K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 1

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã ghi lại biết bao những vị Vua, tướng lĩnh lập chiến công hiển hách đem lại cuộc sống yên ấm, hạnh phúc cho nhân dân. Nổi bật trong số đó có lẽ là Ngô Quyền. Ông là một vị vua anh minh, sáng suốt trong triều đại thời Ngô. Nhắc đến Ông, dân ta luôn nhớ đến trận quyết chiến chiến lược trên sông Bạch Đằng. Nhớ vào năm 938, khi quân Nam Hán xâm lược nước ta, bằng nhãn quan chính trị sắc bén và tài chỉ huy mưu lược, độc đáo, sáng tạo, tướng lĩnh đã lãnh đạo quân và dân ta cắm cọc trên sông Bạch Đằng, chờ khi nước thủy triều xuống rồi nhử địch vào bãi cọc. Bởi lẽ đó mà dân tộc ta đã giành chiến thắng, đập tan âm mưu xâm lược của giặc Nam Hán. Chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc, mở ra một thời kì phong kiến độc lập dân tộc của Việt Nam. Thật vậy, Ngô Quyền là người có công lao to lớn trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Để tưởng nhớ Ông, người dân đã lập đền thờ Từ Lương Xâm và bày tỏ lòng thành kính, biết ơn sâu sắc.

7 tháng 1

Olm chào em, đây là toán nâng cao chuyên đề hiệu tỉ, ẩn hiệu, cấu trúc thi chuyên, thi học sinh giỏi các cấp. Hôm nay, Olm sẽ hướng dẫn các em giải chi tiết dạng này như sau:

Giải:

Vì giảm chiều dài 4m và tăng chiều rộng thêm 6 m thì được một hình vông nên chiều dài hình chữ nhật hơn chiều rộng của hình chữ nhật là:

6 + 4 = 10 (m)

Nửa chu vi bằng: 5 : 2 = \(\frac52\) (chiều rộng)

Tỉ số của chiều rộng và chiều dài là: 2 : (5 - 2) = \(\frac23\)

Theo bài ra ta có sơ đồ:

Theo sơ đồ ta có:

Chiều dài của hình chữ nhật là: 10 : (3 - 2) x 3 = 30 (m)

Chiều rộng của hình chữ nhật là: 30 - 10 = 20 (m)

Diện tích của hình chữ nhật là: 30 x 20 = 600(m\(^2\) )

Đáp số: 600m\(^2\)







7 tháng 1

Đọc bài và trả lời câu hỏi. TÌNH MẸ Mẹ tôi là công nhân. Mẹ lúc nào cũng đầu tắt mặt tối với bao công việc. Về đến nhà, mẹ phải lo việc nội trợ trong gia đình. Nhìn mẹ vất vả mà tôi chẳng giúp gì được nhiều nên tôi càng thương mẹ nhiều hơn. Những buổi sớm tinh mơ, khi tiếng gà gọi ông mặt trời còn chưa vang lên, cái bóng dáng hao gầy...
Đọc tiếp

Đọc bài và trả lời câu hỏi.

TÌNH MẸ

Mẹ tôi là công nhân. Mẹ lúc nào cũng đầu tắt mặt tối với bao công việc. Về đến nhà, mẹ phải lo việc nội trợ trong gia đình. Nhìn mẹ vất vả mà tôi chẳng giúp gì được nhiều nên tôi càng thương mẹ nhiều hơn. Những buổi sớm tinh mơ, khi tiếng gà gọi ông mặt trời còn chưa vang lên, cái bóng dáng hao gầy của mẹ đã trở dậy nấu cơm cho cả nhà ăn sáng rồi vội vã đi làm. Tôi còn nhớ lần tôi bị ốm nặng, trên khuôn mặt sạm nắng của mẹ chất chứa nỗi lo toan về tôi. Lúc ấy tôi thầm trách ông trời sao nỡ đối xử với mẹ tôi như vậy, mẹ đã vất vả quanh năm giờ đây lại phải lo lắng cho tôi nữa, tôi e mẹ sẽ kiệt sức mất. Mỗi lần tôi ngủ, đôi bàn tay chai gầy của mẹ nắm lấy bàn tay nhỏ bé của tôi, tôi cảm thấy ấm áp và như có thêm sức mạnh để chống lại căn bệnh quái ác kia. Mẹ tôi có một trái tim hiền hậu nhưng cũng mạnh mẽ vô cùng. Chính sự mạnh mẽ ấy đã giúp tôi chuyên tâm vào điều trị. Vào một ngày thu trong xanh, tôi được ra viện trở về với mái ấm gia đình của mình. Tôi thầm cảm ơn tình yêu thương của mẹ. Mẹ như ánh sáng mặt trời chiếu rọi mỗi khi tôi ở nơi tối tăm nhất của sự tuyệt vọng. Mẹ như con thuyền che chở và đưa tôi ra ngoài đại dương mênh mông xa xăm kia. Tôi yêu cái bóng dáng vội vã, yêu khuôn mặt sạm nắng, yêu đôi bàn tay chai gầy của mẹ. Hình như mọi thứ về mẹ đều đã in đậm trong trái tim tôi. (Nguyễn Thị Dung)

