K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 11 2021

bác hồ  sinh năm bao nhiêu

21 tháng 11 2021

Chiếu bóng mk. Chấm hét

TL:

ĐI HỎI CÁI NỊT:)))

Hok tốt!

@Kaito Kid

26 tháng 11 2021

????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????? Đề đâu tui báo cáo đó 

26 tháng 11 2021

ok bạn

1. Có niềm yêu thích với môn học

Chỉ khi có niềm đam mê, bạn mới có thể học giỏi được. Đây là một yếu tố quan trọng khi muốn học tốt môn Vật Lý. Và khi yêu thích môn học, bạn sẽ có thêm nhiều hứng thú để học hơn. Để thích môn này, bạn có thể đọc nhiều sách Vật Lý vui hay xem những chương trình về Vật Lý

2. Nhớ kỹ các kiến thức đã học

Trước khi học bài mới, hãy chắc rằng bạn nhớ được các kiến thức của bài cũ. Buổi tối trước đó, hãy dành thời gian học và ôn lại bài trước. Vì khi hiểu được những bài trước đó, bạn mới có thể hiểu được bài của ngày mai.

3. Học đúng cách

Với Phần lý thuyết:

- Các định nghĩa, khái niệm, định luật: cần cố gắng hiểu rõ và nhớ chính xác từng ý nghĩa của các mệnh đề được phát biểu.

- Các công thức: cần hiểu rõ ý nghĩa, đơn vị của từng đại lượng.

- Tập thói quen tự làm dàn bài tóm tắt bài học theo ý mình sau khi vừa học xong để sao cho khi học theo dàn bài, ta dễ dàng hiểu và nhớ chính xác bài học.

Với phần bài tập:

- Làm đầy đủ bài tập (từ dễ đến khó) trong sách giáo khoa và sách bài tập vật lý do Bộ GD-ĐT phát hành. Với hầu hết bài trong các bài tập này, HS sẽ làm được không khó khăn lắm nếu học kỹ phần lý thuyết.

- Ở từng chương trong sách bài tập thường có một hay hai bài tập mức độ khó, cần cố gắng làm những bài tập này sau khi làm các bài tập dễ và trung bình.

4. Luôn tìm tòi mở rộng kiến thức

Ngày nay, các bạn học sinh được tiếp xúc rất sớm với công nghệ thông tin. Vậy tại sao không dùng những chiếc máy vi tính, smartphone,… để học, sẽ giúp ích hơn việc chơi game hay xem phim. Ngoài kiến thức trên lớp, hãy tự tìm tòi những kiến thức mới. Bạn có thể khám phá trên mạng hay sách. Nó cũng tăng khả năng thích thú với môn học nhiều hơn.

5. Học nhóm

Nếu có điều kiện, hãy học nhóm. Học nhóm đem lại kết quả cao hơn việc học một mình. Vì vậy hãy lập nhóm từ 3-5 người, cùng nhau giải bài tập, học bài với nhóm. Học nhóm sẽ khiến việc học bớt nhàm chán hơn.

- Cần tự làm dàn bài tóm tắt từng chương. Việc làm này nhiều HS tưởng rằng mất thời gian, nhưng thật ra rất tiết kiệm thời gian và rất hiệu quả để nhớ lâu và nắm vững phần lý thuyết (vì chỉ tốn thời gian lần đầu để hệ thống từng chương, những lần sau khi ôn tập rất dễ nhớ lại kiến thức của cả chương).

- Làm lại các bài tập cơ bản trong sách giáo khoa và sách bài tập để nhớ sâu phần lý thuyết và tăng cường kỹ năng nhanh, nhạy trong việc làm các câu hỏi trắc nghiệm định lượng. Cố gắng giải những bài tập mà lần đầu tiên chưa giải được.

7. Tự làm tóm tắt cho từng chương

Sau khi học một chương xong, hãy giành thời gian ôn lại chương đó và tóm tắt lại. Có thể vẽ sơ đồ tư duy để tóm tắt. Cách này giúp bạn hiểu sâu và nhớ kỹ bài học hơn.

8. Cố gắng đọc và hiểu đề bài

Nếu như muốn làm được một bài tập Vật Lý, điều đầu tiên hãy đọc kỹ đề bài. Bạn có thể gạch chân vào các đại lượng, đơn vị mà đề bài cung cấp hoặc tóm tắt đề bài. Hiểu đề bài sẽ khiến việc làm bài diễn ra trơn tru hơn và hạn chế những lỗi sai hơn.

