K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 , quan hệ từ là gì ?

- là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ giữa các bộ phận của câu hay giữa câu trong đoạn văn nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Ví dụ: Và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về...

2, bài NAM QUỐC SƠN HÀ nói về ý nghĩa gì?

+ý nghĩa đoạn 1 : - Là 1 bản tuyên ngôn độc lập khẳng định quyền tự chủ , sự độc lập của dân tộc .

- Khngwr định chủ quyền , lãnh thổ nước Việt .

->Làm đòn đánh tinh thần để địch hoang mang lo sợ.

+ý nghĩa đoạn 2 : - Khẳng định sức mạnh , ý chí kiên cường của dân tộc , đất nước Việt Nam .

- Đe doạ , cảnh báo đối với những kẻ thù xâm lược Tổ Quốc . Nếu dám lấn chiếm , xâm lược  chủ quyền VN sẽ phải chịu thất bại thảm hại 

-> Động viên , khích lệ tinh thần , ý chí chiến đấu , quyết tâm đánh đuổi mọi kẻ thù , mang lại hoà bình cho Đất nước .

16 tháng 10 2020

k cho minh k lại cho

16 tháng 10 2020

Sau những ngày tháng bôn ba, phải chứng kiến bao đau xót vì nhân tình thế thái, ông đã trở về mảnh đất Côn Sơn mang lại cho ông những giây phút thanh bình, tĩnh tại trong tâm hồn. Bài ca Côn Sơn hiện lên với những thanh sắc trong trẻo, đẹp đẽ nhất của thiên nhiên.

Bức tranh thiên nhiên được chấm phá bằng thanh âm của tiếng suối chảy rì rầm, vui tai:

                                                                    Côn Sơn suối chảy rì rầm

                                                            Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

Ta cảm nhận nhà thơ như đang thả hồn vào dòng suối mát trong để lắng nghe được những nhịp điệu của nước chảy qua từng khe đá nhỏ. Một tâm trạng thư thái, tĩnh tại để lắng nghe được nhịp điệu từ thiên nhiên. Hàng trăm năm sau, thi sĩ Hồ Chí Minh cũng có chung một cảm nhận khi lắng nghe thanh âm ấy: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”. Đều là tiếng nhạc nhưng tiếng đàn cầm mà Nguyễn Trãi cảm nhận được có sức gợi mạnh trong lòng người đọc.

Không chỉ có thanh âm, bức tranh thiên nhiên ấy còn toát lên sức sống tươi mới của thiên nhiên bởi sắc xanh của núi rừng.

                                                                       Côn Sơn có đá rêu phơi

                                                                 Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm

                                                                  Trong ghềnh thông mọc như nêm,

                                                                    Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.

Trong rừng có bóng trúc râm,

Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.

Đó là màu xanh của rêu trên đá, là rừng thông mọc dày, là rừng trúc xanh tỏa bóng râm mát, gợi ra nét hoang dã của núi rừng thơ mộng. Và giữa bức tranh ấy, hơi ấm của con người được lan tỏa, hòa quyện cùng thiên nhiên: phiến đá rêu phơi tạo ra chiếc nệm êm ái, rừng thông cho bóng mát để ta nằm thư thái và ngâm thơ nhàn giữa rừng trúc xanh. Một câu thơ về cảnh thiên nhiên được xen lẫn với một hoạt động của con người. Người và cảnh cứ thế giao hòa, quấn quýt cùng nhau. Thật là một bức vẽ tuyệt sắc!

Trở về Côn Sơn để thi sĩ lánh đời nhưng cũng chính là được trở về với mảnh đất quê hương, với nguồn cội của chính mình. Nguyễn Trãi như được thả hồn mình vào cuộc sống bình yên, lắng nghe hơi thở của thiên nhiên, không vướng bụi trần. Bản dịch thơ được viết theo thể lục bát – thể thơ truyền thống của dân tộc gợi ra nét nhịp nhàng, vui tươi cho bức tranh Côn Sơn ngày hè. Qua đó, ta thêm cảm phục một hồn thơ của dân tộc với tình yêu thiên nhiên, đất nước tha thiết

