nghị luận về bạo lực học đường
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


Truyện ngắn “Những bông hoa hình trái tim” của Võ Thu Hương là một tác phẩm đầy ý nghĩa, ca ngợi tình cảm thầy trò, sự yêu thương và hy sinh thầm lặng của người giáo viên dành cho học sinh. Câu chuyện kể về cô giáo Nhung – một người tận tâm, luôn yêu thương, quan tâm đến học trò của mình. Khi thấy cậu học sinh Hoàng có hoàn cảnh đặc biệt, cô đã âm thầm giúp đỡ và động viên cậu vượt qua khó khăn. Chi tiết những bông hoa đá hình trái tim mà Hoàng tặng cô là biểu tượng cho lòng biết ơn sâu sắc của học trò dành cho người thầy tận tụy.
Về nghệ thuật, tác phẩm có lối kể chuyện nhẹ nhàng, cảm động, sử dụng nhiều hình ảnh giàu ý nghĩa, đặc biệt là hình ảnh bông hoa đá hình trái tim mang tính biểu tượng cao. Ngôn ngữ giàu cảm xúc, gần gũi giúp người đọc dễ dàng cảm nhận được tình thầy trò thiêng liêng. Qua câu chuyện, tác giả gửi gắm thông điệp sâu sắc về lòng yêu thương, sự hy sinh cao quý của người giáo viên và giá trị của lòng biết ơn trong cuộc sống.

Nguyễn Bính, một nhà thơ nổi tiếng với phong cách thơ mộc mạc, gần gũi và thấm đẫm hồn quê hương. Trong tác phẩm "Chim Thêu", ông đã khéo léo sử dụng hình ảnh con chim và nghệ thuật thêu thùa để truyền tải thông điệp về tình yêu quê hương và cuộc sống người dân làng quê.
Bài thơ mở đầu với hình ảnh con chim thêu trên nền vải lụa mềm mại. Hình ảnh này không chỉ gợi lên sự tinh tế của nghệ thuật thêu mà còn thể hiện sự tự do và bay bổng của con chim trong bầu trời rộng lớn. Con chim thêu trở thành biểu tượng cho tình yêu quê hương, sự gắn bó và khát vọng tự do của người dân làng quê.
Nguyễn Bính đã sử dụng những hình ảnh giản dị, gần gũi với cuộc sống thường ngày để tạo nên bức tranh quê hương sống động. Những từ ngữ trong bài thơ được chọn lọc kỹ càng, tạo nên nhịp điệu nhẹ nhàng, uyển chuyển như tiếng chim hót giữa trời xuân. Các biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, ẩn dụ và đối lập được tác giả sử dụng tinh tế, tạo nên sức hút đặc biệt cho bài thơ.
Chủ đề chính của bài thơ là nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. Từng câu chữ trong bài thơ đều thấm đẫm tình cảm nhớ thương, khao khát về một quê hương yên bình, hạnh phúc. Qua hình ảnh con chim thêu, Nguyễn Bính đã gửi gắm tình yêu quê hương sâu sắc, cũng như nỗi nhớ nhà da diết.
Bài thơ "Chim Thêu" không chỉ tôn vinh vẻ đẹp quê hương mà còn gợi lên trong lòng người đọc những cảm xúc nhớ nhung và khát khao về một cuộc sống yên bình nơi làng quê. Nguyễn Bính đã thành công trong việc khắc họa nên những hình ảnh đẹp đẽ, dung dị của quê hương, từ đó gửi gắm tình yêu, nỗi nhớ nhà của mình vào từng câu chữ.

Mỗi thời đại sẽ có những cách khác nhau để liên lạc, trao đổi thông tin. Ngày xưa, con người thường viết thư và chờ đợi những bức thư phản hồi, thời gian rất rất là lâu vì khoảng cách xa xôi, vì phương tiện vận chuyển. Nhưng ngày nay với cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 thì những bức thư đó được thay thế bằng những cú click, những dòng enter của các trang mạng xã hội.
Mạng xã hội đã kết nối con người khắp nơi trên thế giới, xóa nhòa khoảng cách về không gian, thời gian nhờ tốc độ nhanh chóng đó, sự tiện lợi. Nhưng cũng vì quá lạm dụng mạng xã hội mà các bạn trẻ hiện nay tự tập cho mình một lối sống không lành mạnh - sống ảo. Chúng ta hãy tự đặt câu hỏi, Sống ảo là gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn cứ chìm đắm, đêm mê vào lối sống không hiện thực này?
Sống ảo là một cách sống không thực tế, hoang tưởng, mơ hồ, không tồn tại trong cuộc sống. Sống ảo khiến cho các bạn trẻ đánh mất đi quyền giao lưu, quyền được vui chơi tham gia vào những chương trình, vào những hoạt động ngoại khóa mà ở đó các bạn có thể trực tiếp kết bạn, trực tiếp trò chuyện với những con người thật. Và bạn ngồi đó và chỉ cần gõ, một cú click chuột là có thể kết bạn giao lưu với mọi người trên khắp thế giới.
