Các thế kỉ III, X, XV ở Thanh Hóa có những anh hùng dân tộc nào? Nêu ngắn gọn công lao của họ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mỗi một con người sinh ra đều có một nơi để lớn lên, trưởng thành, là nơi đầu tiên chứng kiến những bước đi chập chững đầu đời, là nơi in dấu nhiều kỉ niệm khó phai mờ. Đó là nhà. Em cũng có một ngôi nhà rất đẹp, em rất yêu quý ngôi nhà của em.
Em đã từng nghe câu thơ: "Nhà em treo ảnh Bác Hồ/ Bên trên là một lá cờ đỏ tươi". Nhà em không treo ảnh Bác Hồ, ba em có mấy quyển sách tư liệu về Bác mà thôi.
Ba bảo rằng ngôi nhà được xây dựng cách đây 10 năm, lúc em mới chào đời, nhưng được sửa lại cách đây 5 năm nên nhìn khang trang và đầy đủ tiện nghi hơn rất nhiều.
Bên ngoài ngôi nhà em được sơn màu xanh lá cây, đây là màu mà em yêu thích nhất, nó gợi lên cảm giác thanh mát, dịu nhẹ. Còn bên trong được sơn màu vàng nhạt. Ba bảo màu vàng tượng trưng cho sự ấm áp, vì ba luôn mong gia đình mình hạnh phúc, ấm áp như chính ngôi nhà của mình.
Ngôi nhà gia đình em có 4 phòng, một phòng khách ngay ở giữa rất rộng, hai phòng ngủ của ba mẹ và của hai chị em em, còn lại là phòng bếp với đầy đủ tiện nghi. Căn phòng khách gia đình em có đặt một bộ bàn ghế salon màu đất. Đó là nơi mà hai chị em em vẫn hay vui đùa những lúc ba mẹ vắng nhà.
Căn phòng của ba mẹ em trang trí rất đơn giản, mẹ cũng không sắm sửa nhiều vật dụng, vì ba thường xuyên đi công tác vắng nhà. Mỗi lần ba về căn phòng ấy trở nên vui tươi và ấm áp hơn. Căn phòng của em xinh đẹp nhất vì được trang trí với nhiều gam màu đẹp, em tự vẽ những bức tranh và dán lên tường, em dán cả hình của những bộ phim hoạt hình nổi tiếng nữa. Căn phòng em có một chiếc bàn học gắn liền với chiếc tủ. Ở đó em bày biện đồ chơi còn nhiều hơn là sách vở, vì em thích đồ chơi hơn là sách vở.
Có lẽ phòng bếp gia đình em là nơi chứa nhiều vật dụng nhất, vì mẹ bảo rằng để có được những bữa ăn ngon, ấm áp cho gia đình thì mình cần thiết phải sắm sửa đầy đủ những vật dụng cần thiết nhất. Mẹ luôn là người phụ nữ chu đáo và đảm đang nhất nhà, mẹ mang đến cho gia đình em những món ăn ngon và hấp dẫn nhất. Đặc biệt là trong những bữa cơm có ba về, mẹ làm nhiều món hơn và ánh mắt mẹ nhìn ba cũng trìu mến, thân thương hơn.
Căn nhà gia đình em nằm sát cánh đồng nên đứng từ những bậc thềm nhìn ra thấy bạt ngàn lúa xanh rì, bầu trời trong xanh và cao vút. Trước cổng nhà em có một giàn hoa giấy xanh um tùm, bám chặt lấy hai cánh cổng sắt. Đến mùa nở hoa, những cánh hoa mỏng manh nhưng rất dẻo dai dù có gió mưa vẫn không rơi rụng. Ba vẫn thích có giàn hoa leo ở trước cổng như vậy, mỗi lần ba đi công tác về ba thường cắt tỉa lại để cây thêm đẹp hơn.
Ngôi nhà gia đình em nhìn từ xa bé xíu nhưng lại gần trông thật lớn. Đối với em thì nhà chính là nơi em lớn lên, được ba mẹ chăm sóc, được học những bài học đầu tiên trong cuộc sống. Em yêu ngôi nhà của em, và sau này cũng vậy.
