K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 1 2024

cho mik xin truyện cô bé bán diêm đi bn, mik quên truyện đấy mất r!

27 tháng 1 2024

http://mndaton.pgdgialam.edu.vn/truyen-ke-be-nghe/truyen-co-tich-co-be-ban-diem/ct/5450/112386#:~:text=R%C3%A9t%20d%E1%BB%AF%20d%E1%BB%99i,vui%20%C4%91%E1%BA%A7u%20n%C4%83m.

27 tháng 1 2024

giúp mình

27 tháng 1 2024

C

27 tháng 1 2024

ừ, chúc bạn học tốt nhé!

23 tháng 3 2024

tui ko bít

 

GH
27 tháng 1 2024
 

Đặt câu: Sáng, bà ngoại đưa em đi chợ huyện.

=> Mở rộng trạng ngữ thành cụm từ: Sáng hôm nay trời trong và xanh, bà ngoại đưa em đi chợ huyện.

- Tác dụng: bổ sung, nhấn mạnh và làm rõ thời gian cho cụm chủ vị trong câu đồng thời làm rõ đặc điểm của sự việc được nhắc đến.

27 tháng 1 2024

Bạn ơi tham khảo mạng đi chứ đánh máy thì đến bao giờ mới xong?

26 tháng 1 2024

Hùng Vương thứ mười tám có có một người con gái xinh đẹp tên là Mị Nương. Vua muốn kén cho nàng một chàng rể thật xứng đáng. Trong vùng có hai chàng trai đến cầu hôn, một người là Sơn Tinh - chúa vùng núi cao, một người là Thủy Tinh - chúa miền biển. Cả hai đều tài giỏi nên vua không biết chọn ai bèn hạ lệnh rằng nếu hôm sau ai đem lễ vật đến trước sẽ được rước Mị Nương về. Lễ vật gồm có một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Hôm sau, Sơn Tinh đem lễ vật đến trước, rước được Mị Nương về. Thủy Tinh đến sau, nổi giận đùng đùng đuổi đánh để cướp Mị Nương. Thủy Tinh hô mưa gọi gió, dâng nước lên cao, Sơn Tinh không nao núng mà bốc từng quả núi chặn lũ. Đánh ròng rã mấy tháng, sức của Thủy Tinh đã đuối nên đành chịu thua. Nhưng vì thù hận không thể quên, hằng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước lũ đánh Sơn Tinh, nhưng lần nào cũng thua trận.

( 9 câu đó nha )

26 tháng 1 2024

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lý biết ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân Việt Nam được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày.

Về nghĩa đen, câu tục ngữ muốn nói rằng khi ăn quả, chúng ta là người hưởng thụ; còn kẻ trồng cây là người tạo ra thành quả. Về nghĩa bóng, câu tục ngữ muốn khuyên con người khi thừa hưởng một thành quả nào ta phải biết ơn đến người tạo ra thành quả đó.

Nhà nhà đều thờ tổ tiên, vào ngày giỗ tổ tiên, các thành viên trong gia đình sum họp lại để thắp nén nhang tưởng nhớ những người đã mất. Dân tộc ta còn có ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi không quản đường xá xa xôi cùng nhau tụ về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa, đền thờ các bậc tiền bối, các anh hùng dân tộc của mọi thời đại. Để rồi ngày 27 tháng 7 được chọn làm ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiến sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hy sinh hạnh phúc, hy sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước. Ngày 20 tháng 11 được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống và chữa bệnh cho mọi người thì ngày 27 tháng 2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam … Còn rất nhiều rất nhiều những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước.

Là học sinh cần hiểu được câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để sống sao cho đúng. Đối với cha mẹ, chúng ta cần hết lòng yêu thương, kính trọng. Còn đối với thầy cô chúng ta cần ngoan ngoãn, lễ phép, học chăm, học giỏi. Nếu có điều kiện chúng ta tham gia vào những hoạt động xã hội. Tuy nhỏ nhưng tràn đầy những ý nghĩa.

