Thắng Cảnh Tràm Chim Tam Nông: Tràm chim rộng 7.612 ha nằm giữa 4 xã Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thọ và Tân Công Sính, huyện Tam Nông, cách thị trấn Tam Nông 800 m (2400 ft) đường chim bay. Tràm chim nghĩa là chim ở trong rừng tràm, nơi đây thiên nhiên rất phong phú với nhưõng rừng tràm sậy, lao, sen, súng, lúa mạ, năng, lác...và các loài động vật: trăn, rùa, lươn, rắn, các loại cá đồng và nhiều loại...
Đọc tiếp
Thắng Cảnh Tràm Chim Tam Nông: Tràm chim rộng 7.612 ha nằm giữa 4 xã Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thọ và Tân Công Sính, huyện Tam Nông, cách thị trấn Tam Nông 800 m (2400 ft) đường chim bay. Tràm chim nghĩa là chim ở trong rừng tràm, nơi đây thiên nhiên rất phong phú với nhưõng rừng tràm sậy, lao, sen, súng, lúa mạ, năng, lác...và các loài động vật: trăn, rùa, lươn, rắn, các loại cá đồng và nhiều loại chim nước như cò, diệc, vịt trời, cồng cộc, trích cồ và đặc biệt là sếu cổ trụi đầu đỏ. Loại chim quí hiếm này đến tràm chim hàng năm vào mùa khô để cư trú. Đến thăm tràm chim vào lúc đó, du khách chứng kiến từng đàn sếu đầu đỏ về ăn củ năng cùng với nhiều loài chim khác tụ hợp thành từng đàn đông vui. Sếu to, cao trên 1,7 m (5,4 ft), bộ lông xám mượt, cổ cao, đầu đỏ, đôi cánh dang rộng khi bay. Chim sếu rất chung thủy, bao giờ cuõng có đôi vui đùa nhảy múa và rất gần guĩ với con người. Với người Việt Nam loài sếu đầu đỏ, còn gọi là chim Hạc, là biểu tượng của sức mạnh, sự trường tồn và lòng chung thủy. trong các đình, chùa và trên nhiều bàn thờ của gia đình người Việt Nam có thờ chim Hạc. Du khách đến đây, nhiều người không muốn về ngay, ai cuõng kéo dài thêm chương trình, đi xuồng len lỏi vào các cụm cây tràm để nhìn ổ và trứng của loài chim trích, ngắm nhìn từng đàn con trích vừa đủ lông bơi lội ngay trước muõi xuồng... khi nước rút, nơi đây trở thành cánh đồng của các loại rong tảo, bông súng, sen, lúa trời... Khu tràm chim đã được các tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế tài trợ để duy trì và phát triển. Nhiều đoàn du khách đã đi hàng vạn cây số từ các nước đến Tam Nông để được nhìn tận mắt con sếu đầu đỏ 2 months ago người đồng hương st Vườn quốc gia Tràm Chim (Tam Nông). Đây là một trong 27 vườn quốc gia ở Việt Nam và được đánh giá là "Hòn ngọc của đồng bằng sông Cửu Long" do có hệ sinh thái đất ngập nước rộng hơn một triệu ha của vùng Đồng Tháp Mười. Hiện Vườn quốc gia Tràm Chim có diện tích thu nhỏ được bảo vệ nghiêm ngặt là 7.588 ha (vùng lõi) và có trên 20.000 ha vùng đệm bao quanh có dân cư sinh sống thuộc 5 xã: Tân Công Sính, Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thành B, Phú Thọ và hàng chục kênh rạch lớn nhỏ. Vườn quốc gia Tràm Chim có hơn 200 loài chim nước trú ngụ, trong đó có 16 loài chim quý hiếm 2 months ago IT-bách koa toàn thu VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM: vườn quốc gia Việt Nam, được thành lập đầu tiên là Khu Bảo tồn Thiên nhiên theo Quyết định số 47/TTg, ngày 2.2.1994 của thủ tướng Chính phủ và sau đó được chuyển thành Vườn Quốc