Ngôi nhà của gia đình em nằm trong một con hẻm nhỏ của một quận ven thành phố. Đó là một ngôi nhà thuộc loại “nhà liên kỉ”. Nhà không rộng rãi nhưng cũng tạm đủ cho một gia đình bốn người.
Ngôi nhà giáp ngay mặt đường, vì thế mà không có sân cũng chẳng có vườn như em hằng ao ước. Để cải thiện phần nào, bố em trồng ngay trước cửa một cây trúc nhỏ thuộc loại trúc vàng, vừa ít tốn đất, vừa ít đòi hỏi công chăm bón, cũng cho chúng em có chút cảm giác về thiên nhiên.
Bề ngang nhà bốn mét, như thế là khá rộng. Với chiều sâu mười mết, ngôi nhà được chia làm bốn phòng, tính từ ngoài vào trong: phòng khách, hai phòng ngủ và cuối cùng là “công trình phụ”, túc là nhà vệ sinh, buồng tắm, nhà bếp. Bà nội em, mỗi lần từ quê ra, vẫn kêu lên: Nhà ở gì mà như đường hầm xe lửa! Nghe thế, bố em chỉ cười. Đúng là nó chẳng giống một chút nào với ngôi nhà rộng rãi, thoáng mát của ông bà em ở quê. Nhưng dù sao ở thành phố mà có được một căn hộ riêng, tường xây, mái tôn, kín đáo, không dột, không thấm cũng là điều may mắn.
Gian phòng đầu tiên được chúng em quy định là phòng khách, vuông vức, mỗi chiều bốn mét, được lát gạch bông khá đẹp, lúc nào cũng sạch bong. Từ đường vào nhà, mọi người, kể cả khách, đều cởi bỏ giày dép ngay khi vừa bước qua khỏi cửa. Sát bức tường trong là cái tủ ly mà mẹ em quen gọi là tủ “bích phê”, chưng mấy bộ ly chén lấp lánh sau cửa kính. Trước tủ ly là bộ bàn ghế tiếp khách bằng gỗ, có lẽ đó là vật dụng mới nhất trong nhà. Trên tủ ly, bố mẹ đặt ngay cái máy ti vi màu 14 inch. Gọi là phòng khách nhưng nhà em cũng ít khách nên sẽ kiêm luôn phòng ăn, phòng xem truyền hình và đôi lúc là phòng học khi bị mất điện, phòng để xe máy và xe đạp của bố mẹ em. Phần riêng của em trong gian phòng này là một cái bể cá nhỏ bằng kính, trong đó em thả mấy cặp cá vàng. Đi học về, nhìn thấy những chiếc đuôi cá dài vàng thẫm lượn lờ sau làn nước, thật là cả một niềm thích thú.
Sau gian phòng này là phòng ngủ, đồng thời là phòng học của hai chị em. Một giường chung cho hai chị em nhưng bàn học thì riêng. Em chẳng có trang trí gì nhiều trong phòng này vì theo bố mẹ, sợ em bị mất tập trung khi học bài.
Ngôi nhà em quả là không có gì đặc biêt, nó giống như bao nhiêu ngôi nhà bình thường khác trong thành phố. Nhưng nếu có ai hỏi em có yêu nó không, em sẽ không ngần ngại trả lời rằng em yêu nó lắm, cũng như em yêu bố mẹ em, những người đang vất vả nuôi em.
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
- Đưa học sinh du học ở Nhật (từ tháng 10-1905 đến 9 - 1908) số học sinh du học lên tới 200 người.
- Viết sách báo, tổ chức giáo dục, tuyên truyền yêu nước trong thanh, thiếu niên và nhân dân.
Câu hỏi. Tác dụng và kết quả của phong trào Đông Du như thế nào ?