9. Cẩn thận trong từng bước làm bài

Khi làm bài, hãy cẩn thận từng bước làm. Xem coi bạn có ghi đúng đại lượng không, đúng đơn vị không, có sai chỗ nào không. Môn Vật Lý khi đã sai ở một lỗi nhỏ nào đó ngay cả đơn vị sẽ khiến cho đáp số bị sai và bạn sẽ mất điểm câu đó.

10. Xem coi đáp số có hợp lý với thực tế không

Sau khi làm xong một bài, hãy kiểm tra đáp số thật kỹ. Xem nó có thực tế không? Vật Lý có tính tương tác rất nhiều với thực tế nên khi đáp số ấy hợp lý, độ đúng của đáp số sẽ cao hơn.

Chúc bạn thành công cho kì thi!!!!!!!!!!!!

ÔN TẬP VẬT LI 7 HỌC KÌ 1 HSI/CÂU HỎI TRẮC NGHIỆMCâu1. Chiếu một tia sáng lên g­ương phẳng ta thu đ­ược một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 80o. Tìm giá trị góc tới?          A.  80o                 B.  60o           C. 20o              D. 40o                                                D. 40o    Câu 2. Tần số dao động càng nhỏ...
Đọc tiếp

ÔN TẬP VẬT LI 7 HỌC KÌ 1 HS

I/CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu1. Chiếu một tia sáng lên g­ương phẳng ta thu đ­ược một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 80o. Tìm giá trị góc tới?         

A.  80o                 B.  60o           C. 20o              D. 40o                                                D. 40o  

 Câu 2. Tần số dao động càng nhỏ thì:..      

 A.  âm nghe càng to      B. âm nghe càng bổng         C. âm nghe càng trầm    D.  âm nghe càng vang

 Câu3. Chiếu một tia  sáng  lên g­ương phẳng. Biết tia phản xạ hợp với mặt g­ương một góc bằng: 20o. hỏi góc tới bằng bao nhiêu?   

 A.  10o                               B.  20o      C. 70o    D. 40o                                                

 Câu4. Thế nào là vùng bóng tối?    

       A.  Là vùng  nhận đư­ợc  ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.

       B. Là vùng không nhận đ­ược ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.

       C.   Là vùng chỉ nhận đ­ược một phần ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.

       D. Là vùng lúc nhận đ­ược, lúc không nhận đư­ợc ánh sáng truyền tới.

Câu5.  Đơn vị đo tần số là:     

A.  s (giây        B. m/s           

C.  dB (đềxiben )                              D.  Hz (héc )

Câu6.  Chỉ ra câu kết luận đúng trong các câu sau: 

A.  âm phát ra càng trầm khi tần số dao động càng cao

B. âm phát ra càng thấp  khi tần số dao động càng  nhanh

C.  âm phát ra càng cao khi tần số dao động càng lớn

D. âm phát ra càng bổng khi tần số dao động càng chậm

 Câu7. ảnh của một vật tạo bởi g­ương cầu lồi:

       A. Gấp đôi vật          B.  Nhỏ hơn vật                   C.  Lớn hơn vật             D. Bằng vật

 Câu8. Yếu tố quyết định khi chỉ có bóng tối đ­ược tạo ra và không có bóng nửa tối là:

A.  Nguồn sáng nhỏ   B. Màn chắn ở gần nguồn           C. ánh sáng mạnh      D.  Màn chắn ở xa nguồn

Câu9. Bóp tay vào con chút chít đồ chơi  thấy có tiếng kêu . âm thanh đó gây bởi nguồn âm nào?

A. Bàn tay              B. Bộ phận  "l­ưỡi gà " của con chút chít

C. Vỏ con chút chít D.  Không khí ở bên trong con chút chít

 Câu10. Hoàn thiện câu sau:Tất cả những âm thanh đ­ược tạo ra từ những.........gây nên sự ô nhiễm tiếng ồn.    

A.  Dao động có biên độ thấp

B. Dao động có biên độ cao                                                                                   

 C. Dao động có tần số cao                              

 D. Âm thanh to, kéo dầi, ảnh hư­ởng tới sức khoẻ con ng­ười

 Câu11.  Vật nào không phải là nguồn sáng ?    

