b. Cánh hoa mỏng,vàng thẫm,xếp thành ba lớp. Đáp án:Cánh hoa là chủ ngữ cho câu hỏi cái gì
c. Bầy chim đang luyện thanh cùng với mùa hè. Đáp án:Bầy chim là chủ ngữ cho câu hỏi con gì
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tu từ (hay biện pháp tu từ) là một khái niệm trong văn chương và ngôn ngữ học, ám chỉ cách sử dụng ngôn từ một cách đặc biệt để tạo ra hiệu ứng nghệ thuật, gợi lên hình ảnh, cảm xúc và tạo ấn tượng với người đọc.
Tác giả: Trần Tế Xương
Thể loại:
Bố cục: Thất ngôn bát cú Đường Luật
- Hai câu đề: Giới thiệu về kì thi
- Hai câu thực: Cảnh tượng khi đi thi
- Hai câu luận: Khắc họa hình ảnh những ông to bà lớn đến trường thi
- Hai câu kết: Thái độ phê bình của nhà thơ với kì thi
Tác giả : Trần Tế Xương
Thể loại : Thất ngôn bát cú Đường luật
Bố cục : 3 phần
- Hai câu thơ đầu : giới thiệu về khoa thi năm Đinh Dậu
- Bốn câu thơ tiếp : cảnh trường thi trong thực tế
- Hai câu thơ cuối : thái độ , tâm trạng của nhà thơ
Hoa sữa có ở rất nhiều nơi trên đất nước ta nhưng dường như đẹp nhất là ở Hà Nội vào những tháng mùa thu. Mùa thu Hà Nội nổi tiếng với cốm xanh và mùi hoa sữa. Ai đã một lần đặt chân tới mảnh đất nghìn năm Văn Hiến có lẽ khó mà quên được vẻ đẹp của cây hoa sữa. Nhìn cây giản dị mang vẻ đẹp thuần khiết. Thân cây cao to, thẳng đứng nó khoác bên ngoài chiếc áo màu đen sần sùi như bị mốc. Trên đó còn có những cái mấu nhỏ. Cây hoa sữa có mấy tầng tán lá. Nhìn từ xa như cây dù. Cành lá xum xuê là điểm hẹn của chim chóc. Những chiếc lá dày cứng cáp phát triển từng đốt, mỗi đốt thường xuyên khoảng sáu, bảy lá tròn như cái mâm con. Cây sữa có nhiều nhánh nhỏ khi bấm vào cảnh con thấy dòng sữa nhỏ chảy ra có lẽ vì vậy mà người ta gọi là cây sữa. Đẹp nhất chính là những bông hoa sữa. Hoa sữa thường nở vào cuối thu, đầu đông. Đó là lúc tiết trời mát mẻ và dễ chịu. Hoa sữa màu trắng pha kem có nhiều cánh nhỏ mọc chụm lại với nhau . Hương hoa sữa thơm nhưng không dịu mà mạnh mẽ và hơi hắc. Mùi thơm quyến rũ lan tỏa trong không gian nhất là vào buổi đêm, gió nhè nhẹ. Người Hà Nội đi xa luôn nhớ về hương hoa sữa, nhớ về những đêm se se lạnh dạo bước trên con đường tràn ngập hoa sữa.
Trước cổng nhà, ba em trồng một cây phượng vĩ rất to. Nghe ba nói, cây đã được sáu tuổi. Gốc cây trồi lên khỏi mặt đất như những con trăn khổng lồ. Thân cây lớn, nâu xù xì, phải 3 đứa em ôm mới xuể. Tán phượng xanh um, xòe che rợp bóng cả một khoảng trời, từ xa nhìn lại trông hệt như một chiếc ô khổng lồ. Lá phượng nhỏ xíu như lá me, mặt lá trơn mịn, xanh rì, mỗi lần lá rụng như những cơn mưa nhỏ, nhìn đẹp vô cùng. Cứ mỗi độ hè tới, từng chùm hoa phượng lại nở đỏ rực, lấp ló sau những tán cây xanh. Em thích nhất là được ngắm cây khi đó. Em rất yêu quý cây phượng vĩ vì nó đã gắn bó với em rất nhiều kỉ niệm tuổi thơ. Em sẽ cùng ba chăm sóc cây để cây luôn mãi xanh tươi.
Từ sáng sớm mẹ đã gọi em dậy sớm đi chợ xách đồ giúp mẹ vì những ngày giáp Tết là những ngày bận rộn nhất với tất cả mọi người. Mọi việc dường như gấp gáp hơn hơn.