Phong trào Đông Du đã khuấy động một phong trào yêu nước mạnh mẽ và rộng lớn, hàng trăm thanh niên đã sang Nhật học. Thực dân Pháp đã câu kết với quân phiệt Nhật đàn áp, trục xuất những người yêu nước Việt Nam khỏi đất Nhật. Vì vậy, đến tháng 3-1909, phong trào Đông Du tan rã và Hội Duy tân cũng ngừng hoạt động.
Câu hỏi. Trước sự thất bại của phong trào Đông Du đã để lại bài học gì ?
- Chủ trương bạo động là đúng như tư tưởng cầu ngoại viện là sai lầm.
- Xây dựng thực lực trong nước, trên cơ sở thực lực mạnh mà tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế chân chính (dựa vào Nhật để đánh Pháp, trong khi đó Nhật - Pháp đều là đế quốc, điều đó thể hiện sự ấu trĩ sai lầm).
2. Đông Kinh nghĩa thục.
Câu hỏi. Đông Kinh nghĩa thục có những hoạt động gì ?
Đông Kinh nghĩa thục đã vận động cải cách văn hóa, xã hội theo lối tư sản, mở trường học ở Hà Nội và các tỉnh Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình... dạy các môn Địa lý, Lịch sử, Khoa học thường thức, tổ chức bình văn, xuất bản sách báo, diễn thuyết, tuyên truyền.
Câu hỏi. Đông Kinh nghĩa thục có gì khác với nhà trường đương thời ?
Đông Kinh nghĩa thục hoạt động như một tổ chức cách mạng chứ không chỉ đơn thân làm nhiệm vụ dạy học. Đông Kinh nghĩa thục có sự phân công, phân nhiệm, mục đích rõ ràng.
Câu hỏi. Sự tiến bộ của Đông Kinh nghĩa thục biểu hiện ở điểm nào ?
Đông Kinh nghĩa thục là cuộc vận động cải cách văn hóa nhằm nâng cao lòng yêu nước, truyền bá nội dung học tập mới và nếp sống mới mang màu sắc dân chủ, chống phong kiến.
Câu hỏi. Đông Kinh nghĩa thục có tác dụng như thế nào đối với cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX?
Đông Kinh nghĩa thục là một tổ chức cách mạng, có phân công, phân nhiệm, mục đích rõ ràng, có cơ sở địa phương.
Đông Kinh nghĩa thục đã nâng cao lòng yêu nước và chí tiến thủ cho quần chúng, truyền bá một nền tư tưởng, học thuật mới, một nếp sống mới, tiến bộ, hỗ trợ phong trào Đông du, Duy tân.
Đông Kinh nghĩa thục chống nền giáo dục cũ, cổ vũ cái mới (học chữ Quốc ngữ), đi phá và lên án phong tục, tập quán lạc hậu.
Đông Kinh nghĩa thục tố cáo tội ác, thức tỉnh đồng bào.
3. Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908)
Câu hỏi. So sánh chủ trương của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh có điểm gì giống và khác nhau?
- Giống: Đều mong muốn giành độc lập dân tộc, cải cách đưa đất nước phát triển.
- Khác : với Phan Bội Châu dùng chủ trương bạo động kết hợp với cải cách xã hội để giành độc lập dân tộc, Phan Chu Trinh chủ trương tiến hành vận động cải cách. Cải cách được tiến hành từ hai phía: nhà nước thực dân và tự thân vận động.
+ Đối với nhà nước thực dân: Phan Chu Trinh viết thư gửi toàn quyền Pôn Bô (1906).
+ Đối với quần chúng: ông hô hào mở trường học, khai trí, bài trừ hủ tục, cổ động chấn hưng thực nghiệp.
Câu hỏi. So sánh cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì với Đông Kinh nghĩa thục về mục đích, nội dung và hình thức hoạt động?
Cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì do Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng lãnh đạo có mục đích, nội dung và hình thức hoạt động giống với Đông Kinh nghĩa thục ở ngoài Bắc, nhưng phạm vi hoạt động rộng hơn như mở trường, diễn thuyết về các đề tài sinh hoạt xã hội, tình hình thế giới, tuyên truyền đả phá các phong tục tập quán lạc hậu, đả phá mê tín dị đoan; đã kích quan lại xấu xa, cổ động việc mở mang công thương nghiệp.
