K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(4 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: CHIẾU CẦU HIỀN TÀI(1) (Xuất tự Sử ký, năm Kỷ dậu, năm Thuận thiên thứ hai (1429))       Trẫm nghĩ: Được thịnh trị tất ở việc cử hiền, được hiền tài tất do sự tiến cử. Bởi thế người làm vua thiên hạ phải lấy đó làm việc trước tiên. Ngày xưa, lúc thịnh thời, hiền sĩ đầy triều nhường nhau địa vị, cho nên dưới...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

CHIẾU CẦU HIỀN TÀI(1)

(Xuất tự Sử ký, năm Kỷ dậu, năm Thuận thiên thứ hai (1429))

      Trẫm nghĩ: Được thịnh trị tất ở việc cử hiền, được hiền tài tất do sự tiến cử. Bởi thế người làm vua thiên hạ phải lấy đó làm việc trước tiên. Ngày xưa, lúc thịnh thời, hiền sĩ đầy triều nhường nhau địa vị, cho nên dưới không sót nhân tài, trên không bỏ công việc, mà thành đời thịnh trị vui tươi. Đến như các quan đời Hán Đường, ai là không suy nhượng kẻ hiền tài, cất nhắc lẫn nhau, như Tiêu Hà(2) tiến Tào Tham, Nguy Vô Tri(3) tiến Trần Bình, Địch Nhân Kiệt(4) tiến Trương Cửu Linh, Tiêu Tung(5) tiến Hàn Hưu, tuy tài phẩm có cao thấp khác nhau, nhưng tất thảy đều được người để đảm đang nhiệm vụ.

      Nay trẫm vâng chịu trách nhiệm nặng nề, sớm khuya lo sợ, như gần vực sâu, chính vì cầu người hiền giúp việc mà chưa được người. Vậy hạ lệnh cho các văn võ đại thần, công hầu, đại phu, từ tam phẩm(6) trở lên, mỗi người đều cử một người, hoặc ở triều đình, hoặc ở thôn dã, bất cứ là đã xuất sĩ hay chưa, nếu có tài văn võ, có thể trị dân coi quân, thì trẫm sẽ tuỳ tài trao chức. Vả lại tiến hiền thì được thưởng, ngày xưa vẫn thế.

      Nếu cử được người trung tài thì thăng chức hai bực, nếu cử được người tài đức đều hơn người tột bực, tất được trọng thưởng.

      Tuy nhiên, người tài ở đời vốn không ít, mà cầu tài không phải chỉ một đường, hoặc người nào có tài kinh luân mà bị khuất ở hàng quan nhỏ, không ai tiến cử, cùng người hào kiệt náu ở đồng nội, lẩn ở hàng binh lính, nếu không tự mình đề đạt thì trẫm bởi đâu mà biết được! Từ nay về sau, các bực quân tử, ai muốn đi chơi ta đều cho tự tiến. Xưa kia Mạo Toại thoát mũi dùi mà theo Bình Nguyên quân(7), Nịnh Thích gõ sừng trâu mà cảm ngộ Tề Hoàn công(8), nào có câu nệ ở tiểu tiết đâu?

      Chiếu này ban ra, phàm các quan liêu đều phải hết chức vụ, tiến cử hiền tài. Còn như những kẻ sĩ quê lậu ở xóm làng, cũng đừng lấy điều “đem ngọc bán rao”(9) làm xấu hổ, mà để trẫm phải than đời hiếm nhân tài.

(Bản dịch của Đào Duy Anh, Nguyễn Trãi toàn tập tân biên, tập II, Trung tâm Nghiên cứu quốc học, NXB Văn học, Hà Nội, 2000)

CHÚ THÍCH

(1) Chiếu cầu hiền tài: Theo Toàn thư và Cương mục thì tờ chiếu này ban bố vào khoảng tháng 6 năm Kỷ dậu (1429). Trong buổi đầu xây dựng nhà nước phong kiến, Lê Lợi một mặt phát triển chế độ khoa cử làm phương thức đào tạo quan lại chủ yếu, nhưng mặt khác vẫn sử dụng rộng rãi chế độ tiến cử, “cầu hiền” để kén chọn thêm quan lại.

