I'am trẻ trâu :3
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nội dung chính: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta cũng như các vật quý khác. Nó cũng được người dân tôn trọng và giữ gìn từ xưa cho đến thời nay. Trách nhiệm của mỗi công dân là làm cho trách nhiệm ấy ngày càng được mọi người thể hiện qua hành động, cử chỉ . Và điều này là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người công dân
Nội dung : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta cũng như các vật quý khác. Nó cũng được người dân tôn trọng và giữ gìn từ xưa cho đến thời nay. Trách nhiệm của mỗi công dân là làm cho trách nhiệm ấy ngày càng được mọi người thể hiện qua hành động, cử chỉ . Và điều này là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người công dân
hok tốt!!
Câu chuyện Tiếng vọng rừng sâu là một câu chuyện lí thú về quan hệ nhân quả ở đời. Khi cậu bé hét "Tôi ghét người" và cậu bé cũng nhận lại lời nói y hệt như vậy và cũng khi cậu bé hét "Tôi yêu người" thì cậu bé cũng nhận được lời nói y hệt như vậy. Lời nói "Tôi ghét người" tượng trưng cho những việc làm chưa đúng ở đời hoặc những sự tiêu cực mà chúng ta gieo ra; còn lời nói "Tôi yêu người" thì ngược lại", nó tượng trưng cho những yêu thương, tử tế và tích cực mỗi người chúng ta lan tỏa. Khi chúng ta lan tỏa đi yêu thương thì tình yêu thương mà chúng ta nhận lại sẽ nhân lên và càng có ý nghĩa hơn. Những sự yêu thương ấy là nền tảng xây dựng của 1 xã hội hạnh phúc, ấm no. Những yêu thương ấy sẽ mang đến những nụ cười và hạnh phúc cho chính bản thân mình và cho cả những người xung quanh. Đó chính là định luật của cuộc sống, cho gì thì sẽ nhận đó. Và ngược lại khi chúng ta trao đi những sự tiêu cực, những sự ghen ghét thù hận thì đương nhiên điều chúng ta nhận lại cũng sẽ là những thứ tương tự mà thôi. Tưởng tượng 1 xã hội mà con người luôn đối xử với nhau như vậy thì sẽ thật là tai hại và đau khổ biết bao. Tóm lại, câu chuyện Tiếng vọng rừng sâu là 1 câu chuyện ý nghĩa về lối sống gieo nhân nào gặp quả nấy của con người chúng ta ở đời.
Bài làm :
Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu mang ý nghĩa sâu sắc, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu, bao lời khuyên dạy chân tình nhưng không hiểu vì sao em lại thích câu: “Một mặt người bằng mười mặt của”. (1)Câu tục ngữ giản dị, chỉ có bảy từ ngắn gọn cùng phép so sánh nhẹ nhàng và nghệ thuật nhân hóa độc đáo, giàu hình ảnh. (2) Đó là lời ông cha khuyên chúng ta cần phải biết quý trọng sinh mạng con người hơn của cải vật chất. (3) Hai từ “mặt người” đặt trước “mặt của” cùng với so sánh “bằng mười” thật khéo léo, đầy ẩn ý nhằm nhấn mạnh tiền bạc, của cải vật chất tuy rất quý nhưng là thứ ta làm ra còn sinh mệnh con người là thứ không gì có thể đánh đổi. (4)Tục ngữ được cha ông ta dùng để khuyên răn con người phải cẩn trọng trong cuộc sống, không để những điều đáng tiếc xảy ra đối với sinh mạng của mình và mọi người. (5) Đồng thời, còn dùng để động viên người ta đừng buồn phiền khi xảy ra mất mát tài sản, thật thú vị khi cùng một câu lại mang nhiều hàm ý. (6)Câu tục ngữ trên quả là lời khuyên và triết lí sống đúng đắn. (7)Chúng ta phải biết trân trọng giá trị con người, đặt con người lên trên mọi thứ của cải vật chất. (8)