gia theo Quyết định số 253/1998/QĐ-TTg ngày 29.12.1998 của thủ tướng Chính phủ. VQGTC phân bố ở khu vực có toạ độ 10o40’ - 10o47’ vĩ Bắc, 105o26’ - 105o36’ kinh Đông, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp thuộc vùng địa lí châu thổ sông Mêkông. Tổng diện tích 7.588 ha, trong đó khu bảo vệ nghiêm ngặt 688 ha, khu phục hồi sinh thái 653 ha và khu dịch vụ 46 ha. Là vườn quốc gia đất ngập nước đầu tiên của Việt Nam. VQGTC là một trong những nơi sót lại cuối cùng của hệ sinh thái vùng lau sậy ngập nước đã từng che phủ 700 nghìn ha diện tích đất tự nhiên trước đây của các tỉnh Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang. Trước đây có nhiều sông suối tự nhiên chảy từ tây sang đông, dẫn nguồn nước từ sông Cửu Long vào vùng Đồng Tháp Mười và đây cũng là vùng ngập lũ theo mùa với mức nước ổn định trong suốt 7 tháng. Ngày nay, do có hệ thống kênh mương thay đổi, thời gian ngập lũ đã bị rút ngắn và không ổn định về mức nước. Thảm thực vật của VQGTC không đồng nhất, gồm đồng cỏ năn ngập nước theo mùa, đầm sen, vùng sình lầy ngập nước và rừng tràm (Melaleuca sp.) tái sinh. Trong số các quần xã cỏ dại, đáng chú ý là quần xã lúa trời (lúa ma - Oryza rufipogon). Thảm thực vật đặc trưng là rừng kín lá rộng thường xanh ngập nước theo mùa trên đất chua phèn với 130 loài thực vật bậc cao. Hệ động vật có 198 loài chim, trong số đó có 16 loài đang bị đe doạ tuyệt chủng ở quy mô toàn cầu như sếu đầu đỏ (Grus antigone), ô tác (Houbaropsis bengalensis) cùng nhiều loài chim di cư khác. Về thuỷ sinh, đã phát hiện 195 loài thực vật nổi, 93 loài động vật nổi, 90 loài động vật đáy và 55 loài cá. Đối tượng bảo tồn là hệ sinh thái rừng tràm đất ngập nước Đồng Tháp Mười, sếu đầu đỏ, ô tác và các loài chim di cư. 2 months ago IT-du lịch Vườn Quốc gia Tràm Chim có diện tích 7.588ha. Đây là một Ðồng Tháp Mười thu hẹp với hệ sinh vật phong phú đa dạng của vùng đất ngập nước, là nơi sinh sống của nhiều loài thực vật, gần 200 loài chim nước, chiếm khoảng 1/4 số loài chim có ở Việt Nam, trong đó có nhiều loài chim quý hiếm trên thế giới. Loài chim điển hình nhất và được nhiều người biết đến ở đây là sếu đầu đỏ. Ðến đây, du khách được tận mắt ngắm nhìn những con sếu đầu đỏ - một trong số 15 loài sếu còn tồn tại trên thế giới đang có nguy cơ diệt chủng. Sếu to cao trên 1,7m, bộ lông xám mượt, cổ cao, đầu đỏ, đôi cánh rộng. Khác với nhiều loài chim trong vùng, sếu chỉ kiếm ăn trên mặt đất nên vào mùa nước nổi ở Ðồng Tháp Mười chúng phải đi kiếm ăn ở nơi khác. Vì vậy, chỉ có thể xem sếu từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau. Vườn quốc gia Tràm Chim đã được Nhà nước đầu tư, nâng cấp, mở rộng thành một bảo tàng thiên nhiên, một trung tâm du lịch sinh thái hấp dẫn. Nhiều tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế cũng tài trợ để bảo vệ tràm chim quý hiếm này. Đây chính là điểm hẹn lý tưởng cho du khách bốn phương. 1 month ago Tí Đất nước Việt Nam chúng ta thật tươi đẹp! Tôi mong có một ngày nào đó tôi được đến thăm Vườn Quốc Gia Tràm Chim lần thứ 2!
TK:
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023, Lễ hội có chủ đề “Đắk Lắk – Điểm đến của cà phê thế giới” sẽ được tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuột và một số địa phương trong tỉnh từ ngày 10/3 – 14/3/2023.
Lễ khai mac với chủ đề “Đắk Lắk – Điểm đến của cà phê thế giới” diễn ra lúc 20h00 ngày 10/3/2023 và bế mạc vào 20h00 ngày 14/3/2023, sử dụng biểu trưng đã đạt giải Nhất Cuộc thi thiết kế logo lễ hội năm 2018; địa điểm tổ chức tại Thành phố Buôn Ma Thuột và một số địa phương của tỉnh Đắk Lắk. Chương trình lễ hội sử dụng sân khấu hiện đại với ánh sáng công nghệ cao, màu sắc, thiết kế rực rỡ.
Tại Lễ hội sẽ có hoạt động triển lãm, hội thảo gồm: Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê với chủ đề “Cà phê Buôn Ma Thuột-Vững bước hội nhập”; Hội thảo cà phê đặc sản; Hội nghị kết nối giao thương quốc tế; Triển lãm ảnh nghệ thuật chủ đề “Văn hóa cà phê Việt Nam và “Lịch sử cà phê thế giới”; Ngày hội trình diễn cây Nêu và giao lưu văn hóa thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ 2; Triển lãm trưng bày, Hội thi sinh vật cảnh Đắk Lắk;
Hoạt động quảng bá, tôn vinh gồm: Lễ hội đường phố; Hội thi Nhà nông đua tài; Cuộc thi Pha chế cà phê đặc sản; Lễ hội ánh sáng; Ngày hội cà phê miễn phí; Hội thi chế tác các sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê; Cuộc thi video clip giới thiệu về cây cà phê Buôn Ma Thuột;
Bên cạnh đó, hành trình du lịch tại lễ hội sẽ có: Hội voi Buôn Đôn; Hội Đua thuyền độc mộc huyện Lắk; tuor du lịch trải nghiệm, khám phá các đặc sản phẩm du lịch mới; biểu diễn ca kịch “Khát vọng Dam Săn”; một số hoạt động văn hóa thể thao và du lịch do các địa phương đăng ký tham gia hưởng ứng lễ hội.
Về công tác truyền thông cho lễ hội, lễ khai mạc với chủ đề “Đắk Lắk – Điểm đến của cà phê thế giới” truyền hình trực tiếp trên VTV1 VTV4,VTV5,VTV8, DRT, tiếp sóng Đài PTTH các tỉnh Tây Nguyên. Lễ bế mạc với chủ đề “Buôn Ma Thuột, thành phố cà phê – Nơi khởi nguồn sáng tạo” truyền hình trực tiếp trên VTV4,VTV5,VTV8, DRT, tiếp sóng Đài PTTH các tỉnh Tây Nguyên.
Lễ hội được tổ chức nhằm quảng bá thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột[2], phát triển cà phê đặc sản Việt Nam; từng bước đưa Đắk Lắk trở thành điểm đến của cà phê thế giới, góp phần nâng tầm giá trị và khẳng định vị thế cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Đồng thời, thông qua lễ hội nhằm tôn vinh người trồng cà phê, chế biến và kinh doanh cà phê; động viên cộng đồng cùng chung tay vun đắp cho sự phát triển của văn hóa cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng, của Việt Nam nói chung. Qua đó giới thiệu hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực chế biến cà phê và các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn; thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với Đắk Lắk.
Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk có diện tích và sản lượng cà phê lớn nhất cả nước, với khoảng 210.000 ha, sản lượng thu hoạch hằng năm đạt hơn 520.000 tấn, chiếm hơn 30% sản lượng toàn quốc. Cà phê của tỉnh đã xuất khẩu đến hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Qua 7 lần tổ chức, Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột đã trở thành một sự kiện nổi bật của ngành cà phê Việt Nam