K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Mình ko biết cách đổi tên nhé ! 

 Bài tùy bút có 4 đoạn, mỗi đoạn diễn tả một sự việc, một cảm xúc riêng từ sự hiện diện của “cốm”: cốm từ lúc mới tượng hình, cách chế biến cốm, cốm tô điểm cho hạnh phúc lứa đôi, và cách thưởng thức cốm. Ở đoạn đầu, Thạch Lam đã vận dụng cả xúc giác lẫn khứu giác để nhận biết mùa cốm đang về. Những câu văn nghe như gió, thơm như hương sen đầu mùa hạ, mượt như đồng lúa mơi trổ bông non để diễn tả cảm xúc khi viết cốm đang tượng hình "trong cái vỏ xanh" trên cánh đồng lúa nếp mênh mông kia. "Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời". Thường ít có câu văn nào viết về cây lúa hạt thóc hay hơn cả về hình thức lẫn nội dung. Vừa khoa học ở hiện tượng đông sữa (nhơ tác động của nắng) vừa giải thích tại sao bông lúa ngày càng còn cong xuống vừa bày tỏ cảm xúc trân trọng của mình đối vơi “Trời”.

Đoạn văn thứ hai, Thạch Lam viết về việc làm cốm. Để có được cốm ngon cũng không dễ dàng gì. Trước hết là phải nhìn bông lúa để nhận biết "giọt sữa dần đông lại" có đúng độ đông chưa mới gặt mang về. Việc ấy "chỉ riêng những người chuyên môn mới dịnh được". Rồi một loạt cách thức chế biến tiếp theo mà những nơi làm cốm khác dù có để lâm để học hỏi cũng chẳng biết tận ngọn nguồn, bởi vì từ đời này sang đời khác người chốn này đã xem cách thức chế biến là "một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, cái cô gái Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy”. Nhờ vậy mà cốm làng Vòng đã là thương hiệu nổi tiếng khắp ba miền Nam, Trung, Bắc. Thuở ấy, "Khi cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ”, mọi người, kể cả người Hà Nội 36 phố phường, chỉ có cái thú là “ngóng trông cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ. với cái dấu hiệu dặc hiệt là cái dòn gánh hai dầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng... ”,

Ở đoạn thứ ba, Thạch Lam đề cập đến tục lệ trong gia đình người Việt có sự hiện diện của cốm: tục cười hỏi. Trước hết nhà văn xác định giá trị tinh thần cửa một món ăn vật chất. "Cốm là thức quà riêng hiệt của dất nước, là thức dâng củaa cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cầ cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết củaa dồng quê nội cò An Nam”. Môt câu văn mang hình thức định nghĩa kết tinh của cốm nhưng ý nghĩa sâu xa lại là văn hóa nòng nghiệp, là lối sống cùa nông dân cần mẫn, mộc mạc, giản dị, thanh khiết, lạc quan và thủy chung. Quốc gia nào cũng có lúa nếp, nhưng "cốm” thì không, nó "là thứ quà riêng hiệt” của Việt Nam. Bởi vậy mà không biết tự bao giờ người dân đã chọn nó làm quà không thể thiếu trong việc cưới hỏi, trong việc xây dựng một gia đình mới cho con cái. Không chí nêu cảm nghĩ về chất, nhà văn còn mượn điển tích "tơ hồng” để nêu cảm nghĩ của mình về việc chọn cốm làm quà trong việc dựng vợ gả chồng. Nêu Nguyệt Lão cầm sợi chỉ hồng (tơ hồng) ngồi chơ đế có dịp là buộc người nam người nữ nên vợ nên chồng sống mãi bên nhau thì "màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc hai vị nâng đỡ nhau dể hạnh phúc dược lâu hền”. Và như vậy, giá trị tinh thần của côm nằm ở mong ước biểu hiện một gia đình hạnh phúc, thủy chung. Tác giả cũng không quên phê phán “những kẻ mơi giàu vô học” hắt chước người ngoài không biết quý trọng, giữ gìn những thức “cao quý kín dáo và nhũn nhặn cửa dân tộc”. Phát biểu cảm nghĩ về bài Một thứ quà của lúa non: Cốm