A. Một gư­ơng phẳng.                        B.  Mặt trời .

C.  Đèn ống đang sáng . D. Ngọn nến đang cháy .                       

 Câu12.  Khi biên độ dao động càng lớn thì: 

A.  Âm phát ra càng trầm   B. Âm phát ra càng nhỏ

C.  Âm phát ra càng to     D. Âm phát ra càng bổng

Câu13. Xác định vị trí của pháp tuyến tại điểm tới đối với g­ương phẳng?

A.  Trùng với mặt phẳng g­ương tại điểm tới                  B. ở phía bên trái so với tia tới

C. Vuông góc với mặt phẳng g­ương                           

 D.  ở phía bên phải so với tia tới

Câu14.  Thông thư­ờng , tai ng­ười có thể nghe đ­ược âm có tần số:

A. Lớn hơn 20000Hz    B.Trong khoảng 20Hz đến 20000Hz      C.Nhỏ hơn 20Hz          D. khoảng 30000Hz

Câu15. Vùng nhìn thấy trong g­ương phẳng.........vùng nhìn thấy trong gương cầu lồi (có cùng kích th­ước ).     

A. rộng hơn             B.  hẹp hơn                                   C.  bằng   D. rộng gấp đôi

 Câu 16. Một vật sáng có dạng một đoạn thẳng đặt vuông góc với g­ương phẳng, ảnh của vật sáng đó qua g­ương phẳng ở vị trí nh­ư  thế nào?     

A. Song song với vật            

B.  Cùng phương ngư­ợc chiều với vật

C.  Cùng ph­ương cùng chiều với vật                                       D. Vuông góc với vật                            

 Câu 17. Tiếng ồn trong sân tr­ường vào giờ ra chơi cỡ vào khoảng:A.  5dB     B. 120dB    C.  60dB      D. 20dB

Câu 18.  Mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ khi tia sáng gặp gư­ơng phẳng?

A. Góc phản xạ bằng góc tới                                                   

B.  Góc phản xạ bằng nửa góc tới

C. Góc phản xạ lớn hơn góc tới                                              

D. Góc phản xạ nhỏ hơn góc tới

Câu19. Số dao động trọng một giây gọi là.......của âm. 

A. Tần số   B. Vận tốc     C.  Biên độ      D. Độ cao

Câu20. Quan sát ánh sáng phát ra từ bóng đèn điện . Theo em ý kiến nào đúng?

       A.  Đèn phát ra một tia sáng chiếu tới mắt.        B. Đèn phát ra các chùm sáng phân kỳ.          

       C.  Đèn phát ra các chùm sáng song song.         D.  Đèn phát ra các chùm sáng hội tụ.

 Câu 21.  Ta nhận biết đ­ược ánh sáng khi nào ?

       A. Ta mở mắt và phía trư­ớc ta có vật sáng        

        B.  Xung quanh ta có vật sáng                                                                   

       C. Tr­ước mắt ta không có vật chắn sáng            D.  Có ánh sáng truyền vào mắt ta.

Câu22. Chùm sáng song song gồm các tia sáng ...............trên đ­ường truyền của chúng.

       A. Cắt nhau                      B. Giao nhau                C. loe rộng ra                D. không giao nhau   

 Câu 23. Âm  có thể truyền qua môi tr­ường nào dư­ới đây?

A. Chất rắn     B. Chất lỏng

C.  Chất khí    D.  Chất lỏng, rắn và khí

 Câu 24. Tàu phát ra siêu âm và thu đ­ược âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 3 giây. Biết vận tốc truyền siêu âm trong nư­ớc là 1500m/s thì độ sâu của đáy biển là    A. 1500m   

 B. 2000m      C. 1,5km       D. 2,25km

 Câu 25. Âm thanh đư­ợc tạo ra nhờ:   

A.  ánh sáng         B. Dao động    C.  Nhiệt                                                         D. Điện             

 Câu 26.  Biên độ dao động của vật là :  

 A.  Vận tốc truyền dao động   B.  Tần số dao động

C.  Tốc độ dao động của vật                                               

D.  Độ lệch lớn nhất khi vật dao động

Câu 27. Một vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng:.... A. Trầm   B.Truyền đi xa   

C. Bổng                                      D. Vang

Câu 28. Hãy xắp xếp theo thứ tự tăng dần khả năng truyền âm của các môi tr­ường?

