K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 11 2020

Bạn đã từng nghe câu nói của Elizabeth Berg: “Bạn được sinh ra từ gia đình của mình và gia đình được sinh ra từ trong bạn. Không mưu cầu. Không đổi chác.” Trong cuộc sống mỗi chúng ta, có đôi lúc ta sẽ gặp phải những khó khăn và thử thách, những lúc ấy ta thường tìm đến những điểm tựa tinh thần giúp con người ta yêu đời, lạc quan và vượt qua được gian khổ. Nơi đó không đâu xa xôi mà nó chính là tình cảm gia đình.

Vậy thế nào là gia đình? Tình cảm gia đình là gì? Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng. Gia đình là cái nôi cơ sở nền tảng bồi dưỡng để hình thành nên nhân cách nhân cách con người.

Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, giữa những người máu mủ, ruột rà, trước hết nó chính là tình cảm của những người trong gia đình dành cho nhau đó là: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em. Tình cảm ấy không chỉ là tình cảm giữa những người có cùng huyết thống với nhau mà những người không chung huyết thống cũng có thể cảm nhận được từ việc họ quan tâm đến nhau, cộng tác với nhau trong công việc.

Để thể hiện tình cảm, mỗi con người lại có mỗi cách quan tâm khác nhau, không ai giống ai cả. Có người quan tâm bằng lời nói có người lại quan tâm bằng hành động. Nhưng họ đều có một điểm chung là đều yêu quý người thân của mình. Chẳng hạn như khi ông bà bị ốm đau, không cần phải ăn món cao lương mĩ vị gì cả chỉ đơn giản là con cháu quây quần bên cạnh động viên an ủi cũng làm cho ông bà cảm thấy hết bệnh.

Đó là những điều vô cùng giản dị của tình cảm gia đình. Tình cảm gia đình còn có thể vượt qua được rào cản về địa lí, khiến cho con người cảm thấy luôn được bên cạnh nhau. Dù có ở xa nhau nhưng lúc nào cũng nhớ đến nhau, trong tim luôn đặt họ vào một vị trí quan trọng, gắn bó với nhau bằng cả tấm lòng, khi càng ở xa lại càng nhớ, càng nhớ càng trông ngóng. Đó là điều rất khó giải nhưng là điều khiến ai cũng phải công nhận nó.

Nếu thực sự yêu thương nhau dù có ở đâu thì lúc nào cũng hướng về nhau, chẳng có gì có thể ngăn cản được họ. Tình cảm gia đình là thứ tình cảm tồn tại mãi mãi, bởi nó thuộc về thế giới tinh thần là những gì cao quý, bền vững nhất. Nó sẽ chẳng bao giờ biến mất khi con người ta biết trân trọng và nâng niu nó.

Tình cảm gia đình có thể giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Nó là nơi cho ta sự an ủi, niềm tin, sự hi vọng để vượt qua những khó khăn ấy một cách dễ dàng. Tình cảm gia đình là thứ con người tìm về sau một chuyến đi dài mệt mỏi. Xã hội phát triển thì có rất nhiều mối quan hệ nhưng không có mối quan hệ nào đáng giá bằng tình cảm gia đình, nó luôn chiếm vị trí cao trong đời sống tinh thần của con người.

Nếu con người sống không có tình cảm gia đình sẽ trở nên khô cằn, héo úa và cũng mất đi một điểm tựa của cuộc đời mình. Nếu các em nhỏ từ nhỏ không có tình yêu thương của gia đình thì nó sẽ trở thành một đứa trẻ cộc cằn, không cảm nhận được tình cảm từ bố mẹ, nó sẽ tìm kiếm đến những người nó cho là hiểu nó, đem đến niềm vui cho nó bằng những thứ trái pháp luật bởi nó đâu có được quan tâm hay dạy bảo điều đó có đúng hay không.

Mỗi con người phải ý thức được vai trò quan trọng của tình cảm gia đình với cuộc sống để giữ gìn, nâng niu, trân trọng, đừng để một ngày đánh mất nó rồi mới đi tìm lại lúc đó đã muộn lắm rồi. Việc làm đơn giản chỉ là hàng ngày quan tâm nhau bằng những việc nhỏ nhất sẽ làm cho tình cảm ấy càng đẹp hơn, ý nghĩa hơn và gắn kết mọi người gần nhau hơn.

Tình cảm gia đình còn xuất hiện ở những người không chung huyết thống. Nhưng chúng ta vẫn có thể chia sẻ quan tâm với nhau như những người thân trong gia đình. Những em bé sinh ra mồ côi cha mẹ từ nhỏ cùng nhau sống trong cô nhi viện, các em đã coi chính những người chăm sóc giống như người mẹ, những người bạn sống cùng nhau như người anh, người chị. Đối với họ đó chính là tình cảm gia đình đáng được trân trọng.