Câu hỏi. Hãy cho biết qui mô và mức độ của phong trào chống thuế ở Trung Kì.
Năm 1908, dưới ảnh hưởng trực tiếp của phong trào Duy tân, một phong trào chống đi phu, chống sưu thuế diễn rầm rộ ở Quảng Nam, Quãng Ngãi, rồi lan ra các tỉnh Trung Kì, làm cho thực dân Pháp run sợ thẳng tay đàn áp, bắt bớ, tuyên án xử tử nhiều nhà yêu nước. Phan Châu Trinh bị chúng đày ra Côn Đảo.
Câu hỏi. Em có nhận xét gì về cuộc nổi dậy của nhân dân Trung Kì năm 1908?
Cuộc nổi dậy của nhân dân Trung Kì năm 1908 về thực chất là một phong trào quần chúng công khai đầu tiên ở Việt Nam được dấy lên bởi tư tưởng dân tộc, dân quyền do các sĩ phu Duy tân đầu thế kỉ XX truyền bá.
Phong trào đã thể hiện ro tinh thần và năng lực cách mạng của nông dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, đồng thời cũng cho thấy những hạn chế của họ khi chưa có sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến.
Bài tập 4. Lập bảng thống kê các phong trào yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX. Nêu điểm giống nhau và khác nhau của các phong trào trên theo mẫu sau:
Các phong trào | Mục đích | Hình thức và nội dung hoạt động |
Đông du (1905) | Đào tạo nhân tài cho đất nước, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. | -Đưa học sinh sang Nhật du học -Viết sách báo tuyên truyền yêu nước. |
Đông Kinh nghĩa thục (1907) | Nâng cao dân trí, bồi, dưỡng nhân tài. | - Mở trường học - Diễn thuyết, bình văn, sách báo. |
-Cuộc vận động Duy tân, -Phong trào chống thuế ở Trung Kì(1908) | -Nâng cao dân trí, -Đấu tranh chống sưu cao, thuế nặng. | -Diễn thuyết đề tài sinh hoạt xã hội, tình hình thế giới. -Khuyến khích kinh doanh công thương nghiệp. |
* Điểm giống: Đều là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các sĩ phu yêu nước đề xướng, lãnh đạo.
* Điểm khác: Hình thức đấu tranh.
- Đông du: Bạo động chống Pháp.
- Duy tân: Ôn hòa.
- Đông Kinh nghĩa thục: Mở các nhà trường, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài.
II. Phong trào yêu nước trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918).
1. Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến.
Câu hỏi. Những thay đổi trong chính sách kinh tế, xã hội của Pháp ở Việt Nam trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Năm 1918, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Việt Nam trở thành đối tượng để thực dân Pháp vơ vét sức người, sức của phục vụ chiến tranh. Chúng ráo riết bắt nhiều lính thợ đẩy ra chiến trường, phá cây lương thực, trồng cây công nghiệp và đẩy mạnh khai thác mỏ lấy kim loại phục vụ cho chiến tranh; lừa gạt nhân dân mua công trái để bòn rút về tài chính, tất cả đều nhằm cung cấp cho chiến tranh.
Câu hỏi. Những chính sách trên có mặt tích cực và tiêu cực gì?
- Tích cực: Kinh tế Việt Nam khởi sắc, tư bản dân tộc có điều kiện vươn lên, giai cấp công nhân tăng về số lượng.
- Tiêu cực: Lợi nhuận chỉ đê cho Pháp dốc vào chiến tranh, nhân dân ta nói chung càng bần cùng hơn việc bắt nông dân di lính và thu hẹp diện tích trồng lúa làm cho sản xuất ở nông thôn giảm sút, đời sống nhân dân càng thêm khốn khổ; giai cấp công nhân bị bóc lột nặng nề do thực dân Pháp tập trung vào việc phát triển một số ngành công nghiệp phục vụ chiến tranh như khai thác mỏ và các đồn điền trồng cây công nghiệp như thầu dầu, cao su.
2. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916). Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên (1917)
Câu hỏi. Trình bày những nét lớn về hai cuộc khởi nghĩa của binh tỉnh ở Huế và Thái Nguyên theo mẫu sau:
Các cuộc khởi nghĩa | Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916) | Khởi nghĩa ở Thái Nguyên (1917) |
Nguyên nhân | Pháp mở chiến dịch bắt lính để được sang chiến trường châu Âu. | Binh lính được giác ngộ phối hợp với tù chính trị khởi nghĩa. |
Lãnh đạo | Thái Phiên, Trần Cao Vân mời vua Duy Tân tham gia. | Lương Ngọc Quyến, Trịnh Văn Cấn. |
Diễn biến chính | Dự kiến vào đêm 3 rạng sáng 4-5-1916 tại Huế nhưng bị lộ, mưu khỏi nghĩa không thành. | Giết chết tôn giám binh, phá nhà lao, thả tù chính trị, chiếm các công sở, làm chủ tỉnh lị, nhưng không chiếm được trại lính nên bị phản công. |
Kết quả | Thái Phiên, Trần Cao Vân bị xử tử. Vua Duy Tân bị đày sang châu Phi. | Kéo dài 5 tháng nhưng thất bại. Trịnh Văn cấn tự sát. |
Câu hỏi. Nêu những điểm giống nhau giữa cuộc mưu khởi nghĩa ở Huế và khởi nghĩa của binh lính ở Thái Nguyên ?
Lực lượng tham gia hai cuộc khởi nghĩa đều là binh lính người Việt trong quân đội Pháp. Thành phần lãnh đạo gồm những sĩ phu yêu nước, có tư tưởng tiến bộ.
Câu hỏi. Ý nghĩa của vụ mưu khởi nghĩa ở Huế ?
Mặc dù thất bại, nhưng vì nổ ra ngay tại kinh đô Huế và các tỉnh miền Trung nên phong trào đã có tiếng vang lớn.
Câu hỏi. Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên?
Cuộc khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên đà giáng một đòn mạnh vào chính sách “dùng người Việt trị người Việt” của thực dân Pháp; được nhân dân địa phương ủng hộ nhiệt liệt; cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân cả nước; nêu cao tinh thần yêu nước và bất khuất của dân tộc ta.
3. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước.
Câu hỏi. Vì sao Nguyễn Tất Thành lại quyết định ra đì tìm đường cứu nước?
Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp. Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh nổ ra liên tiếp nhưng đều thất bại. Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan; sự thất bại của tác phong trào yêu nước đầu thế kỉ; sự đàn áp, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.
Câu hỏi. Việc lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì mới so với các nhà yêu nước chống Pháp trước đó?
Các nhà yêu nước chống Pháp là các sĩ phu phong kiến. Mong muốn của họ là giai phóng dân lộc, thiết lập lại chế độ phong kiến, hoặc là các sĩ phu tân học trẻ tuổi đi theo con đường dân chủ tư sản, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, chế độ cộng hòa.
Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây để tìm hiểu vì sao nước Pháp thống trị nước mình và thực chất của các từ “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”; Xác định con đường cứu nước đúng cho dân tộc.
Câu hỏi. Tại sao Nguyễn Tất Thành không đi theo con đường cứu nước của các vị tiền bối, mà quyết định đi tìm đường cứu nước mới?
Vì Nguyễn Tất Thành không nhất trí với những chủ trương, con đường cứu nước mà các bậc tiền bối đã lựa chọn. Nguyễn Tất Thành đã nhận xét về con đường của các bậc tiền bối đó:
- Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp “Đưa hổ cửa trước rước heo cửa sau”.
- Phan Châu Trinh đề nghị Pháp cải cách chẳng khác gì xin giặc rủ lòng thương.
Câu hỏi. Động cơ nào thúc đẩy Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây?
Tìm hiểu xem “nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi sẽ về giúp đồng bào mình”. Tìm hiểu những bí mật ẩn đằng sau những từ: tự do, bình đẳng, bác ái.