Đoạn cuối, Thạch Lam bàn về việc thưởng thức cốm. Theo tác giả thì "Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ”. Lúc ấy cả thị giác, khứu giác lẫn vị giác đều được đánh thức để cảm nhận hương vị đặc biệt của cốm. Mắt thì nhìn màu Xanh của cốm nằm ủ trong lá sen; mũi và lưỡi thì thưởng thức "cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cò dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc”. Lúc ấy mới "ngẫm nghĩ” chuyện mình, chuyện người... Bởi đặc trưng của cốm là thanh khiết, dịu dàng và thanh đạm nên tác giả mới kêu gọi lối thương thức trang nhã từ cách mua cho đến cách àn.và không quên nhắc nhở mọi người: “Phải nên kính trọng cái lộc cửa Trời, cái khéo léo cửa người, và sự cô sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa ”.

10 tháng 12 2020

Sau khi học xông bài thứ ăn của lúa ta cần cảm nhận rõ hơn về vẻ đẹp của ảm thực Việt. Và có lẽ tinh hoa, nét đẹp của ẩm  thực Việt. Bao giờ cũng là sự kết tinh của tri thức sáng tạo và một tình yêu nồng nàn với nó. Bởi mà mọi món của người Việt ta luôn chứa trong có một tình yêu thầm kin của đầu bếp gửi và từng món ăn cái bánh, nó còn là nơi nuôi dưỡng tâm của mỗi ai. Người đầu bếp luôn hướng đến những gì chân thiện mý nhất để tạo một món chứa đây những thứ ngon nhất để mỗi lần ăn nhung nhớ khôn ngui. Bởi vậy, mà theo Gordon Ramsay“Nấu ăn là một nghề đòi hỏi sức khỏe, gan lì, tầm nhìn và tư duy mở. Còn gì tuyệt vời hơn khi đi khắp thế giới và thưởng thức những món hảo hạng nhất” . Bởi vậy mà mỗi nó ăn luôn ăn chứa một sức mạnh tiềm tàng mà mạnh mẽ. Đã có một số nhân vật có tiếng từng ăn những món của người Việt để luyến lưu khôn ngui như: Tổng thống Bush cùng phu nhân bay vô thăm TP Hồ Chí Minh, vợ chồng Thủ tướng Úc John Howard ,...Những món đã làm nên hồn Việt của chúng ta như: phở, báng mì, cao lầu, gỏi cuốn ......Cũng chính những yếu tố trên đã làm nên một bản sắc văn hóa ẩm thức Việt. Bởi vậy bản thân là người Việt Nam hay sống một cách tích cực để những nét đẹp đó tồn tại và phát triển ngàn đời

9 tháng 12 2020

vào một buổi sáng sớm cậu bàn nói với anh tường "ôi trao ! nhìn anh tường kìa, thật là bẩn thỉu . đã chả giúp được gì cho các bạn học sinh cho mà còn làm cho căn phòng trở nên thật xấu ".anh tường nghe vậy ôn tồn bảo: "sao cậu lại nghĩ như vậy? tôi tồn tại để che nắng che mưa cho các bạn. có bị bôi bẩn cũng là vì các bạn bôi lên, vậy cậu nói xem các bạn học ở đâu nếu không có tôi ?cậu bàn liền hung hăng nói :"thế thì sao ?tôi cũng có ích vậy, tôi là chỗ để cho các bạn ngồi học không có tôi các bạn ngồi ở đâu ? anh tường vẫn nhẫn nhịn bảo :"nếu vậy chúng ta đều có ích ,tôi cũng không muốn nói nhiều với cậu." cậu bàn thấy anh tường hiền đắc ý nói :"anh nói vậy là sao, anh đang khinh thường tôi đó à ? được rồi từ nay tôi không thèm nói chuyện với anh nữa."rồi cuối cùng ,vài ngày sau đó cậu ta bị mấy bạn phá phách khắc rồi vẽ tùm bậy lên bàn

10 tháng 1 2021

ko tưởng tượng nữa 

7 tháng 12 2020

Cùng với cây phượng vĩ, cây bằng lăng, cây bàng cũng được xem là loài cây gắn liền với tuổi học trò. Còn nhớ, bao vui buồn tuổi thơ, bao kỉ niệm bên mái trường đều được gửi lại dưới gốc bàng thân thuộc. Cây bàng giống như người bạn tri kỉ của nhiều thế hệ học trò, thế nhưng nguồn gốc của nó ra sao, đặc điểm, giá trị của cây bàng thế nào không phải ai cũng biết.