16 tháng 10 2020

Bài ca dao này có hai cái đẹp: cái đẹp của cánh đồng và cái đẹp của cô gái thăm đồng. Cả hai cái đẹp đều được miêu tả rất hay. Cái hay ỗ đây là cái hay riêng của bài ca dao này, không thấy có ở bất kì một bài ca dao nào khác.Hình ảnh cô gái thăm đồng hiện lên với tất cả dáng điệu của một con người năng nổ, tích cực. Đứng “bên ni” rồi lại đứng “bên tê” để ngắm nhìn, quan sát cánh đồng từ nhiều phía, dường như cô muốn thâu tóm, nắm bắt, cảm nhận cho thật rõ tất cả cái mênh mông bát ngát của đồng lúa quê hương. Cả hai câu đầu đều không có chủ ngữ, khiến cho người nghe, người đọc rất dễ đồng cảm với cô gái, tưởng chừng như đang cùng cô gái đi thăm đồng, đang cùng cô “đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng...” và ngược lại. Nhờ vậy mà cái cảm giác về sự mênh mông, bát ngát của cánh đồng cũng lan truyền sang ta một cách tự nhiên và ta cảm thấy như chính mình đã trực tiếp cảm nhận, rút ra và nói lên điều đó. Từ “em” ở đầu câu trên có người ghi là “thân em”. Trong ca dao truyền thống, nhất là trong ca dao tình yêu, những từ “em” và “thân em” được dùng khá phổ biến. Nói chung đó là những từ có nghĩa khác nhau, nhưng riêng trong bộ phận ca dao than thân, hai từ đó lại được dùng và được coi là đồng nghĩa. Hình ảnh “chẽn lúa đòng đòng” tượng trưng cho cô gái đang tuổi dậy thì căng đầy sức sống. Hình ảnh “ngọn nắng” thật độc đáo. Có người cho rằng đã có “ngọn nắng” thì cũng phải có “gốc nắng”và “gốc nắng” chính là mặt trời vậy. Bài ca dao quả là một bức tranh tuyệt đẹp và giàu ý nghĩa.

17 tháng 10 2020

Sử dụng phân bón hữu cơ trong nông nghiệp.  trong canh tác nông nghiệp phân bón hữu cơ có vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng. Nhưng để sử dụng phân  cho hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất thì chúng ta cần có cái nhìn tổng quan về phân bón hữu cơ.
     Phân hữu cơ là các loại phân chứa chất dinh dưỡng dưới dạng hữu cơ. Trước đây, khi phân vô cơ (hóa học) xuất hiện với lợi ích nó mạng lại, đạt hiệu quá nhanh thì phân bón hữu cơ dần trôi vào dĩ vãng,  đã quên dần đi phân hữu cơ. Nhưng hiện nay với xu hướng phát triển một nền nông nghiệp bền vững con người đã dần hiểu ra những tác hại của việc sử dụng phân bón vô cơ một cách tràn lan không đúng cách, sẽ  khiến đất đai bị suy kiệt, ô nhiễm môi trường, cây trồng thiếu hụt các chất trung vi lượng và con người đã nhận thấy tầm quan trọng của phân hữu cơ đối với đất đai, môi trường và cây trồng, nhất là không thể thiếu đối với nền nông nghiệp hữu cơ.
     Hữu cơ là tiêu chỉ để đánh giá độ phì nhiêu, độ tơi xốp, kết cấu đất, độ thấm thấu và giữ nước, tính đệm của đất, quyết định đến số lượng, sự hoạt động của hệ vi sinh vật đất. Phân hữu cơ là phân bón rất tốt cho cả đất lẫn cây trồng, có chứa đủ các dinh dưỡng khoáng đa trung vi lương cung cấp cho cây trồng, là một loại phân bón giúp cải tạo đất có hiệu quả tốt. Ngoài ra, phân hữu cơ còn tăng hiệu quả hấp thu các chất dinh dưỡng của cây từ đất.
    

17 tháng 10 2020

nhầm chủ đề rùi

viết bài văn cảm nhận về bài ca dao:Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngátĐứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh môngThân em như chẽn lúa đòng đòngPhất phơ dưới ngọn nắng hông ban maiChú ý:Đặt ra các câu hỏi và trả lời để tìm ý như sau:-Bài ca dao là lời của ai nói với ai?Nói trong hoàn cảnh nào? Tâm trạng ra sao?-Bài ca dao nói về nội dung gì ? Nội dung đó...
Đọc tiếp

viết bài văn cảm nhận về bài ca dao:

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hông ban mai

Chú ý:

Đặt ra các câu hỏi và trả lời để tìm ý như sau:

-Bài ca dao là lời của ai nói với ai?Nói trong hoàn cảnh nào? Tâm trạng ra sao?

-Bài ca dao nói về nội dung gì ? Nội dung đó được thể hiện bằng những nội dung nhỏ nào ?

-Để làm nổi bật nội dung trên, tác giả đã sử dụng những nghệ thuật gì ?