Phiên chợ quê em những ngày giáp Tết đông đúc và thật nhộn nhịp. Trên đường đi, các cô các chú thường rủ nhau cùng đi, mọi người nói cười râm ran cả con đường quê nhỏ hẹp. Đi cùng đường có những người chở hàng hóa: nào hoa, nào rau, nào thực phẩm mang ra chợ để bán.Trên con đường tiếng cười nói trò chuyện huyên náo.
Phiên chợ này không quá to, nhưng rất đông người mua kẻ bán, đậm không khí mùa xuân. Chẳng cần biển hay chỉ dẫn, cứ đến ngày này, như một thông lệ ngầm mà ai cũng biết, mọi người lại kéo nhau về đây để bán buôn, mua sắm. Ngoài thịt cá, rau dưa, củ quả quen thuộc, thì rất nhiều những mặt hàng đặc trưng của ngày Tết, đặc biệt là ngày ông Công ông Táo cũng xuất hiện. Đó là cá sạp áo quần Tết được đưa từ trên phố về. Rồi các gánh hoa đủ màu sắc sặc sỡ mà ngày thường ít khí thấy tề tựu đong đủ ở chợ quê. Tiêu biểu nhất là rất nhiều những giỏ hoa cúc vàng - loài hoa nhà nào cũng có ở trên ban thờ. Cùng với đó, là những xe đẩy bán kẹo, mứt thơm ngon hấp dẫn. Trung tâm của chợ, là nhân vật chính của ngày này, chính là các cô các chú bán cá chép. Những chú cá chép nhỏ chừng hai đến ba ngón tay là điều không thể thiếu cho ngày cúng đưa ông Táo về trời. Người nào đến chợ cũng ghé vào đây, xách về một túi cá cả. Rồi các gánh bán cát cho lư hương, gánh bán gạo nếp, bán lá dong, ống giang để gói bánh chưng cũng đông lắm. Chợ phiên ngày Tết, ai cũng vội vàng đến rồi đi. Nhưng điểm chung là người nào cũng mỉm cười hạnh phúc, gặp nhau là xởi lởi chào hỏi mấy câu mới rời đi. Người mua kẻ bán cũng trở nên dễ tính hơn hẳn ngày thường, thật khó mà gặp những người to tiếng ở chợ ngày này.
Không khí rộn ràng, vui tươi và hạnh phúc ấy, dưới ánh nắng ngày xuân chan hòa, đẹp tựa bức tranh in sâu vào tâm trí của em. Để qua mùa Tết, đi ngang bãi đất trống ấy, em lại tự nhớ về cảnh họp chợ này, để lòng thêm xốn xang và háo hức chờ mong một mùa Tết mới lại về.
Chúc bn học tốt :33
Nhân vật Sơn trong Gió lạnh đầu mùa đem đến nhiều ấn tượng. Nhà văn Thạch Lam đã xây dựng Sơn là một cậu bé thân thiện, tốt bụng và giàu tình cảm. Cậu được sinh ra trong một gia đình khá giả, nhận được tình yêu thương của mọi người xung quanh. Nhưng không vì thế mà cậu trở nên kiêu ngạo hay xa cách. Đối với bọn trẻ con trong xóm - Thằng Cúc, con Xuân, con Tí, con Túc, Sơn vẫn thường xuyên chơi cùng, và tỏ ra thân thiết chứ không hề coi thường, xa cách. Đặc biệt nhất là hành động của Sơn đối với bé Hiên. Khi thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Sơn cảm thấy thương xót cho con bé. Cậu chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn - đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Có thể thấy rằng, nhân vật Sơn đã thể hiện được những giá trị nhân văn cao đẹp mà tác giả muốn gửi gắm.
Chúc bn học tốt :33
Truyện cổ tích Cây khế kể về hai anh em có tính cách hoàn toàn trái ngược nhau. Người em hiền lành, chăm chỉ, còn người anh tham lam, lười biếng. Sau khi chiếm hết gia sản, người anh tiếp tục sống thảnh thơi. Còn người em phải làm việc vất vả nhưng không một lời oán thán.
Đáp án câu b:Cánh hoa là chủ ngữ cho câu hỏi cái gì.
Đáp án câu c:Bầy chim là chủ ngữ cho câu hỏi con gì.
Cây bút mực đồng hành cùng em suốt năm học.
Những chú kiến chăm chỉ kiếm thức ăn