Đã bao giờ bạn tự hỏi “cây bàng từ đâu mà có” chưa? Tôi thì luôn băn khoăn thắc mắc và đi tìm câu trả lời. Theo một số giả thiết, cây bàng có nguồn gốc từ Ấn Độ, bán đảo Mã Lai, thế nhưng thực hư về nguồn gốc chính xác của nó thì vẫn đang là một vấn đề gây tranh cãi. Cây bàng là loại cây thân gỗ, thuộc họ Trâm Bầu, sinh sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Cho nên, khi quá cảnh về Việt Nam, cây bàng đã thích nghi rất tốt với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta.

Sống trong điều kiện khí hậu thuận lợi nên cây bàng rất dễ trồng và chăm sóc. Cây được trồng bằng cách ươm hạt. Khi trái bàng già, người ta vùi sâu trong đất ẩm một thời gian sau cây sẽ nảy mầm. Từ khi ươm hạt đến lúc cây trưởng thành ta không cần chăm sóc quá nhiều chỉ cần tưới nước, cung cấp chất dinh dưỡng, phun thuốc trừ sâu cho cây là chúng có thể sinh trưởng phát triển tốt. Bàng là loại cây chịu nắng vì thế không được trồng trong bóng râm. Bởi vậy, hình ảnh những cây bàng vươn mình trong nắng, đứng sừng sững, hiên ngang đón chịu nắng gió đã trở nên quen thuộc với mỗi chúng ta.

Từ rất lâu, cây bàng đi vào cuộc sống của con người như một lẽ tự nhiên, bình dị. Nhắc tới cây bàng có lẽ ai ai cũng sẽ hình dung ra được đặc điểm, hình dáng của nó. Bàng là loài cây mọc cao, mọc thẳng, thân cây to lớn, có màu nâu sẫm, sần sùi nứt nẻ. Từ thân cây sẽ tỏa ra thành nhiều cành đối xứng nằm ngang giống như khung của những chiếc ô khổng lồ. Lá bàng to, dài khoảng 20 cm. Tùy theo từng mùa mà sắc tố trên lá có sự thay đổi. Nhờ màu lá mà chúng ta có thể nhận ra được các mùa trong năm. Mùa xuân, cây trồi ra những mầm lá non xanh mơn mởn tràn trề nhựa sống. Hạ về, vòm lá lại khoác lên mình tấm áo xanh mướt, căng bóng, mịn màng. Thu sang, cây bàng lại đằm thắm, lộng lẫy trong màu lá đỏ ối. Rồi đến mùa đông, lớp lá ấy được trút bỏ hết như một sự lột xác để chuẩn bị cho diện mạo mới. Lá bàng thay đổi theo mùa nên người ta hay ví nó như một nàng công chúa kiều diễm, điệu đà không ngừng làm mới mình để đuổi theo màu thời gian. Rễ cây bàng ăn sâu vào lòng đất mẹ để hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Bàng là loại hoa đơn tính cùng gốc, hoa đực, hoa cái mọc trên cùng một cây. Người ta ít để ý đến hoa bàng bởi nó không rực rỡ, lộng lẫy như những loài hoa khác Nó có màu trắng hơi xanh, không lộ rõ cánh hoa, nhưng nếu nhìn kĩ, ta sẽ cảm nhận được vẻ đẹp tinh khôi, giản dị của những bông hoa bàng ấy. Đặc biệt, tuổi thơ của chúng tôi gắn liền với những trái bàng. Quả bàng thuộc loại quả hạch, bên trong có nhân màu trắng. Khi non, quả bàng có màu xanh, đến lúc chín thì chuyển sang màu đỏ vàng. Còn nhớ mỗi mùa hè, chúng tôi thường rủ nhau đi hái những trái bàng chín ăn. Vị ngọt ngọt, chan chát của nó đến giờ tôi vẫn còn nhớ.

