Phía sau lời nói dối...
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1) Xét theo mục đích nói, câu " Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay !" thuộc kiểu câu nào và thực hiện hành động nói gì ?
A. Câu trần thuật và thực hiện hành động nói bộc lộ cảm xúc .
B. Câu nghi vấn và thực hiện hành động nói điều khiển.
C. Câu cảm thán và thực hiện hành động nói trình bày.
D. Câu trần thuật và thực hiện hành động nói.
2) Câu nào dưới đây, không dùng để thông báo ?
A. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân ( Hồ Chí Minh )
B. Lão muốn ngài nhấc hộ bó củi lên cho lão.( Tôn - xtoi ).
C. Làng tôi vốn làm nghề chài lưới ( Tế Hanh ).
D. Sáng ra bờ suối, tối vào hang ( Hồ Chí Minh ).
3) Trong các câu phủ định sau, câu phủ định nào dùng để miêu tả ?
A. Trong tù không rượu cũng không hoa. ( Hồ Chí Minh )
B. Em không cho bán chị Tý. ( Ngô Tất Tố )
C. Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu. ( Nam Cao )
D. Không, đôi giày không làm ngài đau đâu mà ( Mô-li-e )
Bạn có chắc không ạ ? Vì bài này mk lấy trong đề thi Văn sáng nay đó
sau đây là bài thơ tự sáng tác của mình :
chú chim đậu trên cành
lông màu vàng màu xanh
và cất cao tiếng hót
bay cao cùng trời xanh
đất lành chim về đậu
có cái gì lạ đâu?
chim làm tổ bắt sâu
cho mùa màng tươi tốt
mùa đông về trên lá
sương thấm chiếc áo xanh
thương chim cây khẽ gọi
"đông này, chim ở đâu?'
đây là bài thơ mk viết năm lớp 6, hihi, ko hay lắm. còn thơ của mấy cậu?
Mỗi tác phẩm văn học đều được các tác giả coi như đứa con yêu quý của mình để bộc lộ những dòng tâm sự thầm kín. Với Tố Hữu cũng vậy, thông qua đứa con tinh thần "Khi con tu hú", nhà thơ đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên mùa hè rạo rực với khát vọng tự do, tình yêu quê hương, đất nước đến mãnh liệt:
"Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết mất thôi
Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu!"
Bài thơ "Khi con tu hú" được nhà thơ sáng tác trên con đường hoạt động cách mạng và bị bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ - Huế. Tiếng chim tu hú đã phá tan song sắt, len lỏi vào trong tâm hồn làm thức tỉnh con người:
"Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần"
Tu hú đến mang theo mùa hè với biết bao hương sắc, Tố Hữu cảm nhận được lúa chiêm đang chín khiến cho hình ảnh những cánh đồng lúa chín vàng như hiện lên trước mắt chúng ta. Tiếng chim tu hú đã làm bừng tỉnh một góc tăm tối trong tâm hồn thi nhân với khao khát được hoà hợp cùng thiên nhiên đến mãnh liệt. Không chỉ thế, nhà thơ còn ngửi thấy những hương thơm thoang thoảng của hoa quả chín dần tác động vào khứu giác. Có lẽ, nhà thơ cảm nhận được thời gian trôi đi thật nhanh và muốn níu giữ những hương thơm của đất trời nên đã viết rằng "đang chín" và "ngọt dần" chứ không phải đã chín và đã ngọt.
Trong bức tranh thiên nhiên ấy không chỉ có âm thanh của tiếng chim tu hú, màu vàng của lúa chín, hương vị của trái cây ngọt dần mà còn có cả âm thanh của tiếng ve, tiếng sáo diều đang tự do bay lượn trên bầu trời xanh thẳm và màu vàng của những sân ngô pha thêm chút màu hồng của nắng đào:
"Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không..."
Tiếng ve ngân vang trong vòm lá đưa ta trở lại những hồi ức của một thời cắp sách đến trường. Qua trí tưởng tượng củaTố Hữu, người đọc như được tận mắt chứng kiến một bức tranh thiên nhiên vùng quê đầm ấm và tươi vui. Điểm nhìn của nhà thơ được mở rộng ra những sân "bắp rây vàng hạt" hoà quyện cùng những tia nắng chói chang của mùa hạ. Có lẽ màu hồng của những tia nắng chính là cái nhìn tích cực của nhà thơ về thế giới bên ngoài với một khao khát được tự do trong một ngày gần nhất. Ở dưới mặt đất có những sân ngô vàng hạt thì trên bầu trời xanh thẳm kia có những con diều sáo đang tự do bay lượn.