Câu hỏi. Ý nghĩa các hoạt động của Nguyễn Tất Thành là gì?
Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành tuy mới chỉ là bước đầu nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì đã biết gắn liền phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam với phong trào Cộng sản và công nhân Pháp cũng như với phong trào cách mạng thế giới.
Nguyễn Thanh Phong Ko có cái nào là câu trả lời cho câu hỏi của mik. ĐỌc kĩ đề lại nha
I. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG
1. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê
- Năm 980 nhân lúc triều đình nhà Đinh gặp khó khăn, vua Tống cử quân sang xâm lược nước ta.
- Trước tình hình đó Thái hậu họ Dương và triều đình nhà Đinh đã tôn Lê Hoàn làm vua để lãnh đạo kháng chiến.
- Năm 981 quân dân Đại Cồ Việt chiến đấu anh dũng,thắng lớn nhanh chóng ở vùng Đông Bắc khiến vua Tống không dám nghĩ đến việc xâm lược Đại Việt, củng cố vững chắc nền độc lập.
2. Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077)
- Thập kỷ 70 của thế kỷ XI nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt, đồng thời tích cực chuẩn bị cho cuộc xâm lược.
- Trước âm mưu xâm lược của quân Tống, nhà Lý đã tổ chức kháng chiến.
+ Giai đoạn 1: Lý Thường Kiệt tổ chức thực hiện chiến lược "tiên phát chế nhân" đem quân đánh trước chặn thế mạnh của giặc.
- Năm 1075 Thái Uý Lý Thường Kiệt đã kết hợp quân triều đình cùng các dân tộc miền núi đánh sang đất Tống, Châu Khâm, Châu Liêm, Ung Châu, sau đó rút về phòng thủ.
+ Giai đoạn 2: Chủ động lui về phòng thủ đợi giặc.
- Năm 1077 ba mươi vạn quân Tống kéo sang bờ bắc của sông Như Nguyệt , cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi , ta chủ động giảng hòa và kết thúc chiến tranh.
II. KHÁNG CHIẾN CHỐNG XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN THỜI TRẦN (THẾ KỶ XIII)
- Năm 1258 - 1288 quân Mông - Nguyên 3 lần xâm lược nước ta. Giặc rất mạnh và hung bạo.
- Các vua Trần cùng nhà quân sự Trần Quốc Tuấn đã lãnh đạo nhân dân cả nước quyết tâm đánh giặc giữ nước.
- Những thắng lợi tiêu biểu: Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp, Bạch Đằng.
+ Lần 1: Đông Bộ Đầu (bên sông Hồng từ dốc Hàng Than đến dốc Hóc Mai Ba Đình - Hà Nội).
+ Lần 2: Đẩy lùi quân xâm lược năm 1285.
Tiêu biểu nhất là trận Bạch Đằng năm 1288 đè bẹp ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.
+ Nhà Trần có vua hiền, tướng tài, triều đình quyết tâm đoàn kết nội bộ và đoàn kết nhân dân chống xâm lược.
+ Nhà Trần vốn được lòng dân bởi những chính sách kinh tế của mình Þ nhân dân đoàn kết xung quanh triều đình vâng mệnh kháng chiến.
II. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MINH VÀ KHỞI NGHĨA LAM SƠN
- Năm 1407 cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại, nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Minh.
- Năm 1418: Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ do Lê Lợi - Nguyễn Trãi lãnh đạo.
- Thắng lợi tiêu biểu:
+ Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ Lam Sơn (Thanh Hóa) được sự hưởng ứng của nhân dân vùng giải phóng cánh mở rộng từ Thanh Hóa vào Nam.
+ Chiến thắng Tốt Động, đẩy quân Minh vào thế bị động.
+ Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang đập tan 10 vạn quân cứu viện khiến giặc cùng quẫn tháo chạy về nước.
- Đặc điểm:
+ Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa tư tưởng nhân nghĩa được đề cao.
+ Có đại bản doanh, căn cứ địa.
Tk em nha chị