Ở trong xã hội hiện đại, khi lòng người khó lường trước, mọi quan hệ đều dựa trên lợi ích kinh tế thì lúc đấy tình cảm lại chính là mắt xích giúp con người ta gắn kết với nhau, giúp xã hội phát triển càng phát triển hơn. Tình cảm gia đình là cao quý, vì vậy mỗi người cần phải ý thức và bảo vệ và xây dựng tình cảm đẹp đẽ ấy. Đồng thời phê phán và lên án những con người coi thường và không biết trân trọng tình cảm gia đình, những người như thế một ngày nào đó sẽ nhận được hậu quả thích đáng cho hành động của họ.

Mỗi một con người sẽ có một những chốn bình yên cho riêng mình, đó có thể là tình bạn, cũng có thể là trong tình yêu và có những người cho rằng chốn bình yên nhất là tình cảm gia đình. Sau bao nhiêu gian lao, bão táp con người ta đều mong được về bên gia đình để được yêu thương, an ủi.

18 tháng 12 2020

Mỗi người chúng ta ai cũng đều có một gia đình riêng của mình, cũng đều được che chở cho trong vòng tay của cha mẹ và người thân. Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng cao quý nhất đối với tâm hồn của chúng ta. Tình cảm đó chúng ta cần phải nâng niu và gìn giữ.

Từ xưa đến nay con người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng đều luôn đặt gia đình là nền tảng hàng đầu giúp con người trưởng thành. Mỗi người đều có một tình yêu thương với gia đình nhất định. Cha mẹ là người sinh ra ta nuôi dưỡng chúng ta trưởng thành, tình yêu thương mà cha mẹ dành cho con cái là tình cảm cao quý nhất.

Chúng ta có thể phạm bao nhiêu lỗi lầm đi chăng nữa cha mẹ cũng luôn bao dung cho ta. Khi sinh ra, tiếng đầu tiên chúng ta cất tiếng gọi đó chính là hai từ cha, mẹ. Và chúng ta chúng ta có thể chọn cho mình mọi thứ: công việc, tình yêu, nơi ở,… nhưng không thể chọn được gia đình. Sự thiêng liêng xuất phát từ những điều đó.

Cho dù cuộc đời kia có vùi dập thế nào đi chăng nữa khi trở về với vòng tay yêu thương của gia đình chúng ta sẽ tìm lại được sự bình yên. Khoảng cách về địa lý có xa bao lâu đi chăng nữa thì tình cảm gia đình cũng mãi mãi không cách xa. Chúng ta có thể gửi gắm những thông điệp yêu thương dành đến với những người mà chúng ta yêu thương. Chỉ cần một sự quan tâm nhỏ cũng làm cho lòng ta ấm hơn rất nhiều, xua tan đi những mệt mỏi mà chúng ta có thể làm cho những người thân yêu.

Không có bất kỳ rào cản nào dành cho tình cảm gia đình nếu như chúng ta thật sự yêu thương nhau. Và ngược lại điểm tựa tinh thần của gia đình cũng là điểm tựa lớn nhất mà chúng ta có được khi đến với thế giới này. Trong xã hội hiện nay, vòng xoáy tranh đua ngày càng cuốn con người ta vào những mối quan hệ khác, thì cảm gia đình sẽ giúp con người ta xích lại gần nhau hơn. Nó được đặt trong rất nhiều những mối quan hệ khác nhưng vẫn chiếm vai trò thượng tôn.

Chúng ta cần hiểu rõ nhất vai trò của gia đình để có những cư xử đúng mực với các thành viên trong gia đình. Hãy luôn biết trân trọng tình cảm thiêng liêng này, đừng bao giờ để đến khi mất rồi mới biết hối hận. Hãy luôn yêu thương gia đình của mình nhé các bạn.

19 tháng 11 2020

-Câu đề:

         Đã bấy lâu nay, bác tới nhà 

  +Sự bất ngờ, ngạc nhiên.

  +Từ xưng hô  niềm nở, thân mật, kính trọng.

  +Lời chào, lời reo vui+Nụ cười đang tỏa rạng trên khuôn mặt nhà thơ.

-Câu thực(6 câu kế tiếp);

 +Trẻ: đi vắng-Chợ: xa         Suy ra: Tình huống khó xử

 +Mong muốn tiếp bạn đầy đủ - Hiện thực: Không có

 Suy ra: Nghệ thuật: liệt kê, phóng đại, đối lập.

 Suy ra: Khẳng định cuộc sống thanh bạch, tấm lòng hào hiệp. Sự chân thật, hóm hỉnh của Nguyễn Khuyến.

 Suy ra: Khẳng định tình bạn vượt lên trên vật chất tầm thường.