Câu 1:Người mẹ trong bài đọc làm công việc gì?

A. Công nhân.

B. Giáo viên.

C. Bác sĩ.

D. Nội trợ.

Câu 2:Vào buổi sáng sớm, mẹ làm gì đầu tiên?

A. Nấu cơm cho gia đình.

B. Dọn dẹp nhà cửa.

C. Đến công ti làm việc.

D. Chăm sóc vườn cây.

Câu 3:Người mẹ được miêu tả qua những chi tiết nào?

A. Dáng dong dỏng cao, mái tóc đen nhánh, thơm thoang thoảng mùi hoa bưởi.

B. Bóng dáng hao gầy, khuôn mặt sạm nắng, đôi bàn tay chai gầy.

C. Tấm lưng gầy gò, khuôn mặt nhiều nếp nhăn, làm da sạm đen.

D. Gương mặt khắc khổ, đôi mắt đượm buồn, bàn tay gầy gò.

Câu 4:Chi tiết nào không được nhắc đến trong bài đọc?

A. Mẹ lúc nào cũng đầu tắt mặt tối với bao công việc.

B. Mẹ lo toan cho "tôi" khi "tôi" bị ốm.

C. Mẹ dậy sớm lo cho cả nhà rồi vội vã đi làm.

D. Mẹ luôn đối xử tốt với mọi người xung quanh.

Câu 5:Người mẹ có trái tim như thế nào?

A. Mỏng manh, nhạy cảm.

B. Hiền hậu, mạnh mẽ.

C. Kiên cường, bất khuất.

D. Ấm áp, dịu dàng.


2
4 tháng 1

1.A
2.A
3.B
4.D
5.B
Ezz

7 tháng 1

1a

2a

3b

4d

5b

4 tháng 1

TÔI KO BIẾT

1 hom có anh chàng đi chặt củi thì mất luôn lưỡi rìu và thạt kì lạ là ông bụt ko trả rìu

Điệp từ, điệp ngữ trong câu là: Đầu tiên.

Điệp từ, điệp ngữ trong câu là: Đầu tiên.

5 tháng 1

giúp với ạ


5 tháng 1

Bài thơ "Mẹ" của Trần Quốc Toàn cứ ngân vang mãi trong tôi, không chỉ bởi những vần thơ giản dị, mộc mạc mà còn bởi tình cảm sâu lắng, chân thành mà nó gợi lên. Mỗi câu thơ như một nhát dao nhẹ nhàng, nhưng cứa sâu vào trái tim, khơi dậy biết bao kỷ niệm về người mẹ thân yêu. Hình ảnh "bàn tay mẹ mỏi mệt" hay "tóc mẹ phai màu" không chỉ là những hình ảnh tả thực mà còn là biểu tượng cho sự hy sinh thầm lặng, tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho con. Tôi xúc động đến nghẹn ngào khi đọc những dòng thơ ấy, như thể được sống lại những khoảnh khắc bên mẹ, được cảm nhận trọn vẹn sự ấm áp, che chở của vòng tay mẹ. Bài thơ không chỉ là một tác phẩm văn chương, mà còn là lời nhắc nhở, là bài học về tình mẫu tử thiêng liêng, khiến lòng tôi tràn đầy biết ơn và yêu thương. Tôi sẽ mãi trân trọng và ghi nhớ bài thơ này, như một kỷ niệm đẹp đẽ về tình mẫu tử cao cả.