Cây bàng bình dị là thế, ấy vậy mà nó đã đem đến cho con người biết bao lợi ích. Cây bàng có thể được trồng làm cảnh, những nhà sành chơi cây hầu hết đều có trong vườn một cây bàng được tỉa tót rất công phu, tỉ mỉ. Nhưng phổ biến hơn, bàng được trồng để lấy bóng râm. Ở mỗi con đường, hè phố, công viên, sân trường…không khó để ta bắt gặp một cây bàng. Tán bàng rộng đem lại bóng mát, giúp điều hòa không khí, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường. Dưới gốc bàng người nông dân thường ngồi hóng mát, nghỉ ngơi mỗi khi đi làm về. Đặc biệt, cây bàng có ý nghĩa trọng đối với tuổi học trò. Cây bàng che bóng cho cả sân trường, là nơi lũ bạn chúng tôi trò chuyện, đọc sách, chơi bi,.. trong mỗi giờ giải lao. Bao tâm sự, nỗi niềm học trò cũng được gửi gắm nơi cây bàng ấy. Hè hè, lũ trẻ chúng tôi thường rủ nhau đi hái quả bàng ăn. Quả bàng có vị chua chua, nhân bàng ngậy ngậy còn được dùng làm nguyên liệu chế biến mứt. Gỗ bàng chắc chắn, có khả năng thấm nước tốt nên thường được dùng để làm bàn ghế, giường tủ phục vụ đời sống sinh hoạt của con người. Đặc biệt, một công dụng ít ai biết tới của cây bàng đó là dung làm thuốc trong đông y. Lá bàng có thể chữa được bệnh tiêu chảy, những bệnh về gan và ngăn ngừa ung thư. 

Đặc biệt, cây bàng nhiều lần đi vào thế giới nghệ thuật trở thành món ăn tinh thần của con người. Hình ảnh cây bàng không ít lần xuất hiện trong những ca từ của bài hát. Mỗi khúc ca ngân vang đều chứa đựng tình cảm của người nghệ sĩ: Cây bàng ơi… Toả bóng tháng năm dài, dưới vòm lá, tuổi thơ dễ thương bao mơ mộng đẹp, rồi một sớm lớn khôn nhặt chiếc lá mà lòng nghĩ suy…”. Cây bàng cũng là niềm cảm hứng sáng tác của bao thi sĩ: 

A bàng tốt lắm

Bàng che cho em

Nhưng ai che bàng

Cho bàng khỏi nắng!

(Cây bàng – Xuân Quỳnh)

Hiểu về nguồn gốc, đặc điểm, giá trị của cây bàng khiến chúng ta càng thêm yêu và trân trọng nó. Mai đây dù có đi đến nơi đâu thì cây bàng vẫn sẽ là hình ảnh đẹp khắc sâu trong tim mỗi người.

 “Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang- một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì...
Đọc tiếp

 “Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang- một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.

Bài thơ “Qua đèo Ngang” được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề:

Bước đến đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân “bước đến” rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn “bóng xế tà”. Hình ảnh “bóng xế tà” lấy ý từ thành ngữ “chiều ta bóng xế” gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ “chen” cùng với phép liệt kê hoàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều ta lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ.

 

Cảm nghĩ về bài thơ “Qua đèo Ngang”Cảm nghĩ về bài thơ “Qua đèo Ngang”

 

Hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có “tiều vài chú” kết hợp với từ láy “lom khom” dưới núi. Cảnh vật thì “lác đác” “chợ mấy nhà”. Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật.

Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”. Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.

Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ :

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước

Một mảnh tình riêng ta với ta.

Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.

“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đên người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.

1
7 tháng 12 2020

câu hỏi 

người viết phát biểu cảm nghĩ của mình về bài thơ bằng cách nào.Bài văn trên có bố cục mấy phần.Nêu nhiệm vụ của từng phần(lược thành từng ý

nêu cảm xúc,ấn ượng và lời giới thiệu chung của người viết về bài thơ được trình bày trong phần mở bài.Phần kết bài nêu ra những ấn tượng chung như thế nào về bài thơ