-Câu kết:

            Bác đến chơi đây, ta với ta

  +Ta: Đại từ - Chỉ Nguyễn Khuyến với bạn - Tuy hai nhưng là một.

 Suy ra: Sự hòa hập về tâm hồn.

 Suy ra: Bài thơ thề hiện tình bạn đậm đà, thắm thiết.

“Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".”                                                                                             ...
Đọc tiếp

“Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".”
                                                                                                                    (Ngữ văn 7- tập 1, trang 7)
1. Tìm cặp từ đồng nghĩa, đại từ trong đoạn trích trên
2. Nêu nội dung chính của đoạn trích
3. Theo em, thế giới kì diệu đó là gì ?
4. Định hướng phát triển năng lực (mn đoán đề câu này giùm tui vs)
5. Viết đoạn văn tự sự từ 5 - 7 câu (câu này có liên quan đến đoạn trích trên, mn đoán giùm luôn nha)

1

- Tham khảo bài làm sauu : 

“Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".”                                                                                                                    (Ngữ văn 7- tập 1, trang 7)

1. Tìm cặp từ đồng nghĩa, đại từ trong đoạn trích trên

Từ Đồng nghĩa : Cầm tay - Buông tay .

Đại từ : Mẹ , con 

2. Nêu nội dung chính của đoạn trích: 

- Sự trấn an người con, giúp con tự tin hơn, không lo lắng và sợ hãi cũng như mẹ tự trấn an mình . Khích lệ con vững bước đi trên con

đường mới  .

=> Tình yêu thương ấm áp của mẹ dành cho đứa con .

Người mẹ khẳng định thế giới diệu kì đó thuộc về người con, đang chờ con khám phá và chinh phục.

Theo em, thế giới kì diệu đó là gì ?

- Thế giới của hoài bão, ước mơ: nhà trường là nơi chắp cánh cho ta được bay cao bay xa đến những chân trời khát vọng.

14 tháng 11 2020

Bài Cảnh khuya được Bác Hồ sáng tác vào năm 1947, thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kì, gian khổ mà oanh liệt của dân tộc ta. Giữa hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề và những thử thách ác liệt tưởng chừng khó có thể vượt qua, Bác Hồ vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Người vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên nơi chiến khu Việt Bắc. Thiên nhiên đã trở thành nguồn động viên to lớn đối với người nghệ sĩ – chiến sĩ là Bác.

Như một họa sĩ tài ba, chỉ vài nét bút đơn sơ, Bác đã vẽ ra trước mắt chúng ta vẻ đẹp lạ kì của một đêm trăng rừng:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Trong đêm khuya thanh vắng, dường như tất cả các âm thanh khác đều lắng chìm đi để nổi bật lên tiếng suối róc rách, văng vẳng như một tiếng hát trong trẻo, du dương. Tiếng suối làm cho không gian vốn tĩnh lặng lại càng thêm tĩnh lặng. Nhịp thơ 3/4 ngắt ở từ trong, sau đó là nốt lặng giống như thời gian suy ngẫm, liên tưởng để rồi đi đến hình ảnh so sánh thật đẹp:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa.

14 tháng 11 2020

Tĩnh dạ tứ.

Qua đó , em hiểu vẻ đẹp tâm hồn của Bác :

+) Yêu thiên nhiên tha thiết , sâu sắc.

+) Chất thi sĩ và chất chiến sĩ hòa quện trong tâm hồn của Bác.

15 tháng 11 2020

câu hỏi là gì vậy bạn???

14 tháng 11 2020

Mẹ -tiếng gọi ấy sao mà thân thương đến vậy.Cuộc đời mỗi người ai sinh ra và lớn lên cũng được ấp ủ từ vòng tay mẹ,được mẹ bế bồng, chăm sóc, được nghe hát ru những khúc ca chân thành gửi gắm từ đáy lòng mẹ. Và với tôi mẹ cũng vậy. Mẹ luôn yêu thương và sẻ chia những lúc tôi buồn, tôi vui. Mẹ chăm sóc tôi từng ngày, nếu học muộn tôi chẳng buồn ngủ mà còn hăng say hơn vì đã có cốc sữa mát lạnh bên cạnh mình. Nếu như tôi ốm thì tôi sẽ khỏi ngay vì đã có bát cháo hành thơm ngon mẹ xúc cho từng thìa. Với tôi mẹ là như vậy, dù với người khác mẹ tôi không đẹp nhưng với tôi, trái tim mẹ lại là 1 kì quan thiên nhiên vĩ địa mà tôi chưa khám phá hết. Tôi yêu mẹ tôi nhiều lắm.

 

13 tháng 11 2020

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kỉ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.

Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nhiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cửa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.

Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.

Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm ”lận đận” với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói:”chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học”. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.

Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống mỹ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn xao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.

Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những rò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi:” Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẻ với con”. Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.

Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói:”thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo” thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thấy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.

Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỷ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn