Chị An ơi cho em hỏi là : chong chóng hay là trong tróng ạ
K
Khách
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
PT
17
CB
10
HN
8
Q
5
9 tháng 10 2021
sách giáo khoa mới hay sách giáo khoa cũ hay hơn
Thực ra là tùy vào cảm nhận của mỗi người nha bạn nhưng mới hay cũ thì cũng như nhau thôi
HT
9 tháng 10 2021
mik ko biết nữa theo mik là sách cũ.còn mọi người thì mik chịu
TT
9
9 tháng 10 2021
Mk thấy các bn khác đổi dc mà,ai chỉ mk đổi dc mk tick cho
PV
3
VT
1
9 tháng 10 2021
Trái Đất là một hành tinh đất đá, có nghĩa là nó có cấu tạo đất đá cứng, khác với những hành tinh khí khổng lồ như Sao Mộc. Trái Đất là hành tinh lớn nhất trong bốn hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời, về cả kích thước và khối lượng.
CHONG CHÓNG NHÉ BẠN
Chong chóng nha em
Qui tắc chính tả do một âm có nhiều cách viết (trường hợp i/y)
Có 3 trường hợp viết y:
+ Bắt buộc viết y đứng sau âm đệm như: huy, tuy, thúy,…
+ Đứng sau nguyên âm ngắn a như: ây
+ Đứng trước ê khi chữ đó không có âm đầu như: yêu, yết, yếm
- Trường hợp bắt buộc viết i:
+ Sau các nguyên âm dài, trong đó các vần kết thúc bằng phụ âm mà không có âm đệm.
Ví dụ: kim, tim, tin, …
+ Trước a khi chữ đó không có âm đệm như: lía, kia, chia,…
- Trường hợp viết i/y đều đúng trong trường hợp có âm tiết mở (khuyến khích học sinh viết i: Châu Mĩ/Châu Mỹ, Địa lí/Địa lý, Bác sĩ/Bác sỹ,…)
- Phải viết i hoặc y bắt buộc do phân biệt nghĩa.
Ví dụ: bàn tay - lỗ tai; ngày mai - may mắn; khoái chí - cái khoáy âm dương.
1. Chính tả phân biệt l /n:
Ghi nhớ:
– L xuất hiện trong các tiếng có âm đệm (VD: loan, luân, loa,…)/N không xuất hiện trong các tiếng có âm đệm (trừ 2 âm tiết Hán Việt: noãn, noa).
Trong cấu tạo từ láy:
+ L/n không láy âm với nhau.
+ L có thể láy vần với nhiều phụ âm khác (VD: lệt bệt, la cà, lờ đờ, lò dò, lạnh lùng,..)
+ N chỉ láy âm với chính nó (no nê, nợ nần, nao núng,…)
Bài tập: Điền l / n:
…o …ê, …o …ắng, …ưu …uyến, …ô …ức, …ão …ùng, …óng …ảy, …ăn …óc, …ong …anh, …ành …ặn, …anh …ợi, …oè …oẹt, …ơm …ớp.
2. Chính tả phân biệt ch / tr:
Ghi nhớ:
- Khả năng tạo từ láy của tr hạn chế hơn ch. Tr tạo kiểu láy âm là chính (trắng trẻo), còn ch cấu tạo vừa láy âm, vừa láy vần (chông chênh, chơi vơi) (tr chỉ xuất hiện trong một vài từ láy vần: trẹt nlét, trọc lóc, trụi lũi).
– Những danh từ (hay đại từ) chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình chỉ viết với ch (không viết tr): cha, chú, cháu, chị, chồng, chàng, chút, chắt,…
- Những danh từ chỉ đồ vật thường dùng trong nhà chỉ viết với ch: chạn, chum, chén, chai, chõng, chiếu, chăn, chảo, chổi,…
– Từ có ý nghĩa phủ định chỉ viết với ch: chẳng, chưa, chớ, chả,…
– Tên cây, hoa quả; tên các món ăn; cử động, thao tác của cơ thể, động tác lao động chân tay phần lớn viết với ch.
– Tiếng trong từ Hán Việt mang thanh nặng (.) và huyền ( ) viết tr.
Mẹo tr / ch:
– Khi gặp một chữ bắt đầu bằng ch, nếu thấy chữ đó mang dấu huyền ( ), dấu ngã (~) và dấu nặng (.) thì đấy là từ thuần Việt.
Ngược lại, một chữ viết với tr nếu mang một trong ba dấu thanh nói trên thì chữ đó là chữ HV.
Cụ thể: Tiếng HV mang một trong ba dấu huyền, ngã, nặng thì phụ âm đầu chỉ viết tr (không viết ch): trà, tràng, trào, trầm, trì, triều, trình, trù, trùng, truyền, trừ (12 chữ); trĩ, trữ (2 chữ), trạch, trại, trạm, trạng, trận, trập, trệ, trị, triện, triệt, triệu, trịnh, trọc, trọng, trợ, trụ, trục, truỵ, truyện, trực, trượng (21 chữ).
– Trong tiếng HV, nếu sau phụ âm đầu là nguyên âm a thì hầu hết viết tr (không viết ch): tra, trà, trá, trác, trách, trạch, trai, trại, trạm, trảm, trang, tràng, tráng, trạng, tranh, trào, trảo (18 chữ).
– Trong tiếng HV, nếu sau phụ âm đầu là nguyên âm o hoặc ơ thì hầu hết viết tr (không viết ch): tróc, trọc, trọng, trở, trợ (5 chữ).
– Trong tiếng HV, nếu sau phụ âm đầu là ư thì phần lớn viết tr: trừ, trữ, trứ, trực, trưng, trừng, trước, trương, trường, trưởng, trướng, trượng, trừu (13 chữ). Viết ch chỉ có: chư, chức, chứng, chương, chưởng, chướng (7 chữ).
⇒ Chỉn chu hay chỉnh chu, từ nào là đúng chính tả?
Bài tập: Điền từ ngữ có chứa các tiếng sau
trẻ … chẻ…
trê … chê…
tri … chi…
tro … cho …
trợ… chợ…
3- Chính tả phân biệt x / s
Ghi nhớ:
– X xuất hiện trong các tiếng có âm đệm (xuề xoà, xoay xở, xoành xoạch, xuềnh xoàng,…), s chỉ xuất hiện trong một số ít các âm tiết có âm đệm như: soát, soạt, soạn, soạng, suất.
– X và s không cùng xuất hiện trong một từ láy.
-Nói chung, cách phân biệt x/s không có quy luật riêng. Cách sửa chữa lỗi duy nhất là nắm nghĩa của từ, rèn luyện trí nhớ bằng cách đọc nhiều và viết nhiều.
Bài tập: Tìm 5 từ láy có phụ âm đầu s; 5 từ láy có phụ âm đầu x; 5 từ ghép có phụ âm đầu s đi với x.
*Đáp án:
– Sạch sẽ, sụt sịt, sửng sốt, sù sì, sì sụp, sù sụ, so sánh, sinh sôi, sáng sủa, san sát, sặc sỡ,…
– Xót xa, xù xì, xấu xa, xì xào, xao xác, xinh xắn, xao xuyến, xào xạc, xa xôi, xấp xỉ,…
– Xứ sở, sản xuất, xuất sắc, xác suất, xoay sở, xổ số, sâu xa, soi xét,…
⇒ Đường sá hay đường xá, từ nào là đúng chính tả?
4- Chính tả phân biệt gi / r / d:
Ghi nhớ:
– Gi và d không cùng xuất hiện trong một từ láy.
Mẹo d / gi / r:
5- Quy tắc viết phụ âm đầu “cờ ”:
A) Ghi nhớ:
Âm đầu “cờ” được ghi bằng các chữ cái c, k, q.
– Viết q trước các vần có âm đệm ghi bằng chữ cái u.
– Viết k trước các nguyên âm e, ê, i (iê, ia)
– Viết c trước các nguyên âm khác còn lại.
B) Bài tập thực hành:
Bài 1: Điền c / k /q: (Đã điền sẵn đáp án vào bài)
kì cọ kiểu cách quanh co kèm cặp
kì quan kẻ cả cập kênh quy cách
kim cương kính cận cảm cúm co kéo
quả quyết cảnh quan
Bài 2: Tìm các từ láy có phụ âm đầu “cờ” ghi bằng các con chữ q/k/c.
*Đáp án:
– quấn quýt, quanh quẩn, quang quác,…
– cằn cỗi, cần cù, cục cằn, cặm cụi,…
– kiêu kì, kênh kiệu, kẽo kẹt,…
Bài 3: Điền c/ k/ q :(Bài đã điền sẵn đáp án)
– cày sâu cuốc bẫm. – cốc mò cò xơi.
– kết tóc xe tơ. – công thành danh toại.
– quýt làm cam chịu. – quen hơi bén tiếng.
– kén cá chọn canh. – kề vai sát cánh.