Bằng ngòi bút tinh tế, nhà thơ đã tạo nên một tuyệt tác của mùa hè đầy sinh động và vui tươi. Tố Hữu đã sử dụng thể thơ lục bát, một thể thơ quen thuộc trong dân gian để phác hoạ thành công bức tranh thiên nhiên ấy. Đặc biệt, phép liệt kê được sử dụng một cách nhuần nhuyễn tạo cho người đọc những ấn tượng khó quên về một mùa hè tràn đầy hương sắc. Chắc hẳn nhà thơ phải rất yêu thiên nhiên, có một tình cảm đặc biệt với mảnh đất mình sinh ra nên mới có thể tạo ra bức tranh mùa hè đẹp đến vậy.
Bức tranh thiên nhiên về mùa hạ dưới đôi mắt của Tố Hữu không chỉ đẹp mà còn chứa đựng biết bao tâm sự:
"Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao chết mất thôi
Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu!"
Mạch thơ từ nhung nhớ những âm vang của mùa hạ nay chuyển sang những uất ức vì bị giam cầm. Mùa hè đến đem theo bao mong ước, hoài niệm như muốn thôi thúc người thanh niên ấy phá tan song sắt, "đập tan phòng" để đổi lấy tự do. Nhà thơ nghe ngoài trời "hè dậy bên lòng" mà không khỏi bứt rứt chân tay. Dòng máu của lòng uất hận đang trào dâng trong cơ thể khiến ông muốn thoát khỏi không gian tù túng chật hẹp ấy để được lao ra ngoài hoà mình vào thiên nhiên rộng lớn.
Ngoại cảnh đã tác động khiến nhà thơ cảm thấy bức bối, ngột ngạt, muốn lao ra thế giới bên ngoài nhưng lại bị những song sắt của nhà tù thực dân kìm hãm đành thốt lên thành lời than:
"Ngột làm sao chết mất thôi"
Khao khát tự do của Tố Hữu ngày càng trở nên mãnh liệt bởi ông muốn cống hiến cho cách mạng, muốn tiếp tục con đường cách mạng của mình. Nhà thơ đã sử dụng các động từ mạnh "đạp", "ngột", "chết" và dấu chấm than cuối câu thơ để bộc lộ những dòng cảm xúc phẫn uất đang trực trào. Biết làm sao khi ta đang bị giam cầm mà con chim tu hú ở ngoài trời vẫn cứ kêu. Phải chăng nhà thơ cảm nhận được đó là tiếng gọi của cách mạng đang giục giã nhà thơ lên đường kháng chiến cứu nước. Tiếng chim tu hú gọi bầy trước không gian to lớn mênh mông đã tạo nên sự đối lập trong tâm hồn nhà thơ khi nhà thơ đang bị giam cầm không thể ra ngoài để hoạt động cách mạng. Nếu tiếng chim tu hú ở phần đầu báo hiệu mùa hè tới với biết bao tươi vui thì tiếng chim tu hú ở cuối bài lại khiến nhà thơ cảm thấy khó chịu và ngột ngạt. Nhà thơ muốn thoát li khỏi chốn lao tù nhưng hiện thực nghiệt ngã khiến cho tâm trạng nhà thơ càng trở nên bực dọc, khó chịu hơn. Thế nhưng dù có phải chịu cảnh tù đày nhà thơ vẫn không nản chí sờn lòng, trong bài thơ "Trăng tối" nhà thơ đã viết:
"Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu
Dấn thân vô là phải chịu tù đày"
Bởi vậy, dù con đường cách mạng có khó khăn đến đâu thì nhà thơ cũng sẽ đương đầu và hoàn thành tốt các nhiệm vụ.
Bài thơ "Khi con tu hú" đã khép lại nhưng tiếng chim tu hú vẫn vang vọng mãi trong tâm hồn nhà thơ. Qua bức tranh thiên nhiên tràn đầy hương sắc được cảm nhận bằng nhiều giác quan đã giúp Tố Hữu giãi bày được những uất ức trong lòng mình. Với cách sử dụng ngôn từ giản dị nhưng có tính tạo hình cao đã khẳng định tài năng nghệ thuật của nhà thơ. Người nghệ sĩ không chỉ cầm bút để đánh giặc mà còn có thể cầm súng ra chiến trường. Họ có một niềm khao khát tự do đến cháy bỏng, khát khao được đứng trong hàng ngũ của Đảng để mang sức mình phục vụ cách mạng.
là ell bt
là chữ 'Đã báo cáo thành công'