Đây cũng chính là lẽ mà rất nhiều bạn đam mê nó. Trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instragram, Zalo, Twitter,… và vô số trang mạng xã hội khác nữa, việc giao tiếp trở nên quá dễ dàng, khoảng cách như được thu hẹp lại, vì thế làm sao mà chúng ta không đam mê, không yêu thích. Nhưng nếu nó trở nên quá mức, hàng giờ, hàng ngày bạn ngồi trước màn hình máy tính, nhắn tin trò chuyện với những người mới quen, những người xa lạ thì những người bạn ngoài đời, những người thân quen của bạn thì dường như bạn đang quên mất họ, bỏ qua sự tồn tại của họ.
Một thế giới ảo, tạo cho bạn một viễn tưởng về cuộc sống vô cùng tươi đẹp và hấp dẫn. Trên đó, mỗi người có thể xây dựng cho mình một hình tượng trong mơ, những ngôi nhà, những hình ảnh tuyệt đẹp, và có vô số vô số những người bạn nhưng chưa bao giờ gặp mặt ở ngoài cuộc sống. Và vì thế, nhiều hệ lụy đã xảy ra, vì muốn được tung hô, nổi tiếng, nhiều bạn trẻ đã biến mạng xã hội là một bước đã tiến thân, đăng những hình ảnh không lành mạnh để mong nhận được sự chú ý của mọi người, hay sử dụng những lời nói không văn mình nhằm thể hiện bản lĩnh của mình.
Những anh hùng bàn phím được ra đời từ đây. Những người đó đã gây ra không ít những mâu thuẫn, những thông tin sai lệch cho mọi người, Hệ lụy cao hơn, đó chính là làm ảnh hưởng xấu đến người khác, mang một lối sống lệch lạc, tinh thần không ổn định, khiến không ít người đi theo vết xe đổ này. Việc giao lưu, kết bạn trên mạng đã xuất hiện nhiều tình yêu online. Đây không hẳn là tình trạng xấu, điều sai, nhưng nó cũng gây ra nhiều trường hợp không tốt, như dễ bị lợi dụng, lừa lọc, và trở thành mục tiêu của rất nhiều kẻ xấu.
Kết quả của việc đó để lại là sự hối hận, mất mát cả về vật chất lẫn tinh thần. Thật sự đây là điều nguy hiểm mà các bạn khó có thể lường trước được. Khi các bạn dành thời gian lên mạng, chìm đắm vào một thế giới ảo không hiện thực thì đến lúc bước ra thế giới thật, các bạn sẽ cảm thấy mình bị bỏ rơi, cảm thấy lạ lẫm, không thể nào xác định cho mình được một hướng đi đúng đắn. Đôi khi trầm trọng hơn, là lúc bạn nhận ra, tình cảm của mình và bố mẹ ngày càng bị rạn nứt, bạn bè của bạn sẽ xa lánh bạn.
Xã hội phát triển là điều tốt, một thế giới mà sự kết bạn và giao lưu được nhanh chóng và xích lại gần nhau hơn nhưng hãy cho nó đi vào một hướng đúng và hợp lý. Đừng sống ảo! Sống ảo chính là một căn bệnh khó có thể chữa được. Nó như con sâu đang ăn dần sức khỏe và tinh thần của các bạn trẻ. Vì vậy, hãy sống lành mạnh, sử dụng mạng xã hội hợp lý, hãy để nó là một phương tiện giúp bạn phát triển và tốt hơn. Đừng để nó giết chết đi tâm hồn của bạn.

Câu 1
Trong xã hội hiện đại, giới trẻ phải đối mặt với nhiều cám dỗ như lối sống hưởng thụ, game online, mạng xã hội hay những thói quen tiêu cực. Để vượt qua những cám dỗ và làm chủ bản thân, mỗi người cần có ý thức tự rèn luyện và xây dựng lối sống lành mạnh. Trước hết, cần trang bị cho mình một tư duy vững vàng, biết phân biệt đúng – sai, không chạy theo những thú vui nhất thời. Bên cạnh đó, việc đặt ra mục tiêu rõ ràng cho bản thân sẽ giúp mỗi người có động lực phấn đấu, tránh xa những điều tiêu cực. Ngoài ra, việc tham gia vào các hoạt động bổ ích như đọc sách, thể thao, hoạt động tình nguyện cũng là cách giúp chúng ta rèn luyện bản thân. Quan trọng nhất, mỗi người cần có sự kiểm soát tốt cảm xúc và hành động, không để bị lôi kéo vào những cám dỗ gây hại. Gia đình và nhà trường cũng đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và giáo dục đạo đức, giúp giới trẻ phát triển theo hướng tích cực. Khi biết làm chủ bản thân, con người sẽ đạt được thành công và sống một cuộc đời ý nghĩa hơn.