6- Quy tắc viết phụ âm đầu “gờ”, “ngờ”
A) Ghi nhớ:
– Âm đầu “gờ” được ghi bằng con chữ g, gh.
– Âm đầu “ngờ” được ghi bằng con chữ ng, ngh.
– Viết gh, ngh trước các nguyên âm e, ê, i, iê (ia).
– Viết g, ng trước các nguyên âm khác còn lại.
7- Quy tắc viết nguyên âm i / y
A) Ghi nhớ:
– Nếu đứng một mình thì viết y (y tế, ý nghĩ ).
– Nếu đứng sau âm đệm u thì viết y (suy nghĩ, quy định ).
– Nếu nguyên âm đôi iê đứng đầu tiếng thì viết y (yên ả, yêu thương).
– Nếu là vị trí đầu tiếng (không có âm đệm) thì viết i (im lặng, in ấn).
– Nếu là vị trí cuối tiếng (trừ uy, ay, ây) thì viết i (chui lủi, hoa nhài).
8- Quy tắc viết hoa:
A) Ghi nhớ:
1. Tên người, tên núi, tên sông, tỉnh, thành phố, quận, huyện, xã, làng,…của Việt Nam được viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng (VD: Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Trường Sơn, Cửu Long,…)
– Riêng tên người, địa danh của một số dân tộc ít người nếu được phiên âm từ tiếng dân tộc thì chỉ viết hoa chữ cái đầu ở mỗi bộ phận của tên, giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối ( VD: Kơ-pa Kơ- lơng, Y-a-li, Đăm –bri, Pắc-pó,…)
2. Tên người, tên địa danh nước ngoài phiên âm trực tiếp ra tiếng Việt thì viết hoa chữ cái đầu ở mỗi bộ phận của tên, giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối (VD: Lu-i Pa-xtơ, Tô- mát, Ê-đi-xơn, Mê-kông, Von-ga, Ki-ép, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a,…)
– Riêng tên người, tên địa danh nước ngoài được gọi như kiểu tên người, tên địa danh Việt Nam (do được phiên âm qua âm Hán Việt nên đã được Việt hoá), thì được viết hoa như tên người, tên địa danh Việt Nam (VD: Lí Bạch, Đỗ Phủ, Trương Mạn Ngọc, Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên,…)
3. Tên các cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội; cụm từ chỉ huân, huy chương, danh hiệu, giải thưởng,…được viết hoa chữ cái đầu ở tiếng đầu các bộ phận nêu nên tính chất “riêng” của tên riêng đó (VD: Đảng Cộng sản Việt Nam, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Huy hiệu Cháu ngoan Bác Hồ,…)
4. Các chữ cái đầu câu, đầu đoạn, đầu bài, đầu các chương mục, đầu dòng thơ đều phải viết hoa.
5. Một số danh từ chung và đại từ xưng hô cũng có thể được viết hoa để tỏ thái độ kính trọng đối với những người và sự việc mà chúng biểu thị (VD: Việt Nam ta gọi tên Người thiết tha)
6. Các sự vật khác (động vật, thực vật, đồ đạc) nếu được đặt tên riêng thì những tên riêng ấy cũng viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người (VD: cô Đậu Nành, anh Dưa Hấu, chị Gà Mái Mơ, chú Mướp,…)
9- Quy tắc đánh dấu thanh:
A) Ghi nhớ:
- Dấu thanh thường đặt ở trên hoặc dưới âm chính (VD: loá mắt, khoẻ khoắn,…)
- Ở các nguyên âm có dấu mũ thì các dấu thanh được viết hơi cao lệch về bên phải của dấu mũ (VD: trồng nấm, biển khơi, cố gắng,…)
- Trong tiếng có nguyên âm đôi mà không có âm cuối vần thì dấu thanh được viết ở con chữ thứ nhất của nguyên âm đôi. (VD: cây mía, lựa chọn, múa hát,…)
- Trong tiếng có nguyên âm đôi mà có âm cuối vần thì dấu thanh được viết ở con chữ thứ hai của nguyên âm đôi (VD: ước muốn, chai rượu, sợi miến,…).
Luật chính tả trong Công nghệ giáo dục lớp 1
I. Luật viết hoa:
1. Tiếng đầu câu: Tiếng đầu câu phải viết hoa.
2. Tên riêng :
2.1. Tên riêng Tiếng Việt:
- Viết hoa tất cả các tiếng không có gạch nối. Ví dụ: Vạn Xuân, ViệtNam.