Câu tục ngữ trên đã giúp ta hiểu rõ hơn về đạo lý làm người. Sống trên đời phải nhớ đến ân nhân trước sau, lòng biết ơn là tình cảm cao quý thiêng liêng cần có của mỗi người và thể hiện ta là người có văn hóa, lịch sự. Mỗi chúng ta cần trau dồi thêm phẩm chất cao quý đó để lòng biết ơn mãi là bài học quý có giá trị trong cuộc sống chúng ta.

26 tháng 1 2024

Đạo lí của dân tộc ta đề cao tình nghĩa thủy chung. Trong đó, lòng biết ơn là một trong những bài học về tình nghĩa ăn, ở mà ông bà, cha mẹ ta rất quan tâm nhắc nhở, dạy bảo con cháu. Lòng biết ơn đã được nhân dân ta đúc kết, gửi gắm vào ca dao, tục ngữ với bao lời hay, ý đẹp. Một trong những câu tiêu biểu là câu tục ngữ:

"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

"Quả" trong câu tục ngữ trên là trái ngọt, quả ngọt, là bông lúa thơm, trái cam ngọt,... là thành quả lao động, do công sức, mồ hôi của trồng cây", của bà con nông dân "cuốc bẫm cày sâu", "một nắng hai sương"... làm nên.

Hương vị của "quả" chứa đựng biết bao sức người và tình đời. Cho nên được "ăn quả", được hưởng thụ thơm trái ngọt ở đời, lương tâm luôn luôn nhắc nhở chúng ta phải trân trọng và biết ơn những "kẻ trồng cây" trong xã hội, những con người đã lao động vất vả đã làm ra "quả" cho ta được ấm no, hạnh phúc.

Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" còn hàm chứa một ý nghĩa rộng lớn và sâu sắc. "Quả" không chỉ là những thứ vật chất như cơm ăn mặc, áo mặc, hoa quả ngọt thơm... mà còn là những thành quả, những giá trị tinh thần khác trong cuộc sống rộng lớn của nhân dân ta từ xưa tới nay.

Được nuôi nấng chăm sóc, được học hành nên người, được chạy chữa thuốc men lúc ốm đau bệnh tật, được sống trong một đất nước đẹp tươi, thanh bình độc lập yên vui,... những "quả" ấy được người trồng cây là Bác Hồ vĩ đại và triệu triệu nhân dân làm nên, bằng mồ hôi và xương máu, bằng tài trí và tình thương. Do đó, được "ăn quả", chúng ta phải "nhớ"; phải ghi lòng tạc dạ công ơn cha mẹ, ông bà, tổ tiên; không bao giờ quên tình sâu nghĩa nặng của thầy cô giáo, nhân dân, từ người dân cày lam lũ đến người thợ trong nhà máy, người lính ngoài mặt trận, Bác Hồ đã đi xa...

Tóm lại, câu tục ngữ nêu lên bài học về lòng biết ơn giáo dục mọi người cách sống cho phải đạo, biết ăn, ở thủy chung. Con người ta phải có lương tâm. Được ơn thì phải biết đáp nghĩa. Được ơn, chịu ơn người thì phải có nghĩa vụ ghi nhớ, đền đáp. Người làm ơn ít ai nghĩ rằng sẽ chờ người trả ơn. Lương tâm luôn luôn thầm nhắc chúng ta hành động, tìm cách báo đáp công ơn người. Hướng theo đạo lí của dân tộc, ai cũng muốn vươn tới cái đẹp: tình nghĩa thủy chung.