+Thể thơ, giọng điệu, nhịp thơ

+Từ ngữ, câu chữ, hình ảnh có gì dặc biệt ?

+Chỉ rõ hình ảnh và chi tiết đó đặc biệt ở chỗ nào ?(thường có 2 giá trị:gợi tả hình ảnh/gợi tả âm thanh và cảm xúc ra sao ?)

-BPTT mà tác giả sử dụng là gì ?

->Chỉ ra nghệ thuật nào cần phải có dẫn chứng đi kèm, sau đó phân tích dẫn chứng đó.

-Cảm nhận của bản thân về bài ca dao hoàn chỉnh theo bố cục: MB, TB, KB

Ghi nhớ: không được chép văn mẫu

0
19 tháng 10 2020

Như chúng ta đã biết, Tuyên ngôn độc lập là văn bản chính luận được viết ra với mục đích tuyên bố với đồng bào trong nước và toàn thể nhân dân thế giới về nền độc lập và về chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ cần được tôn trọng. Bài thơ "Nam quốc sơn hà" được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta trước hết vì bài thơ là lời tuyên bố hùng hồn về nền độc lập chủ quyền của đất nước:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Nước Nam ta là một đất nước độc lập, có chủ quyền riêng và vua chính là đại diện tối cao cho dân tộc. Ranh giới bờ cõi của nước Nam không chỉ được ghi nhận qua những trang sử hào hùng của dân tộc mà còn được ghi rõ ràng ở sách trời "tại thiên thư". Đó là một chân lý hiển nhiên: Sông núi nước Nam là của vua Nam, là của người dân nước Nam, một sự thật hiển nhiên không thể chối cãi . Trong lời tuyên bố về chủ quyền , tác giả còn thể hiện sâu sắc thái độ tự hào, tự tôn dân tộc khi coi nước Nam là một nước ngang hàng với nước Bắc, vua Nam bằng vai với hoàng đế Trung Quốc, qua việc sử dụng từ "đế" mà không dùng từ "vương" (chữ "đế" và chữ "vương" đều có nghĩa là vua, người đứng đầu 1 đất nước, đại diện cho nhân dân, nhưng trong các triều đại phong kiến Trung Quốc xưa, vua Trung Quốc tự xưng là "đế"( có thể hiểu là ông vua lớn) còn các ông vua đứng đầu ở các nước láng giềng thần phục chỉ phong "vương" (có thể hiểu là ông vua nhỏ). Với cách sử dụng ngôn từ sắc sảo như vậy, rõ ràng địa vị và tầm vóc của nước Nam ta đã được nâng lên một tầm cao mới.

Trong bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên ấy, cha ông ta không chỉ khẳng định nền độc lập và chủ quyền của dân tộc mà còn thể hiện rõ ý chí quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập, chủ quyền ấy:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Lý Thường Kiệt coi quân xâm lược là "nghịch lỗ" (kẻ đi ngược lại với lẽ phải, với đạo trời), bài thơ "Nam quốc sơn hà" đã đưa ra lời cảnh cáo đanh thép: Chúng mày dám sang xâm phạm vào bờ cõi và chủ quyền thiêng liêng của nước Nam, thì tự chúng mày sẽ chuốc lấy bại vong thảm hại! Đó là cái kết cục xứng đáng cho những kẻ phạm vào sách trời, phạm vào đấng linh thiêng, coi thường chân lý, lẽ phải! Câu thơ vừa là một đòn tấn công mạnh mẽ giành cho kẻ thù xâm lược vừa có ý nghĩa khích lệ tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm của nhân dân với Tổ quốc...

Có thể nói không cần phải sử dụng quá nhiều ngôn từ, nhưng "Nam quốc sơn hà" vẫn làm rõ được những vấn đề mang tính trọng đại, lớn lao của quốc gia, dân tộc. Đó là lời tuyên bố đanh thép khẳng định chủ quyền về cương vực lãnh thổ và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ toàn vẹn nền độc lập dân tộc, quyết đánh tan mọi kẻ thù xâm lược. Với ý nghĩa sâu sắc ấy, "Nam quốc sơn hà" hoàn toàn xứng đáng là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt nam ta!

19 tháng 10 2020

Đây là bài thơ nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam, khẳng định chủ quyền của nhà cầm quyền Đại Việt trên các vùng đất của mình. Bài thơ được cho là bài thơ thần , do thần đọc giúp Lê Hoàn chống quân Tống năm 981 và Lý Thường Kiệt chống quân Tống năm 1077