       A.  Lỏng, khí, rắn            B.  Khí ,lỏng, rắn              C.  Rắn, lỏng, khí    D.  Rắn ,khí ,lỏng

Câu 29.  âm phát ra càng cao  ( càng bổng ) khi tần số dao động..............

       A. Càng lớn                      B.  càng mạnh              C. Càng nhỏ                  D.  càng yếu

Câu 30. Ng­ưỡng đau có thể làm điếc tai là:

 A.  60dB            B. 130dB                                            C.  150dB                          D. 100dB      

 Câu 31.  âm không thể truyền qua môi tr­ường nào dư­ới đây?

A. N­ước biển      B.  Khoảng chân không              C.  tư­ờng bê tông                    D. Không khí

 Câu 32. ảnh ảo của một vật tạo bởi gư­ơng cầu lõm :

       A. Lớn hơn vật                B. Bằng vật                   C. Nhỏ hơn vật             D.  Bằng nửa vật

Câu33. Hãy chọn câu sai:       

A.  Chân không là môi tr­ường không thể truyền âm.

B. Âm thanh có thể truyền trong các môi tr­ường chất lỏng,rắn và khí.

C. Hầu hết các chất rắn truyền âm tốt hơn chất lỏng và chất khí

D.  Chất rắn luôn truyền âm thanh tốt hơn chất lỏng và chất khí.

Câu34. Tìm câu đúng trong các câu kết luận sau:

A. Trong môi trư­ờng trong suốt, đồng tính, ánh sáng truyền theo đ­ường thẳng.

B.  ánh sáng luôn truyền theo đ­ường thẳng. 

C. Trong môi tr­ường trong suốt, ánh sáng truyền theo đường thẳng.

D.  Trong môi trường  đồng tính,ánh sáng truyền theo đ­ường thẳng.

Câu35. ảnh của một điểm sáng S đặt trước g­ương phẳng đư­ợc tạo bởi ..................

A. Giao nhau của các tia tới      

B.  giao nhau của các tia phản xạ   

C.  Giao nhau của đ­ường kéo dài các tia phản xạ    

D.  Giao nhau của đ­ường kéo dài các tia tới

 Câu 36. Hiện tư­ợng ánh sáng khi gặp mặt g­ương phẳng bị hắt lại theo một h­ướng xác định là hiện t­ượng:

       A.  Tán xạ ánh sáng           B.  nhiễu xạ ánh sáng        C.  Khúc xạ ánh sáng         D. Phản xạ ánh sáng

 Câu 37.  Chiếu một tia tới lên g­ương phẳng . Biết góc tới i=15o. Hỏi góc phản xạ bằng bao nhiêu?

       A.  30o                               B. 60o                            C. 45o                             D. 15o                            

Câu38.  Hai vật giống hệt nhau, một vật đặt tr­ước gư­ơng phẳng và một vật đặt trư­ớc g­ương cầu lồi, thu đ­ược hai ảnh. Có nhận xét gì về đặc điểm của hai ảnh đó ?         

A.  Cùng là ảnh ảo, lớn hơn vật.                                 

B. Cùng là ảnh ảo.

C.  Cùng là ảnh ảo, nhỏ hơn vật.                                

D.  Cùng là ảnh ảo, bằng vật.

 Câu 39. Âm phát ra càng to khi nguồn âm : ....    

A.  dao động càng nhanh     

B.  Có biên độ dao động càng lớn

C.  Có kích th­ước càng lớn                                                                                     D. dao động càng mạnh  Câu 40.  Vật phát ra âm khi nào?                                A. Khi kéo căng vật                B. Khi nén vật          

D.  Khi uốn cong vật

   Câu 40 : Điểm sáng S đặt trước gương phẳng một đoạn 25cm cho ảnh S, xác định khoảng cách SS’?

   A.  25cm.                  B.  20cm.                          

   C.  50cm.                   D. 40cm.

II/CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BAI TẬP TỰ LUẬN

Câu 1: Ta nhận biết được ánh sáng khi nào? Khi nào ta nhìn thấy một vật? Thế nào là nguồn sáng, vật sáng? Cho ví dụ.

Câu 2: Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng? Có mấy loại chùm sáng, đặc điểm của mỗi loại chùm sáng?