Mỗi chúng ta là con em của một dân tộc có nền văn hiến lâu đời. Sống trong cộng đồng, mỗi một thành viên đều có mối quan hệ vật chất hoặc tinh thần, là tình đời, tình người sâu nặng lắm. Ai có thể sống biệt lập mà hạnh phúc? Cuộc nhân sinh đầy vất vả, khó khăn, thiên tai, địch họa, đói rét cơ hàn, ốm đau, bệnh tật, lúc "tắt lửa tối đèn"... Bởi vậy, con người ngoài nghĩa vụ tương thân tương ái để sống hạnh phúc lại phải có ý thức "có vay có trả" tình đời, nghĩa đời, phải biết đền ơn đáp nghĩa.

Con người phải luôn luôn hướng thiện. Lòng biết ơn làm cho chúng ta trở nên cao thượng, biết trau dồi nhân cách, tạo dựng tâm hồn đẹp, sống nhân hậu yêu thương, thủy chung. Trở thành một người con hiếu thảo, một người học trò tốt, một người bạn tốt, một người công dân tốt... sống nhân hậu thủy chung là điều ai cũng mong muốn. Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" cảm hóa con người sâu sắc lắm!

Có thể tự hào khẳng định, ân nghĩa thủy chung là một nét rất đẹp của tâm hồn người Việt Nam được hun đúc nên qua hàng ngàn năm lịch sử.

Con người Việt Nam giàu lòng nhân ái, "thương người như thể thương thân". Vì thương người mà biết làm ơn giúp người, xem như một việc nghĩa, vô tư, trong sáng. Cũng vì thế mà lòng biết ơn trở thành một nét đẹp trong đạo lí của nhân dân ta. Ân nghĩa thủy chung là thước đo đạo đức, là biểu hiện nhân cách, phẩm giá của mỗi người.

Con cháu biết hiếu thảo với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Nén hương thơm thắp trong ngày giỗ tết, trước bàn thờ là biểu thị về lòng tưởng nhớ, biết ơn... của con cháu đối với gia tiên, qua tháng năm đã trở thành thuần phong mĩ tục. Học trò biết kính trọng thầy cô giáo, phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo. Nhân dân biết ơn thương binh liệt sĩ, đời đời nhớ ơn Bác... là ân nghĩa đạo lí ở đời. Những mái nhà tình nghĩa mọc lên sau chiến tranh khắp mọi miền quê là biểu tượng tuyệt đẹp "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", là lòng biết ơn của toàn xã hội đối với thương binh, liệt sĩ.

Trong xã hội, thời gian nào cũng vậy, không thiếu những kẻ vong ân bội nghĩa, lừa thầy phản bạn, "ăn cháo đá bát". Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" có giá trị cảnh tỉnh và giáo dục sâu sắc.

Vì trọng ân nghĩa thủy chung nên nhân dân ta từ ngày xưa đã truyền lại bao câu ca, bài hát về lòng biết ơn. Đọc những vần thơ dân gian ấy, ta thấy tâm hồn thêm trong sáng, đẹp đẽ: "Uống nước nhớ nguồn" hoặc:

"Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy,

Nghĩ sao cho bõ những ngày ước áo"

Câu tục ngữ: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là một bài học luân lí sâu sắc. Nó giáo dục chúng ta đạo lí làm người, sống có tình nghĩa. Nó nhắc nhở chúng ta về đạo lí làm con, đạo thầy trò, nghĩa vụ của người công dân đối với Tổ quốc. Lòng biết ơn phải được khắc sâu vào tâm hồn, phải được biểu hiện bằng những việc làm tốt cụ thể.

26 tháng 1 2024

Tuyết Mai là bạn thân của em. Mai có dáng người nhỏ nhắn, mảnh mai nhưng cô ấy rất khỏe, có thể nhấc cả cái ghế lên bằng một tay. Khuôn mặt Mai khá nhỏ nên cậu ấy thường để kiểu tóc ngắn ôm vào mặt. Nhờ vậy mà trông Mai đáng yêu hơn rất nhiều. Kết hợp với đôi mắt một mí đen láy, trông Mai thật tinh nghịch và lém lỉnh.

26 tháng 1 2024

thanks vì đã tick nha! ❤