- Một số trường hợp tên riêng địa lí được cấu tạo bởi 1 danh từ chung (sông, núi, hồ,đảo, đèo) kết hợp với một danh từ riêng (thường có một tiếng) có kết cấu chặt chẽ đã thành đơn vị hành chính thì viết hoa tất cả các tiếng. VD: Sông Cầu, Sông Thao, Hồ Gươm, Cửa Lò,…
- Ngoài các trường hợp trên ra thì chỉ viết hoa tiếng là danh từ riêng. VD: sông Hương, núi Ngự, cầu Thê Húc, …
2.2. Tên riêng tiếng nước ngoài:
- Trường hợp các tên riêng nước ngoài phiên âm qua âm Hán Việt thì viết hoa như viết tên riêng ViệtNam. VD: Hàn Quốc, Bồ Đào Nha,…
- Trường hợp các tên riêng nước ngoài không phiên âm qua âm Hán – Việt thì chỉ viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các âm tiết.
VD: Cam-pu-chia, Xinh-ga-po,….
3. Viết hoa để tỏ sự tôn trọng : Ví dụ: Bà Trưng, Bà Triệu…
II. Luật ghi tiếng nước ngoài:
Các trường hợp không phiên âm qua âm Hán – Việt thì nghe thế nào viết thế ấy (như Tiếng Việt). Giữa các tiếng (trong một từ) phải có gạch nối.
Ví dụ: Pa-nô, pi-a-nô.
III. Luật ghi dấu thanh:
-Viết dấu thanh ở âm chính của vần. Ví dụ: bà, bá, loá, quỳnh, bào, mùi…
-Ở tiếng có nguyên âm đôi mà không có âm cuối thì dấu thanh được viết ở vị trí con chữ thứ nhất của nguyên âm đôi.
Ví dụ: mía, múa…
-Ở tiếng có nguyên âm đôi mà có âm cuối thì dấu thanh được viết ở vị trí con chữ thứ hai của nguyên âm đôi.
Ví dụ: miến, buồn…
IV. Luật ghi một số âm đầu:
1. Luật e, ê, i:
– Âm /c/ (cờ) trước e, ê, i phải viết bằng chữ k (gọi là ca)
– Âm /g/ (gờ) trước e, ê, i phải viết bằng chữ gh (gọi là gờ kép)
– Âm /ng/ (ngờ) trước e, ê, i phải viết bằng chữ ngh (gọi là ngờ kép)
2. Luật ghi âm /c/ (cờ) trước âm đệm.
Âm /c/ (cờ) đứng trước âm đệm phải viết bằng chữ q (cu) và âm đệm viết bằng chữ u. VD: qua, quyên,….
3. Luật ghi chữ “gì”
Ở đây có hai chữ i đi liền nhau. Khi viết phải bỏ một chữ i (ở chữ gi), thành gì.
V. Luật ghi một số âm chính:
1. Quy tắc chính tả khi viết âm i:
– Tiếng chỉ có một âm i thì có tiếng viết bằng i (i ngắn) có tiếng viết bằng y (y dài):
+ Viết i nếu đó là từ Thuần Việt (ì ầm)
+ Viết y nếu đó là từ Hán Việt (y tá)
– Tiếng có âm đầu (và âm /i/) thì một số tiếng có thể viết y, hoặc viết i đều được. Nhưng hiện nay quy định chung viết là i : thi sĩ
– Khi có âm đệm đứng trước, âm i phải viết là y (y dài): huy, quy (không được viết là qui)
2. Cách ghi nguyên âm đôi:
– Nguyên âm đôi /iê/ (đọc là ia) có 4 cách viết:
+ Không có âm cuối: viết là ia. Ví dụ: mía.
+ Có âm cuối: viết là iê. Ví dụ: biển.
+ Có âm đệm, không có âm cuối thì viết là: ya. Ví dụ: khuya.
+ Có âm đệm, có âm cuối, hoặc không có âm đầu thì viết là: yê. Ví dụ: chuyên, tuyết… yên, yểng…
– Nguyên âm đôi /uô/ (đọc là ua) có hai cách viết:
+ Không có âm cuối: viết là ua. Ví dụ: cua.
+ Có âm cuối: viết là uô. Ví dụ: suối.
– Nguyên âm đôi /ươ/ (đọc là ưa) có 2 cách viết:
+ Không có âm cuối: viết là ưa. Ví dụ: cưa.
+ Có âm cuối: viết là ươ. Ví dụ: lươn.