Câu 3: Thế nào là bóng tối, bóng nửa tối?

Câu 4: Hãy giải thích hiện tượng nhật thực? Vùng nào trên Trái Đất quan sát được nhật thực toàn phần hay một phần?

Câu 5: Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi nào? Tại sao nguyệt thực thường xảy ra vào đêm rằm âm lịch?                                                        

Câu 6: Hiện tượng phản xạ ánh sáng là gì? Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng.

Câu 7: Nêu tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng?  Tại sao ta nhìn thấy ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng nhưng không hứng được ảnh đó trên màn chắn?                                                                                                                                                                                                                                                                                                            

Câu 8: Nêu tính chất ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi, gương cầu lõm? Nêu ứng dụng của gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm trong thực tế.

Câu 9: So sánh điểm giống và khác nhau về sự tạo ảnh của gương phẳng và gương cầu lồi. So sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi với vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.

Câu 10: Trình bày sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm.

CHƯƠNG II: ÂM HỌC

Câu 1: Nguồn âm là gì? Cho ví dụ. Đặc điểm chung của các nguồn âm.

Câu 1: Thế nào là tần số? Đơn vị của tần số? Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm) phụ thuộc vào yếu tố nào?

Câu 2: Thế nào là biên độ dao động? Độ to của âm được đo bằng đơn vị nào?  Độ to của âm phụ thuộc thế nào vào biên độ dao động?

Câu 3: Âm truyền được qua những môi trường nào, không truyền được qua môi trường nào? So sánh vận tốc truyền âm truyền qua các môi trường đó.

Câu 4: Tiếng vang là gì? Em thường nghe thấy tiếng ở đâu? Vì sao em nghe được tiếng vang đó?

Câu 5: Ô nhiễm tiếng ồn là gì? Ở địa phương em có những tiếng ồn nào em cho là ô nhiễm? Nêu các biện pháp làm giảm tiếng ồn đó.

BÀI TẬP

1. Một tia sáng SI chiếu đến gương phẳng .Góc tạo bởi tia SI với mặt gương bằng 300. Hãy vẽ tia phản xạ và tính góc phản xạ.

2. Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng ta thu được tia phản xạ IR tạo với tia tới một góc 600. Vẽ vị trí đặt gương và tính góc tới.

 

3. Hãy vẽ tia sáng xuất phát từ điểm M tới gương rồi phản xạ qua điểm A. Nêu cách vẽ.

4. Cho vật sáng AB đặt trước gương phẳng như hình vẽ.

a) Vẽ ảnh A’B’ của AB tạo bởi gương.

b) Vẽ tia sáng từ A đến gương cho tia phản xạ qua B.

c) Vẽ vị trí đặt mắt để nhìn thấy A’ che khuất B’ biết gương rất rộng.

                                            B

 

                           A

 

 
 

 

 

 

                               Hình 2

5. Một nguồn sáng S đặt trước một gương phẳng.

a.Xác định khoảng không gian cần đặt mắt để quan sát thấy ảnh của S.

b.Nếu đưa S lại gần gương hơn thì khoảng không gian này sẽ biến đổi như thế nào?

                               S

                                 

 

 
 

 

 

 

 

6. Trên xe ô tô, xe máy người ta thường lắp một gương cầu lồi ở phía trước người lái xe để quan sát ở phía sau mà không lắp một gương phẳng. Làm như vậy có lợi gì?

7. Trong nhiều phòng hòa nhạc, phòng ghi âm, phòng chiếu bóng, người ta thường làm tường sần sùi và treo rèm nhung để giảm tiếng vang. Hãy giải thích tại sao?

8. Tính khoảng cách ngắn nhất từ người nói đến bức tường để ta có thể nghe được tiếng vang. Biết rằng vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s

9. Một tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó ở đáy biển sau 3 giây. Tính độ sâu gần đúng của biển? Biết vận tốc truyền siêu âm trong nước là 1500m/s.

10. Ở ngoài khoảng không vũ trụ hoặc trên các hành tinh không có không khí vì sao các nhà du hành vũ trụ không thể nói chuyện với nhau một cách bình thường như khi họ ở trên mặt đất?

 

 

0
26 tháng 11 2021

ủ uôi khó quá bạn ạ bằng 2

26 tháng 11 2021

1 + 1 = 2 mà bài lớp 7 thế nầy ư