#Hoa_2008
-"Bừng nắng hạ", "Mặt trời chân lý", "Chói qua tim" : hình ảnh ẩn dụ
+ "Bừng" : ánh sáng phát ra bất ngờ đột ngột, bao kín đôi mắt nhà thơ
+ "Chói" : ánh sáng có sức xuyên thấu mạnh mẽ
ánh nắng toả sáng rực rỡ , chói chang bắt nguồn từ mặt trời chân lý -lý tưởng cách mạng ,soi sáng trong lòng tác giả
Từ ấy đã làm cho tâm hồn Tố Hữu" bừng nắng hạ" đó là một luồng ánh sáng mạnh mẽ, rực rỡ của nắng vàng chứa chan hạnh phúc ấm no.Soi tỏ vào những bài thơ sau này ta mới thấy hết được niềm vui sướng của Tố Hữu trước ánh sáng huy hoàng của chân lí
."Mặt trời chân lí" là hình ảnh ẩn dụ ca ngợi lí tưởng Cách mạng, ca ngợi chủ nghĩa Cộng sản đã soi sáng tâm hồn, đã "chói qua tim", đem lại ánh sáng cuộc đời như "bừng" lên trong "nắng hạ" - Một cách nói rất mới, rất thơ về lí tưởng:. Tố Hữu với tấm lòng nhiệt thành của mình đã tự hào đón lấy ánh sáng của mặt trời, sẵn sàng hành động cho lí tuởng cách mạng cao đẹp.Bởi lí tưởng đã "chói" vào tim- chính là nơi kết tụ của tình cảm, là nơi kết hợp hài hòa giữa tâm lí và ý thức trí tuệ chỉ thực sự hành động đúng khi có lí tưởng cách mạng, khi có ánh sáng rực rỡ của mặt trời chân lí chiếu vào.
- Các hình ảnh ẩn dụ -> diễn tả niềm vui sướng, say mê của tác giả:
+ Hình ảnh “nắng hạ”: nguồn sáng rực rỡ, đầy sức sống, tràn trề năng lượng, tràn trề sinh lực -> niềm hạnh phúc, sung sướng đang chan chứa trong tâm hồn nhà thơ.
+ Giác ngộ rồi, với Tố Hữu, lí tưởng cộng sản còn là “mặt trời chân lí”. Hình ảnh “mặt trời chân lí”: tỏa ra ánh sáng của Đảng, của cách mạng, của chủ nghĩa Mác – Lê-nin rực rỡ, chói lọi. Thứ ánh sáng ấy vĩnh viễn, cần thiết như mặt trời, đúng đắn như chân lí.
-> 2 hình ảnh này là sự liên kết mới mẻ, sáng tạo, gợi ra nguồn sáng báo hiệu những điều tốt lành -> Nhà thơ muốn khẳng định: Lí tưởng cách mạng giống như một nguồn sáng mới, đã làm thức tỉnh lí trí, mang đến cho nhà thơ nguồn sức mạnh diệu kì.
Trả lời:
1. Quan hệ từ : vì - nên : biểu thị quan hệ nguyên nhân- kết quả
Hok tốt
Bài làm :
Sáng ra, em thức dậy khoảng năm giờ. Em bước ra sân tập mấy động tác thể dục. Sau đó, em đánh răng, rửa mặt. Cũng vừa lúc mẹ dọn bữa điểm tâm lên. Em cùng mọi người ngồi vào bàn ăn sáng. Chị em lấy xe đưa em đến trường.
#Hoa_2008
Câu 1:
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
Câu 2:
Các phương thức biểu đạt:Tự sự+Biểu cảm
Câu 3:
Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên: nhân hóa.
Nhân hóa vầng trăng trở thành “tri kỉ” người gần gũi, gắn bó, thấu hiểu mọi tâm tư, tình cảnh.
+ Trăng trở thành người bạn chia sẻ mọi vui buồn, trăng đồng cam cộng khổ, xoa dịu những nỗi đau của chiến tranh bằng ánh sáng tươi mát, hiền hòa.
+ Trăng là người bạn đồng hành, đồng cam cộng khổ với người chiến sĩ, trăng chính là hiện thân của quá khứ chan hòa tình nghĩa.
ko đăng linh tinh nha.
Ko đăng câu hỏi linh tinh lên diễn đàng!!!! hok tốt!