(2), (3) Tiêu Hà, Nguy Vô Tri: Quan nhà Hán.

(4), (5) Địch Nhân Kiệt, Tiêu Tung: Quan nhà Đường.

(6) Tam phẩm: Trong chế độ phong kiến Trung Quốc và Việt Nam, phẩm cấp quan lại chia làm 9 bậc, cao nhất là nhất phẩm, thấp nhất là cửu phẩm. Quan lại từ tam phẩm trở lên là quan lại cao cấp.

(7) Bình Nguyên quân: Mao Toại là thực khách của Bình Nguyên quân nước Triệu thời Chiến quốc.

(8) Tề Hoàn công: Ninh Thích là người nước Vệ thời Xuân Thu.

(9) "Đem ngọc bán rao" (Huyễn ngọc cầu dụ): Ý nói tự đem khoe tài mình để cầu tiến dụng.

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài.

Câu 2 (0.5 điểm): Chủ thể bài viết là ai?

Câu 3 (1.0 điểm): Mục đích chính của văn bản trên là gì?  Chỉ ra những đường lối tiến cử người hiền tài được đề cập trong văn bản.

Câu 4 (1.0 điểm): Theo văn bản, khi có được nước rồi, việc đầu tiên vua cần làm là chọn người hiền tài về giúp cho đất nước. Để minh chứng cho luận điểm đó, người viết đã đưa ra dẫn chứng nào? Nhận xét cách nêu dẫn chứng của người viết.

Câu 5 (1.0 điểm): Thông qua văn bản trên, hãy nhận xét về phẩm chất của chủ thể bài viết.

0
(4.0 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản. Câu 2. Tìm những từ ngữ cho thấy thái độ của người đi đường với người đàn bà bán ngô nướng. Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong khổ thơ:  Người đi qua thờ ơ Hay rẻ rúng cầm lên vứt xuống Những tờ bạc lẻ đè lên mùi thơm Người đàn bà bán dần từng mảnh đời mình...
Đọc tiếp

(4.0 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.

Câu 2. Tìm những từ ngữ cho thấy thái độ của người đi đường với người đàn bà bán ngô nướng.

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong khổ thơ: 

Người đi qua thờ ơ
Hay rẻ rúng cầm lên vứt xuống
Những tờ bạc lẻ đè lên mùi thơm
Người đàn bà bán dần từng mảnh đời mình nuôi con

Câu 4. Trình bày mạch cảm xúc của bài thơ. 

Câu 5. Nêu một thông điệp anh/chị rút ra sau khi đọc bài thơ và lí giải. 

Bài đọc:

         Những người đàn bà bán ngô nướng

Những người đàn bà bán ngô nướng
Bày số phận mình bên đường
Những nhem nhuốc bên ngoài che dấu
Bao ngọt lành, nóng hổi bên trong

Người đi qua thờ ơ
Hay rẻ rúng cầm lên vứt xuống
Những tờ bạc lẻ đè lên mùi thơm
Người đàn bà bán dần từng mảnh đời mình nuôi con

Tôi ngồi xuống hai bàn tay ấp ủ
Một tuổi thơ lam lũ ruộng bùn
Cắn vào kí ức
Từng hạt ngô rơi
         Những kỉ niệm lon ton
Những hạt ngô - những giọt lệ của mẹ
Những mắt tròn xoe đói khát em thơ
Không dám cắn nữa
            áp bắp ngô lên má
Hình như là nồng ráp ổ rơm?
Hình như là bờ vai cha mằn mặn
Che gió mùa, ấp ủ… nửa đêm…
Người bán Ngô thổi hồng bếp lửa
Xoay những mảnh đời dù cháy vẫn còn thơm!

         (Nguyễn Đức Hạnh, trích Khoảng lặng, NXB Đại học Thái Nguyên, 2016, tr.107-108)

0