được mang tên người chiến sĩ đã sáng tạo ra nó: bếp Hoàng Cầm. Anh chiến sĩ nuôi quân Hoàng Cầm được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng 3. Và năm đó, Hoàng Cầm được bầu là Chiến sĩ thi đua toàn quốc. Bếp Hoàng Cầm được phổ biến áp dụng trong toàn quân.

        Từ đó, cái bếp theo bộ đội hết chiến dịch này đến chiến dịch khác. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, bếp Hoàng Cầm tiếp tục là bạn đồng hành của bộ đội nuôi quân suốt những năm chống Mỹ và nó đã đi vào lời bài hát làm cả triệu anh bộ đội xao xuyến khôn nguôi: “Nổi lửa lên em, đánh Mỹ đêm ngày… Đôi quang gánh nặng tình yêu đất nước. Hơi bếp Hoàng Cầm sưởi ấm khắp nơi nơi…” […].

        Dẫu mai này, có thể người ta lại quên cái tên người chiến sĩ nuôi quân Hoàng Cầm. Nhưng cái bếp của ông, cái bếp đã đi vào lịch sử hay cuộc kháng chiến vệ quốc của dân tộc có thể sẽ trở thành cái bếp huyền thoại truyền mãi đến muôn đời.

Hà Nội – 2003

(Người lang thang không cô đơn, truyện kí, NXB Văn học, Hà Nội, 2018, trang 152 – 163)

Câu 1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.

Câu 2. Văn bản kể về sự việc chính nào?

Câu 3. Phát biểu cảm hứng chủ đạo được tác giả thể hiện trong văn bản.

Câu 4. Nội dung của văn bản này là gì?

Câu 5. Em thấy ấn tượng với chi tiết nào trong văn bản? Vì sao? 

2
15 tháng 1

Quê ở tỉnh ko biết.


15 tháng 1

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là thuyết minh, kết hợp với tự sự và biểu cảm. Tác giả thuyết minh về sự ra đời và ý nghĩa của bếp Hoàng Cầm, đồng thời kể lại quá trình sáng chế ra loại bếp này và bày tỏ sự ngưỡng mộ, trân trọng đối với người lính Hoàng Cầm. Câu 2: Văn bản kể về sự việc chính là qCâu 1:** Phương thức biểu đạt chính của văn bản là thuyết minh, kết hợp với tự sự và biểu cảm. Tác giả thuyết minh về sự ra đời và ý nghĩa của bếp Hoàng Cầm, đồng thời kể lại quá trình sáng chế ra loại bếp này và bày tỏ sự ngưỡng mộ, trân trọng đối với người lính Hoàng Cầm. Câu 2: Văn bản kể về sự việc chính là quá trình sáng chế ra bếp Hoàng Cầm của anh bộ đội Hoàng Cầm và ý nghĩa to lớn của loại bếp này đối với cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc. Câu 3: Cảm hứng chủ đạo được tác giả thể hiện trong văn bản là sự ngưỡng mộ, trân trọng và ca ngợi lòng yêu nước, sự sáng tạo, cần cù, thông minh và tinh thần trách nhiệm cao cả của người lính Hoàng Cầm. Tác giả muốn tôn vinh những đóng góp thầm lặng nhưng vô cùng quan trọng của những người lính hậu phương, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. Câu 4: Nội dung của văn bản là giới thiệu về bếp Hoàng Cầm, một sáng chế của anh bộ đội Hoàng Cầm trong thời chiến, đã góp phần to lớn vào việc đảm bảo sức khỏe, an toàn cho bộ đội và thể hiện ý chí quật cường, trí thông minh của người Việt Nam trong cuộc kháng chiến trường kỳ. Văn bản cũng đề cao tinh thần yêu nước, sự sáng tạo và lòng dũng cảm của người lính Hoàng Cầm, một anh hùng thầm lặng. Câu 5: Tôi ấn tượng nhất với chi tiết Hoàng Cầm miệt mài, kiên trì thử nghiệm hàng chục lần để hoàn thiện bếp. Anh đã dành nhiều thời gian, công sức, thậm chí cả sự hy sinh cá nhân (giấu kín việc làm của mình) để sáng tạo ra một loại bếp phục vụ bộ đội, đảm bảo sức khỏe cho đồng đội trong điều kiện chiến tranh khắc nghiệt. Chi tiết này cho thấy sự quyết tâm, lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm cao cả của anh, vượt lên trên cả những khó khăn thử thách. Hành động này không chỉ thể hiện sự thông minh, sáng tạo mà còn là biểu hiện của tình đồng đội, lòng yêu thương sâu sắc đối với đồng bào, chiến sĩ.