Câu 2
Bài thơ "Mẹ ta trả nhớ về không" của Đỗ Trung Quân là một tác phẩm xúc động về tình mẫu tử và nỗi đau khi mẹ già đi, mất dần trí nhớ. Chủ đề chính của bài thơ là sự xót xa, tiếc nuối của người con khi chứng kiến mẹ già yếu, trí nhớ không còn nguyên vẹn. Khi còn trẻ, người con ra đi với niềm vui, để lại mẹ già với nỗi nhớ thương. Nhưng khi trở về, thời gian đã cướp đi ký ức của mẹ, để rồi chính mẹ không còn nhận ra đứa con ruột thịt của mình. Về nghệ thuật, bài thơ có cách diễn đạt giản dị nhưng sâu sắc. Việc sử dụng câu hỏi tu từ "Mẹ ta trả nhớ về không?" làm tăng thêm sự day dứt. Hình ảnh "trả trăm năm lại bụi hồng… rồi đi" gợi lên sự vô thường của kiếp người. Bên cạnh đó, giọng thơ nhẹ nhàng nhưng thấm đẫm cảm xúc, giúp người đọc cảm nhận rõ rệt nỗi đau của sự lãng quên và tình cảm thiêng liêng của mẹ con. Qua bài thơ, Đỗ Trung Quân không chỉ khắc họa tình mẫu tử mà còn gửi gắm thông điệp về sự trân trọng những khoảnh khắc bên mẹ khi còn có thể. Đây là một tác phẩm giàu giá trị nhân văn, chạm đến trái tim của người đọc.
Chúc bạn học tốt.
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao. Giới trẻ là thành phần được quan tâm nhiều nhất. Nhưng ta cũng nên nhìn nhận một cách khách quan rằng xã hội thay đổi quá nhanh. Con người ngày càng có những đòi hỏi cao hơn ở cuộc sống. Nhu cầu của nhân loại dần được thay thế, cũng như người ta “muốn ăn ngon mặc đẹp” thay vì “ăn no mặc ấm”. Và chính vì sự thay đổi đột ngột của xã hội mà hành vi, lối sống của một số thanh niên, học sinh, sinh viên ngày càng sai lệch.
Lứa tuổi cắp sách đến trường, có thầy cô, có bạn bè thì không ai có thể tránh khỏi những mâu thuẫn, xích mích đối với những người xung quanh. Trước đây, đó cũng chỉ là những chuyện bình thường, người ta cãi nhau như để tranh luận, để tìm ra cái sai của mỗi người, để tập nói tiếng xin lỗi, cảm ơn và đôi khi lại có thêm người bạn mới. Nhưng hiện tại, những vấn đề này không chỉ đơn thuần là tranh cãi trong phạm vi nhà trường mà dường như nó đã vượt ra đến tầm ảnh hưởng của pháp luật.
Kết quả nghiên cứu về hành vi bạo lực trong nữ sinh trung học (với 200 phiếu khảo sát tại 2 trường THPT ở Hà Nội) được khảo sát cho thấy: có đến 96,7% số học sinh trả lời ở trường các em học có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau, mức độ là 44,7% rất thường xuyên, 38% thường xuyên… Trả lời quan niệm của các em về hiện tượng đánh nhau giữa các học sinh nữ: hơn 45% cho rằng đó là "bình thường".
Mới đây, dư luận còn chưa hết bàng hoàng trước video clip một học sinh nữ đánh bạn dã man được xác định là học sinh trường THPT Trần Nhân Tông thì người ta lại tiếp tục sốc với khoảng 4 video clip khác được đăng rầm rộ trên mạng mà điều đặc biệt là những “diễn viên” trong các đoạn clip trên đều là học sinh nữ…
Tôi vẫn nhớ như in, từ lúc bắt đầu vào lớp một – ngày đầu tiên cắp sách đến trường cho đến hôm nay là một học sinh THPT, mỗi khi bước vào lớp, đập vào mắt tôi là dòng chữ “tiên học lễ, hậu học văn”. Người ta học lễ nghĩa, học văn hóa, người ta học làm người trước rồi mới đến những kiến thức cần thiết trong cuộc sống. Người Việt Nam tôn trọng đạo đức hơn tất cả. Ấy thế mà chỉ vì những lý do không đáng, một số học sinh sẵn sàng ra tay đánh bạn giữa chốn đông người, chà đạp nặng nề lên nhân phẩm người khác. Đó là bản thân họ đã có lỗi, họ đã không nhìn ra cái sai để sửa chữa. Một phần nữa ta cũng nên nhìn nhận rằng xã hội bây giờ quá thờ ơ. Thế nên mới có cảnh nhiều người ngồi thản nhiên trên ghế đá xem bạn cùng trường của mình bị một bạn khác đánh mà vẫn làm ngơ như kiểu: “đó không phải là trách nhiệm của tôi”. Hay có nhiều người khác lại quan tâm bằng cách quay hình lại truyền mạng.